Một góc ao nuôi tôm |
Cứ mỗi năm, sau dịp tết nguyên đán, người dân xứ Lộc nói riêng và người dân xứ Quỳnh nói chung lại bắt đầu cho một cuộc " đánh bạc" mới.
Cụm từ " đánh bạc" nghe có vẻ như là một tệ nạn xã hội! nhưng đó là cụm từ mà đa số những người làm nghề nuôi tôm hay dùng để chỉ về những khó khăn, như thể là "kiếp đỏ đen" của nghề này vậy. Không ít người đã trở nên trắng tay vì mất mùa, nhưng cũng lắm người vụt lên nhờ nghề nuôi tôm này.
Có thể nói Lộc Thủy là nơi khởi nghiệp nuôi tôm đầu tiên trong huyện Quỳnh lưu. Số hộ nuôi tôm trong toàn xứ hiện nay không nhiều chỉ khoảng 60 hộ gia đình, nhưng ảnh hưởng của nền kinh tế này không nhỏ chút nào, vì vốn đầu tư cho nghề nuôi tôm rất cao. Kinh phí cải tạo ao, tôm giống, thức ăn, thuốc chuyên dụng...cho một ao nuôi cũng cần ít nhất trên dưới 100 triệu rồi, chứ chưa nói gì đến 5 ao, 6 ao, 10 ao...
Tính đến nay cũng đã trên dưới 10 năm trong nghề nhưng đa số những người nuôi tôm đều không thể lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình nuôi. Có khi là do môi trường nước, đất, khí dưới ao; có khi là do thời tiết không phù hợp, có khi là do giống tôm kém chất lượng....Vì thế mà chuyện hôm nay còn tốt đẹp mà sang sáng ngày hôm sau đã đi sạch tong cả một ao tôm rồi...thế là biết bao công sức rồi cả hàng chục hàng trăm triệu không cánh mà bay. Nghề nuôi tôm là thế, vất vả; thức khuya nhưng lại phải dậy sớm; chăm sóc tôm còn khó hơn cả nuôi người bệnh nữa! khó lường
lắm....thế mà nhiều người vẫn phải chấp nhận cảnh " đánh bạc" này. Muốn có một nghề khác để làm lắm, nhưng lại không thể có nghề gì có thể lấy lại được số vốn khổng lồ đã bỏ ra...thế là " đâm lao phải theo lao".
Nghề nuôi tôm mang nhiều hy vọng đổi đời, nhưng cũng mang nhiều thất vọng, thất vọng vì mất mùa, thất vọng vì mang nợ...Vẫn biết là "đánh liều" vẫn biết là sẽ không biết sẽ ra thế nào! nhưng tất cả đều đang gắng hết sức mình lên đến mức có thể với niềm tin vào sự quan phòng của Chúa; người Lộc Thủy luôn mang trong mình khát vọng xây dựng cuộc sống gia đình, quê hương sung túc- giàu đẹp hơn.
Có thể nói Lộc Thủy là nơi khởi nghiệp nuôi tôm đầu tiên trong huyện Quỳnh lưu. Số hộ nuôi tôm trong toàn xứ hiện nay không nhiều chỉ khoảng 60 hộ gia đình, nhưng ảnh hưởng của nền kinh tế này không nhỏ chút nào, vì vốn đầu tư cho nghề nuôi tôm rất cao. Kinh phí cải tạo ao, tôm giống, thức ăn, thuốc chuyên dụng...cho một ao nuôi cũng cần ít nhất trên dưới 100 triệu rồi, chứ chưa nói gì đến 5 ao, 6 ao, 10 ao...
Thả tôm giống |
lắm....thế mà nhiều người vẫn phải chấp nhận cảnh " đánh bạc" này. Muốn có một nghề khác để làm lắm, nhưng lại không thể có nghề gì có thể lấy lại được số vốn khổng lồ đã bỏ ra...thế là " đâm lao phải theo lao".
Nghề nuôi tôm mang nhiều hy vọng đổi đời, nhưng cũng mang nhiều thất vọng, thất vọng vì mất mùa, thất vọng vì mang nợ...Vẫn biết là "đánh liều" vẫn biết là sẽ không biết sẽ ra thế nào! nhưng tất cả đều đang gắng hết sức mình lên đến mức có thể với niềm tin vào sự quan phòng của Chúa; người Lộc Thủy luôn mang trong mình khát vọng xây dựng cuộc sống gia đình, quê hương sung túc- giàu đẹp hơn.
Đăng nhận xét