Giáo Hội Việt Nam thời các Thánh Tử Đạo | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Giáo Hội Việt Nam thời các Thánh Tử Đạo

05:32:00

GIÁO  HỘI VIỆT NAM
THỜI CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

JB. Lê Văn Bá

Không biết đã có ai từng đặt câu hỏi : Thời các thánh tử đạo, giáo hội Việt Nam gặp những thuận lợi và khó khăn nào? Những nhà truyền giáo thời đó đã đóng góp gì cho công cuộc mở mang Nước Chúa trên đất Việt? Thành công và tổn thất của giáo hội ngày đó? Nếu chưa có ai đề cập tới thì hôm nay chúng ta tự hỏi mình và bụng bảo dạ lật lại lịch sử tìm hiểu xem sao. Có lẽ ta cũng nên bắt đầu ngay thì vừa:

I.NHỮNG NỔ LỰC ĐỂ ĐƯA KITÔ GIÁO VÀO VIỆT NAM.

1.Những thuật lợi và khó khăn trong buổi đầu và thời cấm cách.

a.Những thuật lợi:

       So với một số nước khác trong khu vực của buổi đầu các nhà truyền giáo đặt chân đến, Việt Nam không phải là một vùng đất quá xa lạ, quá khó khăn cho việc rao giảng Tin Mừng. Một lý do đơn giản cho vấn đề này là trước khi các nhà truyền giáo vào Việt Nam, họ đã từng đút rút kinh nghiệm, hoặc học hỏi kinh nghiệm từ các công cuộc truyền giáo ở một số nước khác trong khu vực như: Philippin, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc...

Mặt khác, ở một đất nước mà tình hình chính trị không bình ổn, vua chúa tranh ngôi đoạt vị, đất nước bị chia cắt, nội chiến dai dẳng... chính những điều này tạo điều kiện cho các nhà truyền giáo có thể tùy cơ mà nương náu bên này hay bên kia, khi thì ở Đàng Trong lúc thì ở Đàng Ngoài. Hơn nữa, vì lo tranh ngôi đoạt vị , lo đấu đá nhau các nhà cầm quyền cũng phần  nào bỏ bê việc kiểm soát biên giới và bờ biển, nhờ thế các nhà truyền giáo dễ bề len lỏi vào trong nước để truyền đạo.

Một thuận lợi khác nữa có thể dễ dàng nhận ra là đạo Công Giáo xuất phát từ Phương Tây, đến Việt Nam nó mang theo cả văn minh Phương Tây, điều này vô cùng hấp dẫn  các vua chúa, quan lại và dân chúng Việt Nam. Các nhà truyền giáo đã biết khéo léo lợi dụng lợi thế này, họ có thể làm vừa lòng những vị vua, ông chúa, các  ông quan khó tánh nhất bằng những tặng phẩm, món quà Phương Tây, và tất nhiên cả khoa học kỹ thuật tân tiến như: Toán học, Thiên văn học, Vạn vật học...

So với các đợt truyền giáo khác ở Á Châu (đợt I: xuất phát từ Ba Tư, đợt II do các Anh em Dòng Khất thực vào hậu bán thế kỷ XIII, đợt III trùng với những khám phá quan trọng về hàng hải của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) các nhà truyền giáo đến Việt Nam phần nào thuận tiện hơn nhờ ngành hàng hải đã phát triển mạnh mẽ sau những phát kiến địa lý của Bồ và Tây Ban Nha.

Trên đây là một vài lợi thế như là hành trang cho các nhà truyền giáo đến Việt Nam buổi đầu. Tuy nhiên, để hạt giống Lời Chúa nảy mầm được trên đất nước con Lạc cháu Hồng này không phải là một điều dễ thực hiện. Các chiến sĩ Đức Kitô đã gặp muôn vàn khó khăn khi đặt chân lên đất nước Việt Nam. Tất nhiên, ở đây ta không có tài liệu, thời gian để khái quát, minh họa đầy đủ mọi khó khăn mà chỉ nêu lên một vài vấn đề cơ bản.

b. Khó khăn:

Như ta đã biết trước khi đạo công giáo vào Việt Nam, thì nơi đây đã là đất nước của Phật Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo ngự trị hàng ngàn năm rồi. Có thể nói được rằng các tôn giáo này đã làm nên văn hóa của người Việt Nam. Vì thế, cái khó nhất của các nhà truyền giáo là chỉ ra cho được cái ưu việt, cái thánh thiêng nổi trội của đạo mình trước những tôn giáo bạn cũng có những thánh thiêng và ưu việt. Đó là chưa nói đến cái thế đứng của các đạo kia là thế chủ nhà trong khi đạo công giáo mình chỉ là khách, khách không mời mà đến.

Bên cạnh đó, còn có vấn đề văn hóa, tập tục của người Việt Nam ngày đó quá ư là nhiều vấn đề phức tạp, hoàn toàn không phù hợp với giáo lý và cách nhìn của giáo hội thời ấy. Ví dụ: tục đa thê, bái lạy người chết...

Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn đã đem đến không ít những khốn đốn cho các tông đồ Lời Chúa. Như chúng ta biết, muốn hay không muốn một khi đã đặt chân lên đất nước Việt Nam, các nhà truyền giáo phải tìm cách làm vừa lòng các vua chúa quan lại để dễ tự do hàmh đạo. Việc tạo sự tín nhiệm đối với các vị vua, chúa, quan lại không phải ngày một ngày hai mà thành. Ấy thế mà đùng một cái vua mất ngai, chúa mất phủ, quan lại mất nhiệm sở..., thế vào đó là ông vua khác, chúa khác, quan khác; vậy là các nhà truyền giáo lại phải dè chừng, phải tìm cách làm lại từ đầu, nếu không muốn bị trục xuất, ức hiếp, treo cổ hay chặt đầu... như trường hợp của cha Đắc Lộ gặp phải ở thời chúa Trịnh Tráng sang thời chúa Thượng Vương; hoặc thời Gia Long sang đời Thiệu Trị đối với các giáo sĩ khác...

Một khó khăn khác tuy không nguy kịch nhưng rất thực tế, đó là vấn đề ngôn ngữ. Không phải nhà truyền giáo hải ngoại nào đến Việt Nam cũng có thể nói thông thạo tiếng Việt, một thứ tiếng nói khác quá xa với các loại hình ngôn ngữ Phương Tây. Thành công hay thất bại trong việc truyền giáo một phần cũng tùy thuộc vào khả năng ngôn ngữ của người truyền giáo.
Một điểm khác nữa, đó là bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là Âu Châu.  Giáo hội Công Giáo không còn là thời hoàng kim như trước. Các phong trào cải cách tôn giáo đã bùng nổ (Luther, Calvin...), các cuộc cách mạng nổ ra hầu khắp châu Âu... đôi lúc chỗ đứng của giáo hội bị chao đảo, tưởng chừng sụp đỗ. Trong bối cảnh này các nhà truyền giáo gặp không ít khó khăn vì thiếu sự hậu thuẫn đắc lực từ phía giáo hội mẹ.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cấm truyền bá đạo. Các chiếu chỉ cấm, bắt đạo của các vua quan liên tục ban hành, với các điều khoản thật chi tiết, có kèm theo kế sách, nhằm triệt tiêu tận gốc các thành phần có đạo tại Việt Nam. Lật lại lịch sử, ta có thể đọc thấy các sắc lệnh cấm đạo xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên cho đến thời Minh Mạng, Thiệu Trị, và vô cùng khốc liệt trong thời Tự Đức.

Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đó cũng không đủ sức làm nao núng ý chí các nhà truyền giáo mà còn như mồi thêm cho ngọn lửa khát vọng Phúc Âm hóa Việt Nam của các chiến sĩ  anh hùng Chúa KiTô.

Thuận lợi không thôi không làm cho hạt giống Phúc Âm bổng dưng không gieo mà mọc. Khó khăn chồng chất chẳng phải là lí do để các nhà truyền giáo từ chối lí do rao giảng Tin Mừng. Nhìn lại lịch sử chúng ta mới khám phá ra biết bao công lao, nỗ lực đến quên cả mạng sống của những tổ chức, những cá nhân mang sứ mạng đem ánh sáng Tin Mừng đến cho đồng bào Việt Nam.

2. Vai trò của tập thể và cá nhân trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam thời các thánh tử đạo.

a. Tập thể:

Ngay từ những trang đầu lịch sử truyền giáo Việt Nam, người đọc có thể nhận thấy các tấm gương ngời sáng của các cha Đa Minh Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha, ở Malanca, và Phi Luật Tân; và sau này người ta cũng thấy các cha dòng Tên, các cha trong hội thừa sai Paris..., các nữ tu Mến Thánh Giá, dòng ba Đa Minh...

b. Cá nhân:

Nói lên tập thể mà không đề cập đến cá nhân, thiết nghĩ còn thiếu. Đôi khi vài cá nhân lại có tính quyết định đối với tập thể như trường hợp của cha Đắc Lộ và đức cha Bá Đá Lộc. Ở đây chỉ xin đề cập đến hai vị vừa nói như là tiêu biểu cho hai kiểu truyền giáo thời bấy giờ.

* Cha Đắc Lộ:

Nói đến cha Đắc Lộ thường người ta chỉ đề cập đến những khả năng ngôn ngữ và những đóng góp của Ngài trong việc hình thành hệ thống mẫu tự quốc ngữ Việt  mà người ta ít nhìn thấy công lao của cha về những mặt khác. Hẳn nhiên, ta cũng chỉ xét công lao của Ngài trong lãnh vực truyền giáo.

Cha Đắc Lộ với ba lần đến truyền giáo tại Việt Nam, thời gian ngài có mặt ở nước ta có lẽ trên dưới mười năm nhưng cũng chỉ được vài ba năm là công khai. Tuy nhiên, Ngài đã đóng góp nhiều công lớn, tạo đà cho các nhà truyền giáo sau này:

Đóng góp trước nhất của Ngài là thành lập, đào tạo các thầy giảng bản xứ. Thầy giảng đầu tiên của Ngài là một nhà sư đã tu mười bảy năm trong chùa, sau khi được thụ giáo, ông lấy tên thánh là Phanxicô, về sau là bề trên một nhóm bốn thầy giảng khác. Chính những thầy giảng này là đội ngũ đắc lực nhất trong công cuộc truyền giáo. Họ là cầu nối giữa các thừa sai với người Việt.

Đóng góp thứ hai của Ngài trong lần sang Rôma trả lời chấp vấn về các sự kiện ở xứ truyền giáo là việc đề nghị tách các xứ truyền giáo, trong đó có Việt Nam, ra khỏi quyền bảo hộ của vua Bồ và Tây Ban Nha để tránh những phiền toái chính trị có thể xảy ra.

Đóng góp tiếp theo của cha Đắc Lộ là việc  đệ trình lên tòa thánh cho thành lập hàng giáo sĩ địa phương. Theo cha đây là điều khẩn thiết , cần gấp rút thực hiện.

Ngoài ra chính Ngài vừa gợi ý vừa vận động để thành lập hội thừa sai Paris trực tiếp phục vụ cho các miền truyền giáo, cách riêng cho Việt Nam.

Những cố gắng của cha Đắc Lộ tuy không hoàn toàn thành công ngay một lúc nhưng dần dần đều trở thành hiện thực. Hai hiệp hội: Hiệp hội các thân hữu và Hiệp hội Thánh Thể đã ủng hộ Ngài trong việc thành lập hội thừa sai Paris, cả về nhân tài lẫn vật lực. Kết quả, một hàng giáo sĩ cho Việt Nam đã bắt đầu hình thành. Đầu tiên với hai vị giám mục Pháp: Lampert de La Mothe và Fracois Pallu, được bổ nhiệm cho Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam.

* Đức cha Bá Đá Lộc:

Cũng gần như Cha Đắc Lộ, ngài rất giỏi tiếng việt. Tuy nhiên, con đường truyền giáo của ngài phần nhiều khác với cha Đắc Lộ. Nếu cha Đắc Lộ không thích chính trị tác động đến tôn giáo, thì ngược lại ngài có tham vọng bằng con đường chính trị sẽ quốc giáo Việt Nam, thông qua việc ngài giao kèo với Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long). Cũng phải nói ngay rằng ở điểm này còn nhiều sử gia đòi đặt lại vấn đề: liệu có phải Đức Cha đã có dính líu vào việc này chăng?

Mặc dầu vậy, phải nói rằng trước khi có những sử liệu mới chứng minh ngài vô can, thì ta cứ tạm căn cứ những tài liệu cũ để nhận định về ngài:

Theo Guy Maira Oury OSB, Đức Cha Bá Đá Lộc đã trợ giúp cho Nguyễn Ánh trong những ngày khốn quẫn nhất. Và sau đo,ù ngài đã ký giao kết với Nguyễn Ánh nuôi dạy hoàng tử Cảnh, thay Nguyễn Ánh thương lượng với Pháp Quốc trợ giúp ông lấy lại giang sơn của tổ tiên từ tay nhà Tây Sơn. Nếu được, sau này khi đất nước về tay Nguyễn Ánh, Đức Cha sẽ được tự do truyền giáo. Đức Cha đã đồng ý thực hiện. Ngài mang hoàng tử Cảnh sang Pháp học, mang ấn kiếm của Nguyễn Ánh đi gặp triều đình Pháp và quay về tận Ấn Độ để thương lượng với bá tước Conway, lúc này là toàn quyền Pondichéry. Thế nhưng thỉnh nguyện của ngài bị từ chối.

Cuối cùng Đức Cha đã phải tự tay chiêu nạp quân sĩ cho Nguyễn Ánh, thông qua việc chiêu dụ những binh lính bất mãn với chính sách mới của đại Pháp ở các vùng thuộc địa  như ở Ấn Độ, Trung Quốc.... Con số binh sĩ  mà Ngài chiêu dụ, thâu nạp được không đông nhưng đủ để làm cố vấn quân sự cho quân đội của Nguyễn Ánh. Nhờ họ mà Nguyễn Ánh lấy lại Giang Sơn dễ dàng hơn, lưu ý là chỉ dễ dàng hơn thôi.

Thế nhưng khi Nguyễn Ánh lấy được giang sơn thì cũng là lúc nỗi thất vọng vọng phũ phàng đã đến với đức cha. Các hy vọng ngài gửi gắm nơi hoàng tử Cảnh, thái tử nối ngôi đã không thành công: không được phép vua cha vị hoàng tử trẻ không dám theo đạo, lại thêm cảnh sống xa hoa nơi cung đình đã sớm mê hoăïc hoàng tử, đưa đến cái chết yểu cho vị thái tử kế ngôi này.

Hy vọng Gia Long sẽ kí sắc lệnh cho người dân theo đạo tự do của đức cha mãi mãi vẫn là hoài vọng. Gia Long không hề có thái độ dứt khoát. Không cấm đạo mà cũng chẳng cho các nhà truyền giáo được tự do truyền đạo. Có lẽ công sức của đức cha Bá Đa Lộc chưa đủ để Gia Long rộng tay hơn, mặc dù đối với vua đứùc cha rất được kính nể, kính nể cách đặc biệt.

Tham vọng của ngài là phải có một ông vua theo đạo như Constantinop ngày  xưa, và cả một chỉ dụ cho tự do truyền đạo đã tan thành mây khói.

Giờ đây, ngài chỉ còn biết dành thời gian của phần đời còn lại để kêu gọi bộ truyền giáo hiểu đúng bản chất vô hại của một số tập tục ở Việt Nam, những điều mà trước đây chính ngài cũng đã có lần nghi ngại.

Truyền giáo theo kiểu của cha Đắc Lộ hay đức Cha Bá Đa Lộc, các ngài đều nhắm đến đích cuối cùng và cũng là trước nhất là đem Tin Mừng cho dân tộc Việt Nam. Tất cả chúng ta hôm nay, những người thừa hưởng công lao từ các bậc cha anh đi trước như các ngài phải vô cùng khâm phục và biết ơn mới phải. Tất nhiên, từ các vị ta cũng rút ra nhiều bài học quý cho công cuộc truyền giáo trong bối cảnh mới hiện nay.

III. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỔN THẤT CỦA GIÁO HÔI VIỆT NAM THỜI BẤY GIỜ.

1. Thành công:

Mặc cho muôn ngàn khó khăn chồng chất, các nhà truyền giáo đã triệt để nắm bắt, vận dụng mọi lợi thế của mình để đẩy mạnh công tác truyền rao Phúc Âm, kết quả đã gặt hái được một số thành quả nhất định:
a. Thành công về mặt tổ chức:

Trong giai đoạn này, GHVN tuy chưa lớn mạnh về mặt tổ chức nhưng cũng đã hình thành được một số cơ sở ban đầu, tạo nền móng cho đà phát triển lớn mạnh sau này.

Lịch sử vẫn còn để lại những tên gọi sơ khai  của các giáo phận buổi đầu:  Đông Đàng Ngoài, Bắc Đàng Trong, Tây Đàng Ngoài...

Ở đây chúng ta không có tham vọng thống kê con số giáo hữu đầy đủ của các giáo phận thời đó, chỉ  đưa một số liệu nhỏ để tham khảo, số liệu thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài dưới quyền đức cha Longer (1790 – 1802), ở một số năm:


Năm
Rửa tội trẻ em
Rửa tội người lớn
Cáo giải
1790
3.224
689
78.666
1791
4.364
909
86.710
1792
5.824
986
95.529
1793
6.614
853
96.719
1794
6.889
664
109.926



Song song với số giáo dân của các giáo phận là đội ngũ linh mục người Việt khá đông đảo, bên cạnh các đức cha, các cha thừa sai Paris, Đa Minh, và các cha thuộc dòng tên..., các chủng viện đào tạo chủng sinh cũng đã ra đời...

Ngoài ra, đức cha Lampert de La Moth đã thành lập một hội dòng Mến Thánh Giá, các cha Đa Minh cũng cho ra đời dòng nữ Đa Minh... Các dòng này đã đóng góp công sức không nhỏ cho việc mở mang nước Chúa. Riêng số nữ  tu tử đạo của dòng Mến Thánh Giá trong vòng 100 năm  lên tới 300 người. Tuy nhiên, nếu ta chỉ thấy thành công ở bình diện cụ thể vật chất không thôi thì chưa đủ, phải thấy cả thành công về mặt tinh thần, thiêng liêng nữa.
b. Thành công về mặt đức tin – tinh thần:

Như ta đã biết, các nhà tryền giáo hoạt động trong một đất nước mà hầu hết từ vua quan cho chí người dân đều ảnh hưởng nặng nề Phật Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo; lại trong thời buổi cấm cách ngặt nghèo, ấy vậy mà các vị cũng đã gieo cấy thành công hạt giống đức tin trong lòng dân tộc Việt Nam, đức tin bén rễ sâu trong nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa vốn từ những ngày đầu đã định khước từ Lời Chúa.

Thành quả này không chỉ đạt được đối với những người thường dân mà còn ở cả các quan lại, người nhà hoàng tộc... và đặc biệt đã hấp dẫn cả những sư sãi từng sống lâu năm trong các chùa chiền...

2. Những tổn thất:

Do lịch sử Việt Nam đầy biến động, do các vua quan liên tục cấm cách, bắt bớ, triệt phá, chém giết... cơ sở và giáo hữu, nhất là đội ngũ hàng giáo phẩm; bởi vậy, thiệt hại đầu tiên của người Việt Nam thời đó là người và của.

Dưới đầy là một con số tóm kết sơ lược ở thời Tự Đức để tham khảo:

“... Người ta có thể gọi đó là một cuộc diệt chủng, nếu người có đạo được xem là sắc dân thiểu số. Hơn 20.000 tại Bắc Kỳ, độ 12.000 trong vùng Huế. Trong năm năm từ 1857 đến 1862, 115 linh mục Việt Nam, một phần ba hàng giáo sĩ bị giết; tất cả các tu viện Mến Thánh Giá và Dòng Ba Đa Minh bị phá hủy và cộng đoàn bị phân tán: gần 80 tu viện với 2000 nữ tu, 100 nữ tu được xem là tử đạo; các linh mục và thầy giảng đa số chết rũ tù do quá cực  khổ hoặc cực hình tra tấn; tất cả các trường học để đào tạo chủng sinh bị biến mất; hầu hết các trùm trưởng họ đạo bị tống ngục, vị chi là gần 10.000 người, và một phần hai bị giết vì đức tin, gần 100 làng bị cướp phá rồi thiêu hủy, các làng khác trở thành hoang vắng vì biện pháp phân sáp, và con số chết tại các nơi phân sáp độ 40.000 người, do quá cực khổ vì không có gì để sinh sống.

Như thế độ một phần ba hay một phần tư trong số 500.000 giáo hữu Việt Nam đã chết, một số lớn bị bắt công khai tuyên xưng đức tin, một số khác không có quyền lựa chọn: họ bị giết chỉ vì có đạo. Không có gia đình nào không có người là nạn nhân; toàn thể GHVN bị tàn phá, không một vùng nào thoát khỏi...” 
                                                                  ( theo Guy Maria Oury OSB, trang 254).

Thiết nghĩ, để thấy tính khốc liệt của các cuộc bách hại, người đọc nên tham khảo một chiếu chỉ trích ngang của vua Tự Đức:

- Bất cứ ai mang danh là có đạo, nam phụ lão ấu, đều bị phân sáp vào các làng không có đạo.

- Mọi làng không đạo có nhiệm vụ canh giữ các người có đạo được giao cho họ, theo tỉ lệ 5 người không đạo coi 1 người có đạo.

- Tất cả các làng có đạo đều phải triệt hạ, ruộng vườn nhà cửa đều phải chia cho các làng không có đạo xung quanh, và các làng này nhận phần nộp thuế.

- Các người đàn ông, đàn bà phải bị phân cách riêng ra: đàn ông đưa đi tỉnh này đàn bà đưa đi tỉnh khác, để họ không thể đoàn tụ, trẻ con được giao cho các gia đình nào có đạo không muốn nhận chúng.

- Trước khi phân sáp, mọi người có đạo, nam phụ lão ấu đều phải thích tự vào mặt: bên má trái khắc hai chữ “Tà Đạo”, bên má phải thích tên làng nơi họ đến, để họ không thể trốn đi. 
                                                           (dẫn theo Guy Marie Oury OSB, trang 252)

Ngoài ra, GHVN luôn bị nghi ngờ, bị hiểu lầm. Giáo lí của GH bị xuyên tạc, bị hiểu sai. Nhiều giáo dân không chịui được những cực hình khi tra tấn đã chối bỏ đạo công khai...

Bách hại kéo dài ngay từ những ngày đầu các vị truyền giáo đặt chân lên đất Việt. Ta có thể đọc thấy ngay trong lệnh cấm đạo sớm nhất dành cho một nhà truyền giáo ngoại quốc tên là I-nha-khu , bách hại triền miên và vô cùng tàn khốc qua các triều đại nhà Nguyễn; thế nhưng giáo hội Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn phát triễn lớn mạnh không ngừng, quả là máu các thánh tử đạo là hạt giống Phúc Âm được gieo xuống để cây đức tin mọc lên.

Nói tóm lại, thuận lợi hay khó khăn , thành công hay tổn thất đó không là lí do quyết định cho số phận của GHVN, dù ở bất cứ thời điểm nào. Sự phát triển của GHVN cũng không hoàn toàn dựa trên bất cứ sự khôn ngoan lèo lái của cá nhân nào mà do bàn tay uy quyền của Thiên Chúa. Nếu có ai đó đã từng được lịch sử ca ngợi là có công lớn, hoặc bị lên án là kìm hãm bước tiến của GHVN, thì thiết nghĩ, lịch sử vẫn chỉ là lịch sử của những con người viết ra, còn Thiên Chúa luôn là Đấng toàn năng viết lịch sử GHVN trên những thành tâm thiện chí của từng Kitô hữu Việt Nam ngày xưa, ngày nay và còn mãi về sau.

IV. MỘT VÀI CÂU HỎI ĐỂ SUY NGHĨ:

1. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, các nhà truyền giáo sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
2. Các nhà truyền giáo ngày nay có cấn phải thoả hiệp với các nhà cầm quyền để có lợi cho công cuộc truyền giáo chăng?
3. Nếu bạn  là nhà truyền giáo tương lai, bạn sẽ chuẩn bị  những gì ngay từ bây giờ?

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.