Mộ Thánh Phanxicô Xaviê tại Mã Lai
Nguồn: http://40giayloichua.net
Hầu như tất cả các tour du lịch Singapore-Malaysia từ Sài Gòn hay Hà Nội đều có chương trình đến tham quan thành phố Malacca có di tích cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thành phố Malacca nằm ở bờ biển phía Tây của Malaysia cách Kuala Lumpur 140 km về phía Nam.
Một trong các điểm chính thu hút khách du lịch tại thành phố cổ Malacca là Đồi Thánh Phaolô (St. Paul Hill). Thế nhưng khi đến đây có nhiều du khách Việt Nam không muốn bỏ công leo lên hơn 100 bậc thang chỉ để nhìn một ngôi nhà thờ đổ nát.
Đường lên Đồi Thánh Phaolô từ phía sau
I. Đồi Thánh Phaolô có những gì?
Đúng với nghĩa của phế tích, trên Đồi Thánh Phaolô (St. Paul Hill) du khách sẽ thấy một ngôi nhà thờ hoang phế không có mái, không có cửa và không có ngay cả bàn thờ! Có nhiều mộ bia dựng sát vào hai bên vách tường.
Nhìn từ trước khung cửa nhà thờ
Phía đầu nhà thờ có một lồng lưới sắt chụp lên với 3 chữ JHS.
Trước nhà thờ là một ngọn hải đăng – và một tấm bảng đá có ghi vắn tắc lịch sử nhà thờ Thánh Phaolô bằng 2 ngôn ngữ: Anh và Mã Lai.
Phần chú thích tiếng Anh
Gần hàng rào khuôn viên là một bức tượng toàn thân của một linh mục mặt áo dòng - có vòng hoa trên cổ. Đặc biệt tượng cụt tay phải trong khi tay trái cầm thánh giá.
Tượng cụt tay phía trước nhà thờ Thánh Phaolô và ngọn hải đăng.
Vậy điều gì đã thu hút du khách đến đây?
II. Những điều không dễ thấy trên Đồi Thánh Phaolô
Phế tích trên Đồi Thánh Phaolô trông đơn giản nhưng phong phú về lịch sử - một nhân chứng về các cuộc xâm lăng của người Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh Quốc. Một di tích tôn giáo rất có ý nghĩa với giáo hội Công Giáo: Mộ thánh Phanxicô Xaviê.
1. Các tấm mộ bia và lịch sử nhà thờ Thánh Phaolô
Các tấm mộ bia vô tri dựng bên hai bức tường của căn nhà thờ đổ nát có thể được dùng như một biên niên sử căn cứ vào ngày qua đời của người chết. Một trong các tấm mộ bia đó thuộc về Pedro Martins chết năm 1592, Giám Mục thứ hai của Funay, Nhật Bản.
Huy hiệu giám mục trên mộ bia thứ hai từ bên trái của giám mục giáo phận Funay.
Những tấm bia còn lại thuộc về các người danh giá vọng tộc Hà Lan đã sống tại khu vực Đồi Thánh Phaolô trong thời gian xâm chiếm Malacca.
Vào năm 1512 thuyền trưởng Duarte Coel người Bồ Đào Nha cho xây cất nhà nguyện này và đặt tên là Nhà Thờ Đức Mẹ Truyền Tin (Nossa Senhora da Annunciada) để tạ ơn được thoát hiểm các cơn giông bảo ở vùng biển Nam Hải.
Đồi Thánh Phaolô nhìn từ phía trước
Sau đó được nới rộng thành 2 tầng năm 1556. Giửa năm 1567 và 1596 người Bồ Đào Nha xây thêm các tháp súng vào nhà nguyện và từ đó trở thành pháo đài! Năm 1590 tháp chuông được xây thêm phía trước nhà thờ và đổi tên thành Nhà Thờ Mẹ Thiên Chúa (Igreja de Madre de Deus).
Khi người Hà Lan chiếm được Malacca từ tay người Bồ Đào Nha năm 1641 nhà thờ bị hư hại nặng. Tháp chuông bị phá hủy nhưng sau đó nhà thờ được giáo hội Tin Lành Hà Lan trùng tu và đổi tên thành Nhà Thờ Thánh Phaolô cho đến ngày nay. Suốt 112 năm tiếp theo, nhà thờ được cộng đồng người Hà Lan sử dụng cho đến khi nhà thờ Christ Church Melaka được xây xong dưới chân đồi cách đó không xa vào năm 1753. Từ đó nhà thờ không còn được sử dụng trong mục đích tôn giáo nữa nhưng sửa chửa thành pháo đài phòng thủ Malacca.
Năm 1824 khi người Anh làm chủ Malacca, một ngọn hải đăng được xây thêm phía trước. Pháo đài biến thành kho đạn dược và từ đó ngày càng xuống cấp.
Người Anh xây ngọn hải đăng trước nhà thờ vào năm 1842.
Các tấm mộ bia vô tri dựng bên hai bức tường của căn nhà thờ đổ nát có thể được dùng như một biên niên sử căn cứ vào ngày qua đời của người chết. Một trong các tấm mộ bia đó thuộc về Pedro Martins chết năm 1592, Giám Mục thứ hai của Funay, Nhật Bản.
Những tấm bia còn lại thuộc về các người danh giá vọng tộc Hà Lan đã sống tại khu vực Đồi Thánh Phaolô trong thời gian xâm chiếm Malacca.
Vào năm 1512 thuyền trưởng Duarte Coel người Bồ Đào Nha cho xây cất nhà nguyện này và đặt tên là Nhà Thờ Đức Mẹ Truyền Tin (Nossa Senhora da Annunciada) để tạ ơn được thoát hiểm các cơn giông bảo ở vùng biển Nam Hải.
Sau đó được nới rộng thành 2 tầng năm 1556. Giửa năm 1567 và 1596 người Bồ Đào Nha xây thêm các tháp súng vào nhà nguyện và từ đó trở thành pháo đài! Năm 1590 tháp chuông được xây thêm phía trước nhà thờ và đổi tên thành Nhà Thờ Mẹ Thiên Chúa (Igreja de Madre de Deus).
Khi người Hà Lan chiếm được Malacca từ tay người Bồ Đào Nha năm 1641 nhà thờ bị hư hại nặng. Tháp chuông bị phá hủy nhưng sau đó nhà thờ được giáo hội Tin Lành Hà Lan trùng tu và đổi tên thành Nhà Thờ Thánh Phaolô cho đến ngày nay. Suốt 112 năm tiếp theo, nhà thờ được cộng đồng người Hà Lan sử dụng cho đến khi nhà thờ Christ Church Melaka được xây xong dưới chân đồi cách đó không xa vào năm 1753. Từ đó nhà thờ không còn được sử dụng trong mục đích tôn giáo nữa nhưng sửa chửa thành pháo đài phòng thủ Malacca.
Năm 1824 khi người Anh làm chủ Malacca, một ngọn hải đăng được xây thêm phía trước. Pháo đài biến thành kho đạn dược và từ đó ngày càng xuống cấp.
2. Ngôi mộ trống bên trong nhà thờ
Năm 1545 Thánh Phanxicô Xavier trên đường đi truyền giáo Á Châu đã dùng nhà thờ này như một cứ điểm truyền giáo đi đến Trung Quốc, Nhật và Indonesia. Thánh nhân trở lại Malacca năm 1547 đã cho xây một trường học vào năm 1548. Có lẽ đó là ngôi trường tân tiến đầu tiên trên bán đảo Mã Lai. Năm 1548 nhà thờ được đặt dưới sự cai quản của các linh mục dòng Tên.
Trong khi chờ đợi để được vào đất liền Trung Quốc, Thánh Phanxicô Xaviê qua đời trên đảo Thượng Xuyên ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, ngày 03 tháng 12 năm 1552.
Ngôi mộ trống của Thánh Phanxicô Xavier ngày nay tại nhà thờ Thánh Phaolô - Malacca
Năm 1545 Thánh Phanxicô Xavier trên đường đi truyền giáo Á Châu đã dùng nhà thờ này như một cứ điểm truyền giáo đi đến Trung Quốc, Nhật và Indonesia. Thánh nhân trở lại Malacca năm 1547 đã cho xây một trường học vào năm 1548. Có lẽ đó là ngôi trường tân tiến đầu tiên trên bán đảo Mã Lai. Năm 1548 nhà thờ được đặt dưới sự cai quản của các linh mục dòng Tên.
Trong khi chờ đợi để được vào đất liền Trung Quốc, Thánh Phanxicô Xaviê qua đời trên đảo Thượng Xuyên ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, ngày 03 tháng 12 năm 1552.
3. Tượng cụt tay
Vào năm 1952 vào dịp kỷ niệm lần thứ 400 ngày chết của thánh Phanxicô Xaviê, một bức tượng toàn thân của thánh nhân được đặt trước nhà thờ. Ngay ngày hôm sau, một cây phi lao lớn ngã vào tượng và làm gảy một phần cánh tay phải.
Tượng thánh Phanxicô Xaviê trên Đồi Thánh Phaolô - Malacca
Điều trùng hợp là vào năm 1614, cánh tay phải của thánh nhân đã bị bí mật cắt rời từ khủy tay để gởi về Roma và được trưng bày ở nhà thờ Church of the Gesù, Roma cho đến nay.
Thánh tích trưng bày ở nhà thờ Church of the Gesù - Roma
Vào năm 1952 vào dịp kỷ niệm lần thứ 400 ngày chết của thánh Phanxicô Xaviê, một bức tượng toàn thân của thánh nhân được đặt trước nhà thờ. Ngay ngày hôm sau, một cây phi lao lớn ngã vào tượng và làm gảy một phần cánh tay phải.
Điều trùng hợp là vào năm 1614, cánh tay phải của thánh nhân đã bị bí mật cắt rời từ khủy tay để gởi về Roma và được trưng bày ở nhà thờ Church of the Gesù, Roma cho đến nay.
III. Nhà thờ của tôi
Nhà thờ Thánh Phaolô cách nay 5 thế kỷ đã từng là nơi sinh hoạt tôn giáo tấp nập cho cộng đồng Bồ Đào Nha và Hà Lan và chứng kiến các đổi thay của lịch sử - đã từng là căn cứ truyền giáo cho Nhật Bản, Nam Dương và Trung Quốc. Thế nhưng ngày nay chỉ là một phế tích với những tấm bia mộ vô tri thuộc về Viện Bảo Tàng Malacca, tọa lạc trên đồi Th. Phaolô.
Khu Bảo Tàng Malacca: Đồi Thánh Phaolô phía sau pháo đài Porte De Santiago
Nếu có cơ hội đến đây, có lẽ người công giáo cũng nên bỏ chút công leo đồi chừng 10 phút để nhìn tận mắt nơi đã chôn cất thánh Phanxicô Xaviê, tưởng niệm một vị thánh đã đem ánh sáng phúc âm đến Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Dương. Một vị thánh đã đem nhiều linh hồn trở về với Chúa nhiều hơn tất cả những ai khác, kể từ thánh Phaolô.
Vào năm 2500, nhà thờ hiện nay tôi đang tham dự thánh lễ hằng tuần sẽ ra sao?
Hien Quang - tháng 7 năm 2013
Khu Bảo Tàng Malacca: Đồi Thánh Phaolô phía sau pháo đài Porte De Santiago
Đăng nhận xét