Nhận ra thân phận thụ tạo của mình | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Nhận ra thân phận thụ tạo của mình


Lm Timothy Radcliffe OP
Cuối cùng, chúng ta đi tới cái làm thành yếu tố nền tảng của đời sống tu kín, cái là đẹp nhất nhưng cũng là khó miêu tả nhất : đức khiêm nhường. Đó là cái những người đến thăm các nơi tu kín của chúng ta ít có thể nhìn thấy trực tiếp nhất, thế nhưng nó lại là nền của toàn thể công trình. Đức hồng y Hume nói : đức khiêm nhường “trông thì rất đẹp, nhưng nỗ lực để trở nên khiêm nhường thì quả là thương đau”. Chính đức khiêm nhường thu xếp để có được một khoảng không trống trải cho Thiên Chúa, ở đó Người có thể lưu lại và ở đó vinh quang của Người có thể được chiêm ngắm. Nói cho cùng, chính đức khiêm nhường làm cho các cộng đoàn của chúng ta thành ngai của Thiên Chúa.
Ngày nay, khó tìm được từ để nói về đức khiêm nhường. Xã hội của chúng ta hầu như mời chúng ta vun đắp điều trái ngược lại, tức là một khuynh hướng xác định mình cách tự mãn, một hứa hẹn bảo đảm tuyệt vời. Con người thành đạt tiến lên phía trước mang theo một thái độ vênh váo. Khi đọc thấy, ở cấp độ thứ bảy của đức khiêm nhường, rằng chúng ta phải học cho biết nói cùng với vị ngôn sứ : “Tôi là một con sâu chứ không phải là một con người”, chúng ta đâm khựng lại. Phải chăng vì chúng ta quá kiêu căng ? Hoặc giả vì chúng ta không dám chắc về chính mình, quá ít xác tín về giá trị của chúng ta ? Có thể chúng ta không dám khẳng định rằng chúng ta là những con sâu vì chúng ta luôn sợ hãi bởi nói như thế thì quá đúng.
Làm thế nào để xây dựng những cộng đoàn có khả năng làm dấu chỉ sống động cho vẻ đẹp của đức khiêm nhường ? Làm thế nào chúng ta có thể biểu lộ sức mạnh lôi cuốn của đức khiêm nhường trong một thế giới thích vênh vang ? Chỉ có những người tu kín là những người có thể trả lời cho câu hỏi đó. Tôi không dám chắc rằng đức khiêm nhường luôn luôn là nhân đức nổi bật nơi người anh em Đa Minh ! Nhưng tôi cũng xin chia sẻ với các bạn một suy nghĩ vắn. Khi nghĩ đến đức khiêm nhường, chúng ta có thể quan niệm nó như một thứ hành trang cá nhân và do tự sức mình tạo nên : tôi quan sát tôi để thấy rằng tôi khốn nạn biết chừng nào, tôi nguyền rủa con người giới hạn bế tắc của tôi, tôi xét đi xét lại bên trong tôi về những phẩm tính kết nối tôi với một con sâu róm… một cái nhìn khiêm tốn “tố cáo” và hạ nhục mình như thế dễ bị coi là lệch lạc. Nhưng để kiến tạo một cộng đoàn trong đó chúng ta được giải phóng khỏi những sự kình địch, ganh đua hoặc đấu đá để có quyền hành. Đây là một típ cộng đoàn mới, xây dựng trên sự trọng kính và vâng phục lẫn nhau. Đây là một cộng đoàn trong đó chẳng có ai là người chiếm vị trí trung tâm. Trung tâm vẫn cứ là để trống, một khoảng không trống trải chỉ được đầy ắp do vinh quang của Thiên Chúa mà thôi. Điều ấy cũng hàm chứa một thách đố thực sự đối với hình ảnh hiện đại về cái tôi, về cái tôi tự bản chất là đơn độc, hoàn toàn qui về bản thân mình, cho mình là cái rốn của thế giới và là cái trục chính yếu nên mọi cái khác đều phải xoay chung quanh nó. Căn tính của nó không gì khác hơn là cái ý thức nó có về chính bản thân mình. “Tôi suy tư cho nên tôi hiện hữu”.
Đời sống tu kín mời chúng ta rời bỏ cái trung tâm ấy đi và để cho mình chuyển động do sức lôi cuốn của ân sủng. Đời sống ấy mời chúng ta không coi mình là trung tâm. Một lần nữa, Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta trong một chỗ trống không, và chúng ta thấy trong trường hợp này, ở trung tâm cộng đoàn, khoảng không gian trống trải dành riêng cho Thiên Chúa. Chúng ta phải sửa soạn một chỗ để Lời đến cư ngụ giữa chúng ta, một khoảng không ở đó Thiên Chúa có thể hiện hữu. Như thế, khiêm nhường không hệ tại ở chỗ ta ghét bản thân ta hay nghĩ rằng ta là đáng khinh đáng tởm. Đúng hơn, khiêm nhường là làm cho trái tim của cộng đoàn thành hình, bằng cách mở ra một khoảng không ở đó Lời có thể đến mà dựng lều của Người.
Một lần nữa : tôi nghĩ rằng chính trong phụng vụ chúng ta có thể gặp thấy mặc khải của vẻ đẹp này. Thiên Chúa đặt ngai của Người trên các lời ca tụng của Israel. Chính khi nhìn thấy các người tu kín hát những lời ca tụng Thiên Chúa mà người ta có thể nhận thấy sự tự do và vẻ đẹp của đức khiêm nhường. Thời Trung Cổ, người ta vốn cho rằng một hoà điệu âm nhạc đàng hoàng đi đôi với việc kiến tạo một cộng đoàn hài hòa. Âm nhạc chữa lành tâm hồn và cộng đoàn. Chúng ta không thể đồng thanh ca hát nếu mỗi người cứ tìm cách làm sao cho mình nổi lên, cố để cho tiếng của mình lớn hơn tiếng của người bên cạnh. Đàn ca hát xướng là việc chúng ta cùng nhau làm. Tôi chắc rằng chung nhau ca hát cho du dương hoà hợp, học xướng lên nốt nhạc thích hợp và tìm được chỗ đúng đắn của nó trong làn điệu là cách để dạy chúng ta trở nên những người anh em và, do chính sự kiện đó, tỏ cho người khác thấy chung sống không đối địch không tranh đua nghĩa là gì.
Người đứng đầu tu kín có thể là người giữ khoảng không để mời đón Đức Kitô, ở trung tâm. Muốn diễn tả điều ấy theo ngôn ngữ âm nhạc, người đứng đầu sẽ không để cho mình thống trị tiếng hát ca, bóp nghẹt tiếng của các người khác, làm cho mình thành một Pavarotti của tu kín. Người đứng đầu sẽ là người để cho sự du dương hoà hợp dẫn dắt. Và mọi người có thể nhận thấy ngay tức khắc trong cách hát. Người ta có thể nhận thấy phẩm chất của một cộng đoàn bằng cách nghe cộng đoàn ấy hát.
Đỉnh cao của đức khiêm nhường, đối với một người tu kín, đó là khi người tu kín khám phá thấy rằng không phải chỉ có việc mình không phải là cái rốn của thế giới, nhưng mình thậm chí chẳng phải là trung tâm của chính mình nữa. Không phải chỉ có một sự trống vắng ở trung tâm cộng đoàn để Thiên Chúa ngự ở đó, nhưng còn có một khoảng trống giữa hiện hữu của tôi nữa, ở đó Thiên Chúa có thể dựng lều của Người. Tôi là một thụ tạo được Thiên Chúa ban cho hiện hữu vào mỗi một giây phút. Trong các bức ảnh kính màu ở đan viện Monreal, ta thấy Thiên Chúa đang sáng tạo Ađam. Thiên Chúa cho ông Ađam hơi thở của Người và giữ ông trong hiện hữu của Ngưởi. Ở giữa hiện hữu của tôi, không phải chỉ có mình tôi. Thiên Chúa đang ở đó, thổi cho tôi hiện hữu mỗi phút giây, cho tôi hiện hữu.. Ở trung tâm của bản thân tôi, không phải là cái tôi đơn độc hoặc theo kiểu Descartes, nhưng còn có một khoảng không đầy tràn Thiên Chúa.
Có thể ơn gọi tối hậu của người tu kín là tỏ cho thấy vẻ đẹp của sự trống vắng này, cả cá nhân lẫn cộng đoàn trở thành những ngôi đền thờ trong đó vinh quang Thiên Chúa có thể lưu lại. Người tu kín đừng ngạc nhiên nếu tôi nghĩ rằng điều đó được biểu lộ trong việc hát lên những bài ca ngợi Thiên Chúa. Ở đây, tôi đã đi quá đề tài tôi thực sự có thẩm quyền để nói, nhưng tôi chỉ đề cập đến đề tài ấy vì tôi thấy điều đó hấp dẫn.
Bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều là âm vang của công trình sáng tạo tiên khởi. Chính trong nghệ thuật mà chúng ta có ý tưởng xác đáng nhất về việc sáng tạo thế giới từ hư vô, chẳng có nghĩa gì đối với Thiên Chúa. Nét độc sáng của mỗi công trình nghệ thuật đưa về nguồn gốc của tất cả những gì đang hiện hữu. Mỗi bài thơ, mỗi bức hoạ, mỗi công trình điêu khắc, mỗi bài hát đều cho chúng ta ý tưởng về việc đối với Thiên Chúa sáng tạo nghĩa là gì. Georges Steiner viết : “Ở ngọn nguồn của bất kỳ hành vi nghệ thuật nào đều có giấc mơ về một sự lưu xuất khởi đi từ hư vô, một sự sáng tác ra một hình thức diễn tả thật mới mẻ, thật đặc sắc từ tác giả, đến nỗi nó bỏ thế giới đi trước lại đằng sau thật xa”.
Giữa lòng cuộc đời tu kín có đức khiêm nhường. Tôi nghĩ rằng sự khiêm nhường cực kỳ không phải là đè bẹp của những kẻ nghét bản thân mình, nhưng là sự khiêm nhường của những người nhìn nhận mình là những thụ tạo và đón nhận cuộc hiện hữu của mình như là một ân huệ. Và như vậy ca hát có giữ vị trí trung tâm trong cuộc đời của chúng ta cũng là chuyện bình thường. Vì chính trong việc ca hát này chúng ta biểu dương hoạt động của Thiên Chúa, nguyên nhân của muôn vật muôn loài. Chúng ta ca hát ngợi khen Lời của Thiên Chúa nhờ Người muôn vật đã được tạo thành. Chúng ta có thể thấy ở đây vẻ đẹp còn hơn là một thú vui đơn thuần. Đây là vẻ đẹp để mừng công trình Sáng tạo ra đời.
Để kết luận. Tôi đã trình bày trong bài này rằng vinh quang Thiên Chúa luôn luôn cần một khoảng không, một khoảng trống, để bộc lộ chính Người : khoảng không ở giữa các cánh của Kêrubim trong Đền Thờ ; ngôi mộ trống ; một Đức Giêsu biến mất ở Emmaus. Tôi đã gợi ý rằng nếu người tu kín thu xếp được những khoảng không trống trải như thế trong cuộc đời của mình, bằng cách trở thành những con người không có lý do hiện hữu đặc thù (I), tức là cuộc đời chẳng đưa đến cái gì cả (II), và không sợ nhìn nhận thân phận thụ tạo của mình (III), bấy giờ các cộng đoàn của tu kín sẽ nên những ngai vàng cho vinh quang Thiên Chúa ngự trị.
Điều tôi hy vọng thoáng thấy trong các nơi tu kín thì còn hơn là điều tôi có thể nói lên. Vinh quang của Thiên Chúa vượt khỏi mọi lối diễn tả. Mầu nhiệm làm vỡ tung những ý thức hệ bé nhỏ hẹp hòi của chúng ta. Như thánh Tôma Aquinô, chúng ta nhận ra rằng những gì chúng ta có thể nói, hay viết chỉ là rơm là rác. Điều ấy phải chăng hàm ý tốt hơn là thinh lặng không nói gì cả ? Không, vì các nơi tu kín không phải chỉ là những nơi thinh lặng mà thôi, nhưng cũng còn là những nơi người ta ca người ta hát. Chúng ta phải tìm những cách thế để ca hát cho đến tận giới hạn của ngôn ngữ, cho đến tận những ranh giới của điều bất khả diễn đạt.
“Bạn hỏi hát lên với tiếng reo hò nghĩa là gì. Nghĩa là điều đang được hát lên trong tâm hồn không thể hiểu, không thể nói bằng những từ ngữ. Bạn cứ nhìn những người đang hát, những người thợ gặt, những người thợ hái nho hoặc những người khác mà coi, niềm vui của họ trước hết được khơi lên trong những lời lẽ của bài ca, nhưng không bao lâu niềm vui át hẳn những lời đó, và lời lẽ trở thành không còn khả năng để giãi bày niềm vui nữa. Bấy giờ, họ bỏ từ ngữ bỏ chữ nghĩa đi và ta chỉ còn nghe thấy tiếng reo hò của họ mà thôi. Đó là nhạc không lời, bởi vì trái tim muốn giãi bày điều không thể nói ra được. Việc reo hò này còn xứng hợp với ai hơn là xứng hợp với Thiên Chúa khôn tả ?”
Nguồn: daminhvn

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.