Xin bạn hãy dành ra ít phút để đọc bài viết giới đây của tác giả KIEN CON sẽ bàn về vấn đề này. Bài viết nêu lên thực trạng sử dụng các sản phẩm trí tuệ của giới sử dụng máy tính, đồng thời cung cấp cho các bạn những kiến thức căn bản về vấn đề vi phạm bản quyền (cách riêng về các vấn đề liên quan đến máy tính).
Xét thấy đây là vấn đề cần được quan tâm, Giới Trẻ Lộc Thủy xin được gởi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây.
Quý vị cũng đừng quên giới thiệu-chia sẽ cho bạn bè và người thân bài viết này, nếu quý vị cảm thấy nó cần thiết cho việc xây dựng tinh thần văn minh trong vấn đề Công bằng xã hội.
Trích bài viết
"NHỮNG SUY TƯ VỀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN "
A. TỔNG QUÁT NHỮNG THỰC TRẠNG HIỆN NAY VỀ VẤN ĐỀ ÂM NHẠC, PHẦN MỀM VÀ CÁC LOẠI TÀI LIỆU KHÁC.
1. Thực trạng
Hiện nay có rất nhiều trang mạng xã hội khác nhau, những trang đó cung cấp cho người dùng những loại tài liệu miễn phí dưới các định dạng khác nhau (như nhạc mp3, videos, sách pdf, phần mềm game...); người dùng có thể tự do download và sử dụng tùy ý; tuy nhiên các nguồn tài liệu đó thường không có nguồn gốc rõ ràng hoặc được đăng tải lên các trang mạng khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu (tác giả, ca sỹ, hãng phim, nhà sản xuất..); điều đó có nghĩa là việc sử dụng các nguồn tài liệu như thế là không hợp pháp.
2. Những suy nghĩ phổ biến nhưng sai lầm.
Như đã trình bày ở trên, khi bạn vào một trang nhạc hoặc một trang ebook nào đó, bạn có thể tự do tải nhạc, tải ebook về mà không cần trả phí và nếu có ai hỏi rằng bạn có thực sự sử dụng nhạc đúng theo luật pháp chưa! (Xin kiểm chứng tại đây), thì có lẽ không ít người trả lời rằng: “những gì người ta cho mình trên mạng thì đương nhiên mình được dùng tự do rồi, và chẳng tội lỗi gì cả!”; Đây là một trong những ý kiến rất phổ biến khi nói về vấn đề này. Nhưng có lẽ bạn đã nhầm vì không ít trang mạng có tỉ lệ vi phạm bản quyền rất cao, đặc biệt là các trang nhạc vì hầu như các bài hát các videos được tải lên các trang này đều không rõ nguồn gốc, ví dụ như việc họ cho phép các thành viên trong trang mạng của họ đăng tải bất cứ loại nhạc nào, họ chẳng cần quan tâm đến việc các thành viên của họ lấy nhạc đó từ đâu, thậm chí từ những băng đĩa lậu đi chăng nữa thì họ cũng chẳng thèm quan tâm … miễn là làm sao trang mạng của họ ngày càng có nhiều nhạc, càng ngày càng có nhiều người tham gia càng tốt!. Một bằng chứng cụ thể và cũng là một trong những ví dụ điển hình phản ánh thực trạng này là: một thành viên của một web phần mềm hoặc một web nhạc có thể " đóng góp" tích cực cho website mà họ đang tham gia bằng những "sản phẩm" rẻ tiền. Ví dụ họ chỉ cần bỏ ra 5 tới 10 ngàn đồng là đã có ngay 100, thậm chí 150 bài hát từ bất cứ một CD nhạc nào mà họ muốn, cũng vì rằng bất cứ ai truy cập đến những loại trang mạng này đều được tự do đăng tải nhạc, dẫn đến tình trạng sao chép băng đĩa lậu tràn lan, và đó là lý do mà các loại băng đĩa "rẻ tiền" càng ngày càng thịnh hành trên thị trường; Hoặc có những trang chuyên cung cấp dịch vụ đăng tải sách điện tử miễn phí dẫn đến tình trạng người ta lạm dụng vào đặc điểm của sách điện tử là có thể sao chép không giới hạn (từ một file gốc người ta có thể nhân lên hàng chục, trăm, ngàn cuốn chỉ với một cú click chuột "copy" và "paste"….) để mua bán sách điện tử khi không được phép của tác giả…(bạn có thể kiểm chứng Tại đây) Như vậy, bạn nghĩ gì khi bạn sử dụng những loại nhạc, những cuốn sách điện tử, những sản phẩm phần mềm có nguồn gốc như thế, hay bạn có cảm thấy thoải mái khi sử dụng những CD nhạc khi mà chúng được sao chép một cách phạm luật như thế?
Như vậy không phải cái gì "miễn phí" cũng thật phải không bạn!. (bạn có thể kiểm chứng Tại đây hoặc Tại đây) Hơn nữa, hãy thử đặt mình là người đang bị người khác xâm phạm bản quyền, bạn sẽ nghĩ gì!..Hãy tôn trọng quyền tác giả bạn nhé.
B. VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRÊN MÁY TÍNH HIỆN NAY.
I. PHÂN LOẠI PHẦN MỀM
Hiện nay có rất nhiều loại phần mềm khác nhau, được dùng với mục đích khác nhau; tuy nhiên, xét một cách chung thì có hai loại phần mềm chính: phần mềm có bản quyền và phần mềm Phần mềm nguồn mở (Phần mềm hoàn toàn miễn phí)
1. Phần mềm có bản quyền
Là loại phần mềm phải có giấy phép đăng ký, giấy phép này thường là một chuỗi các ký tự (bằng chữ, số hoặc cả hai) mà nhà cung cấp đính kèm khi khách hàng mua sản phẩm phần mềm chính hãng.
2. Phần mềm Phần mềm nguồn mở (xem tại đây)
II. THẾ NÀO LÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM ?
Theo định nghĩa của trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, có nhiều dạng vi phạm bản quyền phần mềm khi những hành vi sau đây được thực hiện mà không được tác giả phần mềm cho phép :
• Làm bản sao rồi đem bán : Đây là dạng vi phạm phổ biến nhất. Luật các nước đều xem đây là hành vi vi phạm.
• Làm bản sao rồi đem cho người khác : Hầu hết các nước xem là vi phạm; một số nước thì không, tùy hoàn cảnh sử dụng.
• Sao chép vào máy chủ để dự phòng : Được xem là quyền cơ bản của người mua phần mềm ở một số nước như Đức. Một số nước khác lại xem đó là hành vi vi phạm.
• Cho thuê phần mềm : Giấy phép sử dụng phần mềm thường định nghĩa rõ để hạn chế quyền sử dụng phần mềm của người mua. Tuy luật của một số nước không khuyến khích việc hạn chế này, đa phần đều yêu cầu người cho thuê phần mềm phải được phép của bên nắm giữ bản quyền mới được tiến hành dịch vụ cho thuê.
• Bán lại phần mềm có bản quyền : Khi mua phần mềm, người mua thật ra không mua phần mềm đó mà chỉ mua quyền sử dụng. Tuy
nhiên, luật của nhiều nước cho phép việc bán lại phần mềm.
(xem thêm tại đây)
III. CÁC HÌNH THỨC VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM PHỔ BIẾN
1. Sử dụng phần mềm không cần cài đặt (Portable software)
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Portable application, còn gọi là portable software, tạm dịch là phần mềm xách tay, là phần mềm không cần phải cài đặt vào máy tính mà có thể trực tiếp chạy từ thiết bị lưu trữ ngoại vi như CD-ROM, USB flash drive, thẻ nhớ hay thậm chí từ đĩa mềm, có khả năng chạy được trên nhiều máy tính. Nói như vậy không có nghĩa là phần mềm xách tay có thể hoạt động được trên những hệ điều hành khác nhau, nền tảng khác nhau hoặc những máy tính không đủ đáp ứng yêu cầu về phần cứng (Ví dụ: Một phần mềm xách tay vốn được tạo ra từ phần mềm gốc chỉ tương thích với hệ điều hành Linux thì không thể hoạt động trong hệ điều hành Windows)
Một số gọi portable software là standalone.
Vi phạm bản quyền là một vấn đề khá phổ biến trong các phần mềm xách tay nhờ khả năng "copy và chạy" của phần mềm portable. Các nhóm cung cấp phần mềm vi phạm bản quyền có xu hướng cung cấp phần mềm dưới dạng portable vì chúng được download nhiều hơn do dễ sử dụng, thường có dung lượng lớn hơn và vì vậy có doanh thu hoặc nhiều điểm hơn tại các máy chủ hosting. So với cách cung cấp phần mềm vi phạm bản quyền theo cách thông thường gồm phần cài đặt chính thức của phần mềm và số serial đăng ký, phần mềm tạo số serial tự động hoặc một bản chương trình đã bẻ khóa, phân phối phần mềm vi phạm bản quyền dưới dạng portable có nhiều ưu điểm hơn với người sử dụng cuối như không phải cài đặt, đảm bảo khả năng chạy là 100% cũng như với người cung cấp như bắt buộc phải tải 100 ứng dụng, giấu được cách bẻ khóa, lưu danh v.v. Rất nhiều phần mềm của các công ty lớn, rất quen thuộc và có giá trị khá cao "bị portable hóa", ví dụ như Microsoft Office; Adobe Photoshop CS2,3; Nero; Norton Antivirus. Nói chính xác, portable chỉ là một dạng phát hành khác của các phần mềm vi phạm bản quyền và vi phạm bản quyền hay không là do người sử dụng cuối cùng
Câu hỏi được đặt ra là : việc sử dụng phần mềm không cần cài đặt từ các trang cung cấp có bản quyền có vi phạm bản quyền hay không?
Không ai phủ nhận lợi ích của các Soft được đóng gói dưới dạng Portable. Các Soft dạng Portable thực chất là được đóng gói từ một Soft được đăng ký (bản quyền) hoặc Free (miễn phí). Các Portable của các Soft Free (phần mềm miễn phí) thì không nói đến làm gì. Việc tôi đề cập đến trong bài viết này là các Portable của các Soft yêu cầu bản quyền:
- Việc tạo ra 1 bản Portable yêu cầu có Soft đó đã được cài trên máy và được đăng ký bản quyền (có thể là bản quyền dởm) và 1 phần mềm dùng để đóng gói Soft đó thành 1 Portable.
- Khi các bạn có Soft Portable này thì sẽ không phải cài đặt soft mà vẫn có thể sử dụng. Nó không yêu cầu bản quyền của phần mềm (trừ trường hợp các bạn Update cho phần mềm đó).
(xem chi tiết tại đây)
2. Sử dụng phần mềm không có bản quyền thật (tạm gọi là "bản quyền giả")
Như đã trình bày ở mục III, Có nhiều hình thức vi phạm bản quyền phần mềm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là việc tạo ra mã khóa ảo để bẻ khóa phần mềm, từ đó người bẻ khóa có thể tự do sử dụng phần mềm đó như là một phần mềm có bản quyền thực sự; những hình thức bẻ khóa (gọi là crack) hay gặp là tạo ra các số seri (mã sản phẩm giả), tạo đường dẫn (gọi là path)để chạy phần mềm mà không cần key (mã sản phẩm thật), sao chép phần mềm gốc thành một phần mềm mới dưới dạng không cần cài đặt (gọi là portable software). và còn rất nhiều hình thức khác…
Câu hỏi được đặt ra là làm sao để phân biệt được đâu là phần mềm có bản quyền thật và đâu là phần mềm có bản quyền giả?
Trước hết ta phải đồng ý với nhau rằng: Phần mềm bản quyền là bởi giấy tờ (hoặc thông tin trong email) chứng minh rằng mình đã có số (mã seri sản phẩm) hợp pháp, nghĩa là chính chúng ta đã bỏ tiền ra ra mua nó. Vì thế, cách đơn giản nhất để biết phần mềm ta đang dùng có bản quyền hay không là hãy tự hỏi ta đã bỏ ra bao nhiêu tiền để mua nó, và khi mua nó có cái hộp / giấy tờ sử dụng gì kèm theo hay không?
Cần nói thêm rằng, các phần mềm bẻ khóa quá hoàn hảo đến mức khó mà phân biệt được đâu là phần mềm có bản quyền hay không có bản quyền; chẳng hạn đối với những phần mềm bẻ khóa thì người dùng có không những có thể sử dụng hết chức năng của phần mềm mà còn được xem như là đã có bản quyền (nghĩa là đã có giấy đăng ký sản phẩm mỗi khi kiểm tra bản quyền từ các trang mạng của nhà cung cấp phần mềm đó); điều này rất phổ biến, chẳng hạn như đối với hệ điều hành chẳng hạn, nếu ai đó có sử dụng hệ điều hành bằng việc dùng mọi biện pháp nhập số kiểm ở đâu đó thì người dùng vẫn có thể xài đủ các tính năng của hệ điều hành và được nó hiển thị lên là "Licence (giấy phép) cho tên của ta", nhưng trong thực tế hệ điều hành đó là hệ điều hành không có bản quyền (lậu. Cũng cần nói thêm rằng đôi khi có những người mới mua máy tính và cứ khăng khăng rằng máy của mình sử dụng hệ điều hành và các phần mềm kèm theo có bản quyền, nhưng trên thực tế đôi lúc họ bị đánh lừa, bởi một lẽ đôi khi các nhà kinh doanh máy tính cũng ‘vi phạm’ bản quyền. chẳng hạn như về hệ diều hành: thay vì họ chỉ được phép cài đặt cho một máy thì họ lại phá luật bằng việc cài đặt cho nhiều máy. Như thế người chịu thiệt cuối cùng vẫn là người mua.
IV. ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?
Nhiều người nói rằng khó mà tìm ra nơi mà mua phần mềm bản quyền, nhưng thực tế đó chỉ là lý do cho việc “từ chối” sử dụng phần mềm bản quyền mà thôi. Tiện đây tôi xin giới thiệu một vài trang web mà bạn có thê mua phần mềm bản quyền:http://www.banquyenphanmem.com/shop/index.php
Hoặc có ý kiến cho rằng, là sinh viên và là những tâng lớp lao động có thu nhập thấp thì làm gì có đủ tiền để trang trải cho những hệ điều hành, những sản phẩm phần mềm có bản quyền!?..Câu trả lời được đưa ra ở đây là bạn hoàn toàn có thể có được một hệ điều hành, hay bất kỳ một sản phẩm phần mềm nào bạn muốn mà không cần trả một xu nào là vì bạn có thể xài những hệ điều hành như Ubuntu, Linux...là những hệ điều hành mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, thậm chí bạn có thể thay đổi cấu trúc, chức năng hay bất cứ điều gì bạn muốn tùy ứng khi sử dụng những hệ điều hành này (thông thường khi đã cài hệ điều hành này thì các phần mềm khác cũng được đóng gói sẵn trong chương trình, bạn khỏi cần phải cài đặt nhiều thứ). Tôi đã sử dụng chúng và tôi thấy rằng chúng rất tốt, thậm chí chúng còn có những ứng dụng rất hay mà có thể bên những hệ điều hành phải trả phí khác như Window không thể có được.
Xin xem thêm tại đây
V. LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM CÓ BẢN QUYỀN.
Vì sao bạn nên chi tiền cho phần mềm bản quyền
Sử dụng phần mềm có bản quyền: An toàn số một
VI. HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHÔNG CÓ BẢN QUYỀN.
XIN XEM CÁC BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY:
Ẩn họa từ những máy chủ sử dụng hệ điều hành lậu
Hiểm họa từ những máy chủ sử dụng hệ điều hành lậu
VII. CHIA SẼ CỦA MỘT NGƯỜI SỬ DỤNG MÁY TÍNH LÂU NĂM.
Xin xem tại đây
(bài viết có sử dụng và đối chiều tư liệu từ các nguồn khác nhau trên internet)
KIEN CON