Nhiều người lầm tưởng vào Mùa Vọng và Mùa Chay (Mùa áo tím) sẽ không được cử hành Thánh lễ hôn phối và Bí tích hôn phối. Điều này hoàn toàn sai.

Trước hết, cần phân biệt việc cử hành Bí tích hôn phối và Thánh lễ hôn phối.
Có thể cử hành Bí tích hôn phối (chứng hôn) trong thánh lễ hoặc ngoài thánh lễ.
Khi cử hành Bí tích trong Thánh lễ hôn phối là vị linh mục dâng thánh lễ với bản văn của thánh lễ hôn phối với lời nguyện Nhập lễ, lời nguyện Dâng lễ và Hiệp lễ cùng với lời Tiền tụng và Lời nguyện cho đôi tân hôn (sau kinh Lạy Cha).
Khi cử hành Bí tích hôn phối trong thánh lễ, mà vị linh mục không cử hành Thánh lễ hôn phối mà cử hành thánh lễ Chúa nhật, hay lễ trọng nào đó thì vị linh mục dùng bản văn của thánh lễ Chúa nhật, lễ trọng với lời nguyện Nhập lễ, lời nguyện Dâng lễ và Hiệp lễ cùng với lời Tiền tụng của lễ Chúa nhật hay lễ trọng. Vị linh mục có thể đọc Lời nguyện cho đôi thân hôn.
I. Có được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối và Bí Tích Hôn Phối trong Mùa Vọng và Mùa Chay không?
Nhiều người lầm tưởng vào Mùa Vọng và Mùa Chay (Mùa áo tím) sẽ không được cử hành Thánh lễ hôn phối và Bí tích hôn phối. Điều này hoàn toàn sai. Xin đọc Bài viết sau của linh mục Giuse Trần Thiện Tĩnh thuộc Ban Phụng Vụ Giáo phận Bùi Chu, khi lưu ý về Thánh lễ hôn phối trong Năm phụng vụ:
“Theo Sách Nghi Thức Giám Mục (CE) số 63 và sách Nghi Thức Hôn Phối (OCM-1990) các số 34, 54 và 56:
1. Không được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối vào những ngày sau
– Tam Nhật Thánh
– Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.
– Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.
– Thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh.
– Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11).
– Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh.
(Nếu muốn cử hành bí tích hôn phối [chứng hôn] vào những ngày lễ trên đây thì phải cử hành Thánh Lễ theo ngày phụng vụ, nghĩa là sử dụng các bản văn phụng vụ và các bài đọc Thánh Kinh của ngày lễ hôm đó. Sau bài giảng sẽ cử hành nghi thức hôn phối. Sau kinh Lạy Cha sẽ đọc lời cầu cho đôi tân hôn và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn).
– Tuyệt đối tránh cử hành Bí Tích Hôn Phối vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh.
2. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên
– Nếu cử hành bí tích hôn phối mà có cộng đoàn giáo dân giáo xứ tham dự thì sử dụng các bản văn Phụng Vụ và các bài đọc sách thánh của ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, có thể đọc một bài sách thánh về lễ hôn phối.
– Nếu Thánh Lễ không có cộng đoàn giáo dân giáo xứ mà chỉ có thân nhân và bạn hữu của đôi tân hôn thì tham dự có thể cử hành toàn bộ Thánh Lễ Hôn Phối.”
Truyền Thông Thái Hà
II. Có được phép cử hành Thánh Lễ hôn phối vào những ngày lễ trọng và các Chúa Nhật không?
Theo sách Nghi Thức Giám Mục (CE) số 63 và sách Nghi Thức Hôn Phối (OCM-1990) các số 34, 54 và 56 thì không được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối vào những ngày sau đây:
+ Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.
+ Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.
+ Thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh.
+ Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11).
+ Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh.
– Nếu muốn cử hành bí tích hôn phối vào những ngày lễ trên đây thì phải cử hành Thánh Lễ theo ngày phụng vụ, nghĩa là sử dụng các bản văn phụng vụ và các bài đọc Thánh Kinh của ngày lễ hôm đó. Sau bài giảng sẽ cử hành nghi thức hôn phối. Sau kinh Lạy Cha sẽ đọc lời cầu cho đôi tân hôn và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn.
– Nếu cử hành bí tích hôn phối vào các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên có cộng đoàn giáo xứ tham dự thì cũng sử dụng các bản văn Phụng Vụ và Thánh Kinh của ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, có thể đọc một bài sách thánh về hôn phối. Nếu Thánh Lễ không có cộng đoàn giáo xứ tham dự mà chỉ có thân nhân và bạn hữu của đôi tân hôn thì có thể cử hành toàn bộ Thánh Lễ Hôn Phối.
– Tuyệt đối tránh cử hành Bí Tích Hôn Phối vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh.
Nguồn: phuongtu&nghethuatthanh
III. Một vài câu hỏi và giải đáp tương tự khác về việc "có nên/ có được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối và Bí Tích Hôn Phối trong Mùa Chay không?
*Hỏi:
1. Có nên làm đám cưới vào mùa chay?
2. Nếu vì một lý do nào đó như chạy tang, mang bầu sớm mà phải làm đám cưới thì nên chọn bộ lễ nào cho phù hợp?
3. Nếu anh chị là ca trưởng, anh chị có nhận lời hát đám cưới vào mùa chay không?
*Đáp:
1. Có nên làm đám cưới vào mùa chay?
a) Nếu không có nhu cầu khẩn thiết và nếu muốn sống đúng tinh thần mùa Chay (ăn năn sám hối và làm việc bác ái) thì nên tránh tổ chức Lễ Hôn Phối vào mùa Chay;
b) Tuy nhiên, nếu có nhu cầu và nếu vì một vài lý do riêng tư nào đó, đôi anh chị vẫn được phép cử hành Bí tích Hôn Phối trong mùa Chay.
c) Giáo Hội cho phép cử hành thánh lễ Hôn Phối vào tất cả các mùa trong năm Phụng Vụ, (kể cả vào Chúa nhật với một số những qui luật riêng), ngoại trừ các ngày lễ sau đây:
- Các ngày lễ Trọng, dù là lễ Buộc hay không;
- Các Chúa nhật mùa Vọng, mùa Chay, mùa Phục Sinh;
- Thứ Tư lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh;
- Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (ngày 2 tháng 11);
- Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh;
2. Nếu vì một lý do nào đó như chạy tang, mang bầu sớm mà phải làm đám cưới thì nên chọn bộ lễ nào cho phù hợp?
- Ngoại trừ những Bộ Lễ có chú thích riêng của tác giả (chỉ dùng cho dịp này dịp nọ, chẳng hạn như Bộ lễ Cầu Hồn của Mỹ Sơn...), thiết nghĩ tất cả mọi Bộ lễ đã có phép Chuẩn Nhận đều thích hợp. Tên gọi của một Bộ lễ chưa hẳn là chủ ý thực sự của tác giả muốn dành riêng cho một nhu cầu nào đó (nếu cần thiết, có thể hỏi qua tác giả).
3. Nếu anh chị là ca trưởng, anh chị có nhận lời hát đám cưới vào mùa chay không?
- Ủa!? Một vị ca trưởng có "cái quyền" nhận hay không nhận hát lễ kia à? Thế mà suốt 40 năm nay sinh hoạt với anh chị em ca đoàn, bản thân tôi đã không biết chuyện đó! Chắc là phải "đòi" lại quyền lợi mới được. Nhưng "đòi" ở đâu bây giờ? Thẩm quyền nào có thể "trả lại" cho mình cái quyền lợi ấy nhỉ? Hihihi... Đùa một chút cho vui!!! Thực lòng mà nói: tất cả những ca đoàn bản thân tôi đã có thời gian sinh hoạt chung đều xem việc hát lễ là một việc bổn phận và là một trách nhiệm của ca đoàn. (Có những đám cưới hoặc đám tang được tổ chức ngoài Giáo xứ, cần ca đoàn, chúng tôi vẫn sẵn sàng đáp ứng khi có đủ điều kiện về nhân sự).
- Một khi đã ý thức rằng việc ca hát của chúng ta là một bổn phận, thì không còn phải phân vân hát hay không hát nữa; đồng thời, việc hát lễ trong mùa Phục Sinh hay trong mùa Chay, mùa Giáng Sinh hay mùa Thường niên, ngày nắng hay ngày mưa, ngày ấm áp hay ngày mưa tuyết... lễ Trọng hay lễ thường, lễ Chúa nhật hay lễ hằng ngày, lễ đám cưới hay lễ đám tang... thiết nghĩ cũng không còn là một chuyện đáng bận tâm nữa!
Nguồn: (calendi.com)
Đăng nhận xét