Hình ảnh: josephdao.blogspot.com |
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TẠI VIỆT NAM
I. LỜI MỞ ĐẦU
“Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô, nơi Người ơn cứu độ của ta, phục sinh của ta, nhờ nó ta được cứu rỗi, nhờ đó ta được giải thoát” (Lc 6,4-5).
Đó là tôn chỉ của chị em dòng Mến Thánh Giá mà đấng sáng lập đã chọn, và mong muốn nhờ thập giá , qua thập giá, chị em sẽ đến với tha nhân và dẫn đưa họ tới cùng Thiên Chúa.
Mến Thánh Giá, hội dòng ra đời cùng với phẩm trật Giáo Hội Việt Nam được mệnh danh : “Dòng Nội”, là dòng đồng hành với Giáo Hội Việt Nam, là người con yêu dấu được sinh ra trong lòng đất mẹ Việt Nam.
1. Sơ lược tiểu sử đấng sáng lập.
Thiên Chúa đặc biệt ưu đãi Giáo Hội Việt Nam ngay từ buổi sơ khai đã ban tặng một món quà qúy báu là : dòng Mến Thánh Giá. Như cánh tay hữu hình của Đức Kitô để cộng tác với hàng giáo sỹ, giáo dân xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô ở bên Á Đông. Ân huệ này đến với Giáo Hội Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài, qua trung gian Đức cha Lambert de la Motte.
Cuộc đời Đức cha Lambert nằm gọn trong lòng thế kỷ XVII (1624-1647), sinh ra và lớn lên dưới triều đại vua Louis XIII (1610-1643), chọ chí hướng cho đời mình và thi hành ý hướng đó vào triều đại vua Louis XIV. Ngài sinh ngày 16-1-1624 trong một gia đình hạ lưu tại Normandie, từ nhỏ rất đạo đức, say mê đọc sách gương phúc. Tuổi thiếu thời và thanh niên gặp nhiều thử thách, nhưng được quý nhân phù trợ, được đi học hết đại học luật. Trong số những hiền nhân đương thời giúp đỡ ngài cuộc sống thánh Jean Eudes. Chúa an bài, ngài vào học Đại Chủng Viện để làm linh mục, và chịu chức linh mục ngày 27-12-1665 tại Coutances, đi phục vụ xứ Houen 5 năm. Ýï chí nhiệm mầu, trong chuyến thăm Paris, được thầy đại chủng sinh Nicolas giới thiệu, cha Lambert làm quen với nhóm bạn hiền, trong đó có Đức cha Pallu, người bạn đồng hành sau này bên Á Đông.
29-7-1658, cha Lambert de la Motte và cha Pallu được Đức Giáo Hoàng Alexandre VI đặt làm giám mục để sang truyền giáo vùng Viễn Đông. Đây là nguyện ước của cha Đắc Lộ thỉnh cầu trước đó.
Ngày 11-6-1660 cha Lambert de la Motte chịu chức giám mục tại nguyện đường Thăm Viếng tại Paris. Từ đây cùng với Đức cha Pallu, cả hai trở nên những cột trụ của chương trình truyền giáo Á Đông, là các vị sáng lập Hội Thừa sai Paris (MEP).
18-6-1660, rời Paris đi Marseilles có cha Jacques Bourges tháp tùng, đến Marseilles ngài nhận thêm cha Fx. Daydie vào đoàn thừa sai lên tàu vượt biển Địa Trung Hải hướng về miền truyền giáo ngày 27-11-1660 đến Juthia, kinh đô Thái vào ngày 22-8-1662. Lúc này tại Việt Nam đang có cuộc bách hại đạo dữ dội và không thể đến miền truyền giáo Đàng Trong dù đó là vùng ngài được đặt coi sóc.
2. Dự định thành lập dòng Mến Thánh Giá.
Theo chứng từ của chính Đức cha Lambert, việc thành lập dòng Mến Thánh Giá nằm trong dự tính lớn, phát sinh từ kinh nghiệm thiêng liêng của ngài qua cuộc gặp gỡ ân tình với Chúa cứu thế.
Năm 1663, ở Juthia, ngài kể rằng : lúc lên 9 tuổi, ở Lisieux trong một lần suy niệm sách gương phúc, quyển II Chương 11-12, giải thích câu Phúc Âm 9,23 của thánh Luca, nói về sự vác thập giá mỗi ngày đi theo Chúa. Ngài được ơn soi sáng để hình dung ra một hội dòng gồm những người yêu mến thánh giá Chúa Kitô.
Rồi tháng 8-1662, lúc mới đến Juthia ngài tĩnh tâm 40 ngày liền, trải qua một kinh nghiệm thiêng liêng rất đặc biệt : ngài muốn chứng tỏ một tình yêu phi thường đối với Chúa Giêsu, kết hợp mật thiết và dâng trót đời mình cho Người , thông dự vào cuộc thương khó của Người bằng cách đánh tội hàng ngày : để long trọng suy tôn hy lễ thánh giá của Chúa, cũng để hoàn tất điều duy nhất còn thiếu sót nơi hy lễ bàn thờ, đó là phải có sự đau khổ. Đây là bí quyết mới mẻ làm hài lòng Chúa Kitô. Chính trong kinh nghiệm này, một làn nữa ngài nhận ra ơn Thiên Chúa soi sáng như tại Lisieux (1633) : muốn thành lập một hội dòng gồm những người yêu mến thánh giá.
Đó là hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế, gồm những tín hữu nam nữ, thuộc mọi địa vị xã hội khác nhau. Theo cách hiểu của linh mục sử gia Jean Guernou, dự tính của Đức cha Lambert là thành lập một hội dòng Tông Đồ (congration apostolique), mang tên dòng Mến Thánh Giá, theo nghĩa bao quát “congration des Amateurs de la Croix” gồm 3 nhánh :
- Nhánh thứ nhất : Dòng Nhất : quy tụ các giám mục, linh mục và nam giáo dân trợ tá như các thầy giảng.
- Nhánh nữ : dòng Nhì, gồm các nữ tu Mến Thánh Giá.
- Nhánh Ba : Dòng Ba Mến Thánh Giá, gồm nam nữ giáo dân sống giữa đời.
3. Mục đích của dòng Mến Thánh Giá nữ.
Như đã nói ở trên, thành viên của Hội Dòng : trước hết là thánh hóa bản thân để rồi thánh hóa kẻ khác, đưa họ về với Đức Kitô trên núi Sọ. Hàng ngày suy ngắm sự thương khó Chúa Giêsu, là phương thế hữu hiệu hơn cả. Cầu nguyện hy sinh, xin cho đồng bào mình nhận biết Thiên Chúa, xin cho cộng việc truyền giáo của các thừa sai đạt nhiều kết qủa, giáo dục săn sóc tha nhân nhất là những người đau khổ, tùy từng đối tượng và hoàn cảnh, tìm nuôi dạy trẻ mồ côi...
Tóm lại, cộng tác với hàng giáo sỹ và giáo dân để mở nước Chúa và kéo dài cánh tay Chúa Kitô trên thánh giá xuống tận mọi người.
II. HÌNH THÀNH DÒNG MẾN THÁNH GIÁ NỮ Ở VIỆT NAM.
1. Dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài- Bắc Việt Nam.
Vào khoảng 1640, đời chúa Trịnh Tráng, việc truyền giáo của các cha Dòng Tên và thầy giảng Việt Nam đang phồn thịnh, với khoảng 100.000 ngàn tín hữu, 100 nhà thờ, 130 nhà nguyện, bỗng dưng nổi lên bắt đạo dữ dội.
a. Những người khởi xướng và cộng tác viên
Theo linh mục sử gia Ravier Khánh : “Lúc bấy giờì (thời cấm đạo) có ba người ở xứ Đông (Hải Dương ngày nay) đã khấn giữ mình đồng trinh trọn đời. Thoạt nghe tin chúa Trịnh ra chỉ cấm đạo, cả ba đi đến Kẻ Chợ (Hà Nội) để xưng mình trước mặt chúa là người có đạo. Khi đi dọc đường phải chịu nhiều khổ sở, lúc đến Kẻ Chợ thì chúa đã ra lệnh tha đạo rồi. Ba người nữ này dốc lònbg chẳng lìa nhau nữa, một ở chung với nhau cho được tập đi đàng nhân đức. Về sau có nhiều người nữ khác bắt chước theo họ. Và họ cuộc sống lời tuyên khấn : nhà Mụ Bái Vàng trong tỉnh Hà Nội là nhà Mụ trước tiên ở Annam. Phỏng là nhà ba người nữ ấy gốc tích là nhà Mụ”.
Hẳn nhóm này đã được các cha dòng Tên huấn luyện tu đức nhất là hướng dẫn độc thân vì nước trời và tinh thần nghèo khó Phúc Âm.
Tuy nhiên theo lời cha Dòng Tên Manrini cho hay : vì hoàn cảnh thời cuộc lúc bấy giờ mà các ngài chưa dám nghĩ tới việc thành lập một hội dòng cho nữ giới.
Năm 1666, cha Fx Daydie, đến Đàng Ngoài gặp thấy hai nhóm trinh nữ khoảng 30 người muốn sống chung với nhau. Trong lá thư ngày 1-11-1667, ngài phúc trình lên Đức cha pallu biết sự kiện này và mối bận tâm của mình về việc soạn thảo cho họ một bản quy luật. Tuy không thựcv hiện được nhưng ngài cuộc sống công khởi xướng và hướng dẫn, huấn luyện họ trong đời sống thiêngn liêng.
b. Ngày tháng thành lập dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài.
Tháng 8-1669, khi Đức cha Lambert de la Motte tới kinh lý Đàng Ngoài, cvha Daydie giới thiệu với ngài nhóm trinh nữ nói trên, sau khi tìm hiểu ký lưỡng, Đức cha quyết định chính thức thành lapạ dòng Mến Thánh Giá nữ đầu tiên tại Kiên Lao, Nam Định (nay thuộc giáo phanạ Bùi Chương) và Bái Vàng, Hà Nam (thuộc giáo phận Hà NỘi ngày nay), và trao cho các nữ tu này bản luật dự thảo. Rồi đích thân nhanạ lời khấn của hai nữ tu tiên khởi : Annê và Paula tại Phố Hiến ngày 19-2-1676. Đặt nữ tu Annê làm bề trên tu viện Bái Vàng, nữ tu Paula làm bề trên tu viện Kiên Lao. Ngày khấn của họ nhằm lễ Tro mở đầu mùa chay thánh. Đó chính là ngày chính thức khai sinh dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, “một ngày trong tiết xuân Canh Tuất, đời vua Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị thứ VIII, chúa là Minh Đô vương Trịnh Tạc”.
Ngày 26-2-1670, trong lúc chờ đợi thời tiết thuận hòa tại cửa khẩu sông Hồng để ra khơi về Thái lan, ngài đã viết cho hai tân khấn sinh một bức tâm thư. Nhắc lại mục đích và tinh thần của bản luật dòng Mến Thánh Giá. Trong đó có đoạn viết : “...mục tiêu chính yếu của đời sống tu trì của chị em chúnhg con là tiếp tục cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu, là cầu xin với Người cho lương dân và người công giáo tội lỗi ăn năn trở lại bằng những kinh nguyện của chúng con, bằng việc ăn chay hãm mình và nước mắt chúng con đổ ra. Nhưng đặc biệt chúng con phải chú trọng điều này “phải làm những công việc thánh thiện đó như làm thay cho Chúa Giêsu” (trích Giáo Hội Việt Nam, trang 118).
c. Đường hướng linh đạo.
Luật dòng Mến Thánh Giá được bản dịch Pháp ngữ làm tại Đàng Ngoài tháng 2-1670. Như vậy Đức cha Lambert de la Motte đã soạn bản luật này tại Đàng Ngoài. Linh mục sử gia Launey cũng ghi như vậy. Nhất là chính lá thư của Đức cha Lambert đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Clement IX đề cập tới những quy luật mới ấy và chất liệu trong quy luật dòng Mến Thánh Giá Tại thế, từ đó soạn ra bản luật mới cho tu hội mới là dòng nữ Mến Thánh Giá. Cả hai bản luật đều mang một linh đạo giống nhau : khổ chế và đạo đức như nhau :
- Suy gẫm hàng ngày về sự thương khó Chúa Giêsu.
- Đánh tội hàng ngày trong lúc đọc kinh sám hối.
- Ăn chay mọi ngày thứ sáu.
- Cử hành đặc biệt sốt sắng phụng vụ tuần thánh và các ngày lễ : Cắt Bì, Tìm Thấy và Suy tôn thánh giá.
- Phục vụ tha nhân nhất là những người gặp đau khổ, chị em lầm lỡ và rửa tội trẻ ngoại giáo.
Bản văn soạn thảo theo bố cục : phần mở đầu nêu lên chân lý cơ bản làm nền tảng cho linh đạo Mến Thánh Giá. Các phần tiếp theo xác định mục đích, nhiệm vụ và một số quy tắc mà các thành viên phải tuân giữ. Cuộc sống ba lời khấn, có bề trên, có đời sống chung và sinh hoạt cụ thể do đấng sáng lập xác định rõ.
Bản luật cũng như linh đạo dòng Mến Thánh Giá tại thế trực tiếp gợi hứng cho việc hình thàh bản luật tiên khởi cho dòng nữ Mến Thánh Giá. Theo thời gian đã cuộc sống nhiều khoản, đổi khác vì nhu cầu của thời đại và sự phát triển của Giáo Hội đòi hỏi.
Hội Tông Đồ thì uyển mệnh, hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế đã sớm mai một theo thời gian. Chỉ còn lại dòng nữ Mến Thánh Giá tồn tại dẻo dai với Giáo Hội Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử.
2. Lập dòng nữ Mến Thánh Giá Đàng Trong.
a. Chuyến kinh lý Đàng Trong lần thứ nhất.
Đàng Trong là phạm vi trách nhiệm chính của Đức cha Lambert do Tòa Thánh bổ nhiệm. Nhưng vì hòan cảnh xã hội lúc bấy giờ không cho phép ngài liên đới với đoàn chiên thường xuyên, dù ngài rất muốn và nôn nóng. Chỉ qua hai lá thư mục vụ ngài gửi giáo đoàn Đàng Trong vào những năm 1664 và 1666, phần nào nói lên sự săn sóc con cái của ngài.
Trong chuyến kinh lý lần đầu tiên này ở Đàng Trong, ngài đi nhiều nơi, nhưng lưu ý nhất là lúc ngài qua Quảng Trị, vùng đất mà nhiều người cho là được Thiên Chúa chúc lành, vì đã sản sinh ra nhiều vị tử đạo, cống hiến cho Giáo Hội nhiều linh mục và nữ tu ở Đàng Trong.
Cha Vachet, thư ký của Đức cha Lambert đã không ngần ngại gọi Quảng Trị là “Trưởng nữ các miền truyền giáo của chúng tôi” chính tại vùng đất này lúc đó có khoảng 10 thiếu nữ muốn dâng mình cho Chúa. Họ đã nhờ cha Antôn Hainques viết thư qua Thái lan trình cho Đức cha Lambert biết nguyệía họ trước. Lần này Đức cha qua chị em rất sung sướng được gặp ngài trục tiếp tại nhà bà Luxia Kỳ. Đức cha giảng dạy và ban các bí tích. Ngài nêu lên nhiều câu hỏi thăm dò lòng họ và nhận biết ý Chúa. Vì hoàn cảnh khó khăn, ngài khuyên chị em cầu nguyện, tham dự thánh lễ, nhất là làm tuần Cửu nhật kính Đức Mẹ và thánh Giuse quan thầy miền truyền giáo ở Đàng Trong.
Ngài muốn đặt bà Luxia Kỳ, một quả phụ đạo đức, quảng đại phụ trách nhóm này. Bà khiêm nhườìng từ chối và đã tự nguyện dâng cúng tái sản và chăm lo đời sống cho chị em và xin gia nhập nhóm.
Đức cha Lambert de la Motte chính thức lập dòng Mến Thánh Giá nữ Đàng Trong tại An chỉ vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1671 với 10 nữ tu, chị bề trên cả mới ngoài 30 tuổi là em gái cha Giuse Tràng, một trong hai linh mục tiên khởíi của Giáo Hội Đàng Trong. Đức cha cũng trao cho chị em một bản luật giống như ở Đàng Ngoài.
Theo quyết định của ngài, các chị em Mến Thánh Giá cả hai miền vẫn mặc thường phục để tránh nhòm ngó của một xã hội chưa quen với hình thức tu trì công giáo.
Như vậy đây là dòng Mến Thánh Giá thứ hai tại Việt Nam được Đức cha Lambert de la Motte trực tiếp thành lập và trao cho chị em bản luật mà ngài soạn thảo.
b. Dòng Mến Thánh Giá ở Juthia.
Song song với hai sở dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, Đức cha Lambert de la Motte còn lập một sở dòng Mến Thánh Giá nữa ở Juthia. Hòan cảnh thuận lợi, lúc đó có 4 hay 5 chịû em công giáo gốc Đàng Trong muốn dâng mình cho Chúa sống ở juthia. Đức cha không ngần ngại quy tụ họ lại với nhau và lập thành dòng Mến Thánh Giá và trao cho họ bản luật như ở Đàng Trong và Đàng Ngoài tại Việt Nam.
III. TÓM KẾT
1. Sơ lược lại nội dung và mục đích của dòng Mến Thánh Giá.
Thành quả dòng Mến Thánh Giá Việt Nam hôm nay là sự ấp ủ từ lúc còn niên thiếu nơi Đức cha quá cố Lambert de la Motte với một niềm say mê thánh giá và đường đi lên Núi Sọ của Chúa Giêsu. Tự đáy lòng thẳm sâu của người con cưng của Chúa Kitô chịu đóng đinh, ngài được ơn soi sáng, thúc đẩy và bộc lộ tình yêu dành cho thầy mình là : dòng Mến Thánh Giá, tiếp tục ngài phổ biến và kiện tòan mối tình muôn thuở ấy.
Với bộ luật do đấng sáng lập soạn để lại và qua nhiều chặng đường đi, nhờ sự giúp đỡ của Giáo Hội và nhất là Giáo Hội địa phương, nữ tu Mến Thánh Giá đã làm triển nỡ nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của Giáo Hội. Chị em nữ tu đã thực sụ nối dài bàn tay nhân ái đến khắp mọi người trên tòan đất nước, dù đường đi cóa nhiều khó khăn. Nhưng như Diderot nói ; “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Với nỗ lực của bản thân và ơn thánh, nữ tu Mến Thánh Giá ngày càng chứng tỏ tình yêu mà mình chọn hiến dâng cho Chúa Giêsu và không ngừng phát triển tình yêu ấy, tiến tới trong tu đức và làm việc bác ái : “phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình...".
2. Dòng Mến Thánh Giá hôm nay so với những ngày đầu thành lập.
Sau hai chuyến kinh lý Đàng Trong và Đàng Ngoài, Đức cha Lambert de la Motte đã được ơn Chúa soi sáng, đã sinh ra cho Giáo Hội Việt Nam hai sở dòng Mến Thánh Giá. Rồi từ đây những nữ tu con của ngài lại nhân rộng ra.
Nhìn lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam tất cả những ai không bị định kiến chi phối đều nhận thấy rõ vai trò của các nữ tu Mến Thánh Giá : từ những ngày đầu của công cuộc truyền giáo của các thừa sai, chị em đã đóng góp để niềm tin các tín hữu lúc đầu được vững vàng và can đảm, chị em là cánh tay phải của các vị thừa sai, các linh mục, thầy giảng để lương dân nhờ đó mà nhận biết Chúa.
Sau hơn 3 thế kỷ, nhìn lại chúng ta không thấy không thán phục và cùng chị em Mến Thánh Giá dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã an bài để chị em có mặt trên đất Việt Nam. Qua bao thăng trầm thử thách, cộng đoàn Mến Thánh Giá vẫn không ngững phát triển. Từ hai nhóm nhỏ đầu tiên với khoảng 30 người, thế mà nay theo thống kê mới nhất của năm 1995 có hơn 25 sở dòng chính Mến Thánh Giá rải rác trên khắp 25 giáo phận Việt Nam và hơn 8869 nữ tu, chưa kể thỉnh sinh và đệ tử viện. Chiếm con số hợn 1/3 số nữ tu cả nước. Rồi những tòa nhà khang trang, mỗi sở dòng mẹ còn có nhiều chi nhánh nhỏ, tất cả đều có bề trên, có phụ trách, tổ chức sinh hoạt chặt chẽ, quy mô, hoạt động xã hội, học đường, nhà xứ....là bác sỹ, là giáo viêcn ,các nữ tu Mến Thánh Giá đi đến với mọi tầng lớp, công, nông dân, bệnh viện, trại phong... Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng con số trên thật đáng khích lệ và vui mừng biết bao.
Song song với sự có mặt và thăng tiến với Giáo Hội Việt Nam, nữ tu Mến Thánh Giá đã đóng góp không nhỏ và kiên trì trong mọi thử thách của Giáo Hội : tồn tại, sống bác ái, tu đức,thánh hiến mình và thánh hiến tha nhân đúng như mục tiêu ban đầu mà đấng sáng lập đề ra : “các con làm công việc thánh hiến đó như làm thay cho Đức Kitô, bù lại những cái chưa hoàn thiện nơi hy lễ bàn thờ”.
Xem thêm: Đức Giám Mục LAMBERT DE LA MOTTE và công cuộc truyền giáo ở Việt Nam
Xem thêm: Đức Giám Mục LAMBERT DE LA MOTTE và công cuộc truyền giáo ở Việt Nam
Sưu tầm từ internet
Đăng nhận xét