Hình ảnh: josephdao.blogspot.com |
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM.
Sức sống của Giáo Hội Việt Nam hôm nay là thành quả của hơn bốn Thế kỷ hạt giống Tm được gieo trồng. Chặng đường lịch sử đó, không thể kể hết được sự đóng góp của những tập thể, của biết bao trái tim và bàn tay các tín hữu khắp bốn phương săn sóc và nuôi dưỡng. Biết bao tấm lòng nhiệt tâm vì Nước Chúa, đã bỏ quê hương sung túc giàu sang, để đến cư ngụ trong các mái nhà tranh vách đất, chịu đựng khí hậu nóng bỏng của vùng nhiệt đới, chấp nhận cả những ngược đãi, sự chết... để làm công tác khai quang mở lỗi cho sự đạo ở Việt Nam.
Với tinh thần ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chúng ta chỉ có ít thời gian, nên không thể học hỏi, tìm hiểu về tất cả những người đã làm những việc trọng đại đó.
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu, học hỏi về Đức Cha Lambert de la Motte ; người đã đóng góp không nhỏ công sức nghị lực của mình cho Giáo Hội Việt Nam nói riêng và cho Giáo Hội Chúa nói chung.
I. TIỂU SỬ ĐỨC CHA LAMBERT DE LA MOTTE
Đức cha Lambert de la Motte sinh ngày 16-1-1624 tại Lisieux vùng Normandie, phía Tây Bắc nước Pháp. Song thân là ông Pierre Lambert de la Motte và bà Catherine. Hai ông bà rất đạo đức, có lòng mến Chúa yêu người, đặc biệt là những người nghèo.
Cậu Phêrô Maria được sống trong môi trường đó, nên từ nhỏ cậu thường tiếp xúc với người nông dân, và chia sẻ của cải cho người nghèo, cảm thông với kiếp sống cơ hàn của họ. Nhờ vào môi trường đó tâm hồn cậu Phêrô Maria rất nhạy cảm vời một đời sống hướng thượng. Cậu thích tản bộ trong rừng vắng để cầu nguyện, say mê đọc sách và suy niệm các gương phúc. Trong con người của cậu bé sớm xuất hiện lòng yêu mến thánh giá Chúa Giêsu. Tình yêu đó sau này đã đơm bông kết trái nơi cuộc sống và hành động của cậu. cuộc sống êm đềm của một gia đình nền nếp đạo hạnh, cứ tăng lên, hạnh phúc của cậu Phêrô Maria dường như cứ lặng lẽ trôi.
Thế những một tiếng sét đánh vào tai cậu, tai họa đã giáng xuống gia đình cậu, cha cậu từ trần. Là trưởng nam trong gia đình với 7 chị em, Phêrô Maria phải gánh vác trách nhiệm gia đình thay cha, nên không hề nghĩ tới ơn gọi làm linh mục hay tu sỹ. Sau một thời gian học với các cha Dòng Tên ở Caen, dưới sự linh hướng của các cha, cậu trởí trở thành một thành viên dòng Ba Bé Mọn. Nhờ vậy cậu đã học được một thói quen tốt là nguyện gẫm mỗi ngày 2 giờ, ăn chay nhiều lần trong tuần và rước lễ hàng ngày.
Sau khi tốt nghiệp trung học với các cha, ngài học luật và trở thành luật sư lúc 23 tuổi. Trong khi thi hành chức nghiệp, ngài vẫn tích sực tham gia các sinh hoạt đạo đức, tông đồ và xã hội. Ngài tìm được hướng đi cho mình nhờ ảnh hưởng của ba nhân vật đạo đức : 1, ông Henri de Levis, quận công vùng Venta dour, người có sáng kiến thành lập Hiệp Hội Thánh Thể ; 2, ông Gioa de Bernière Louviquy, một giáo dân đạo đức ; 3, Jean Eudes vị sáng lập dòng Chúa Giêsu và mẹ Maria. Sau khi trở thành bạn tâm giao với thánh nhân, Phêrô Maria bỏ nghề luật sư, xin vào chủng viện. Ngày 27-12-1655, ngài thụ phong linh mục tại Coutance. Sau đó ngài phục vụ tại Rouen, trong một chuyến công tác tại Paris nhờ sự giới thiệu của thầy Nicolas, Lambert de la Motte em ngài, ngài làm quen với nhóm bạn hiền, do cha Francois Pallu đứng đầu. Nhờ đó ngài hiểu biết về tình hình truyền giáo ở Đông Á. Khi đọc là thư của cha Pallu, ngài tự hỏi không biết mình có sứ mạng truyền giáo ở Viễn Đông không ?
Trở về Rouence, dưới sự hướng dẫn của cha Hallé, cùng với sự tĩnh tâm cầu nguyện, ngài nhận ra ý Chúa. Và quyết định nhập nhóm bạn hiền để vận động cho chương trình truyền giáo ở Viễn Đông.
Từ Paris cha Lambert tới Annecy để tĩnh tâm. Tại đây cha nhận được thư của cha Pallu mời sang Rôma để thương lượng với Tòa Thánh về chương trình Viễn Đông.
Ngày 18-1-1657, ngài tới Rôma, yết kiến vị tổng thư ký của Bộ Truyền Giáo là Alberici. Cuộc thương lượng bị bế tắc vì vấn đề tài trợ cho các vị Đại Diện Tông Tòa và các thừa sai sẽ được cử ssang Viễn Đông. Cha Lambert đã dâng số tài sản của mình, thế là vấn đề đã được giải quyết.
Nhờ sự dấn thân của cha Lambert, chương trình Viêzn Đông được chấp nhậnû nhanh chóng. Một danh sách ba ứng viên trong đó có cha Pallu, cha Lambert do nhóm bạn hiền giới thiệu cùng với sự hậu thuẫn của bà Bá tước Daigillon, danh sách được dâng lên Tòa Thánh.
Trước đó cha Đắc Lộ sau khi rời Việt Nam ngày 27-6-1640, cha tới Rôma, yết kiến Đức Giáo Hoàng Innocente X và dâng hai bản điều trần : một cho Bộ Truyền Giáo, một cho Đức Giáo Hoàng, bàn về tình hình công giáo tại Việt Nam và đề nghị thiết lập hàng giáo sỹ bản quốc. Muốn vậy phải có giám mục sang đó.
Đề nghị của cha không được chấp nhận ngay, trong khi đó cha đến Pháp để tìm phương sách khác. Cha gặp nhóm bạn hiền, và thấy trong nhóm có ba linh mục có thể nâng lên hàng giám mục là : Fx. Pallu, Fx de Montiquy Leval và Bernarde Piques. Khi vấn đề được cứu xét, bộ nhờ sứ thần ở Paris điều tra về ứng viên giám mục.
Ngày 13-1-1658, Bộ đề cử cha Pallu và Lambert làm Đại diện Tông Tòa tại Việt Nam, và đã được Đức Giáo Hoàng Alexandre chấp nhận.
Ngày 29-6-1658, Đức Giáo Hoàng ban đoản sắc Apostolatus Officium, bổ nhiệm cha Pallu làm giám mục hiệu tòa Beryta, thủ đô Liban.
Ngày 2-6-1660 cha Lambert được phong giám mục tại Paris do đức tổng giám mục Tour. Đức cha Pallu đảm nhiệm miền truyền giáo Đàng Ngoài Việt Nam, Lào và 5 tỉnh Nam Trung Quốc. Đức cha Lambert phụ trách Đàng Trong Việt Nam, Chiêm Thành, Campốt và 4 tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc, cùng với đảo Hải Nam.
Thế là đức cha Lambert chỉ còn chuẩn bị lên đường nhận nhiệm sở mới. Trước khi lên đường, ngày 10-11-1659, cha nhận được huấn thị của Bộ, đây là lời khuyên và những nguyên tắc hoạt động tại địa sở truyền giáo cũng như trên lộ trình của Đức cha.
Ngày 18-6-1660, Đức cha rời Paris đi Marseille. Trên đường tới Lion, ngài đã lâm bệnh nặng nhưng đã qua khỏi. Ngày 27-11-1660 Đức cha Lambert cùng hai cha Jacques de Bourges và Daydie đi tàu biển tới Sirie, từ Sirie ngài bắt đầu cuộc mạo hiểm bằng đường bộ, qua Iran, Irắc đến Âún độ và Thái lan.
Mặc dầu gặp muôn vàn thử tháchgian nan trên đường đi, nhưng những khó khăn đó lại vun trồng đời sống nội tâm của ngài nên hoàn hảo và thánh thiện hơn, đồng thời phát huy tinh thần phó thác vào Chúa.
Đức cha Lambert rất tôn sùng Thánh Thể, cầu nguyện lâu giờ trước nhà tạm. Ngài coi trong phụng vụ, ngài muốn thánh lễ và các giờ kinh phải cử hành thật trang nghiêm sốt sắng. Ngài có tình yêu tha thiết đối với thánh giá Chúa Kitô, chính lòng mến yêu này klà động lực về sau ngài lập ra dòng mến Thánh Giá. Ngài có tinh thần khắc khổ, thường xuyên ăn chay kiêng thịt, rượu, tinh thần này được phản ánh rõ nét nơi bản quy luật của Dòng Mến Thánh Giá.
Cùng với đời sống thiêng liêng phong phú, ngài còn có một tâm hồn Tông Đồ nhiệt thành. Khi đã nhận ra nhu cầu truyền giáo ở Viễn Đôg ngài đã sắn sàng lên đường theo tiếng gọi của Chúa.
Với những đức tính quý báu trên, và một tâm hồn nhiệt thành luôn hướng về phía trước, đã là một động lực mạnh mẽ đưa con tàu thủy bộ của Đức cha Lambert vượt muôn trùng sóng biển, vượt núi cao rừng rậm để đến với miền đất hứa. Ở đó có đất đai màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu và những đoàn chiên không người chăn đang mong chờ chủ mình.
Với những đức tính cao đẹp và tinh thần Tông Đồ nhiệt thành mạnh mẽ, với lòng vâng phục sâu, và một trí khôn sắc sảo, đặc biệt là với ơn Chúa, Đức cha Lambert đã vượt qua một quãng đường dài, và đã đặt chân lên đất Thái lan, cửa ngõ để tới Việt Nam.
Ngày 22-08-1662, với thời gian của cuộc lộ trình là 2 năm 6 tháng, lúc đó ở Việt Nam có những cuộc bách hại đạo dữ dội, ngài không thể đến Đàng Trong được, ngài lưu lại Thái lan, ở đó ngài đã bắt đầu sứ mạng chủ chăn của mình.
II. SỰ NGHIỆP THỪA SAI CỦA ĐỨC CHA LAMBERT DE LA MOTTE (1660-1676)
1. Sinh hoạt khởi đầu
Như đã nói ở phần tiểu sử, ngài là một trong những nhân vật có công rất lớn trong việc đem Tin Mừng đến vùng Á đông nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng.
Sau khi được thụ phong giám mục ngày 11-6-1660, với hiệu tòa Beryte, ngài được giao nhiệm vụ đặc trách Đàng Trong Việt Nam.
Chỉ sau mấy tháng thụ phong giám mục, ngài lên đường đi Thái lan (27-11-1660) và đến ngày 22-8-1662, ngài đã tới Kinh đô Thái lan. Ngài dành trọn 40 ngày để tĩnh tâm, sau đó ngài khởi công xây dựng những cơ sở cần thiết. Và để việc loan báo Tin Mừng đạt được kết quả cao ngài bắt đầu học tiếng Tháiï và tiếng Việt với nhóm việt kiều công giáo Đàng Trong. Nhưng các cha Dòng Tên tại Hội An cho biết là Giáo Hội tại đây đang bị bách hại và khuyên ngài là không nên đến trong lúc này.
Với tinh thần năng nổ của mình, Đức cha quyết định đi với Đức cha Pallu sang Trung Hoa cũng là trách nhiệm thuộc phạm vi của ngài. Hai vị đã xuống tàu ngày 17-7-1663, nhưng chuyến đi bất thành vì đã gặp bão lớn khi đi ngang qua bờ biển Cambốt. Sau khi được cứu, hai ngài đã đi bộ về Juthia (Thái lan) ngày 15-9-1663.
2. Công Đồng Juthia
Sau một thời gian trao đổi với Đức cha Pallu, ngài đề nghị mở một Công Đồng địa phương gọi là Công Đồng Juthia. Công Đồng được khai mạc cuối năm 1664 và kết thúc vào ngày lễ Hiển Linh, 6-1-1665, với sự tham gia của 4 linh mục cùng hai Đức cha Pallu và Lambert đồng chủ tọa.
Công Đồng đã thảo luận và quyết định về ba việc quan trọng :
- Lập Hội Tông Đồ.
- Xây dựng một chủng viện chung choi cả vùng Viễn Đông.
- Soạn thảo huấn thị gửi các thừa sai.
3. Tông Đồ
Sau nhiều lần tiếp xúc, ngài nhận thấy rằng đời sống đạo đức của người công giáo có tình trạng sa sút trầm trọng, lối sống quá thoải nái của các vị thừa sai tại vùng Á đông, hơn nữa ngài thấy các vị tăng lữ Phật giáo tại Thái hâm mộ sự chiêm niệm, sống khắc khổ...vì thế họ được dân chúng quý trọng và tin tưởng.
Với những sự kiện đó ngài đã đề xướng thành lập Hội Tông Đồ. Ngài cho rằng để việc rao giảng Tin Mừng có kết quả thì cần có những người Tông Đồ có đời sống trỗi vượt phi thường.
Các thành viên của hội phải tuyên ba lời khấn : khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục. Mặc dù đây không phải là những lời khấn công khai như của các tu sỹ mà chỉ là lời khấn hiểu theo nghĩ nội tâm thiêng liêng.
Do uy tín và tài thuyết phục của ngài nên các thành viên Công Đồng đã tán thành việc lập hội Tông Đồ và thông qua khoản luật mang đầu đề là : "lý tưởng hội Tông Đồ”. Tất cả đã tuyên khấn vào ngày lễ Hiển Linh 6-1-1665. Nhưnh năm 1669, lý tưởng Hội Tông Đồ không được Tòa Thánh phê chuẩn, với lý do là luật quá nhiệm nhặt và không thích hợp với các giám mục, linh mục là những người đang lo việc truyền giáo. Tòa Thánh đã ra quyết định giải các lời khấn cho các thành viên tham gia mà vẫn để cha các thành viên tự do sống lý tưởng Tông Đồ, và thực hành khổ chế theo lòng sốt mến của mình.
4. Huấn thị Juthia.
Huấn thị gửi các thừa sai là quan trọng nhất của Công Đồng Juthia. Trong nội dung huấn thị Juthia có những điểm phản ánh thao thức lớn của Đức cha Lambert.
A. Công Đồng mời gọi mọi thừa sai cảnh giác trước lối sống dễ dãi và tập trung vào đời sống cầu nguyện.
B. Các vị thừa sai cần biết việc biết người, biết ngôn ngữ, nhưng phải khước từ mọi phương thế và thủ đoạn nhân loại để tạo uy tín.
C. Phải trình bày Lời Chúa với một khoa sư phạm thích hợp cho từng lứa tuổi và từng giai đoạn, nhất là phải thận trong, đừng làm phật lòng tôn giáo bạn.
D. Trong tổ chức nội bộ giáo xứ, nên cử ra vài ông trùm, bà quản hoặc ông câu, ông biện để điều hành đời sống cộng đoàn.
E. Đời sống thioêng liêng được đề nghị cho các linh mục địa phương là một nền linh đạo tập trung vào mầu nhiệm Chúa Kitô chịu đóng đinh.
Năm 1669, Tòa Thánh đã phê chuẩn huấn thị Juthia. Trong ba thế kỷ qua, huấn thị này được hàng giáo sỹ dùng làm kim chỉ nam cho đời sống và hoạt động của mình. Điều đó chứng tỏ Đức cha Lambert chiéem một vị trí quan trong trong Giáo Hội Đông Á.
5. Sau Công Đồng Juthia.
Đức cha Lambert bắt tay vào việc lập chủng viện và mời cha Nicolas Lambert sang làm giám đốc, nhưng trong cuộc hành trình cha đã bị chết.
Cũng chính tại đây ngài đã lập hội Mến Thánh Giá Tại Thế và soạn thảo một bộ luật cho họ (xem, Luật tại thế 1,1-6).
Từ Juthia, Đức cha Lambert phải một mình điều khiển công việc truyền giáo cho cả vùng Đông Á, vì Đức cha Cotolendi đã qua đời, còn Đức cha Pallu phải du hành liên miên do công vụ.
6. Những khó khăn của Đức cha Lambert với chế độ bảo trợ.
Trong sự nghiệp thừa sai của mình ngài đã gặp không ít những khó khăn, mà khó khăn gay go nhất là do các người Bồ Đào Nha và các thừa sai thuộc quyền Bảo Trợü Bồ Đào Nha gây ra. Nóï chủ yếu nằm trong bản chất của chế độ Bảo trợ
Vào thế kỷ XVI, công cuộc truyền giáo ở Á châu cũng nằm dưới quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha, họ đã thiết lập Tòa Tổng giám mục ở Goa (Âún Độ) cùng hai Tòa Tổng giám mục khác là Macao (Trung Quốc) và Malacca (Mã lai). Lúc bấy giờ Đàng Trong Việt Nam chúng ta thuộc Malacca, còn Đàng Ngoài thì trực thuộc Macao. Với quyền bảo trợ cho phép, vua Bồ có toàn quyền chỉ định các thừa sai, bổ nhiệm giám mục. Vì thế, các thừa sai gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là những vị lãnh đạo. Khó khăn này chưa qua thì khó khăn khác ập tới. Vào năm 1665, Đức cha Lambert bị cha Fragoso dòng Đa Minh chống đối, vì lý do Đức cha nói với cha là : một tu sỹ như cha không được phép đỡ đầu cho một người chịu phép Thêm Sức.
Tại Thái Lan cũng như ở Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam, ngài còn gặp nhiều khó khăn do các thừa sai thuộc chế độ bảo trợ Bồ chống đối, do Đức cha kịch liệt phản đối sinh hoạt buôn bán của các tu sỹ.
Vào tháng 8-1670, thánh Bộ truyền giáo đã viết thư khích lệ ngài, và phê chuẩn việc ngài phi bác các luận điểm của cha Fragoso. Tòa Thánh còn ban quyền cho ngài và Đức cha Pallu, chọn và tấn phong một số giám mục và điều khiển miền truyền giáo Nam Kinh.
7. Công Đồng Phố Hiến.
Với bao năm khát vọng được tới Việt Nam, mặc dầu miền truyền giáo Đàng Ngoài thuộc Đức cha Pallu, những vì ngài quá bận rộc với công việc của Hội Thừa sai Paris. Vì thế Đức cha Lambert đã thay Đức cha Pallu đi kinh lý Đàng ngoài.
Ngày 23-7-1669, Đức cha Lambert cùng hai cha Gabriel Bouchard và Jacques de Bourges rời Thái lan trên một tàu buôn của thuyền trưởng Gourgignon Jurat.
Ngày 30-8-1669, tàu tới sông Cái. Tuy chuyến kinh lý Đàng Ngoài của Đức cha chỉ trong vòng mấy tháng, nhưng đã gặp được nhiều thuận lợi. Ởí Đàng ngoài trong lúc Chúa Trịnh đang mong chờ tàu buôn ngoại quốc, nên phái đoàn được đón tiếp rất nồng hậu. Vì thế Đức cha Lambert đã thực hiện được các chương trình mục vụ của ngài một cách dễ dàng và tốt đẹp.
Ngày 1-10-1669, ngài chỉ thị cho cha Daydie, tổ chức một cuộc họp công khai ở Thăng Long để công bố các Sắc Dụ của Tòa Thánh về trách nhiệm của các vị Đại Diện Tông Tòa, trong đó có cha Dòng Tên được biết.
Một điều đáng ghi nhận đối với Giáo Hội Đàng Ngoài là tháng 1-1670 Đức cha Lambert phong chức cho 7 thầy già Việt Nam đã được cha Daydie dạy thần học năm 1666. Đây là lễ truyền chức đầu tiên trên đất Việt Nam. Kể cả chương trình học cũng như lễ phong chức rất đặc biệt, là đều diễn ra trên chiếc thuyền dùng làm chủng viện của Đàng Ngoài.
Dịp kinh lý Đàng Ngoài lần này, ngài cũng ban phép cắt tóc và chức nhỏ cho 48 thầy khác (X. T. Les 4 ; T.Clemen 19-20). Với tinh thần hăng say phục vụ và đời sống thánh thiện của ngài, ngài đã thuyết phục hàng giáo sỹ Đàng Ngoài phát huy tinh thần liên đới trong đời sống cộng đoàn của nhà Đức Chúa Trời, và trong hoạt động mục vụ truyền giáo.
Với tài năng lãnh đạo của ngài, ngày 14-2-1670 ngài đã triệu tập và chủ tọa Công Đồng Phố Hiến, gồm chính ngài cùng 3 linh mục thức sai người Pháp và 9 linh mục Việt Nam, trong số này cuộc sống hai vị được phong chức ở Juthia năm 1668, còn 7 vị nữa được phong chức tại đây. Hội nghị thảo luận về các tổ chức sinh hoạt của Giáo Hội Đàng Ngoài và thông quan nghị quyết gồm 34 điều đã được Đức Giáo Hoàng Clement X châu phê ngày 23-12 năm 1673, sau khi đã sửa đổi vài chi tiết (Sl Apostolius officium). Sau đây là những điểm quan trọng của bản luật :
- Đức cha ấn định vùng trách nhiệm cho mỗi vị linh mục bản quốc (3-4).
- Xác định nhiệm vụ các thầy giảng (5-6).
- Ban quý chức trong các giáo xứ (7-8).
- Thiết lập quỹ chung để trang trải các nhu cầu của giáo xứ, giáo phận và giúp đỡ người nghèo (10-14).
-Khuyến khích các linh mục quản xứ nuôi dạy những thiếu niên đạo đức để gửi vào chủng viện. 16.
- Kêu gọi các linh mục quản xứ quan tâm đặc biệt đến các nữ tu Mến Thánh Giá. 13
Đức cha quyết định nhận Thánh Giuse làm bổn mạng Đàng Ngoài.
Với bản luật Công Đồng I giáo phận Đàng Ngoài này, lần đầu tiên hệ thống tổ chức của Giáo Hội Việt Nam được thể chế hóa.
8. Thành lập hội dòng Mến Thánh Giá ở Đàng Ngoài.
Tháng 8-1669, khi Đức cha Lambert kinh lý Đàng Ngoài và được cha Daydie giới thiệu, thì ngài đã tìm hiểu kỹ lưỡng và ngài đã mạnh dạn quyết định chính thức lập Dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao (Nam Định), Bái Vàng (Hà Nam ngày nay), và trao cho các nữ tu bản luật do ngài soạn thảo. (X.L+K V 1 ; 19/đ18 .T.les.6) và thế là mong muốn của ngài đã được thực hiện ngay trên Giáo Hội Đàng Ngoài Việt Nam. Như vậy Đức cha Lambert cùng với cha Daydie trở thành vị sáng lập dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam. Ngài đã nhận lời khấn của hai nữ tu tiên khởi là Annê và Paula tại Phố Hiến ngày 19-2-1670. Nữ tu Anê là bề trên tu viện Bái Vàng, còn nữ tu Paula là bề trên tu viện Kiên Lao. Ngày khấn của họ là ngày lễ Tro, khởi đầu tuần chay thánh, đó là ngày chính thức khai sinh dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam.
Về Thái lan Đức cha soạn một hồ sơ báo cáo cho Tòa Thánh về cuộc kinh lý mục vụ Đàng Ngoài của ngài, ngyà 12-10-1670 ngài viết thư đệ trình Đức Giáo Hoàng Clement X kèm theo hồ sơ ấy gồm có :
- Biên bản cuộc họp 1-1-1669 tại Thăng Long, công bố các Sắc Dụ của Tòa Thánh.
- Nghị quyết Công Đồng Phố Hiến, ngày 14-2-1670.
- Luật hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế.
- Luật tu hội nữ Mến Thánh Giá.
Trong lá thư đó ngài xin Đức Giáo Hoàng châu phê và ban ân xá cho cả hai tu hội.
Nghị quyết Công Đồng Phố Hiến được Đức Giáo Hoàng Clement X châu phê ngày 23-12-1673 với một số sửa đổi trên bản văn do Đức cha Lambert đệ trình.
Còn hai bản luật hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế và tu hội nữ Mến Thánh Giá, tuy không được Đức Giáo Hoàng trực tiếp phê chuẩn nhưng được Tòa Thánh gián tiếp công nhận qua nghị định ngày 28-8-1678 của thánh Bộ truyền giáo.
III. ĐỨC CHA LAMBERT KINH LÝ ĐÀNG TRONG LẦN I
Sau chuyến kinh lý Đàng Ngoài với những thành quả lớn lao đã đạt được. Tháng 3-1670, Đức cha Lambert về Thái lan và tới Juthia. Lúc này tình hình ở Đàng Trong thuộc phạm vi chính của Đức cha Lambert có nhiều biến động. Hai linh mục người Việt : cha Giuse Tràng và Luca Bền mới đến Juthia để báo cáo tình hình của địa phận, và nhất là sau cái chết của hai cha Haiques và Brindeau cho Đức cha biết. Hoạt động Tông Đồ của hai cha đã đem lại nhiều kết quả, 6000 người đã chịu phép rửa, và sau khi hai cha đã qua đời, cuộc sống hàng trăm người xin tòng đạo. Hiện nay địa phận vắng bóng linh mục. Điều này khiến Đức cha quyết định đi kinh lý Đàng Trong, địa phận mà ngài là chủ chăn.
Ngày 20-7-1671, Đức cha xuống tàu với hai thừa sai Mahot và Vachet, cùng với hai linh mục người việt cùng theo Đức cha trở về Việt Nam.
Cuối tháng 8 thuyền tới Phan Rang, lúc đó là ranh giới Chiêm Thành và Việt Nam. Lúc này hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đang bách hại đạo. Dầu vậy, vì đã nhiều năm không gặp linh mục, các tín hữu từ vùng lân cận, khoảng 800 tín hữu ra đón và xin lãnh các bí tích. Hai linh mục người việt ngồi tòa cáo giải đón nhận hối nhân. Cha Luca Bền được phái ở lại chăm sóc giáo dân Phú Yên (trên 600 người).
Ngày 1-12, Đức cha, cha Bernile Vachet và cha Gise Tràng đi Quảng Ngãi, cha Mahot ở Quy Nhơn. Đến Quảng Ngãi, vì cuộc khủng bố của Hiền Vương, Đức cha phải tạm trú trong nhà bà góa phụ Luxia Kỳ và nhóm thiếu nữ đạo đức muốn sống đời sống tu trì tại An Chỉ. Suốt 6 tuần lễ, lợi dụng thời gian này Đức cha tổ chức tại nhà bà tu viện cho chị em Mến Thánh Giá đầu tiên, ở Đàng Trong thuộc tỉnh Quãng Ngãi. Đức cha nhận lời khấn của 8 chị em, và cbị bề trên là chị của cha Giuse Tràng, bà Luxia Kỳ dâng nhà và cơ nghiệp cho tổ chức dòng mới ở An Chỉ. Ngài trao cho họ một bản quy luật giống như ở Đàng Ngoài ; theo quyết định của Đức cha Lambert các chị em Mến Thánh Giá ở hai miền vẫn mặc thường phục bởi sự nhòm nghó của một xã hội chưa quen với tình hình tu trì công giáo.
Tháng 6-1672, Đức cha tới Hải Phố (Hội An), người đến ở trên một cù lao hẻo lánh, để nghiên cứu tình tình tôn giáo cùng với hai cha Vachet và Giuse Tràng.
1. Công Đồng Hội An
Ngày 19-1-1672, trong một căn nhà lá nghèo nàn, nằm trên hòn đảo ở Hội An, Đức cha Lambert nhóm họp Công Đồng I địa phận Đàng Trong. Tham dự có cha Claudio Giuart, cha Beninhe Vachet, cha Giuse Tràng và độ khảng 30 thầy giảng. Các cha Dòng Tên được mời nhưng không ai đến. Đức cha cho phổ biến sắc lệnh Tòa Thánh đã đặt vị Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong.
Bản luật của Công Đồng Đàng Trong vắn tắt hơn, gồm 10 khoản : hai khoản đầu nói về quyền của giám mục và buộc các thừa sai dòng phải xin quyền hoạt động và làm các phép ở ngài ; luật tổ chức Nhà Đức Chúa Trời, thầy giảng và xứ đạo. Trao cho mỗi linh mục và thầy giảng một bản. Từ đây hệ thống tổ chức Giáo Hội Việt Nam được ấn định và thống nhất trên tòan Việt Nam.
Đức cha ở Hội An chừng một tháng, đặt cha Claudio Guiart làm cha chính. Đến nước mặn đặt cha Giuse Tràng coi sóc giao dân vùng này.
Ngày 29-3-1672, Đức cha và thừa sai Vachet trở về Thái lan đem theo 10 thiếu niên và một thầy giảng để gia nhập chủng viện thánh Giuse, không may thuyền của Đức cha gặp tàu của quan đại diện chính phủ Việt Nam. Cuộc gặp này bất lợi vì Đức cha đem theo người việt. Quan đại diện tỏ ra bất bình muốn bắt người Việt ở lại, Đức cha sợ việc này đến tai chúa Nguyễn, nên ngài xin quan đại diện yên tâm, vì người sẽ cử một thừa sai đến vương phủ để giải thích vì sao người đến Việt Nam mà không thể yết kiến vua và vì lý do nào mà người đem theo học sinh người Việt sang Thái lan.
Cuối năm 1672, tại Juthia Đức cha Lambert tấn phong cho vị linh mục thứ ba của Đàng Trong là cha Manuel Bổn, và lập dòng Mến Thánh Giá cho việt kiều Đàng Trong tại kinh đô Thái lan với bản quy luật như ở Việt Nam.
2. Chọn người kế vị Đức cha Cotolendi
Năm 1673, Đức cha Pallu từ châu Âu trở sang Juthia. Đức cha Lambert đã cùng với ngài chọn cha Laneau làm giám mục Đại Sdiện Tông Tòa thay thế Đức cha Cotolendi. Cha Laneua được Đức cha Lambert tấn phong giám mục hiệu tòa Metellopolis ngày 25-3-1674, trên danh nghĩa đức tân giám mục có trách nhiệm điều khiển việc truyền giáo tại Trung Hoa và Thái lan, theo quyết định mới nhất của Tòa Thánh. Nhưng trong thực tế Đức cha Lambert tiếp tục điều hành công việc tại Thái lan cho đến cuối đời, vì ngài luôn tự coi mình như một người con và một môn đệ Đức Giám Mục Bérythe.
3. Sinh hoạt đa dạng
Tại Juthia, Đức cha Lambert càng ngày càng tạo được uy tín lớn đối với vua Phranarai. Ngài cùng Đức cha Pallu và Đức cha Laneua được vua tiếp kiến nhiều lần và giúp đỡ tận tình trong việc xây dựng trung tâm truyền giáo : nhà thờ và chủng viện thánh Giuse.
Trong sinh hoạt hàng ngày,, mối quan tâm hàng đầu của Đức cha Lambert là đốc thúc công việc đào tạo linh mục tại chủng viện thánh Giuse, nơi quy tụ đông đảo chủng sinh đến từ nhiều nước Á châu.
Tại bệnh viện thánh Giuse, ngài dành thì giờ theo dõi công việc phục vụ bệnh nhân và thăm viếng, an ủi họ, phần lớn là người nghèo. Ngài cũng đẩy mạnh công cuộc truyền giáo cho lương dân, đặt biệt cho người Việt gốc Đàng Trong và các phật tử Thái lan, kể cả các tăng lữ.
IV. ĐỨC CHA LAMBERT KINH LÝ ĐÀNG TRONG LẦN THỨ II (9/1675 - 4/1676)
Lần này Đức cha Lambert de la Motte phải đương đầu với nhiều khó khăn rất lớn. Nhưng cuối cùng ngài đã đem lại một kết quả tốt đẹp thật bất ngờ. Và cũng chính lần này ngài cử hành thánh lễ truền chức linh mục đầu tiên ở Đàng Trong : lễ truyền chức linh mục cho cha Louis Doãn tại Quảng ngãi.
Lần thứ nhất Đức cha Lambert vào Đàng Trong cách âm thầm kín đáo. Còn lần này, đáp lại lời mời của chúa Hiền Vương, ngài đến cách công khai. Vua Phranarai tỏ ý không muốn ngài sang Đàng Trong lúc này vì muốn đặt ngài làm trưởng phái bộ đi thăm vương quốc Pháp.
Ngài đã đến Hội An ngày 6-9-1675 và ra ngay kinh đô Huế để yết kiến chúa Hiền Vương. Không may nhà chúa vừa mất người con thứ hai nên không tiếp kiến ngài được nhưng đã cho các đại thần tiếp đón ngài rất nồng hậu. Quả thực về lãnh vực này có rất nhiều thuận lợi, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong công việc mục vụ : cộng đoàn dân Chúa đang bị chia rẽ trầm trọng, do những hoạt động theo những đường hướng khác nhau của các nhóm thừa sai lúc bấy giờ, nhất là của nhóm thân Bồ Đào Nha chưa hiểu đúng vai trò của các vị giám mục Đại Diện Tông Tòa, thuộc Hội Thừa sai Paris.
Những người thuộc chế độ này phổ biến nmột thư chung cảnh cáo giáo dân không được nhận các bí tích do Đức cha lambert hoặc các linh mục do ngài ban. Ai bất tuân sẽ bị vạ tuyệt thông.
Ngày 19-9-1675 Đức cha Lambert đọc được lá thư đó, ngài suy nghĩ, cầu nguyện trong hai tuần lễ và kêu gọi giáo dân tại kinh đô hợp ý cầu nguyện, xin cho các tu sỹï thừa sai biết phục tùng quyền Đức Giáo Hoàng.
Ngày 2-10-1675, ngài sai cha Vachet mang sắc dụ Speclatores (những người quan sát) của Đức Giáo Hoàng Clémente X và một lá thư của Đức cha tới cho hai cha Dòng Tên : Joseph Candone và Birthelemygye Acosta tại Hội An. Sắc dụ của Tòa Thánh chỉ thị cho các tu sỹ phải phục quyền vị Đại Diện Tông Tòa, còn thư chứa đựng lời cảnh cáo tối hậu : nếu sau 3 ngày không tuân hành lệnh Tòa Thánh, sẽ bị vạ tuyệt thông.
Hai cha không chấp nhận và tỏ ý phản đối, cha Candone bày tỏ lập trường, họ không thừa nhận vì hai lý do : một là Đàng Trong thuộc thẩm quyền Đức Giám Mục Malacca, mà ngài là tổng đại diện hợp pháp ; hai là Tòa Thánh không thể quyết định cách khác mà không có sự ưng thuận của vua Bồ Đào Nha.
Sau hai ngày Đức cha Lambert dứt phép thông công hai cha Dòng Tên. Ngài viết thư thông báo cho các giáo đoàn biết hai sự kiện quan trọng : một là triều đình Huế ban phép cho ngài tự do đi lại làm việc tôn giáo, và gửi thừa sai đến vương quốc này bất cứ lúc nào ; hai là ngài đã phải dùng biện pháp mạnh mẽ ngăn chặn hành động của các thừa sai Dòng Tên.
Giáo đoàn kinh đô cũng kêu gọi các giáo đoàn khác ở Đàng Trong hợp nhất với nhau phục quyền vị giám mục hợp pháp. Còn về phía cha Candone phản ứng quyết liệt, cha lấy quyền của Tổng đại diện giám mục Malacca, dứt phép thông công Đức cha Lambert với lý do là : vào Đàng Trong thi hành chức vụ mà không xin phép ngài.
Nhưng lá thư của Đức cha Lambert đã đem lại kết quả thật bất ngờ. Rồi ngài đã báo cáo tòan vụ việc này về Rôma và chờ đợi chỉ thị mới của Tòa Thánh. Ngoài ra ba linh mục bản quốc và 109 thầy giảng đã viết thư dâng Đức Thánh Cha Clemente X. Những khó khăn đó làm cho sức lực Đức cha Lambert hao tổn. Nhưng ngài vẫn cố gắng thăm viếng các giáo đoàn, giải quyết các vấn đề mục vụ và nhất là quan tầm tới chị em Mến Thánh Giá. Ngài đến thăm cộng đòan An Chỉ và nhận lới khấn của những chị em đầu tiên trong số 12 nữ tu Mến Thánh Giá thuộc cộng đoàn này. Ngài còn đích thân lập thêm sáu bảy cộng đoàn mới nữa.
Theo lời cha Vachet, người tháp tùng ngài trong chuyến kinh lý này : ngài rất hài lòng với con cái mình ở An Chỉ, về đời sống đạo đức vàd luôn trung thành giữ luật dòng. Chính Đức cha Lambert cũng xác định điều đó trong thư gửi Đức cha Laval, ngày 14-1-1676 : Tháng năm vừa qua, tôi rời khỏi Đàng Trong yêu quý, với niềm vui khôn tả, tôi thăm viếng hết thảy mói tín hữu trong nhiều tỉnh hạt. Tôi được thấy một cộng đoàn trinh nữ, gồm những người đang vươn lên cao trên đường đến cùng Thiên Chúa. Lòng sốt sắng của họ cần được hạn chế.
Tóm lại trong lần kinh lý thứ hai này Đức cha Lambert đã gặp nhiều khó khăn lớn. Nhưng cuối cùng nhờ thái độ vừa nhân từ vừa cương nghị ngài tái lập được trật tự trong miền truyền giáo của ngài. Tuy ban giám đốc chủng viện thừa sai Paris có trách ngài có thái độ thiếu khôn ngoan và quá cứng rắn trong vấn đề này. Nhưng vấn đề này đã được Đức cha Pallu trả lời : các hành vi của Đức cha Lambert thật đáng khâm phục. Tôi không thấy điều gì đẹp đẽ, cao quý, mạnh mẽ và hợp lý hơn những gì ngài đã làm.
Còn Đức cha Lambert ngài đx cảm nhận tất cả là hồng ân và đánh giá cuộc kinh ký này như một cuộc hành trình được Thiên Chúa ban đầy phúc lành.
Trước khi từ giã Đàng Trong, ngài chỉ định các linh mục coi sóc các giáo xứ :
- Linh mục Ben- Vachet coi Quảng Bình, Quảng Trị và Thuận Hóa.
- Linh mục Garb- Bouchard coi Quy Nhơn, Phú Yên.
- Linh mục Giul Mahot và linh mục Gioa Coutulin coi Quảng Ngãi.
- Linh mục Luca Bền coi Phú Yên, sống đến 1684.
- Linh mục Louis Doãn coi Quảng Ngãi, mất 6-1678.
Sau đó vào trung tuần tháng 5-1676, ngài tới kinh đô Thái Lan và mất ở đó.
KẾT LUẬN
Những dòng trên thì chưa nói hết về cuộc đời, cũng như những hoạt động trong công cuộc truyền giáo của Đức cha Lambert de la Motte. Nhưng qua đó chúng ta cũng tạm kết luận rằng : “Ngài là con người nghiêm khắc, nhân từ, vừa cương nghị vừa khiêm nhu, vừa mực thước vừa giàu óc sáng tạo thích nghi. Ngài mang nhiều nỗi ưu tư nhưng trong thâm sâu luôn an bình, thanh thản. Đặc biệt ngài cuộc sống tâm hồn chiêm niệm sâu sắc, luôn quy hướng về Chúa Kitô giữa những hoạt động Tông Đồ đa dạng. Đức cha Lambert đã sống Phúc Âm cách triệt để. Ngài là vị thừa sai đáng kể của thời đại mới và là nhà linh đạo vượt bậc”. (Tsvà BT.T.61).
Là người mục tử nhiệt thành, ngài đã vì nước Chúa và phần rỗi các linh hồn mà hy sinh phục vụ Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Hội Việt Nam chúng ta cho đến những ngày cuối đời. Để rồi ngày 15-6-1679, lúc 4 giờ sáng Đức cha Lambert de la Motte, Đại Diện Tông Tòa tiên khởi miền truyền giáo Đàng Trong, Giám Quản tông tòa miền truyền giáo Đàng Ngoài, đấng sáng lập dòng Mến Thánh Giá đã an nghỉ lành thánh trong tay Chúa tại Juthia. (Tiểu sử và Bút tích, trang 47).
Cuộc đời với bao gian khổ thử thách trong công tác mục vụ, ngài đã góp phần làm cho “cây Giáo Hội” Việt Nam chúng ta từ “một hạt giống nhỏ bé như hạt cải trở thành cây to lớn, đến nỗi chim trờ đến nương náu trên cành”. (Mt 13,32). Cây Giáo Hội này đã chịu thử thách hay bách hại, có lúc hầu như chỉ còn cành trơ lưa thưa lá. Nhưng nó vẫn mang trong mình sinh lực chiến thắng, và thực sự nó đã cải hóa, canh tân để tồn tại và bành trướng mãi bất chập mọi gian nguy thử thách.
Điều này không thể phủ nhận công sức đóng góp của các thừa sai, đặc biệt là Đức cha Lambert. Lại không thể phủ nhận bàn tay uy quyền luôn quan phòng của Thiên Chúa trong Giáo Hội : “Ta sẽ xây Giáo Hội Ta trên đá tảng này, dù quyền lực hỏa ngục cũng không phs nổi” (Mt 16,18).
Ngày nay người công giáo Việt Nam đang thừa hưởng những thành quả quý báu mà biết bao công sức của người đi trước đã xây dựng nên. Chúng ta phải hết lòng biết ơn sâu sắc. Bằng cách nỗ lực hơn nữa trong công tác phục vụ nhất là bằng gương sáng. Để Giáo Hội Chúa ngày một lan rộng và ánh sáng đức tin được chiếu rõi cho mọi người.
Sưu tầm từ internet
Đăng nhận xét