Thể lệ bầu cử Giáo Hoàng
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Habemus papam – Chúng ta có Đức giáo hoàng mới
Các Đức Hồng Y Giáo Hội Công gíao, sau khi Đức Giáo hoàng Benedicto XVI. từ ngày 28.02.2013 thoái vị từ nhiệm, đã thỏa thuận chọn ngày thứ ba, 12.03.2013, bắt đầu cầu nguyện bầu chọn đức giáo hoàng mới thay thế Đức giáo hoàng Benedicto XVI. vì tuổi tác cao sức khỏe yếu kém lui về nghỉ hưu.
Những việc sửa soạn cần thiết cho việc bầu cử vị Gíao hòang mới chiếu theo truyền thống, cùng luật ấn định trong Giáo hội, được tiến hành từng bước cẩn thận cùng nhanh chóng cho kịp thời điểm ngày diễn ra mật nghị bầu cử.
Đây là cung cách bầu cử mang sắc thái riêng đặc biệt của Giáo Hội Công giáo từ hàng thế kỷ nay, và được điều chỉnh sửa chữa trong suốt dòng lịch sử của Gíao Hội.
1. Bầu chọn Gíao hoàng
Đức giáo hoàng Công giáo chỉ được bầu chọn, khi Toà thánh trống ngôi, vì Đức giáo hoàng băng hà hay từ nhiệm.
Trước tiền bán thế kỷ thứ 11. không có rõ ràng thể thức cung cách bầu chọn đức giáo hoàng. Nguyên thủy việc bầu chọn Giáo hoàng do hàng Giáo sỹ và dân chúng Roma thực hiện. Nên không tránh khỏi những áp lực của Vua chúa quan quyền thời đó tìm mọi cách chen vào, thậm chí thời Trung Cổ đã xảy ra có nhiều Giáo Hoàng được tuyên bố bầu chọn chống đối nhau.
Để tránh tình trạng chao đảo bát nháo đó, năm 1059 Công đồng Lateran đã đưa ra luật lệ bầu chọn Giáo hoàng qua văn kiện In nomine Domini. Theo văn kiện này, trước hết các Hồng Y đẳng Giám Mục họp bàn thảo luận, sau đó các Hồng Y đẳng Linh mục và đẳng Phó Tế được cùng tham dự, và sau cùng ý kiến của dân chúng được hỏi tham khảo. De facto và theo sự phát triển, nhằm để tránh về phương diện hình thức, tình trạng chỉ nguyên các Hồng Y và các vua chúa quan quyền được một mình bầu cử Gíao hoàng. Nhưng Hoàng đế cai trị vẫn còn được quyến hành công nhận kết qủa bầu cử.
Mật nghị bầu Đức Giáo hoàng diễn ra lần đầu tiên năm 1241 do các Nghị Phụ Công đồng Lyon thứ hai thời Đức Giáo hoàng Gregor X. ấn định thể thức luật bầu Giáo hoàng theo cách thức Mật nghị.
2. Mật nghị bầu gíao hoàng – Conclave
Mật nghị bầu Gíao hoàng – Conclave – mang nghĩa là căn phòng, nơi chỗ đóng kín với chìa khóa, như trong tiếng Latinh từ cụm từ cum clave. Như thế, Mật nghị bầu Gíao hoàng vừa nói lên nghĩa căn phòng đóng kín, nơi là phòng phiếu, và cũng vừa là sự tụ họp của các Vị được quyền bầu cử Giáo hoàng ̣
Chỉ duy Đức giáo hoàng mới có thẩm quyền thay đổi luật lệ Mật nghị bầu Giáo hoàng. Đức giáo hoàng khi còn sinh tiền, tuy được bổ nhiệm tấn phong các Hồng Y là những Vị có quyền bầu Giáo hoàng mới trong Mật nghị, nhưng không được quyền chỉ định vị giáo hoàng mới kế vị mình.
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. ngày 22.02.1996 đã ra văn kiện Universi Domini Gregis về thay đổi cùng ấn định thể thức bầu Giáo hoàng trong Mật nghị bầu giáo hoàng.
Tháng sáu 2007 Đức giáo hoàng Benedicto XVI. ra tự sắc De aliquibus mutationibus in normis de electione Romani Pontificis sửa đổi cùng bổ túc một vài thể thức trong văn kiện Universi Domini Gregis của vị tiền nhiệm về Mật nghị bầu giáo hoàng.
Và ngày 22.02.2013 Đức giáo hoàng Benedicto XVI. đã ra tự sắc Normas nonnullas bổ túc thêm luật lệ thể thức Mật nghị bầu giáo hoàng dựa theo văn kiện Universis Dominici Gregris đã có từ thời Đức Giáo hoàng Phaolo II.
Các cuộc bầu Gíao Hoàng trong dòng lịch sử Gíao Hội xưa nay diễn ra ở nhiều nơi khác nhau, như vào năm 1870 cuộc Mật nghị bầu giáo hoàng diễn ra ở dinh thự Quirinus bên Roma. Dinh thự Quirinus ở thành phố Roma xưa kia là dinh của Hoàng đế Roma, bây giờ là dinh Tổng Thống Ý đại lợi.
Nhưng từ năm 1878 nhà nguyện Sixtina trong Vatican là nơi địa điểm cho Mật nghị bầu Giáo hoàng.
Trong thời gian Mật nghị các Vị Hồng Y phải cư ngụ trong nội thành Vatican ở nhà Domus Sanctae Martha. Các vị không được liên lạc giao tiếp với bên ngoài dưới mọi hình thức cho đến khi bầu chọn được vị Giáo hoàng. Các Hồng Y cử tri và cả những người trợ giúp mọi công việc trong thời kỳ Mật viện phải tuyên thệ tuyệt đối giữ luật lệ nghiêm nhặt không được tiết lộ bất cứ chi tiết nào liên quan đến Mật nghị bầu giáo hoàng. Họ buộc phải tuyệt đối giữ cẩn mật chết mang theo.
Sau khi các vị Hồng Y cử tri tuyên thệ, vị Chưởng nghi lễ tuyên đọc công thức Extra omnes – mọi người phải ra ngoài. Tức là những ai không thuộc vào những người có quyền vào Mật nghị bầu Giáo hoàng phải đi ra ngoài hết. Duy chỉ những Hồng Y cử tri và những người được chỉ định giúp việc được phép ở lại bên trong thôi, và cánh cửa ra vào nhà nguyện Sixtina được đóng khóa kín lại.
3. Luật bầu cử
Tất cả mọi Hồng Y dưới 80 tuổi trước ngày tòa Giáo hoàng trống ngôi, của Giáo Hội Công giáo Roma có quyền vào Mật nghị bầu giáo hoàng.
Đức Giáo hoàng Phaolo VI. năm 1975 qua văn kiện tòa thánh Romano Pontifici Eligendo đã ấn định số Hồng Y cử tri bầu gíao hoàng không được qúa 120 vị. Thời gian trước đó giới hạn chỉ trong vòng 70 vị Hồng Y cử tri, nhưng không giới hạn số tuổi các Vị.
Mỗi vị Hồng Y cử tri có bổn phận phải tham dự Mật nghị bầu giáo hoàng, chỉ trừ khi vị nào bị đau bệnh hay lý do nào quan trọng ngăn trở không thể đến tham dự được. Trong trường hợp một vị Hồng Y cử tri nào không đến để tham dự Mật nghị đúng lúc kịp thời, Mật nghị dẫu vậy vẫn diễn ra không có vị đó.
Theo lý thuyết, mọi người đàn ông đã được Rửa tội Công giáo có thể được bầu là Giáo hoàng. Nhưng từ triều đại Đức giáo hoàng Urbano VI. năm 1378 không có ai được bầu chọn làm Giáo hoàng mà không phải là Hồng Y.
4. Cách thức bầu cử
Theo truyền thống xưa nay có ba cách thức bầu chọn Gíao hoàng
1. Bầu theo per scrutinium, bầu theo thể thức kín với lá phiếu, như cho tới ngày hôm nay còn thực hiện.
2. Bầu theo per compromissum, nếu khi các Vị Hồng Y sau nhiều lần thử mà vẫn không thể chọn bầu được ai, và lần bỏ phiếu sau cùng ủy quyền cho một nhóm nhỏ các Hồng Y.
3. Bầu theo quasi ex inspiratione – per acclamationem seu inspirationem, khi một vị Hồng Y đề nghị tên một ứng cử viên nào, và người đó được sự đồng thuận của mọi người trong hân hoan qua thể thức tuyên bố.
Cách thức bầu cử theo kiểu thứ hai và thứ ba de facto từ năm 1179 thời Công Đồng Lateran thứ ba bị hủy bỏ.
De jure qua văn kiện Tòa thánh Universi Dominici Gregis năm 1996 đã ấn định chỉ còn cách thức bầu cử kín và viết ra phiếu bầu.
Sau Mật nghị bầu Gíao hoàng tất cả Hồng Y cử tri bó buộc phải thinh lặng giữ kín tất cả những gì trong lần Mật nghị bầu giáo hoàng đã tham dự.
4. Lá phiếu cử tri
Theo luật lệ bầu giáo hoàng như các Văn kiện Giáo Hội quy định, chỉ có những vị Hồng Y dưới 80 tuổi mới có quyền cử tri vào Mật nghị bầu Giáo hoàng.
Lần Mật nghị năm 2005 có 115 vị Hồng Y cử tri, và lần này năm 2013 cũng có 115 vị Hồng Y cử tri.
Trong Mật nghị không có danh sách ứng cử viên nào, và cũng không có vòng tranh cử nào giữa các Vị Hồng Y. Mỗi vị Hồng Y trong Mật nghị đều là cử tri bỏ phiếu bầu chọn giáo hoàng, và đồng thời cũng là người có thể được bầu chọn trở thành gíao hoàng.
Trước khi diễn ra Mật nghị bầu Giáo hòang, vào thời gian Tòa Thánh trống ngôi không có Gíao hoàng, các Đức Hồng Y trong Gíao Hội tụ họp về Tòa Thánh Vatican và có những cuộc họp thảo luận kín về tình hình Gíao Hội. Đây là những buổi các Đức Hồng Y khắp nơi trên thế giới cùng gặp gỡ nhau họp bàn về tình hình tương lai Gíao Hội, về vị Gíao hoàng tương lai cần phải xử sự thế nào với những vấn đề trong nội bộ cũng như với thế giới bên ngoài.
Các Vị họp bàn trong bầu không khí cầu nguyện và cùng tìm hiểu cho lợi ích Giáo Hội, chứ không phải là lối vận động tranh cử, như các cuộc bầu cử chính trị ở các quốc gia ngoài xã hội. Trong Giáo Hội không có vận động tranh cử.
Căn cứ vào những thông tin đó, các Hồng Y có được hình ảnh về Gíao Hội. Và từ căn bản đó các Vị Hồng Y cử tri theo lương tâm cùng sự soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà chọn người bỏ phiếu làm Gíao Hoàng cho tương lai.
Đức Chúa Thánh Thần là động lực soi sáng lương tâm các Hồng Y chọn bầu ai là người trở thành Giáo hoàng trong Giáo Hội của Chúa ở trần gian. Các Hồng Y chỉ nghe tiếng Chúa soi dẫn nói trong lương tâm họ thôi. Vì thế, các Vị Hồng Y cử tri cần sự yên tĩnh cầu nguyện suy tư tìm hiểu ý Chúa muốn, xa tránh tất cả những áp lực những ràng buộc quyền lợi phe nhóm, trong việc bầu cử chọn vị Gíao hoàng cho Gíao Hội Chúa.
Theo luật lệ hiện nay, một ngày sẽ có bốn vòng bỏ phiếu, buổi sáng hai vòng và buổi chiều hai vòng.
Theo như đã được qui định cùng kể lại, mỗi vị Hồng Y cử tri trong Mật nghị viết tên Vị nào, theo lương tâm, muốn chọn bầu làm Gíao Hoàng, đọc được rõ ràng trên lá phiếu. Lá phiếu có in ghi hàng chữ: Eligo in Summum Pontificem – Tôi bầu chọn vị Giáo hoàng tối cao.
Lần lượt từng Vị theo thứ tự năm thâm niên đã được tấn phong thành Hồng Y bước lên bàn thờ, giơ cao lá phiếu của mình, qùi gối xuống cầu nguyện và nói lời tuyên thề.:
Testor Christum Dominum, qui me iudicaturus est, me eum eligere, quem secundum Deum iudico eligi debere – Tôi kêu cầu Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Vị Thẩm phán của tôi, là nhân chứng cho tôi, tôi chọn bầu theo như lòng tôi tin tưởng xác tín và người đó phải được bầu chọn phù hợp với ý Chúa.
Đoạn vị đó bỏ lá phiếu vào thùng phiếu.
Cuộc bầu cử chỉ có gía trị, khi số phiếu bỏ phải đúng chính xác với số Hồng Y cử tri trong Mật nghị, đồng thời cũng phải đúng với số phiếu kiểm đếm do ba vị kiểm phiếu từ thùng phiếu sau mỗi vòng bầu cử.
Vị nào đạt được hai phần ba phiếu của các Hồng Y cử tri trong Mật nghị, vị đó mới được trở thành Giáo hoàng. Hay sau vòng bỏ phiếu thứ 33. mà vẫn chưa có ai đạt được hai phần ba số phiếu, thì những vòng bỏ phiếu sau đó chỉ cần đa số tuyệt đối là Vị đó được bầu là Giáo Hoàng.
Hay cũng có thể sau đó các vị Hồng Y cử tri theo phương pháp bầu cử chọn giữa hai vị được đề cử để bầu chọn. Nhưng Đức Giáo hoàng Benedicto XVI. năm 2007 không cho phép phương thức bầu cử như thế nữa.
Theo tự sắc Normas nonnullas của Đức giáo hoàng Benedicto XVI. ngày 22.02.2013 ấn định chính xác rõ ràng. Sau lần bỏ phiếu vòng thứ 34. mà vẫn chưa có kết qủa vị nào đạt được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết của các Hồng Y cử tri, các Hồng Y cử tri bầu chọn giữa hai Vị lần bầu cử sau cùng vòng thứ 34. đã đạt được nhiều phiếu nhất. Lúc này hai vị này không được quyền bỏ phiều nữa. Tuy vậy, vị nào cũng phải đạt được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết của các Hồng Y cử tri, vị đó mới được là Giáo Hoàng.
5. Habemus papam
Sau khi công việc bầu chọn đã xong theo luật ấn định, vị nào đạt được hai phần ba số phiếu bầu cử của các Hồng Y cử tri, Đức Hồng Y niên trưởng, hay vị Hồng Y phó niên trưởng sẽ hỏi vị Giáo hoàng tương lai:
- Acceptasne electionem de te canocice factam in Summun Pontificem.
Ngài có chấp nhận sự chọn lựa bầu cử là Gíao hoàng không
- Quo nomine vis vocari.
Và Ngài chọn tước hiệu gì.
Sau đó đoạn Phúc âm Chúa Giêsu nói với Thánh Phero “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16, 17-19)
Đức giáo hoàng mới được dẫn vào căn phòng camera lacrimatoria – căn phòng nước mắt – bên cạnh nhà nguyện Sixtina để thay phẩm phục Giáo hoàng mầu trắng. Sau đó ngài trở lại với các Hồng Y ở nhà nguyện Sixtina. Ngài được dẫn ngồi ngồi lên ngai tòa Giáo hoàng trước bàn thờ. Và lần lượt từng vị Hồng Y đến qùi bái gối tuyên thệ thần phục trung thành. Và các Vị cùng hát Kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa.
Các lá phiếu được gom lại đem vào ống khói nhà nguyện đốt sau mỗi vòng bỏ phiếu. Hễ làn khói bốc tỏa lên mầu đen, là dấu hiệu báo tin chưa bầu được Đức giáo hoàng. Hễ khi làn khói bốc lan tỏa lên mầu trắng là dấu chỉ báo tin đã có đức giáo hoàng mới. Toàn dân Chúa đang tụ tập ngoài quảng trường Thánh Phero chờ tin cứ theo mầu làn khói từ nóc nhà nguyện Sixtina mà biết. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. còn qui định thêm :Có làn khói trắng bốc lên, nhưng còn phải kéo chuông đền thờ Thánh Phero đổ hồi thêm vào nữa.
Sau đó, Vị Hồng Y đẳng Phó Tế ra trước Balcon chúc lành, cửa sổ ở chính giữa mặt tiền đền thờ Thánh Phero báo tin mừng:
Annuntio vobis gaudium magnum, habemus papam . Eminentissimum ac Reverendissimum Dominum, Dominum…Sanctae Ecclesiae Cardinalem, qui sibi nomen imposuit
Tôi báo cho anh em tin mừng cả thể lớn lao, chúng ta có Đức giáo Hoàng, là Vị rất đáng kính trong Giáo Hội Công giáo Roma Đức Hồng Y…Ngài đã chọn danh hiệu gíao hoàng….
Sau đó Đức giáo hoàng mới xuất hiện trước ban con đền thờ Thánh Phero chào mừng toàn thể dân chúng đang đứng dưới quảng trường chờ đón ngài. Ngài ngỏ lời với toàn dân và ban phép lành Giáo hoàng đầu tiên cho dân chúng.
*********************
Từ đây ngài là Gíao hoàng, đấng kế vị Thánh Phero làm thủ lãnh con thuyền Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Và từ đây, thời kỳ Tòa Thánh trống ngôi cũng chấm dứt. Con thuyền Gíao Hội từ nay có vị thuyền trưởng điều khiển tiếp tục thả lưới trên dòng sông đời sống xã hội trên trần gian đi về bến cảng tình yêu Thiên Chúa.
Và dẫu thế, những thử thách, những vấp ngã chao đảo, cùng những vấn đề khó khăn phức tạp trong đời sống Gíao Hội cũng vẫn luôn còn có đó cũ cũng như mới.
Nhưng như Đức nguyên Thánh Cha Bendicto XVI. đã có tâm tư xác tín “Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn cả qua các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Thiên Chúa hướng dẫn Giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội nhất là trong những lúc khó khăn. Người luôn ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới” ( Buổi triều yết cuối cùng ngày 27.02.2013)
Và Chúa Giêsu, Vị sáng lập Gíao Hội, đã nhắn nhủ: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.“ (Mt 28,20)
Ngày bắt đầu Mật nghị bầu Giáo hoàng, 12.03.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thể lệ bầu cử Giáo Hoàng
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Habemus papam – Chúng ta có Đức giáo hoàng mới
Các Đức Hồng Y Giáo Hội Công gíao, sau khi Đức Giáo hoàng Benedicto XVI. từ ngày 28.02.2013 thoái vị từ nhiệm, đã thỏa thuận chọn ngày thứ ba, 12.03.2013, bắt đầu cầu nguyện bầu chọn đức giáo hoàng mới thay thế Đức giáo hoàng Benedicto XVI. vì tuổi tác cao sức khỏe yếu kém lui về nghỉ hưu.
Những việc sửa soạn cần thiết cho việc bầu cử vị Gíao hòang mới chiếu theo truyền thống, cùng luật ấn định trong Giáo hội, được tiến hành từng bước cẩn thận cùng nhanh chóng cho kịp thời điểm ngày diễn ra mật nghị bầu cử.
Đây là cung cách bầu cử mang sắc thái riêng đặc biệt của Giáo Hội Công giáo từ hàng thế kỷ nay, và được điều chỉnh sửa chữa trong suốt dòng lịch sử của Gíao Hội.
1. Bầu chọn Gíao hoàng
Đức giáo hoàng Công giáo chỉ được bầu chọn, khi Toà thánh trống ngôi, vì Đức giáo hoàng băng hà hay từ nhiệm.
Trước tiền bán thế kỷ thứ 11. không có rõ ràng thể thức cung cách bầu chọn đức giáo hoàng. Nguyên thủy việc bầu chọn Giáo hoàng do hàng Giáo sỹ và dân chúng Roma thực hiện. Nên không tránh khỏi những áp lực của Vua chúa quan quyền thời đó tìm mọi cách chen vào, thậm chí thời Trung Cổ đã xảy ra có nhiều Giáo Hoàng được tuyên bố bầu chọn chống đối nhau.
Để tránh tình trạng chao đảo bát nháo đó, năm 1059 Công đồng Lateran đã đưa ra luật lệ bầu chọn Giáo hoàng qua văn kiện In nomine Domini. Theo văn kiện này, trước hết các Hồng Y đẳng Giám Mục họp bàn thảo luận, sau đó các Hồng Y đẳng Linh mục và đẳng Phó Tế được cùng tham dự, và sau cùng ý kiến của dân chúng được hỏi tham khảo. De facto và theo sự phát triển, nhằm để tránh về phương diện hình thức, tình trạng chỉ nguyên các Hồng Y và các vua chúa quan quyền được một mình bầu cử Gíao hoàng. Nhưng Hoàng đế cai trị vẫn còn được quyến hành công nhận kết qủa bầu cử.
Mật nghị bầu Đức Giáo hoàng diễn ra lần đầu tiên năm 1241 do các Nghị Phụ Công đồng Lyon thứ hai thời Đức Giáo hoàng Gregor X. ấn định thể thức luật bầu Giáo hoàng theo cách thức Mật nghị.
2. Mật nghị bầu gíao hoàng – Conclave
Mật nghị bầu Gíao hoàng – Conclave – mang nghĩa là căn phòng, nơi chỗ đóng kín với chìa khóa, như trong tiếng Latinh từ cụm từ cum clave. Như thế, Mật nghị bầu Gíao hoàng vừa nói lên nghĩa căn phòng đóng kín, nơi là phòng phiếu, và cũng vừa là sự tụ họp của các Vị được quyền bầu cử Giáo hoàng ̣
Chỉ duy Đức giáo hoàng mới có thẩm quyền thay đổi luật lệ Mật nghị bầu Giáo hoàng. Đức giáo hoàng khi còn sinh tiền, tuy được bổ nhiệm tấn phong các Hồng Y là những Vị có quyền bầu Giáo hoàng mới trong Mật nghị, nhưng không được quyền chỉ định vị giáo hoàng mới kế vị mình.
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. ngày 22.02.1996 đã ra văn kiện Universi Domini Gregis về thay đổi cùng ấn định thể thức bầu Giáo hoàng trong Mật nghị bầu giáo hoàng.
Tháng sáu 2007 Đức giáo hoàng Benedicto XVI. ra tự sắc De aliquibus mutationibus in normis de electione Romani Pontificis sửa đổi cùng bổ túc một vài thể thức trong văn kiện Universi Domini Gregis của vị tiền nhiệm về Mật nghị bầu giáo hoàng.
Và ngày 22.02.2013 Đức giáo hoàng Benedicto XVI. đã ra tự sắc Normas nonnullas bổ túc thêm luật lệ thể thức Mật nghị bầu giáo hoàng dựa theo văn kiện Universis Dominici Gregris đã có từ thời Đức Giáo hoàng Phaolo II.
Các cuộc bầu Gíao Hoàng trong dòng lịch sử Gíao Hội xưa nay diễn ra ở nhiều nơi khác nhau, như vào năm 1870 cuộc Mật nghị bầu giáo hoàng diễn ra ở dinh thự Quirinus bên Roma. Dinh thự Quirinus ở thành phố Roma xưa kia là dinh của Hoàng đế Roma, bây giờ là dinh Tổng Thống Ý đại lợi.
Nhưng từ năm 1878 nhà nguyện Sixtina trong Vatican là nơi địa điểm cho Mật nghị bầu Giáo hoàng.
Trong thời gian Mật nghị các Vị Hồng Y phải cư ngụ trong nội thành Vatican ở nhà Domus Sanctae Martha. Các vị không được liên lạc giao tiếp với bên ngoài dưới mọi hình thức cho đến khi bầu chọn được vị Giáo hoàng. Các Hồng Y cử tri và cả những người trợ giúp mọi công việc trong thời kỳ Mật viện phải tuyên thệ tuyệt đối giữ luật lệ nghiêm nhặt không được tiết lộ bất cứ chi tiết nào liên quan đến Mật nghị bầu giáo hoàng. Họ buộc phải tuyệt đối giữ cẩn mật chết mang theo.
Sau khi các vị Hồng Y cử tri tuyên thệ, vị Chưởng nghi lễ tuyên đọc công thức Extra omnes – mọi người phải ra ngoài. Tức là những ai không thuộc vào những người có quyền vào Mật nghị bầu Giáo hoàng phải đi ra ngoài hết. Duy chỉ những Hồng Y cử tri và những người được chỉ định giúp việc được phép ở lại bên trong thôi, và cánh cửa ra vào nhà nguyện Sixtina được đóng khóa kín lại.
3. Luật bầu cử
Tất cả mọi Hồng Y dưới 80 tuổi trước ngày tòa Giáo hoàng trống ngôi, của Giáo Hội Công giáo Roma có quyền vào Mật nghị bầu giáo hoàng.
Đức Giáo hoàng Phaolo VI. năm 1975 qua văn kiện tòa thánh Romano Pontifici Eligendo đã ấn định số Hồng Y cử tri bầu gíao hoàng không được qúa 120 vị. Thời gian trước đó giới hạn chỉ trong vòng 70 vị Hồng Y cử tri, nhưng không giới hạn số tuổi các Vị.
Mỗi vị Hồng Y cử tri có bổn phận phải tham dự Mật nghị bầu giáo hoàng, chỉ trừ khi vị nào bị đau bệnh hay lý do nào quan trọng ngăn trở không thể đến tham dự được. Trong trường hợp một vị Hồng Y cử tri nào không đến để tham dự Mật nghị đúng lúc kịp thời, Mật nghị dẫu vậy vẫn diễn ra không có vị đó.
Theo lý thuyết, mọi người đàn ông đã được Rửa tội Công giáo có thể được bầu là Giáo hoàng. Nhưng từ triều đại Đức giáo hoàng Urbano VI. năm 1378 không có ai được bầu chọn làm Giáo hoàng mà không phải là Hồng Y.
4. Cách thức bầu cử
Theo truyền thống xưa nay có ba cách thức bầu chọn Gíao hoàng
1. Bầu theo per scrutinium, bầu theo thể thức kín với lá phiếu, như cho tới ngày hôm nay còn thực hiện.
2. Bầu theo per compromissum, nếu khi các Vị Hồng Y sau nhiều lần thử mà vẫn không thể chọn bầu được ai, và lần bỏ phiếu sau cùng ủy quyền cho một nhóm nhỏ các Hồng Y.
3. Bầu theo quasi ex inspiratione – per acclamationem seu inspirationem, khi một vị Hồng Y đề nghị tên một ứng cử viên nào, và người đó được sự đồng thuận của mọi người trong hân hoan qua thể thức tuyên bố.
Cách thức bầu cử theo kiểu thứ hai và thứ ba de facto từ năm 1179 thời Công Đồng Lateran thứ ba bị hủy bỏ.
De jure qua văn kiện Tòa thánh Universi Dominici Gregis năm 1996 đã ấn định chỉ còn cách thức bầu cử kín và viết ra phiếu bầu.
Sau Mật nghị bầu Gíao hoàng tất cả Hồng Y cử tri bó buộc phải thinh lặng giữ kín tất cả những gì trong lần Mật nghị bầu giáo hoàng đã tham dự.
4. Lá phiếu cử tri
Theo luật lệ bầu giáo hoàng như các Văn kiện Giáo Hội quy định, chỉ có những vị Hồng Y dưới 80 tuổi mới có quyền cử tri vào Mật nghị bầu Giáo hoàng.
Lần Mật nghị năm 2005 có 115 vị Hồng Y cử tri, và lần này năm 2013 cũng có 115 vị Hồng Y cử tri.
Trong Mật nghị không có danh sách ứng cử viên nào, và cũng không có vòng tranh cử nào giữa các Vị Hồng Y. Mỗi vị Hồng Y trong Mật nghị đều là cử tri bỏ phiếu bầu chọn giáo hoàng, và đồng thời cũng là người có thể được bầu chọn trở thành gíao hoàng.
Trước khi diễn ra Mật nghị bầu Giáo hòang, vào thời gian Tòa Thánh trống ngôi không có Gíao hoàng, các Đức Hồng Y trong Gíao Hội tụ họp về Tòa Thánh Vatican và có những cuộc họp thảo luận kín về tình hình Gíao Hội. Đây là những buổi các Đức Hồng Y khắp nơi trên thế giới cùng gặp gỡ nhau họp bàn về tình hình tương lai Gíao Hội, về vị Gíao hoàng tương lai cần phải xử sự thế nào với những vấn đề trong nội bộ cũng như với thế giới bên ngoài.
Các Vị họp bàn trong bầu không khí cầu nguyện và cùng tìm hiểu cho lợi ích Giáo Hội, chứ không phải là lối vận động tranh cử, như các cuộc bầu cử chính trị ở các quốc gia ngoài xã hội. Trong Giáo Hội không có vận động tranh cử.
Căn cứ vào những thông tin đó, các Hồng Y có được hình ảnh về Gíao Hội. Và từ căn bản đó các Vị Hồng Y cử tri theo lương tâm cùng sự soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà chọn người bỏ phiếu làm Gíao Hoàng cho tương lai.
Đức Chúa Thánh Thần là động lực soi sáng lương tâm các Hồng Y chọn bầu ai là người trở thành Giáo hoàng trong Giáo Hội của Chúa ở trần gian. Các Hồng Y chỉ nghe tiếng Chúa soi dẫn nói trong lương tâm họ thôi. Vì thế, các Vị Hồng Y cử tri cần sự yên tĩnh cầu nguyện suy tư tìm hiểu ý Chúa muốn, xa tránh tất cả những áp lực những ràng buộc quyền lợi phe nhóm, trong việc bầu cử chọn vị Gíao hoàng cho Gíao Hội Chúa.
Theo luật lệ hiện nay, một ngày sẽ có bốn vòng bỏ phiếu, buổi sáng hai vòng và buổi chiều hai vòng.
Theo như đã được qui định cùng kể lại, mỗi vị Hồng Y cử tri trong Mật nghị viết tên Vị nào, theo lương tâm, muốn chọn bầu làm Gíao Hoàng, đọc được rõ ràng trên lá phiếu. Lá phiếu có in ghi hàng chữ: Eligo in Summum Pontificem – Tôi bầu chọn vị Giáo hoàng tối cao.
Lần lượt từng Vị theo thứ tự năm thâm niên đã được tấn phong thành Hồng Y bước lên bàn thờ, giơ cao lá phiếu của mình, qùi gối xuống cầu nguyện và nói lời tuyên thề.:
Testor Christum Dominum, qui me iudicaturus est, me eum eligere, quem secundum Deum iudico eligi debere – Tôi kêu cầu Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Vị Thẩm phán của tôi, là nhân chứng cho tôi, tôi chọn bầu theo như lòng tôi tin tưởng xác tín và người đó phải được bầu chọn phù hợp với ý Chúa.
Đoạn vị đó bỏ lá phiếu vào thùng phiếu.
Cuộc bầu cử chỉ có gía trị, khi số phiếu bỏ phải đúng chính xác với số Hồng Y cử tri trong Mật nghị, đồng thời cũng phải đúng với số phiếu kiểm đếm do ba vị kiểm phiếu từ thùng phiếu sau mỗi vòng bầu cử.
Vị nào đạt được hai phần ba phiếu của các Hồng Y cử tri trong Mật nghị, vị đó mới được trở thành Giáo hoàng. Hay sau vòng bỏ phiếu thứ 33. mà vẫn chưa có ai đạt được hai phần ba số phiếu, thì những vòng bỏ phiếu sau đó chỉ cần đa số tuyệt đối là Vị đó được bầu là Giáo Hoàng.
Hay cũng có thể sau đó các vị Hồng Y cử tri theo phương pháp bầu cử chọn giữa hai vị được đề cử để bầu chọn. Nhưng Đức Giáo hoàng Benedicto XVI. năm 2007 không cho phép phương thức bầu cử như thế nữa.
Theo tự sắc Normas nonnullas của Đức giáo hoàng Benedicto XVI. ngày 22.02.2013 ấn định chính xác rõ ràng. Sau lần bỏ phiếu vòng thứ 34. mà vẫn chưa có kết qủa vị nào đạt được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết của các Hồng Y cử tri, các Hồng Y cử tri bầu chọn giữa hai Vị lần bầu cử sau cùng vòng thứ 34. đã đạt được nhiều phiếu nhất. Lúc này hai vị này không được quyền bỏ phiều nữa. Tuy vậy, vị nào cũng phải đạt được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết của các Hồng Y cử tri, vị đó mới được là Giáo Hoàng.
5. Habemus papam
Sau khi công việc bầu chọn đã xong theo luật ấn định, vị nào đạt được hai phần ba số phiếu bầu cử của các Hồng Y cử tri, Đức Hồng Y niên trưởng, hay vị Hồng Y phó niên trưởng sẽ hỏi vị Giáo hoàng tương lai:
- Acceptasne electionem de te canocice factam in Summun Pontificem.
Ngài có chấp nhận sự chọn lựa bầu cử là Gíao hoàng không
- Quo nomine vis vocari.
Và Ngài chọn tước hiệu gì.
Sau đó đoạn Phúc âm Chúa Giêsu nói với Thánh Phero “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16, 17-19)
Đức giáo hoàng mới được dẫn vào căn phòng camera lacrimatoria – căn phòng nước mắt – bên cạnh nhà nguyện Sixtina để thay phẩm phục Giáo hoàng mầu trắng. Sau đó ngài trở lại với các Hồng Y ở nhà nguyện Sixtina. Ngài được dẫn ngồi ngồi lên ngai tòa Giáo hoàng trước bàn thờ. Và lần lượt từng vị Hồng Y đến qùi bái gối tuyên thệ thần phục trung thành. Và các Vị cùng hát Kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa.
Các lá phiếu được gom lại đem vào ống khói nhà nguyện đốt sau mỗi vòng bỏ phiếu. Hễ làn khói bốc tỏa lên mầu đen, là dấu hiệu báo tin chưa bầu được Đức giáo hoàng. Hễ khi làn khói bốc lan tỏa lên mầu trắng là dấu chỉ báo tin đã có đức giáo hoàng mới. Toàn dân Chúa đang tụ tập ngoài quảng trường Thánh Phero chờ tin cứ theo mầu làn khói từ nóc nhà nguyện Sixtina mà biết. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. còn qui định thêm :Có làn khói trắng bốc lên, nhưng còn phải kéo chuông đền thờ Thánh Phero đổ hồi thêm vào nữa.
Sau đó, Vị Hồng Y đẳng Phó Tế ra trước Balcon chúc lành, cửa sổ ở chính giữa mặt tiền đền thờ Thánh Phero báo tin mừng:
Annuntio vobis gaudium magnum, habemus papam . Eminentissimum ac Reverendissimum Dominum, Dominum…Sanctae Ecclesiae Cardinalem, qui sibi nomen imposuit
Tôi báo cho anh em tin mừng cả thể lớn lao, chúng ta có Đức giáo Hoàng, là Vị rất đáng kính trong Giáo Hội Công giáo Roma Đức Hồng Y…Ngài đã chọn danh hiệu gíao hoàng….
Sau đó Đức giáo hoàng mới xuất hiện trước ban con đền thờ Thánh Phero chào mừng toàn thể dân chúng đang đứng dưới quảng trường chờ đón ngài. Ngài ngỏ lời với toàn dân và ban phép lành Giáo hoàng đầu tiên cho dân chúng.
*********************
Từ đây ngài là Gíao hoàng, đấng kế vị Thánh Phero làm thủ lãnh con thuyền Giáo Hội Chúa ở trần gian.
Và từ đây, thời kỳ Tòa Thánh trống ngôi cũng chấm dứt. Con thuyền Gíao Hội từ nay có vị thuyền trưởng điều khiển tiếp tục thả lưới trên dòng sông đời sống xã hội trên trần gian đi về bến cảng tình yêu Thiên Chúa.
Và dẫu thế, những thử thách, những vấp ngã chao đảo, cùng những vấn đề khó khăn phức tạp trong đời sống Gíao Hội cũng vẫn luôn còn có đó cũ cũng như mới.
Nhưng như Đức nguyên Thánh Cha Bendicto XVI. đã có tâm tư xác tín “Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn cả qua các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Thiên Chúa hướng dẫn Giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội nhất là trong những lúc khó khăn. Người luôn ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới” ( Buổi triều yết cuối cùng ngày 27.02.2013)
Và Chúa Giêsu, Vị sáng lập Gíao Hội, đã nhắn nhủ: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.“ (Mt 28,20)
Ngày bắt đầu Mật nghị bầu Giáo hoàng, 12.03.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đăng nhận xét