Tóm tắt những Biến Cố Ly Khai Và những cố gắng dối thoại hiệp nhất của Kitô Giáo | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Tóm tắt những Biến Cố Ly Khai Và những cố gắng dối thoại hiệp nhất của Kitô Giáo

17:36:00

Tóm Tắt Những Biến Cố Ly Khai Và Những Cố Gắng Đối Thoại Hiệp Nhất Của Kitô Giáo

Lm. Paul Đào

Hình ảnh:giaophanvinhlong.net
Chúng ta nên biết danh từ kitô hữu chỉ tất cả những ai tin thờ Đức Kitô: gồm anh em Tin lành, Chính thống, Công giáo.

Đức tin Kitô giáo là Đức tin của các Thánh Tông đồ do Chúa Thánh Thần khai sáng thông ban từ ngày lễ Hiện xuống được tóm gọn trong kinh „Tin kính“. Giáo hội Kitô giáo ý thức đón nhận và có bổn phận sống chứng nhân cho tới ngày cánh chung.

Trải qua giòng lịch sử, trong các hoàn cảnh mới của xã hội, gặp gỡ các nền văn hóa các dân tộc khác nhau, các nhà thần học Kitô giáo nghiên cứu đưa ra những ý kiến mới về thần học Kitô giáo: Giáo hội có bổn phận nhận xét phán định để luôn bảo vệ kho tàng Đức tin chính tông.

Khi trình bày các luồng tư tưởng giáo lý, các nhận thức mới, các tư tưởng đối nghịch, Giáo hội „phân định“ đâu là các tư tưởng không chính tông gây nên những giáo thuyết lầm lạc, những nhóm ly khai khỏi Giáo hội tông truyền.

Trong suốt lịch sử Giáo hội Công giáo, các giáo thuyết lầm lạc cũng như các nhóm ly khai muốn sống ngoài Giáo hội được phát hiện... đồng thời cũng có những cố gắng đối thoại tìm về hiệp nhất.

Trong khuôn khổ của tờ báo, chúng tôi chỉ tóm tắt những biến cố ly khai quan trọng còn ảnh hưởng đến ngày hôm nay và những cố gắng đối thoại hiệp nhất của Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo. 

CHÍNH THỐNG GIÁO

Được gọi là Giáo hội Chính thống, tất cả các giáo hội chấp nhận trung thành với Công đồng Chalcedoine (451) và theo nghĩa rộng là tất cả các Giáo hội Đông phương ly khai khỏi Giáo hội Rôma.

Đây là kết quả đau thương của Kitô giáo qua một tiến trình phức tạp gây nên do vấn đề văn hóa khác nhau, vấn đề chính trị quyền bính, thiếu hiểu biết nhau qua những tập tục riêng biệt giữa Đông phương và Tây phương.

Kể từ thế kỷ thứ 4, Địa vị ưu đẳng của Rôma: Giám mục Rôma được xem là giáo chủ theo thần quyền vì là Đấng kế vị thánh Phêrô, vị Giáo hoàng tiên khởi. Sự kiện nầy bị Đông phương (Constantinople) chối từ và cho rằng ở đây chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên lịch sử vì nhân số Giáo hội Rôma đông hơn và nhất là Rôma là thủ đô của đế quốc Rôma.

Năm 325, công đồng Nicée thừa nhận ưu quyền của các giám mục thành Rôma, Alexandrie và Antioche.

Năm 381, công đồng Constantinople công nhận ưu quyền của giám mục thành Constantinople.

Năm 451, công đồng Chalcédoine thừa nhận quyền tài phán tòng thổ (juridiction territoriale) của giáo chủ Constantinople và có những đặc ân ngang hàng với Roma.

Giáo hội Đông phương chống lại vấn đề thêm chữ „filioque“ trong kinh Tin kính (năm 749).

Năm 857, hoàng đế đông phương Michel III cất chức và lưu đày giám mục Ignace, giáo chủ Constantinople vì ông nầy khiển trách tính tình của hoàng đế. Hoàng đế phong đặt một giáo dân Photius, chịu chức vội trong vòng 6 ngày, lên làm giáo chủ Constantinople. Giáo chủ Ignace khiếu nại đến giáo chủ Rôma. Đức Giáo hoàng Nicolas I triệu hồi Ignace và Photius về Rôma. Photius không về, lại còn chỉ trích quyền phán xử của Đức Giáo hoàng ở Rôma. 

Năm 877, Photius lên ngôi giáo chủ Constantinople.

Thế kỷ thứ X và XI, hai giáo chủ Rôma và Constantinople không nhìn nhận nhau.

Ngày 16-7-1054, trong cuộc hội họp, các đại diện Roma: Đức hồng y Humbert, Frederic de Lorraine và Tổng giám mục Pierre d’Amalfi dứt phép thông công đức giáo chủ Constantinople, Michel Cérulaire, và đoàn tùy tùng. Đức giáo chủ Michel Cérulaire trả đũa bằng cách dứt phép thông công chung cho tất cả giáo hội latin. Constantinople (Byzance) thành giáo đô Chính thống giáo. 

Và từ đó đến nay hơn 10 thế kỷ, Giáo hội Chính thống Đông phương ly khai khỏi Giáo hội Roma và phát triển hoàn toàn độc lập.

Cuộc ly khai nầy lôi kéo tất cả các giáo hội Đông phương và các Giáo hội Serbes, Bulgares, Russes, Roumains.

Năm 1585, Moscou được nâng lên hàng giáo chủ và nắm quyền tự trị và tự nhận là giáo đô thứ ba (Rôma thứ ba) sau Roma, và Constantinople.

Đức Thượng phụ giáo chủ Constantinople chỉ là Đức Giáo chủ danh dự của Chính thống giáo vì các Giáo hội Chính thống tự trị độc lập với nhau. Và mọi quyết định quan trọng đều do Hội đồng giáo hội biểu quyết. Tổng số các tín hữu Chính thống giáo ước lượng chừng 250 triệu tín hữu: Nga sô từ 80 triệu, Roumanie 16 triệu, Nam Tư 8 triệu, Hy Lạp 8 triệu, Bularie 6 triệu, Hoa Kỳ 4 triệu... và các quốc gia khác ở Âu châu, Mỹ châu. 

GIÁO HỘI TIN LÀNH. 

Giáo hội Tin lành xuất hiện vào những thế kỷ 14-16 dưới sự hướng dẫn của các nhà cải cách tôn giáo: John Wiclif (1323-1384) linh mục giáo sư nổi tiếng ở đại học Oxford, Jean Hus (1369-1415) nhà giảng thuyết uyên thâm ở Tiệp khắc, và nhất là ông Martin Luther, một giáo sư thần học nổi tiếng ở Đức, Zwingli ở Thụy sĩ, Calvin ở Pháp. Các nhà cải cách tôn giáo nầy muốn cải tổ lại Giáo hội Công giáo nhưng lại thành lập các Giáo hội mới ly khai khỏi Roma.

Năm 1517 (31-10), giáo sĩ Martin Luther niêm yết 86 học thuyết chống lại các ân xá (vì có sự lợi dụng)

Từ năm 1518 đến năm 1522, Martin Luther lần lần tách rời khỏi giáo hội Rôma. Năm 1520, Martin Luther bị dứt phép thông công.

Tháng 6 năm 1530, nhân danh nhóm theo Luther, Mélanchton tuyên đọc trước hội đồng „bản Tuyên xưng Augsbourg“. Giáo hội Tin lành thành hình. Đối với anh em Tin lành, Giáo hội là một cộng đoàn trên đường cải tiến không ngừng, vì thế chúng ta thấy nhiều sự khác biệt nhau trong Giáo hội Tin lành. Chúng ta có thể nói các giáo hội Tin lành gồm 6 giáo hội chính: 1) Giáo hội Lutherienne, 2) Giáo hội cải cách (Réformiste). 3) Giáo hội Baptiste, 4) Giáo hội Méthodiste. 5) Giáo hội Pentecostiste. 6) nhóm Giáo hội Phúc âm (Évangélistes). Mỗi giáo hội chính nầy còn quy tụ các giáo hội khác.

Anh em Tin lành nhìn nhận quyền tối cao của Thánh kinh về Đức tin và luân lý và con người được công chính hóa bởi đức tin chớ không do công việc làm: con người được cứu rỗi, không do việc lành phước đức, nhưng đức tin vào Đức Kitô là Đấng cứu độ nhân loại. Con người biết ơn Chúa bằng cách cố gắng sống tốt lành hơn. 

GIÁO HỘI ANH GIÁO. 

Giáo hội Anh giáo được thành hình bởi sưu cao thuế nặng, bởi của cải giàu có của Roma và nhất là vào năm 1527, Đức Giáo Hoàng Clément VII (de Médicis) từ chối việc tiêu hôn bí tích hôn phối của vua Henri VIII và Catherine d’Aragon. Vua Henri VIII bắt hàng giáo sĩ Anh công nhận mình là „giáo chủ tối cao“ của Giáo hội Anh quốc. Hàng giáo sĩ Anh buộc phải vâng phục chấp nhận. Hai nhân vật nổi danh chống đối vụ nầy là Đức Hồng y John Fisher và bạn ông là Thomas More; Hai ông phải chết tử đạo. Vào năm 1534, quốc hội Anh thực thi bản quyết định tối cao (acte de suprématie): muốn cưới Anne Boleyn, vua Henri VIII tự chiếm quyền giáo hoàng và bảo Đức Thomas Cranmer, Tổng giám mục Cantorbery, hủy bỏ hôn phối của mình với Catherine d’Aragon, để vua được tự do cưới hỏi.

Giáo hội Anh giáo thành hình với sự hỗ trợ của đức giám mục Thomas Cranmer và Thomas Cromwell.

Năm 1547, dưới triều đại vua Edouard VI, các tín điều và phụng vụ được cải tổ theo Tin lành Luther.

Giáo lý đặt trên nền tảng đức tin của các Tông đồ, các Giáo phụ và các công đồng trước sự ly khai giữa Giáo hội Đông phương và Tây phương (năm 1054). Bản tuyên xưng đức tin chính thức là Book of commun Prayer (1549), bản 39 tín điều (1562) và bản quadrilatère de Lambeth (1888) nhấn mạnh đến 4 điểm quan trọng: 

1- Thánh kinh chứa đựng tất những gì cần thiết cho sự cứu rỗi. 
2- Giáo lý dựa trên kinh Tin kính và giáo huấn công đồng Nicée (325).
3- Hai bí tích chính và cần thiết là Rửa tội và Thánh thể (công nhận các bí tích khác)
4- Các giám mục Anh giáo là người kế vị các Tông đồ. 

NHỮNG CỐ GẮNG ĐỐI THOẠI HIỆP NHẤT. 

Tình trạng chia rẽ ly khai giữa những người cùng tin vào Đức Kitô là một gương mù gương xấu đáng tiếc và là một chướng ngại vật lớn cản trở cho việc rao giảng Tin mừng. Hai Giáo đô Rôma và Constantinople sống ly khai nhau qua nhiều thế kỷ cũng như Các Giáo hội Chính thống, Tin lành, Công giáo trước kia sống kình địch nhau gây nhiều đổ vỡ đáng tiếc cho các Giáo hội và xã hội.

Các Giáo hội đều ý thức lỗi lầm lớn lao nầy nên đã cùng nhau cố gắng kiếm những giải pháp giúp nhau tìm về hiệp nhất như lời nguyện cầu của Đức Kitô:

“Ước gì chúng nên một.“ (Ga 17,22)
Các công đồng hiệp nhất Ferrare, Florence (1438-1439) hai Giáo hội tìm cách giải hòa... nhưng không thực hiện được lâu dài.

Một trong những mục đích chính của Công đồng Vatican II là „cổ võ tái lập sự hiệp nhất giữa các kitô hữu“. Giáo hội Công giáo:

• Công nhận các bí tích của Giáo hội Chính thống.
• Khuyên nên tổ chức các buổi cầu nguyện chung với anh em Tin lành.
• Cho phép tham dự các nghi lễ không Công giáo vì lý do xã hội, giao tiếp, ngoại giao.

Năm 1890, cha Fernand Portal có sáng kiến đối thoại với Lord Halifax. Và được tiếp tục từ năm 1921-1925 giữa nhóm Công giáo và Anh giáo cuộc „đàm thoại Malines“ do Đức Hồng y Mercier đỡ đầu.

Năm 1933, khởi sự tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các giáo hội kitô giáo (tổ chức từ ngày 18 đến 25 tháng 1 hằng năm) do cha Couturier khởi xướng.

Năm 1937, khởi sự „Groupe de Dombes“ gồm các mục sư Tin lành và linh mục Công giáo gặp nhau bàn hỏi về vấn đề thần học do cha Couturier.

Ngày 5-6-1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII sáng lập Văn phòng cổ võ sự hiệp nhất Kitô hữu.
Ngày 6-1-1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo chủ Athénagoras gặp nhau tại Thánh đô. Cùng năm ngày 21-11, Vatican II phổ biến sắc lệnh về Hiệp nhất (Unitatis redintegratio).

Ngày 7-12-1965, Đức Giáo hoàng Phaolô VI hủy bỏ sắc lệnh dứt phép thông công năm 1054 và cùng ngày, Roma và Constantinople cùng tuyên bố giải vạ tuyệt thông năm 1054 cho nhau. Ngày 23-3-1996, tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gặp tiến sĩ Ramsey, Tổng giám mục Cantorbery và sáng lập Ủy ban Công giáo-Anh giáo.

Năm 1967, các cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ giáo chủ Athénagoras tại Istanbul (25-7) và tại Rôma (26 tới 28-10).

Ngày 15-6-1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tới tham dự Đại hội hiệp nhất các Giáo hội Tin lành tại Genève.

Năm 1971, giữa hai Giáo hội Công giáo và Anh giáo có sự đồng ý vài điểm về bí tích Thánh thể.

Và tháng 10 cùng năm, Đức Giáo chủ Syrien-orthodoxe Jacob III đến Roma thăm Đức Giáo Hoàng.

Năm 1972, bản tường trình về bí tích Thánh Thể và Thừa tác vụ giữa Tin lành Luther và Công giáo.

Từ năm 1972-1976, bản dịch Thánh kinh đại kết (TOB) ra đời do các nhà kinh thánh Tin lành và Công giáo đồng soạn thảo.

Ngày 4-5-1973, tại Roma, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tiếp kiến Đức Chenouda III, giáo chủ Alexandrie của Giáo hội Copte.

Ngày 29-4-1977, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tiếp kiến tiến sĩ Coggan, tổng giám mục Anh giáo Cantorbery.

Ngày 5-9-1978, Đức giáo chủ Nikodim ở Leningrad (Nga) trong cuộc viếng thăm Rôma đã từ trần trong tay Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I. 

Ngày 30-11-1979, tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gặp Đức Giáo chủ hiệp nhất Dimitrios I và cùng chung hát kinh „Lạy Cha“ bằng tiếng latin trong Thánh lễ do Đức Dimitrios I cử hành. Thành lập Ủy ban đối thoại thần học giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Chính thống.

Năm 1982, ba quốc gia Tin lành Luther: Suède, Danmark, Norvège liên lạc ngoại giao với Tòa thánh Roma. Ngày 29-5 cùng năm, tiến sĩ Runcie, tổng giám mục Cantorbery tiếp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Ngày 11-12-1983, Đức Giáo Hoàng viếng thăm và giảng trong đền thờ Tin lành Luther tại Roma.

Ngày 13-11-1986, Hội đồng Anh giáo tại London công nhận „vai trò tối thượng phổ quát của Đức Giáo Hoàng Roma.

Năm 1987, Đức Giáo chủ Moscou Dimitros I tham dự một phần Thánh lễ tại Roma và nối lại mối bang giao với Tòa Thánh Vatican.

Ngày 15-5-1989, tại Bâle (Thụy Sĩ) đại hội đại kết Âu châu gồm Hội đồng giám mục Âu châu (Công giáo) và Hội đồng các Giáo hội Tin lành.

Ngày 31-5-1991, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gởi tông thư về sự liên lạc giữa Công giáo và Chính thống cho các giám mục Âu châu.

Ngày 5-10 và 7-12 năm 1991, nghi lễ cử hành nghi thức đại kết ở Roma.

Ngày 25-5-1995, thông điệp “Ut sint unum“ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về vấn đề đại kết.

Ngày 27 đến 30-6-1995, Đức Thượng phụ Giáo chủ Constantinople, Đức Dimitrios I, viếng thăm Roma. Trong buổi lễ ra mắt tại công trường thánh Phêrô, lần thứ trong lịch sử giáo hội, Đức Thượng phụ Giáo chủ và Đức Giáo hoàng cùng ban phép lành cho dân chúng.

Ngày 3 đến 6-12-1996, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp Đức Tổng giám mục Cantorbery, tiến sĩ George Carey.

Ngày 23 đến 29-6-1997, tại Graz,đại hội đại kết Âu châu. 

THAY LỜI KẾT

Nhìn qua lịch sử Giáo hội Kitô giáo: Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo, hay nói cách khác là Giáo hội của tất cả những người cùng tin vào Đức Kitô. Một đàng chúng ta nhìn nhận Giáo hội gồm những phần tử là con người, có nghĩa là mang lấy tất cả yếu đuối thấp hèn của con cháu Adong-Evà, nhưng trải qua bao sống gió bão táp từ trong lòng Giáo hội, chúng ta nhận thấy Thánh Thần Thiên Chúa luôn ở với và hoạt động trong Giáo hội hướng đến sự hiệp nhất trong tinh thần đại kết. Mặc dầu các Giáo hội chưa chính thức hiệp nhất với nhau như lời nguyện ước của Đức Kitô: “Ước gì chúng nên một“. Nhưng các Giáo hội đã xích lại ngồi gần nói chuyện với nhau: các mối thân thiện càng ngày càng xiết chặt nhau hơn qua các buổi cầu nguyện đại kết, các phong trào học hỏi Kinh thánh chung, qua các buổi hội họp thăm viếng, các công tác xã hội bác ái chung... Đấy là dấu chỉ thời đại tiến đến sự hiệp nhất như lời nguyện cầu của Đức Kitô: “Ước gì tất cả nên một“. 

Labels:

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgr3JIeR3kk_h-xB5gPYp7rDm9RC56LumWJPjoTfBoC4n_mW0jWN9_5wSQzelzwE0nO_iVa7R2Cx5Orj04fxiIJnwcz7j0nwqkZoDbz-E7RdldZhQuxUP9bDt4ANZSunmKSXBvI6trFmZG7/s1600/Ch%25C6%25B0a+%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t+t%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.