Chúa nhật II mùa vọng - B | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Chúa nhật II mùa vọng - B

12:49:00

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khởi đầu Phúc Âm của Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Đây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.

Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".

Đó là lời Chúa

Mục lục:
-->

SUY NIỆM
Dọn Đường Cho Chúa
ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Trg 3
Đổi Mới Trong Chúa Thánh Thần
PM. Cao Huy Hoàng
Trg 5
Sứ Điệp Của Gioan Có Giá Trị Gì Với Kitô Hữu?
Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty
Trg 8
Gioan – Con Người Thật Lạ Lùng
Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền
Trg 10
Tháo Gỡ Để Giao Hòa
Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Trg 12
Dọn Đường Đón Mừng Chúa Đến
JKN
Trg 14
Vào Sa Mạc
AM. Trần Bình An
Trg 17
Tấm Thảm Đỏ
Pio. Lê Hồng Bảo
Trg 18
THƠ TIN MỪNG
Dọn Lòng
Hạt Nắng
Trg 20
Sa Mạc Cuộc Đời
M. Madalena Hoa Ngâu
Trg 21
Dọn Lòng
Bâng Khuâng Chiều Tím
Trg 22
Hãy Dọn Đường Cho Chúa
Lm. Khuất Dũng sss
Trg 23
Sẵn Sàng
Thanh Sơn
Trg 24
Sám Hối Và Thanh Tẩy
Mic. Cao Danh Viện
Trg 25
Đấng Uy Quyền
Đỗ Văn
Trg 26
Dọn Đường Chờ Đón
Giuse Nguyễn Văn Sướng
Trg 27
Tiếng Kêu
Vincent Khánh Trần
Trg 28
Sám Hối Ăn Năn
Paul Nguyễn Minh Thông
Trg 29
Dọn Đường Cho Chúa
Nt Bích Ngọc
Trg 30
Dọn Đường Đón Chúa
Cát Vàng
Trg 31
Hoa Trái Sa Mạc
Thanh Hương
Trg 32
Đón Chúa
Nắng Sài Gòn
Trg 33
Dọn Lòng
AP. Mặc Trầm Cung
Trg 34



DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt


Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc - Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc - Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.

Con đường vật lý đã cần. Nhưng con đường tâm lý còn cần hơn. Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì dù có ở sát cạnh nhau, người ta cũng vẫn cứ xa nhau.

Tương tự như thế, ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa đến. Thật ra Chúa đã đến từ lâu, nhưng ta chưa đón nhận được vì con đường thiêng liêng trong tâm hồn ta đã bị hư hỏng.

Tâm hồn ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng mình lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Tâm hồn ta có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ.

Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, luôn gây ra bất hoà, luôn giận hờn, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.

Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.

Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Nên hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến.

Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu.

Đổi mới một con đường thì dễ, nhưng đổi mới tâm hồn không dễ chút nào. Ngoài những cố gắng bản thân, còn cần đến những phương thế. Đời sống của Thánh Gioan Baotixita đề nghị cho ta 3 phương thế rất tốt.

Phương thế thứ nhất là vào sa mạc. Sa mạc là nơi hoang vu vắng vẻ giúp ta sống cô tịch. Trong cô tịch, ta dễ chìm sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa. Một mình ta diện đối diện với Chúa. Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý để ta thi hành. Đức Giêsu, trước khi đi rao giảng cũng đã vào sa mạc 40 ngày để tìm Thánh Ý Chúa Cha. Sa mạc đây được hiểu là những giờ cầu nguyện riêng tư thân mật một mình ta với Chúa.

Phương thế thứ hai là mặc áo da thú. Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức.

Phương thế thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý nói về một đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.

Thánh Gioan Baotixita đã sống theo chương trình 3 điểm này, nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết áp dụng 3 phương thế ấy trong Mùa Vọng này, ta sẽ biến tâm hồn ta thành một con đường thẳng tắp cho Chúa Giáng Sinh ngự đến.

Lạy Chúa, xin cứu con khỏi mọi tội lỗi để con xứng đáng đón rước Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ
  1. Con đường tâm hồn tôi có những đồi núi, vực sâu, khúc quanh nào cần sửa chữa?
  2. Tôi có cần đến những phương thế của Thánh Gioan Baotixita không?
  3. Tôi sẽ làm gì trong tuần này để thực hành Lời Chúa?
  4. Trong bài Tin Mừng Chủ nhật thứ II Mùa Vọng này, tôi tâm đắc nhất câu nào?

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt



ĐỔI MỚI TRONG CHÚA THÁNH THẦN
PM. Cao Huy Hoàng

Tỉnh thức, cầu nguyện và sẵn sàng trong Mùa Vọng của đời người, nếu đã bắt đầu bằng việc để lòng mình khao khát Chúa, khao khát điều thiện hảo của Chúa, khao khát nên công chính, thì việc cụ thể tiếp theo là đổi con người cũ thành con người mới.

Con người của ngày hôm nay phải là hoàn hảo hơn con người của ngày hôm qua. Con người phải đổi mới.

Vẫn đang thấy người người tranh nhau thay cũ đổi mới, cho cuộc sống vật chất, các phương tiện sử dụng và điều kiện sống của mình được thoải mái hơn, phù hợp với nhân phẩm hơn.

Vẫn đang thấy người ta đổi mới cách quảng cáo, cách tiếp thị, thay cung cách ứng xử để có khách hàng, để có doanh thu cao, lợi nhuận tăng vọt.

Vẫn đang thấy người ta đổi mới bằng đủ mọi cách để có những hàng hóa hoa mắt, thực phẩm tươi ngon, bất chấp người sử dụng phải chịu hậu quả nguy hại.

Vẫn đang thấy đây đó người ta đang đổi mới đường lối cai trị để cố níu kéo một chút uy tín lem nhem còn sót lại, để cố giữ chiếc ghế quyền bính đang lung lay với ba chân khập khiễng, hoặc để cố khẳng định ngọn đèn bạo lực phải phực đỏ rực lên, ít là một lần trước khi tắt… thở !

Vẫn đang thấy người ta đổi mới vũ khí, đổi mới phi cơ hỏa tiễn, đồng thời với việc đổi mới thuốc ngừa thai, đổi mới phương pháp hút nạo, đổi mới cách giết người.

Vẫn đang thấy nhiều nơi đổi mới luật pháp, đổi án tử hình thành việc chó cán xe xe cán chó, hay một gói thuốc chuột có chủ trương, có chỉ định, có chủ ý, nhưng vô tội vạ.

Ấy là chuyện đổi mới của phàm trần, trong đó có cả chuyện đổi mới của… Satan !
***
Còn chúng ta, Chúa đang muốn thấy tôi, thấy bạn, thấy những người khát khao Chúa một sự thay đổi tận gốc từ nội tâm sâu thẳm. Hẳn không phải là thay đổi từ cái xấu ít ra xấu nhiều, cái gian ác ít ra gian ác bạo tàn hơn, cái bất công lắt nhắt ra cái bất công khổng lồ… nhưng là thay đổi từ xấu nên tốt, từ gian ra ngay, từ kiêu căng ác độc bạo tàn nên khiêm nhường hiền lành nhịn nhục, từ cung cách của con quỉ dữ Satan nên chân dung của Chúa Giêsu nhân lành.

Thế thì theo đạo Công Giáo, theo Chúa Giêsu, là phải đổi mới con người toàn diện như vậy sao ? Chuyện nầy nghe mới quá !

Kìa ! Những ông bà đạo dòng kia còn đầy tham sân si, đầy mê tín, lúc khó thì “lạy Chúa lạy Chúa”, lúc ăn nên làm ra thì làm nghểnh cái mặt lên vênh váo, rằng chẳng có Chúa nào cả !

Kìa, những người mang tiếng trí thức Công Giáo kia xưng tên, xưng tuổi, xưng học vị để mà hoạnh họe bắt bẻ chửi bới mạ lỵ Bề Trên trong Giáo Hội mình bằng loại văn chương cực rẻ tiền, chẳng thanh tao, thiếu văn hóa… nếu không nói là không bằng nửa câu ca dao của ông nông dân đen đủi có lòng tự trọng, có trái tim biết yêu. Như thế là đổi mới vai trò Giáo Dân theo Công Đồng Vaticano II đấy sao ? Hay như thế là bị mắc vào quỷ kế của Satan ‘để chúng tự đánh chủ chiên của chúng’ và ‘tự chúng làm tan tác’.

Kìa, vẫn còn những Kitô Hữu Công Giáo dửng dưng hờ hững trước bao nỗi đọa đày cần lòng thương xót chia sẻ, lại hớn hở vui mừng nhập cuộc với cách sống vô cảm mới của những người không có Thiên Chúa, không có linh hồn, không có trái tim và lòng thương xót của con cái Thiên Chúa.

Kìa, vẫn còn những bậc vị vọng im lặng khó hiểu trước những bất công, đàn áp. Sự im lặng của Thiên Chúa hay sự im lặng của con người chờ Thánh Ý Chúa ? Chưa ai dám cả quyết điều gì. Nhưng sự im lặng ấy đã trở nên một thách đố quá lớn đối với Đức Tin và sự Vâng Phục.

Chuyện cần đổi mới không là chuyện mới, nhưng là chuyện của ngàn ngàn năm trước. Ngôn Sứ Isaia đã tiên báo: “Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa” ( Is 1, 3 – 5 )

Và đã đến thời ứng nghiệm lời tiên báo ấy, Ông Gioan đến trước Chúa Giêsu, và đã khản cả cổ hét la từ trong hoang địa gió cát hét ra đến phố thị sa hoa: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” ( Mc 1, 3 ).

Gần nhất với chúng ta, thiết tưởng, công nghị Tổng Giáo Phận Sàigòn như là một luồng gió mới nhất cho mỗi chúng ta sống đúng Mùa Vọng cuộc đời, và cụ thể sống tinh thần Lời Chúa Chúa Nhật 2 Vọng này: Đổi mới để Hiệp Thông và chu toàn sứ vụ Loan Báo Tin Mừng.

Mục đích của việc dọn đường cho Chúa đến, sửa đường cho Chúa đi, đổi mới để đón Chúa đã được xác định rõ: Hiệp Thông và chu toàn sứ vụ Loan Báo Tin Mừng.
- Cuộc đổi mới nhờ ơn Chúa Thánh Thần và lời cầu nguyện.
- Cuộc đổi mới để hiệp thông trong gia đình Thiên Chúa, gia đình Giáo Hội, nhờ Lời Chúa và Bí Tích.
- Cuộc đổi mới tương quan giữa mọi thành phần Dân Chúa.
- Cuộc đổi mới bắt nguồn từ đời sống thánh thiện của các gia đình.
- Và cuộc đổi mới dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội về xã hội.

Thế thì, theo tinh thần Công Nghị, việc “sửa đường Chúa cho ngay, lấp mọi hố sâu, bạt mọi núi đồi, uốn thẳng đường cong queo, san phẳng lối gồ ghề”, tất cả phải được thực hiện nhờ Thánh Thần và lời cầu nguyện, với ý hướng ngay lành là để hiệp thông và loan báo Tin Mừng. "Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới" ( Ep 4, 23 – 24 ). Và đổi mới ấy phải bắt nguồn từ đời sống cá nhân, gia đình, có tương quan mật thiết tới Giáo Xứ, cộng đoàn, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và giáo huấn của Giáo Hội.

Bởi vậy, những cách tỏ bày lòng đạo đức chủ quan, sự nhạy cảm chủ quan trước các vấn đề xã hội, lòng động lòng lo cùng những tiếng nói, bài thơ, bài viết bênh vực Giáo Hội hay chống phá Giáo Hội mang tính chủ quan, thiết tưởng, cũng cần phải nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần soi sáng mà xem lại mức độ hiệu quả hiệp thông và hiệu quả lợi ích cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Có hiệu quả gì không hay chỉ mang lại hậu quả đáng tiếc vì cách nào đó chúng ta đang nối giáo cho giặc, cho Satan để chúng hả hê cười nhạo sự phân tán, chia rẽ của con cái Thiên Chúa.

Chúa đang chờ mỗi chúng ta đổi mới trong Chúa Thánh Thần, trong tinh thần Hiệp Thông của Giáo Hội.

Thiên Chúa không bao giờ chậm trễ. Nhưng Ngài kiên nhẫn chờ đợi chúng ta “sửa đường Chúa cho ngay, lấp mọi hố sâu, bạt mọi núi đồi, uốn thẳng đường cong queo, san phẳng lối gồ ghề…”

Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta: “Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa của Người, như có vài người lầm tưởng, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối”(2Pr 3,9 ).

Lạy Chúa, để dọn lòng đón Chúa đến, để sửa đường Chúa đi, xin biến đổi mỗi chúng con nên con người mới nhờ Chúa Thánh Thần, cho chúng con được gặp nhau trong tình hiệp thông và xứng đáng là lời chứng cho Nước Thiên Chúa. Amen

PM. Cao Huy Hoàng, 1.12.2011


SỨ ĐIỆP CỦA GIOAN
CÓ GIÁ TRỊ GÌ VỚI KITÔ HỮU?
Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB


Tác giả Mác-cô mở đầu sách Tin Mừng ngài bằng việc giới thiệu Gio-an, vị sứ giả tiền hô: “Khởi đầu Tin Mừng... Ta sai sứ giả của ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con… Công việc của sứ giả được xác định: hô hào mọi người Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để người đi!. Thế nhưng tôi vẫn thường tự hỏi: Gio-an Tiền Hô có thật sự hiểu rõ Đấng mà ông kêu mời mọi người chào đón hay không? Điều này xem ra không được rõ lắm, có vẻ như ông vừa hiểu lại vừa không; chính vì vậy mà lời kêu gọi của ông chỉ chung chung, rất dễ làm nhiều người ngộ nhận về Tin Mừng.

Điều ông tỏ ra biết về đấng Messia, người ông có nhiệm vụ tiền hô dọn đường hoàn toàn bó gọn trong nội dung Cựu Ước, vốn rất phổ thông đối với người Do Thái đương thời. Ngài là đấng quyền thế và thống trị, Có Đấng quyền thế hơn tôi… Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Đối với một vị như thế, Gio-an kêu gọi phải đón tiếp trong sợ hãi và kính nể. Mát-thêu và Lu-ca ghi rõ lời ông đe loi, Ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?... Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa (Mt 3, 7.10). Như vậy lời kêu gọi sám hối của Gio-an chỉ có sức mạnh trong nội dung Cựu Ước, Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi! (Is 40,3). Ngay cả khi tuyên bố, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”, Gio-an cũng vẫn hiểu đó là phép rửa trong sức mạnh của Thiên Chúa, vì theo hiểu biết chung của người Do Thái, Thần Khí đơn giản chỉ là biểu hiện sức mạnh của Gia-vê.

Gio-an còn phải tìm hiểu nhiều về dung mạo đích thực của đấng Messia mà ông được gởi tới dọn đường. Điều này Phúc Âm cho thấy rằng ông đã làm nhiều lần trong suốt cuộc sống. Cả khi gần chết, ông vẫn còn đặt nghi vấn, cho chính mình và cho các môn đệ ông: Ngài có thật là đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Đáp lại đức Giê-su phác họa lên một dung mạo khác hẳn với hình ảnh ông vốn có về ngài: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: người mù thấy được,kẻ què đi được, người chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng (Lc 7, 20.22). Đó là dung mạo của một đấng Messia đầy từ tâm và cứu vớt, ngược hẳn với Messia uy nghiêm xét xử mà ông từng rao giảng dọn đường. Đức Giê-su hiểu việc thay đối quan niệm như thế là không dễ chút nào, kể cả đối với vị tiền hô của mình, ngài nói thêm: Và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi!

Nếu quả như thế thì một Ki-tô hữu như tôi khi tiến vào Mùa Vọng phải biết xác định rõ: đấng mà tôi chuẩn bị đón rước trong thời gian này là ai? Giáo Hội giới thiệu cho tôi sứ điệp và diện mạo của Gio-an Tiền hô, “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng”. Thế nhưng tôi đâu phải là người Do Thái của Cựu Ước. Là Ki-tô hữu của Tin Mừng, tôi biết đấng mà tôi được kêu gọi đón tiếp là đấng giầu từ tâm và hay thương xót; ngài không đến để luận phạt, nhưng đến để cứu vớt và tha thứ. Vì thế việc sám hối và dọn đường… sửa lối cho ngay thẳng…” của tôi sẽ không chỉ vì muốn xứng đáng đón tiếp một đấng cao cả quyền uy, lại càng không phải để ‘tránh cơn thịnh nộ’‘rìu đã đặt sát gốc’. Tôi nhìn nhận tội lỗi mình vì nhờ đó tôi càng ý thức mình ‘phận nghèo được nghe Tin Mừng’. Đúng hơn chính khi nhìn nhận mình tội lỗi, tôi càng tới gần Hài nhi Giê-su nhân hậu và cứu độ hơn, đồng thời biến việc dọn đường trở thành niềm vui và hy vọng tràn trề. Có phải đó mới là điều Phụng vụ hướng tới?

Tuy nhiên, đối với tôi cũng như đối với mọi người, vẫn luôn tồn tại nguy cơ ngộ nhận sứ điệp của Gio-an, ngộ nhận ngay cả Tin Mừng đức Ki-tô rao giảng hay huấn quyền cứu độ của Hội Thánh. Mùa Vọng là thời gian dành cho tôi, trong khi vẫn thành khẩn tiếp nhận sứ điệp sám hối, gia tăng nhận biết diện mạo nhân ái giầu xót thương của một Thiên Chúa đang đến để cứu vớt chứ không phải để luận phạt. Tôi không chỉ vọng về lễ Giáng Sinh, mà phải biến trọn đời sống Ki-tô hữu tôi thành một Mùa Vọng bất tận; vọng về tình yêu nhân ái của Thiên Chúa, đấng yêu thương tôi. Công việc này thật khẩn trương và vô cùng quan trọng, cho Gio-an cũng như cho chính tôi, “Và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi!”.

Lạy Đấng đang đến và con được mời gọi dọn đường đón tiếp. Xin cho con nhận biết dung nhan hiền dịu Chúa để, cho dầu con người con có bất toàn và tội lỗi đến đâu, với lòng chân thành sám hối, con càng vui mừng tiến ra đón Chúa với cánh tay và trái tim mở rộng; vì biết rằng Hài Nhi giáng sinh là đấng cứu độ chứ không phải là người luận phạt. Xin cho toàn nhân loại cùng con chia sẻ niềm vui Giáng Sinh, trong tâm tình ca khen cảm tạ tình yêu của Thiên Chúa giáng trần. Amen

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB


GIOAN - CON NGƯỜI THẬT LẠ LÙNG
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Hôm nay chúng ta cùng chiêm ngắm một con người thật lạ lùng. Lạ lùng từ khi được cưu mang. Lạ lùng trong cách sống. Lạ lùng đến nỗi cha ông là Zacaria đã không tin rằng mình sẽ làm cha vào tuổi bóng đã ngả về chiều. Lạ lùng vì ngay từ trong dạ mẹ ông đã reo lên khi Chúa đến viếng thăm. Lạ lùng vì ông sống khắc khổ nơi rừng vắng. Ông chỉ ăn châu chấu với mật ong. Lạ lùng vì ông được người đời ca tụng nhưng ông đã từ khước tất cả danh vọng chỉ nhận mình là tiếng kêu nơi hoang địa. Cuộc đời ông luôn khiêm tốn nhỏ bé để Chúa được lớn lên. Ông có tên gọi thật khiêm nhường là Gioan.

Tin mừng thánh Luca trình thuật về việc làm của ông cũng thật lạ lùng: “Có tiếng người hô trong hoang địa”. Tại sao ông lại hô giữa nơi hoang địa? Hoang địa khô cằn lại lắm hiểm nguy? Hoang địa làm sao có kẻ qua người lại mà ông đến nơi hoang địa để hô vang dọn đường cho Chúa? Thế mà tiếng hô của ông lại đánh động lòng người. Hàng ngàn người đã ăn năn sám hối. Hàng ngàn người tìm đến với ông để canh tân, sửa đổi cuộc đời.

Như vậy, hoang địa ở đây có thể không mang nghĩa địa lý. Hoang địa ở đây chính là sa mạc của lòng người. Cuộc đời đã khô cạn tình người. Giữa phố xá đông người nhưng con người vẫn cô đơn, thất vọng, chán chường bởi sự ích kỷ, lạnh lùng trong quan hệ giữa người với người. Đây là “một ngõ vắng xôn xao nằm trong thành phố lớn”. Dù rằng thành phố có trăm ngàn ngõ ngách nhưng bởi tính ích kỷ và sự vô cảm nên xã hội vẫn đầy những ngõ vắng cô đơn của cuộc đời. Vâng, cuộc đời trở thành một hoang địa khi tình người đã mất. Khi người ta sống bên nhau nhưng không còn liên đới, chia sẻ với nhau thì con người vẫn cô đơn giữa lòng nhân thế. Cuộc đời trở thành một hoang địa khô cằn nên cuộc đời buồn nhiều hơn vui, nước mắt nhiều hơn nụ cười.

Tiếng hô của ông đi xuyên qua hoang địa lòng người. Ông đề nghị sửa lại lối sống. Đường quanh co hãy uốn cho ngay thẳng. Người quanh co là người sống thiếu chân thật. Người quanh co thường có lối sống gian dối, điêu ngoa, sống lắc lẻo, lừa bịp. Ăn không nói có, thêm điều đặt chuyện để hại người hại đời. Lối sống như vậy chỉ là một loại phá hoại sự yên ổn của xóm làng và gây chia rẽ khu xóm, chỉ khiến con người xa rời nhau. Làm sao có thể tin tưởng và yêu mến nhau nếu trong giao tiếp thiếu sự chân thành, lại còn thêm điều đặt chuyện? Gioan còn đề nghị phải lấp đầy thung lũng của lòng người. Vì “sông sâu còn có kẻ dò – Lòng người nham hiểm trùng khơi khôn dò”. Do vậy, phải lấp đầy thung lũng của những ngăn cách, của những phân biệt giai cấp và nghi kỵ hiểu lầm. Và cuối cùng là hãy bạt đi núi đồi của kiêu căng, tự mãn để nhờ đó mà con người khắp năm châu sẽ nắm tay nhau hát vang câu hát của thanh bình. Đây cũng là cách thức duy nhất để Nước Thiên Chúa hiển trị và ơn cứu độ của Thiên Chúa trải rộng đến muôn tâm hồn.

Vâng thưa anh chị em, thế giới hôm nay vẫn còn đó tiếng kêu đơn độc giữa phố phường. Có biết bao người sống cô đơn lây lất vì thiếu sự cảm thông nâng đỡ của anh em bạn bè. Có biết bao trái tim đang co thắt trong đau khổ vì sự nghi kỵ, kết án, tẩy chay của anh em. Có biết bao cuộc đời đang thất vọng buông xuôi vì sự bỏ vạ, cáo gian, vì sự lừa gạt và hãm hại của đồng loại. Có biết bao giọt nước mắt vẫn rơi rớt trên giòng đời vì vô ơn bội bạc, vì sự bất trung, bất hiếu của những người thân trong gia đình. Và vẫn còn đó, còn rất nhiều những nỗi đau là hệ quả của một thế giới hoang địa khô cằn tình người.

Mùa vọng giáo hội mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để nhận ra tiếng kêu cầu cứu của tha nhân. Hãy yêu mến tha nhân trong tình yêu chân thành, đừng lường gạt lẫn nhau, hãy sống thật lòng với nhau. Hãy xóa đi những hố sâu của nghi kỵ, hiểu lầm để sống cảm thông và tha thứ cho nhau, đừng gây chia rẽ và tạo nên những hố sâu của bất đồng, của oán hận hờn căm. Hãy xan bằng những ngăn cách bởi kiêu căng tự mãn bằng một đời sống hoà hợp với nhau trong tình anh em có chung một cha trên trời.

Ước mong mỗi người chúng ta hãy sửa lại lối sống cho phù hợp với tin mừng cứu độ, để thiết lập một màu xanh yêu thương và ngập tràn niềm vui và hạnh phúc thay cho sự khô cằn của sa mạc tình người.

Nguyện xin Đấng Emmanuel, là Đường là sự thật và là sự sống dẫn dắt chúng ta đi trong hồng ân của Ngài, ngõ hầu mỗi người chúng ta sẽ được hưởng một mùa xuân của hoa công lý và tình thương nở rộ khắp nhân trần. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền



THÁO GỠ ĐỂ GIAO HOÀ
Lm. Inhaxiô Trần Ngà



Có hai hình thức cản trở khiến con người không đến được với nhau: cản trở bên ngoài và cản trở bên trong.

Cản trở bên ngoài có nhiều thứ như lũng sâu, núi cao, đường sá quanh co hiểm trở... đã được tiên tri I-sai-a đề cập đến trong bài đọc thứ nhất hôm nay.

Lại có những hình thức cản trở khác do chính con người tạo ra để ngăn chận sự thâm nhập của quân thù như người xưa phải xây thành cao, đào luỹ sâu; hay ngày nay người ta dùng hàng rào kẽm gai cài thêm bom mìn để ngăn chặn quân thù.

Ngoài ra còn có những ngăn cách khác như dòng sông Bến Hải trước đây đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền thù nghịch suốt 21 năm, hoặc bức tường Bá Linh ở Đức chia cắt đất nước nầy thành hai quốc gia đối đầu suốt 28 năm.

Thành luỹ bên ngoài tuy vậy mà dễ vượt qua, còn thành luỹ trong tâm tư con người còn khó vượt qua hơn nhiều; đó là lòng hận thù, nghi kỵ, giận hờn, ghen tỵ, tranh chấp, cãi cọ, kiêu căng, khép kín... Những thứ thành luỹ nầy tuy vô hình, không có bề cao, bề rộng, bề sâu nhưng có khả năng ngăn cách con người rất hiệu quả: Có những gia đình ở kề bên nhau nhưng vì hận hờn ghen ghét nên không hề lui tới với nhau; thậm chí có những anh em ruột thịt mà mấy chục năm trời không nhìn mặt nhau chỉ vì tranh chấp đố kị. Có khi vợ chồng cùng sống chung phòng nhưng tâm hồn hai người cách xa nhau vạn dặm.

Lời Chúa qua miệng Ngôn sứ I-sai-a (trong bài đọc thứ nhất hôm nay) tha thiết mời gọi chúng ta hãy tháo gỡ những thành luỹ vô hình đó để giao hoà với nhau. "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và bạt mọi núi đồi: con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng..."

Và trong Tin Mừng hôm nay, Thánh sử Mác-cô nhắc lại:  "Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Dọn đường đón Chúa không là gì khác ngoài việc tháo gỡ những rào cản đang được dựng lên trong lòng ta để người anh em có thể đến được với mình.

Tha nhân là hiện thân của Chúa Ki-tô, là chi thể của Chúa Ki-tô.

Nếu chúng ta không tháo gỡ những ngăn cách để cho tha nhân là hiện thân của Chúa Giê-su đến được với ta, thì chúng ta đang ngăn chặn Chúa đến với mình.
                                      ***
- Cha mẹ trần gian rất đau lòng khi nhìn thấy con cái trong nhà xích mích, chia rẽ và ly tán.
- Thiên Chúa là Cha nhân lành cũng vô cùng đau đớn khi con cái Người trên dương thế sống xa lìa chia cắt.

Mỗi người chúng ta là một tế bào, là một chi thể làm nên Thân Thể Chúa Ki-tô. Vì thế, khi để cho hận thù, nghị kị, ganh ghét chia rẽ chúng ta là chúng ta đang chia cắt Thân Thể Chúa. Thế là vô tình Chúa Ki-tô đang bị phanh thây!  Chúa Giê-su rất đau lòng vì Thân Mình Người bị chia năm xẻ bảy nên Người tha thiết đòi buộc con cái phải mau tháo gỡ những ngăn cách đó để giao hoà với nhau, để cho Thân Mình Người được lành lặn. Vì thế Người nghiêm khắc đòi buộc những chi thể phân cách hãy mau mau giao hoà: "Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5, 23-24)
  ***
Dòng sông Bến Hải cắt đôi đất nước Việt Nam và biến đồng bào Việt Nam thành thù địch trong suốt 21 năm trời cuối cùng đã trở thành gạch nối liên kết hai miền bắc nam.
Bức tường Bá Linh chia cắt Đức quốc thành hai quốc gia thù nghịch suốt 28 năm cuối cùng cũng bị triệt hạ để cho dân tộc Đức được thống nhất và trở nên hùng cường.
Nhiều ngăn cách lớn lao giữa các dân tộc đã dần dần được tháo gỡ.
Vậy biết đến bao giờ những "bức tường" do chính chúng ta dựng lên ngăn cách chúng ta với người khác được tháo gỡ để Thiên Chúa có thể đến với chúng ta?

Lm. Inhaxiô Trần Ngà


DỌN ĐƯỜNG ĐÓN MỪNG CHÚA ĐẾN
JKN


Câu hỏi gợi ý:
  1. Tại sao Tin Mừng Maccô lại bắt đầu bằng câu chuyện của Gioan Tẩy giả, mà không bắt đầu bằng chuyện Đức Giêsu giáng sinh? Việc dọn đường của Gioan có ý nghĩa gì đặc biệt đối với người Rô-ma?
  2. Dựa theo tinh thần bài Tin Mừng, để dọn đường đón Chúa đến, chúng ta cần làm gì một cách cụ thể? Những hình ảnh “dọn sẵn con đường của Đức Chúa”, “sửa lối cho thẳng để Người đi” có ý nghĩa gì?
  3. Việc dọn đường Chúa đến có liên hệ gì với những quan hệ của ta với tha nhân không?

Suy tư gợi ý:
1. Gioan Tẩy Giả, người dọn đường để Đức Giêsu đến
Khởi đầu Tin Mừng Maccô là chuyện Gioan Tẩy Giả loan báo và dọn đường cho Đức Giêsu đến, khác với Matthêu và Lu-ca khởi đầu bằng chuyện Đức Giêsu giáng sinh. Tại sao? Vì Tin Mừng Maccô được viết cho người Rôma. Theo quan niệm và thông tục của người Rôma, các nhân vật quan trọng đi đến đâu đều phải có người dùng loa thông báo cho dân chúng biết trước mấy ngày, vừa để làm nổi bật sự quan trọng của nhân vật đó, vừa để dân chúng sửa sang những con đường trong vùng cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch sẽ, vừa để dân chúng đón tiếp hai bên đường cho long trọng nếu vấn đề an ninh cho phép. Vì thế, để giới thiệu Đức Giêsu cho các Kitô hữu Rôma mà khởi đầu Tin Mừng bằng câu chuyện của Gioan Tẩy Giả thì sẽ hiệu quả và lôi cuốn sự chú ý hơn. Ngoài ra, để nói lên tính cách đặc biệt thần thiêng của việc dọn đường ấy, thánh sử còn trích dẫn lời của 2 ngôn sứ Isaia và Malakia đã loan báo trước đó khoảng 450-550 năm (tương đương với thời của các vị giáo chủ các tôn giáo châu Á): “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta” (Ml 3,1), “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (x. Is 40,3).

Phần chúng ta, khởi đầu năm phụng vụ mới, chúng ta cũng cần chuẩn bị đón mừng kỷ niệm Đức Giêsu đến trong nhân loại, đồng thời đón mừng Ngài đến trong tâm hồn mỗi người. Vì thế, thiết tưởng bản thân mỗi người cũng như toàn Giáo Hội hãy dọn đường đón mừng Ngài. Dọn đường thế nào thì Isaia và Gioan Tẩy Giả đã chỉ cho chúng ta.

2. Dọn đường đón mừng Chúa đến
Ngôn sứ Isaia viết: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40,3-4). Như vậy, theo ngôn sứ Isaia, để đón Chúa đến, việc đầu tiên là phải mở một con đường. Muốn thế, phải bạt núi, san đồi, lấp thung lũng, đổ đầy các hố rãnh. Đó là nói theo ngôn ngữ hình tượng. Còn trong thực tế thì phải làm gì?

a) Phải mở một con đường = muốn và quyết gặp gỡ Chúa
Chúa đến để gặp gỡ và đem lại cho chúng ta sự cứu độ, không chỉ ở đời sau mà còn ở ngay đời này: một sự bình an và hạnh phúc siêu nhiên, tuyệt vời, không phải thứ bình an hạnh phúc kiểu thế gian vốn bị lệ thuộc vào những điều kiện trần tục (x. Ga 14,27). Nhưng để việc gặp gỡ đó thành hiện thực, chính chúng ta cũng phải mong muốn và quyết tâm gặp gỡ Ngài. Ngài không thể đến với ta nếu chính ta không tích cực muốn điều đó. Do đó, trở ngại lớn nhất khiến chúng ta không thể gặp gỡ Ngài chính là chúng ta không thật sự muốn gặp gỡ Ngài. Vì khi gặp gỡ Ngài, Ngài sẽ đòi hỏi chúng ta phải đối diện với sự thật của chính bản thân chúng ta. Nhưng chúng ta thường muốn trốn tránh sự thật, tránh việc phải đối diện với lương tâm mình... Vì điều này đòi buộc ta phải chỉnh đốn lại cách sống của mình, phải từ bỏ những đam mê, những thói xấu, những bất công vốn đem lại cho ta vui thú, lợi lộc, quyền lực, danh vọng là những thứ ta rất ham thích. Như vậy muốn Chúa đến với ta, ta phải khai phá một con đường, con đường ấy chính là tâm trạng sẵn sàng đón Chúa đến, sẵn sàng đến với Ngài, gặp gỡ Ngài với bất cứ giá nào.

b)Con đường thẳng ngay, bằng phẳng = tâm hồn chính trực
Với những ai muốn đón Chúa đến, Gioan Tẩy Giả yêu cầu: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Khi đón một nhân vật quan trọng đến một vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến, ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả tạo...

Ngay thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay thẳng, chính trực, nói gì hay làm gì cũng phải “công minh chính đại”, “đường đường chính chính”, không lén lút, giấu giếm, không làm ai phải nghi ngờ điều gì. Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào nói thế nấy, và nói thế nào làm thế nấy: “Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không", thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37). Nghĩ một đằng nói một nẻo, hay nói một đằng làm một nẻo là tư cách của tiểu nhân, của phường gian ác, không thể là tư cách của người Kitô hữu: “Đường lối của kẻ gian ác thì quanh co, hành động của người trong sạch thì ngay thẳng” (Cn 21,28); “Thiên Chúa ưa điều chính trực, ghét điều gian ác” (Dt 1,9); “Ngài ghê tởm tâm địa quanh co” (Cn 11,20).

Nguyên nhân biến con người thành quanh co, giả hình, mưu mô... chính là tâm địa ích kỷ, lắm tham vọng, muốn phình to bản ngã. Tâm địa này khiến người ta cố gắng đạt được những điều mình ham muốn - danh vọng, quyền lực, tiền bạc - với bất cứ phương tiện nào, kể cả phương tiện xấu, và bằng bất cứ giá nào, kể cả tội ác. Từ đó con người bị tham vọng và đam mê của mình thu hút, mê hoặc, dẫn đưa mình vào con đường cong queo của tội ác. Do đó, “sửa lối cho thẳng để Người đi” một cách căn bản là dần dần diệt bỏ khuynh hướng ích kỷ, thích đặt nặng “cái tôi” của mình. Khuynh hướng này gây nên tất cả mọi lồi lõm, mọi cản trở khiến Chúa khó đến với ta, và ta khó đến với Chúa. Hãy noi gương Gioan Tẩy giả, sống thanh đạm: “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng”; không tham vọng, không ham đề cao “cái tôi” của mình, sẵn sàng nhìn nhận sự thật hèn kém của mình: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”.

c)Đường đến với Chúa cũng là con đường đến với tha nhân
Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa luôn luôn tự đồng hóa với tha nhân của ta. Do đó, người Kitô hữu không thể quan niệm Thiên Chúa độc lập với tha nhân của mình, không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu tha nhân, không thể đến với Thiên Chúa bằng một con đường khác với con đường đến với tha nhân. Ngược lại, con người không thể yêu thương tha nhân mà không yêu mến Thiên Chúa, không thể đến với tha nhân bằng con đường khác với con đường đến với Thiên Chúa. Chủ trương chỉ yêu tha nhân không cần đếm xỉa gì đến Thiên Chúa, hay ngược lại, chỉ yêu Thiên Chúa mà không đếm xỉa gì đến tha nhân đều là những tình yêu giả tạo, không thực tế. Do đó, muốn đến và gặp gỡ với Thiên Chúa không gì tốt đẹp và chắc chắn bằng đến hay gặp gỡ Ngài nơi tha nhân của ta. Và muốn đến và gặp gỡ tha nhân không gì bảo đảm và tạo hạnh phúc cho họ bằng đến và gặp gỡ họ trong Thiên Chúa. Đối với người Kitô hữu, không thể tách rời Thiên Chúa khỏi tha nhân, và tách rời tha nhân khỏi Thiên Chúa.

Vậy, đón Chúa đến, không gì làm Chúa hài lòng bằng sửa sang lại mọi quan hệ của ta với tha nhân cho tốt đẹp hơn, tình nghĩa hơn: làm sao để cha mẹ ta cảm thấy ta thật sự là con hiếu thảo, con cái ta thấy ta thật sự là cha mẹ tốt, anh chị ta thấy ta là người em tốt, các em ta thấy ta là người anh tốt, bạn bè ta thấy ta là người bạn tốt, những nhà chung quanh ta thấy ta là hàng xóm tốt... Hãy sống làm sao để không mấy ai có thể chê trách ta được, ai cũng cảm nhận được tình thương của ta.

Cầu nguyện
Lạy Cha, Cha là một Thiên Chúa luôn luôn đồng hóa với tha nhân của con. Nhờ đó, con có thể gặp gỡ Cha trong những người sống chung quanh con, con có thể yêu thương và phục vụ Cha bằng việc yêu thương phục vụ họ. Vì thế, chuẩn bị đón Cha đến trần gian, không gì tốt đẹp hơn làm cho môi trường con đang sống biến thành một môi trường yêu thương. Xin giúp con thực hiện điều Cha mong muốn nhất ấy.
JKN



VÀO SA MẠC
AM Trần Bình An

"Có tiêng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi". (Mc 1, 3)


Hôm nay Chúa Nhật II, Mùa Vọng, Thánh Gioan Tiền Hô khổ tu trong hoang địa, kêu gọi chúng ta chuẩn bị đón rước Chúa Cứu Thế, bằng cách sám hối, từ bỏ con người cũ, đổi mới toàn diện để có thể xứng đáng gặp được Ngài.
Hơn hai nghìn năm trước, dân Do Thái đã nô nức đáp lời, cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan. Còn bây giờ, dân Chúa có lẽ dửng dưng hơn, vô tư hơn, vẫn cứ bình chân như vại, chẳng muốn đi vào hoang địa buồn bã, nóng nảy, để ăn năn, sám hối.
Không hẳn thế, cũng có nhiều người vẫn đang vội vã chạy vào hoang địa, sa mạc trong tiểu bang Nevada, nhưng không phải để sám hối, mà để hối hả tìm đến Las Vegas, phồn hoa tràn đầy cám dỗ. 
Vào hoang địa hay sa mạc, vừa ý nghĩa là nơi vắng lặng, vừa ý nghĩa xa lánh bụi trần xô bồ, từ bỏ những cám dỗ thế tục, những lo toan thường nhật, để có thể nhìn lại thân phận, xét mình thấu đáo, mới có thể nâng hồn lên, cầu nguyện và thống hối. Thêm vào đó gương sáng của vị tiên tri cuối cùng, Thánh Gioan Tiền Hô, còn dẫn chúng ta đến gần Chúa hơn nữa.
- Thứ nhất, ngài mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng, ăn chay hãm mình, từ chối nếp sống tiện nghi, có nghĩa bỏ mình theo Chúa. Ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao cửa rộng, sung túc, phủ phê… là những cám dỗ hiển nhiên và thường xuyên với tất cả mọi người. Chúa chẳng cấm đoán vui hưởng những ân huệ ấy, nhưng biết đâu, đó lại là những rào cản, chướng ngại, ngăn chận chúng ta dến với Ngài, nếu vô tình chúng ta tự nguyện biến thành nô lệ cho những điều thế tục phù vân.
- Thứ nhì, ngài kêu gọi chúng ta dọn đường, sửa lối cho thẳng. Hãy từ bỏ những đam mê xác thịt, những thói quanh co, lươn lẹo, gian dối, những hố sâu tội lỗi, những ổ gà, ổ vịt tham lam, ganh ghét, đố kỵ, hằn thù. Sám hối, ăn năn, từ bỏ sự dữ, xa lánh những cám dỗ đê hèn, để tâm hồn ngay thẳng, trong sáng, chào đón Chúa đến.
- Thứ ba, ngài nhắc nhở chúng ta đức tính cao quý qua lời tự bạch: Tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người”. Đó là lòng khiêm tốn, tự hạ, điều mà sau này Chúa Giêsu còn nhấn mạnh, như yêu cầu tiên quyết để có thể xứng đáng đón rước Chúa.
Tóm lại, vào sa mạc mà không đem theo hành trang gồm những bảo bối như trên, thì có lẽ chẳng còn hữu ích gì nữa. Mặt khác, ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận còn khéo léo tóm tắt lại bí quyết khi ra đi:
Bỏ tất cả, mà chưa bỏ mình, thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con bỏ trước.(ĐHV, 3)

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nghe theo lời mời gọi tha thiết của Thánh Gioan, từ bỏ những thói hư tật xấu, từ bỏ chính mình, mà khiêm tốn sám hối, hầu xứng đáng đón tiếp Chúa đến. Amen

AM Trần Bình An
TẤM THẢM ĐỎ
Pio X Lê Hồng Bảo

“Dọn đường!”
Đã rất nhiều lần trong đời tôi nghe khẩu lệnh này! Đó là những trường hợp đón tiếp hoặc chuẩn bị cho các bậc vị vọng đi qua. Trong những trường hợp cấp cứu tai nạn hoặc trường hợp khẩn cấp, người ta chỉ nói là: “Dẹp đường!” Đơn giản vì họ chỉ cần một lối đi.
Dọn đường không đơn thuần chỉ chừa một lối đi:
  • Dọn đường là còn phải làm cho lối đi ấy đẹp đẽ, thoáng đãng, êm ái, đáng trân trọng…
  • Dọn đường là còn phải tạo một cảnh quan rực rỡ, hoành tráng chung quanh.
  • Dọn đường là còn phải có hẳn một đoàn rước đầy đủ âm thanh và màu sắc của: đồng phục, cờ xí, trống kèn…
  • Dọn đường là còn phải có cả một lễ nghi với kiệu, lọng, chào đón, tung hô, liên hoan, văn nghệ…
  • Dọn đường là còn phải báo cáo thành tích, định hướng tương lai…

Chung quy, dọn đường chính là dịp phô diễn hết tất cả những gì tốt đẹp nhất cho “đấng ngự đến” tường lãm! Trong tất cả các trường hợp đó, tôi luôn thấy không thể thiếu Tấm Thảm Đỏ. Có lẽ con người không thể phô diễn hết sự trân trọng của mình trong một lúc được nên phải cần đến một biểu tượng. Tấm Thảm Đỏ vô tội đã vô hình chung trở thành biểu tượng của quyền lực! Ngày xưa, khi còn là một cậu bé giúp lễ lên 10, tôi cũng đã từng lén lút bước lên tấm thảm đó xem cảm giác thế nào.

Hai ngàn năm trước, Đấng Cứu Thế ngự đến lại không đòi một tấm thảm dù xanh hay đỏ. Vị Tiền Hô của Người chỉ yêu cầu những điều thật đơn giản: “…chỗ cong uốn cho ngay, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống…” (Lc. 3: 5). Không cần trống kèn rộn rịp, không cần cờ xí huênh hoang, không cần tung hô thành tích, không cần khẩu hiệu rập ràng… Ngày nay, từ một cậu bé lớp Giáo lý Sơ cấp cũng hiểu “con đường” mà Gioan nói đến chính là tâm hồn của mỗi người. Thế mà, hai ngàn năm qua con đường đón Chúa đã phẳng phiu, thẳng tắp? Có lẽ con đường ấy cũng như những con đường trên khắp đất nước Việt Nam. Cũng vẫn là những “con đường đau khổ” với… chuyện dài nhiều tập! Ai mà không nhớ vụ án PMU-18 từ nhiều năm trước, rồi PCI với đại lộ Đông –Tây mới đây? Trong dân gian vẫn truyền tụng nhau rằng: Nghề làm đường không bao giờ sợ thất nghiệp, vì làm xong lại sửa, sửa đầu này lại tới đầu kia! Về hưu lại còn biết đổ kẹo đậu phộng bán độ nhật vì làm đường bữa nay cũng giống như đổ kẹo đậu phộng, chỉ cần một lớp thật mỏng cho “bắt mắt” là được!

Ông bạn hàng xóm của tôi vốn dĩ là một thợ hồ chân chất, thật thà. Vậy mà qua một dự án “bê tông hóa đường nông thôn” ông đã “kiếm chác” đủ để xây tường rào chu vi 80 mét cao 2m2. Ông thật thà thổ lộ: “Ai cũng dzậy hết, chú à! Mấy ông ở trên còn kiếm đậm hơn, nên cũng sẵn lòng cho tụi tui kiếm chác chút đỉnh. Tụi tui chỉ có chiều về chia nhau mươi ký xi măng trộn còn thôi mà! Trả lại thì mắc công nhập kho, không lấy thì bạn hồ thắc mắc. Mấy ông ở trên mà hổng ăn coi có để yên cho tụi tui không? Thôi thì, cứ ai làm sao tui làm dzậy, ai làm bậy tui làm… theo!” Vậy đó, trong một xã hội mà sự dối trá đã thành kim chỉ nam thì còn ai dám hành xử theo chân lý? Không khéo lại bị coi là quái thai, là… người ngoài hành tinh! Làm sao có được những con đường phẳng phiu thẳng tắp khi lòng người còn quá nhiều những “gồ ghề” của mưu mẹo, những “quanh co” của lừa lọc, những “hố trũng” của tham lam? Ai làm sao tui làm dzậy, ai làm bậy tui làm theo!” đã trở thành tôn chỉ để bảo đảm lợi ích và an toàn cho bản thân.
Cách sống thì cố gắng hòa theo đám đông nhưng hình thức thì lại cố “khẳng định mình”! Ai cũng muốn xài hàng độc để không bị… “đụng hàng”. Từ mái tóc cắt nham nhở, chải dựng đứng cho đến “chú dế” chạm rồng vàng lên đến cả trăm triệu đồng. Từ túi xách Vuilton giá vài chục ngàn đô cho đến “con xế khủng”… Đó chính là những Tấm Thảm Đỏ để mong tạo nên một quyền lực dù thực hay ảo! Tấm Thảm Đỏ không còn trải dưới chân mà là… khoác lên mình. “Đấng ngự đến” không còn quan trọng, người ta chỉ cần dịp để phô diễn Tấm Thảm Đỏ!

Liệu lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô từ 2.000 năm trước có còn hiệu nghiệm? Dân Do Thái xưa cũng đua đòi ăn chơi, trác táng, quần là, áo lụa; nhưng nghe theo Gioan, đã có nhiều người đến chịu phép rửa để được ơn tha tội. Bởi vì, Gioan không nói suông, ông đã “dọn dường Chúa” bằng cách mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và mật ong, sống trong hoang địa… Điều đó thể hiện sự từ bỏ và san lấp “hố sâu” lạc thú, uốn nắn tham vọng “cong queo”, san bằng “núi đồi” tự phụ. Bởi vì: Đấng đến sau tôi cao trọng hơn tôi và tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”.
Tôi chạnh nhớ bài chia sẻ của Lm. Vĩnh Sang CSsR. cách đây không lâu: “Tôi nghe người ta kháo nhau, các cha trẻ năm trước gặp nhau thì nói chuyện về xe cộ, xe hơi đời nào mới đời nào cũ, giá dollar giá vàng nhảy múa ra sao, các cha so kè nhau kiến thức về những “con xe” loại “khủng” ấy; năm nay xe cộ sắm đủ rồi, ngồi nói chuyện với nhau lại bàn chuyện Iphone, Ipad, Ipod, xem ra các phương tiện này vừa dễ sắm và cũng vừa dễ… giấu!
Có lần tôi dự một đám tang một bà cố, mẹ của một cha trong Giáo Phận ấy, sân Nhà Thờ, ngoài xe công cộng của một số người thân từ xa thuê để về dự lễ, còn lại là xe hơi của… các cha. Có một vị ngồi xe Jeep mui trần, có cần antenne, xe sơn như xe của lính nhảy dù năm cũ, “cụ” lái xe, ăn mặc như… nghệ sĩ sân khấu, chiếc nón rộng vành như các tài tử trong vai cao bồi miền Texas Hoa Kỳ!?!”
Cũng phải thôi. Tận dụng công nghệ mới để truyền giáo chắc hẳn phải tăng hiệu quả?! Còn mấy ai rỗi hơi ngồi nhớ lại cách truyền giáo “kỳ quặc” của Gioan? Trăm nghe không bằng một thấy! Dân Do thái xưa đã được chứng kiến tận mắt Gioan dọn đường” cho Chúa như thế nào. Còn ngày nay, nhìn quanh chỉ thấy toàn Thảm Đỏ. Đấng Cứu Thế ở đâu?

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết dứt khoát dọn lòng đón Chúa bằng những hành động thiết thực chứ không phải bằng Tấm Thảm Đỏ. Xin cho chúng con biết học ở Gioan Tiền Hô cách sống “hoang địa” để kết hợp mật thiết với Chúa; biết khoác lên mình những rẻ rúng, chê bai; biết hãm mình sống thật đơn giản; biết khiêm tốn cúi xuống cởi dép cho kẻ đến sau. Nhờ đó, khi Chúa đến, trần gian không còn gập ghềnh, khúc khuỷu và mọi người đều xứng đáng được hưởng Ơn Cứu Độ mà Chúa đã chuộc bằng giá máu của chính Người. Amen.
Pio X Lê Hồng Bảo

DỌN LÒNG
Chúa Nhật II – MVB – (Mc 1, 1 – 8)


Sa mạc lặng thầm nơi thẳm sâu,

lắng nghe tiếng Chúa đang yêu cầu.

Đơn sơ, từ tốn, Hài Nhi ngự,

giản dị, khiêm cung, Thánh Thể chầu.

Đồi núi, kiêu căng, mang khốn khổ,

hố sâu ích kỷ, chuốc âu sầu.

Con đường chính trực đón mừng Chúa,

trong sáng tâm hồn tỏa ánh châu.

02/12/2011
Hạt Nắng



SA MẠC CUỘC ĐỜI
Chúa Nhật II – MVB – (Mc 1, 1 – 8)


Sa mạc cuộc đời, thân con tháng năm khô cằn,
lê bước nhục nhằn, lối nhỏ từng chiều đơn côi.
Nụ cười khô môi, nước mắt bên khóe lạnh lùng,
ngõ vắng đường cùng, lặng thầm xâu xé, ăn năn.

Danh vọng, bạc tiền , vươn lên đỉnh cao kiêu ngạo,
ghen ghét giận hờn, hố tối thói đời tham lam.
Gieo mầm nghi nan, lạc thú mê đắm, ngập chìm,
quanh co, giả hình, thân tàn từng bước lao đao.

Xin giúp con can đảm, bạt đi núi đồi kiêu căng,
quyết san bằng hố sâu tham vọng bất chính.
Đường quanh co, uốn theo chân lý, công bình,
sống hãm mình, nguyện cầu nuôi dưỡng tâm linh.

Đi vào cuộc đời, yêu thương, hố sâu lấp đầy,
vun xới tình người, đổi mới tâm hồn thẳng ngay.
Gieo mầm tin yêu, dấn thân loan báo Tin Mừng,
hồng ân Thánh Thần, chu toàn sứ vụ hiệp thông.

02/12/2011
M. Madalena Hoa Ngâu



DỌN LÒNG
Chúa Nhật II – MVB – (Mc 1, 1 – 8)

Vào sa mạc, tâm tình lắng đọng,
dọn tâm hồn chờ đón thiên ân.
Đón Con Thiên Chúa giáng trần,,
đem nguồn cứu độ phúc ân cho đời.

Nghe tiếng vọng gọi mời chỉnh đốn,
lòng thẳng ngay, khiêm tốn, hãm mình.
Lương thực bồi dưỡng tâm linh,
nhu cầu thân xác hy sinh chân thành.

Sửa ngay thẳng khúc quanh giả dối,
bạt núi đồi, lối sống kiêu căng.
Đam mê theo đuổi lợi danh,
Tự cao, tự mãn, san bằng lối đi.

Lấp hố sâu hoài nghi, hồn dỗi,
gây bất hòa, gian dối, quanh co.
Ngôn hành thành thật, đắn đo,
quyết tâm từ bỏ sóng xô, gồ ghề.

Lấp hố sâu u mê dục vọng,
giữ tâm hồn trong sáng, đơn sơ.
Lộ trình thiêng thánh ươm mơ,
tha nhân chung tiếng tình thơ an bình.

Bồi hồi chờ đón giáng sinh …

02/12/2011
Bâng Khuâng Chiều Tím


HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA
(Mc 1, 1- 8)

Chúa Cứu Thế uy quyền rạng rỡ
Lời Gio - an khai mở mọi thời
Tin Mừng rao giảng khắp nơi
Nêu cao gương sáng cho người thế gian

Niềm vui sướng hân hoan hãnh diện
Sống tự tin thánh thiện hiên ngang
Công bình bác ái sẵn sàng
Xin vâng phó thác vững vàng không lay

Vào sa mạc ăn chay thực hiện
Những phút giây tĩnh nguyện rất cần
Cắt đi vương vấn phù vân
Tân toan cuộc sống tinh thần vượt qua

Chúa quảng đại thứ tha miễn xá
Qúa bao la đền tạ sao vừa !
Gọi mời chờ đợi dẫn đưa
Hồng ân chan chứa như mưa tràn trề

Bỏ nết xấu đăm mê thói tục
Muốn thảnh thơi hưởng phúc thong dong
Trở về với Chúa khát mong
Lỗi lầm sám hối thực lòng ăn năn

Cơn đói khổ gian nan cùng cực
Đến cậy nhờ kiệt sức héo hon
Tâm thân yếu đuối mỏng dòn
Hằng ngày thanh tẩy hết còn vết nhơ

Cách ăn mặc đơn sơ mộc mạc
Sống khó nghèo thanh thoát nhẹ nhàng
Thẳng ngay tránh thói khoe khoang
Khiêm nhường quy hướng vinh quang về Ngài.

Lm. Khuât Dũng sss



SẴN SÀNG
CN2MV: Mc.3,1-8
NÀY      Ngài sắp đến nơi rồi
NGÀI    là Thiên Tử xuống đời thế nhân
SẮP      ngay, sửa thẳng, cho cân
ĐẾN     giờ chuông điểm vang ngân tầng trời
NƠI      nơi chờ đón Ngôi Lời
RỒI      đây Ngài đến cứu đời nhân gian

BẠT      cho ngay thẳng tâm can
CHO     vơi đi hết tà gian đáy lòng 
NGAY   trong gia thất cho trong
THẲNG ngay tư tưởng mới mong gặp Ngài
NÚI      cao càng lắm chông gai 
ĐỒI      cao mới biết lòng ai vững bền
BẤT      trung sẽ phải đáp đền
CÔNG   bằng sẽ được xướng tên sổ vàng

HÃY      mau thống hối sẵn sàng
MAU     lên kẻo muộn trễ tràng khổ thân
THU     vàng lá rụng rần rần 
DỌN     tâm cho sạch bụi trần bẩn nhơ
CHO     hồn thanh thản mong chờ
XONG   rồi hồn nhỏ mộng mơ tình Ngài

CHỜ     Mong Thiên Tử Ngôi Hai
KHI      thiên thần hát vang bài thánh ca
CHÚA   Con sẽ đến thăm ta
ĐẾN     đêm bừng sáng bao lao đất trời 
CÒN     bao ân sủng tuyệt vời
MONG  chờ hồng phúc Đất-Trời kết giao 
ĐÓN     ơn Thánh Chúa tuôn trào
CHÀO   mừng Thiên Tử trời cao xuống trần.
Thanh Sơn 02.12.2011


SÁM HỐI VÀ THANH TẨY
Có Đấng quyền thế hơn tôi, đang đến sau tôi,
tôi không đáng cúi xuống cởi quay dép cho Người”
(Mc 1, 1-8)

Này đây ngôn sứ của Ta
Dọn đường sửa lối từ xa đến gần
Từ nơi hoang địa xa xăm
Về trong cô lặng nội tâm một mình
Người là ngôn sứ công bình
Ăn châu chấu, uống mật ong rừng lớn lên
Lông lạc đà, áo che thân
Bôn ba đôi gót chân trần báo tin
Ăn năn sám hối thật tình
Nhận ơn Thanh Tẩy trầm mình Jordan
Ngày cứu rỗi đã đến gần
Người nên cao trọng bội phần hơn Gioan
Dừng thôi những cuộc lạc hoan
Lắng lòng khiêm nhường hồi tâm trở về
Bỏ đi điệp giấc đam mê
Công minh sống giữa bộn bề nhân gian
Ơn Thánh Tẩy đẹp vô vàn
Nên cung điện Chúa rỡ ràng giáng sinh
Khởi đầu cho một chuyện tình
Nhân gian cùng với thiên đình giao duyên

22-11-2011
Mic. Cao Danh Viện



ĐẤNG UY QUYỀN
(Mc1, 1-18 )

Gio-an nhảy mừng trong lòng
Vì Mẹ Thiên Chúa cất công viếng chào.
Lời ngôn sứ sai làm sao
Cha truyền sứ giả hô hào đón con !
Hãy dọn sạch sẽ đồi non
Sửa sang đường lộ không còn cong queo.
Gio-an từ vùng quê nghèo
Nghe lời Thiên sứ, làm theo lệnh truyền.
Dân chúng từ khắp mọi miền
Xin chịu Phép Rửa qua quyền phép ông.
Lưng trần , phủ chiếc áo lông
Ăn châu chấu, uống mật ong hàng ngày.
Ông cất tiếng giảng thế này
Có đấng quyền phép, thẳng ngay ra đời
Tuy rằng Người đến sau tôi
Nhưng là con Đức Chúa Trời cao sang!
Tôi rửa nước sông Gio- đan
Còn Người đến rửa dân bằng Thánh Linh.
Lạy Cha từ ái, quang vinh
Thứ tha nhân loại bạc tình, vô ơn.
Lòng thương xót- tỏ nguồn cơn
Chúng con chừa cải theo đường Chúa đi.

Đỗ Văn



DỌN ĐƯỜNG CHỜ ĐÓN.
CN 2 mùa Vọng (Mc 1, 1-8)

Khởi đầu công bố Tin Mừng
Đức Giê-su Đấng Ki-tô Con Trời
I-sai-a chép để đời:
“Ta sai sứ giả mang lời của Ta
Dọn đường đi trước Con là
Tiếng hô hoang địa vang xa: Sẵn sàng
Con đường Đức Chúa băng ngang
Uốn cho ngay ngắn thẳng hàng Người đi”
Gio-an Tẩy Giả thực thi
Giảng rao phép rửa, tội thì thứ tha
Gio-an mặc áo lạc đà
Ăn châu chấu, thắt lưng da, dạy người:
“Đấng quyền thế hơn tôi mười
Tôi không đáng cởi dép Người dưới chân
Tôi rửa bằng nước trong dân
Còn Người rửa, chính Thánh Thần cho anh”
*
Ích-diên xưa quả lòng thành
Nghe lời Tẩy Giả nhanh nhanh quay về
Hôm nay mùa Vọng cận kề
Đường lòng đã sẵn một bề hay chưa?
Kiêu căng bạt xuống cho vừa
Gian tham, tàn ác liệu chừa cùng nhau
Tâm hồn hoán cải trước sau
Kìa Con Chúa đến mau mau đón Người.

Giuse Nguyễn Văn Sướng.



TIẾNG KÊU


Có tiếng người kêu vang trong hoang địa
dọn sẵn đường cho Đức Chúa bước đi
Đường lối thẳng ngay không chướng ngại gì
Chúa sẽ đến thương ban ơn cứu độ

Ta rửa anh em bằng lời bằng nước
Người đến sau ta có trước muôn đời
Rửa anh em trong thần khí lửa trời
Cởi quai dép cho Người ta không đáng

Thánh Gioan gọi ai trong hoang vắng
Tẩy rửa tâm hồn chính đáng đường ngay
Hay gọi ta kẻ tội lỗi cuồng say
Mau sám hối chờ mong ngày Chúa đến

Ôi hồn con của sự vô tâm cảm
Đã bao lần không can đảm đổi thay
Để bạc tiền những tham vọng lung lay
Mê lạc thú vui say đường lạc lối

Chúa con ơi con gục đầu sám hối
Vì yếu hèn nên bóng tối vây quanh
Xin thương ban sức mạnh giữ lòng thành
Thờ king Chúa yêu tha nhân tha thứ

Xin lỗi nhau những sai lầm quá khứ
Hãy yêu thương dù trăm thứ không vừa
Giúp đỡ nhau cùng đến dẫu nắng mưa
Theo chân Chúa kê cho vừa chỗ lệch

Vincent Khánh Trần


SÁM HỐI ĂN NĂN
Chủ Nhật thứ II Mùa Vọng (Mc.1,1-8)

Ta sai sứ giả là Gio-an,
người sẽ đến trong sông Jor-dan,
làm phép rửa khuyên dân hối cải,
mở lòng cho họ biết ăn năn.

Gioan mặc áo bằng lông lạc đà,
đi chân đất, thắt lưng dây da.
Thức ăn là mật ong, châu chấu.
Khuyên nhủ người xin ơn thứ tha.

Sứ giả Ta đi trước mặt Con,
san bằng mọi nẻo đường cho Con,
tiếng người vang vọng trong hoang địa,
hối cải dọn linh hồn trắng trong.

Trời cao xin hãy đổ sương mai,
và lắng nghe dân Cha khẩn nài,
mây hỡi mau mưa Đấng Cứu Chuộc,
gánh thay tội lỗi khắp trần ai.

Chúa hỡi dừng cơn giận Chúa thôi,
chúng nhân hối lỗi ăn năn rồi,
dốc lòng khấn nguyện ơn tha thứ,
xuống thế làm người chuộc phận tôi.

Paul Nguyễn Minh Thông



DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA
(Mc 1, 1-8)

Sa mạc vắng hồn con cảm nghiệm
Tiếng kêu vang hoà quyện khắp nơi
Vẳng trong hoang địa bao lời
Gioan rao giảng kêu mời hối nhân

Hãy sám hối ăn năn tội lỗi
Mau dọn đường sửa lối Chúa qua!
Lòng vui chân lý mở ra
Giêsu Cứu Thế chính là Đường đi

Hố sâu thẳm lương tri chai đá
Ngài lấp đầy hoa quả Thánh Linh
Từng giây mắt Chúa dõi nhìn
Giúp con hoán cải vẹn tình sắt son

Khi Chúa đến, không còn con sống
Mà chính là Chúa sống trong con
Tận nơi sâu thẳm tâm hồn
Ba Ngôi Thiên Chúa tràn muôn phúc lành

Là ngôn sứ Gioan làm chứng
Đấng quyền năng đang đến sau tôi
Kitô Thánh Tử Ngôi Lời
Sẽ làm Phép Rửa tội đời thứ tha

Tội thời đại lương tâm đánh mất
Cảm thức về tội lỗi xấu xa
Mẹ hiền Giáo Hội thiết tha
Gọi con trở lại giao hòa hiệp thông

Kitô hữu vững lòng nơi Chúa
Nên chứng nhân ở giữa anh em
Chúa thương những kẻ mọn hèn
Cho con tin mến chúc khen Danh Ngài.

Nt Bích Ngọc


DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA
(Mc 1, 1-8)

Tiếng vọng Gio-an giảng sám hối
Đường cong uốn thẳng lấp bằng đồi
Dìm mình phép rửa ơn tha tội
Đức Chúa uy linh sắp đến rồi.

Khổ hạnh lạc đà da kết áo
Mật ong châu chấu thức ăn khao
Nhiệt tâm giới thiệu Đấng quyền thế
Hoán cải nguyện cầu cuộc lược thao.

Cúi xuống khiêm cung cởi dép Chúa
Cũng không xứng đáng dẫu tình thân
Gio-an thanh tẩy qua dòng nước
Phép rửa Giê-su trong Thánh Thần.

Ngóc ngách lòng con phủ bóng tối
Tham tàn danh lợi thú buông trôi
Ba thù chiến đấu dầu thương tích
Ánh sáng niềm tin bật nẩy chồi.

Dối trá quanh co nguyện uốn nắn
Gồ ghề tàn nhẫn bạt ăn năn
Hố sâu thù hận san tha thứ
Chính Chúa là đường phúc vĩnh hằng.

Kính Chúa yêu người xác định hướng
Lời Ngài Thánh Thể tiếp yêu thương
Muôn vàn dấu chỉ Ngài đang đến
Đón Chúa tình con dọn thẳng đường.

Cát Vàng- 26-11-2011


HOA TRÁI SA MẠC
(2 MVB)

Hoa thơm nở giữa hoang liêu khổ hạnh
Trái hóa ngọt từ mật đắng rừng sâu
Áo hoang địa chợt lộng lẫy sắc màu
Nước trào dâng thương đồng liêu cằn cỗi

Bởi ai hát hùng vang lời mời gọi
Thổi lay lay rừng lau sậy xạc xào
Thấm hoang vu giọng tha thiết khát khao
“Hãy dọn đường, và sửa cho ngay thẳng”

Gồ ghề san thành cỏ xanh mượt nắng
Lối quanh co uốn như lụa sông Vân
Thung lũng sâu đầy nhịp thở trong ngần
Kìa! Thiều quang chân trời như thấp thoáng

Mây gọi gió thôi ngừng bay lãng đãng
Gom về nguồn để lắng dịu bình yên
Dọn hồn hoang trong sa mạc tịch huyền
Mới nghe trọn bước Ngài đang ngự giá

Mới khắc khoải trong từ tâm bản ngã
Con đường được yêu, và biết yêu thương
Vì Gioan ẩn sau những vô thường
Để ta có cuộc giao duyên tuyền vẹn

Thảo mộc hương duyên điểm trang hò hẹn
Đường tìm Người không hoa gấm xôn xao
Bỏ lại sau những phù phiếm ồn ào
Sẽ gặp Đấng là đường Chân, Thiện, Mỹ

Người ở nơi những điều thật giản dị
Gạn bớt đi những mộng ước xa xôi
Đi tìm nhau và tìm đến với Người
Học từ bỏ, yêu thương và chia sẻ

Trời sa mạc trải qua bao thế hệ
Ẩn dấu hồng ân Thiên Chúa chúc lành
Ban sức mạnh, ai tâm tịnh lòng thanh
Từng ngày sống dọn đường ngay nẻo chính.

01-12-2011
Thanh Hương

ĐÓN CHÚA
Chúa Nhật II – MVB – (Mc 1, 1 – 8)


Người người trông mong, Chúa đến thăm gian trần,
đường nào Chúa ơi! Cho con diện kiến thánh nhan?.
Đỉnh đồi kiêu căng, khoe khoang che đường, ngăn lối,
hố sâu giận hờn, tự ái, ngăn cách tình thân.

Đường đời quanh co, bóng tối ngăn lối về,
giả hình, dối gian, tham lam lạc bước u mê.
Bất hòa, ghét ghen, đua chen chức quyền, lạc thú,
sóng xô gập ghềnh, đường đi đón Chúa đầy nhiêu khê.

Sức mạnh trời cao, xin giúp con canh tân cuộc sống,
bạt những đồi cao, kiêu căng, tự mãn, ngông cuồng.
San bằng hố sâu, lấp đi bất hòa chia rẽ,
uốn thẳng đường cong, không còn dối trá, bất công.

Sức mạnh hồng ân, nâng bước con tìm nhan thánh Chúa,
ân nghĩa tình thân, tha nhân, khúc hát giao mùa.
Vui cười, sẻ chia, chung tay đắp bồi, hạnh phúc,
nắng đẹp mùa xuân, Chúa ngự trị, hồng ân như mưa.

Sa mạc hoang vu, ánh sáng soi bóng tà,
nguyện cầu thiết tha, chìm sâu trong Thánh Ý Cha.
Lỗi lầm nhận ra, đơn sơ, khiêm nhường, chân chính,
khổ chế thân mình, đường đi đón Chúa, lời hoan ca.

02/12/2011
Nắng Sài Gòn

DỌN LÒNG
Chúa nhật II Mùa Vọng - Năm B – (Mc 1, 1 - 8)

Trong đau khổ con gặp nhiều vấn nạn,
biết tìm đâu đường sán lạn đời con.
Tim sầu, ruột thắt héo hon,
u mê kiếp sống lối mòn khổ đau.

Đường thế trần vàng thau lẫn lộn,
đường thiêng liêng xáo trộn tâm linh.
Đường đi tắc nghẽn vô tình,
giả nhân, giả nghĩa, giả hình, mưu mô.

Ham danh vọng mưu đồ chia rẽ,
gây bất hòa, ghen ghét, nghi nan.
Dối gian chiếm đoạt tham lam,
hố sâu dục vọng bất an tâm hồn.

Thói bất công bồn chồn gợn sóng,
thói biếng lười lối sống vô lo.
Tự mãn, dối trá, quanh co,
thoái thác bổn phận, thuyền đò buông trôi.

Thói kiêu căng núi đồi chặn lối,
những vực sâu bóng tối đam mê.
Đường đi khúc khuỷu gồ ghề,
màn đêm u ám tái tê cõi lòng.

Nghe tiếng vọng nơi đồng hoang vắng,
lấp hố sâu, san phẳng núi đồi.
Khiêm nhu hãm dẹp cái “tôi”,
quanh co uốn thẳng, đắp bồi vực sâu.

Lời Sứ Giả gọi mời thẩm thấu,
con cúi đầu sám hối ăn năn.
Dọn lòng đón Chúa viếng thăm,
công minh, chính trực ngôn hành sáng trong.

AP. Mặc Trầm Cung
[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.