Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 1,6-8.19-28) .
.
Có
người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến
như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi
người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng
ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của
Gioan, khi những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị
tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?"
Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng:
"Tôi không phải là Đấng Kitô".
Họ
liền hỏi: "Thế là gì? Ông có phải là Elia chăng?"
Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia". - "Hay
ông là một đấng tiên tri?" Gioan đáp: "Không
phải". Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng
tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng
là ai?" Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang
địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia
đã loan báo". Và có những người thuộc nhóm biệt
phái cũng được sai đến.
Họ
hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Đức Kitô,
cũng không phải là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông
làm phép rửa?" Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa
trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi
không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng
ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây
giày cho Người". Việc này xảy ra tại Bêtania, bên
kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.
Đó là
lời Chúa
Mục
lục:
SUY NIỆM
|
||
Chứng Nhân Của Ánh
Sáng
|
ĐTGM Giuse Ngô
Quang Kiệt
|
Trg 4
|
Nhận Biết Đấng Cứu
Thế
|
PM. Cao Huy Hoàng
|
Trg 6
|
Tôi Không Phải Là …
|
Lm. Gioan Nguyễn
Văn Ty
|
Trg 8
|
Dấu Chỉ Đấng Messia
|
Lm.
Jos. Tạ Duy Tuyền
|
Trg 10
|
Học Sống Trung Thực
Với Gioan Tẩy Giả
|
Lm.
Inhaxiô Trần Ngà
|
Trg 12
|
Lời Chứng Của Ông
Gioan
|
JKN
|
Trg 14
|
Ông Là Ai?
|
AM. Trần Bình An
|
Trg 17
|
THƠ TIN MỪNG
|
||
Chứng Nhân Đích Thực
|
Hạt
Nắng
|
Trg 18
|
Dung Mạo Tình Yêu
|
M.
Madalena Hoa Ngâu
|
Trg 19
|
Nhân Chứng
|
Bâng
Khuâng Chiều Tím
|
Trg 20
|
Tiếng Kêu Hoang Địa
|
Lm.
Khuất Dũng sss
|
Trg 21
|
Tiếng Loa Nước Trời
|
Trầm
Hương Thơ
|
Trg 22
|
Tiếng Kêu Trong Sa Mạc
|
Mic. Cao Danh Viện
|
Trg 23
|
Vua Vinh Quang
|
Đỗ Văn
|
Trg 23
|
Tiếng Hô Nhỏ Bé
|
Giuse
Nguyễn Văn Sướng
|
Trg 24
|
Mừng Vui Chứng Nhân
|
Vincent Khánh Trần
|
Trg 25
|
Gioan Tiền Hô
|
Paul Nguyễn Minh
Thông
|
Trg 26
|
Làm Chứng Cho Chúa
|
Nt Bích Ngọc
|
Trg 27
|
Ánh Sáng Soi Bóng Tối
|
Cát
Vàng
|
Trg 28
|
Sao Vẫn Chờ Đợi Ngài?
|
Song Lam
|
Trg 29
|
Mùa Cứu Thế Nở Hoa
|
Thanh Hương
|
Trg 30
|
Chứng Nhân Giữa Đời
|
Nắng Sài Gòn
|
Trg 31
|
Sống Động Niềm tin
|
AP.
Mặc Trầm Cung
|
Trg
32
|
CHỨNG
NHÂN CỦA ÁNH SÁNG
ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Trên đời có nhiều thứ ánh sáng: ánh sáng vật lý, ánh
sáng văn hoá, ánh sáng khoa học, ánh sáng tâm linh. Để
nhìn ra ánh sáng, cần có một khả năng nào đó. Để
thấy ánh sáng vật lý, chỉ cần có đôi mắt bình
thường. Nhưng để nhìn thấy ánh sáng khoa học, phải có
một số vốn kiến thức cần thiết. Để thấy ánh sáng
văn hoá, cần được khai tâm mở trí. Và để thấy được
ánh sáng tâm linh, cần có các chứng nhân chiếu dọi.
Thánh Gioan Baotixita là chứng nhân của Đức Ki-tô ánh
sáng. Ngài làm chứng cho Đức Ki-tô bằng chính cuộc đời
trong sáng của ngài. Nhìn vào cuộc đời ngài, ta thấy
toả ra các làn ánh sáng sau đây:
Làn
ánh sáng thứ nhất mà ta thấy nơi cuộc đời thánh nhân
là làn ánh sáng của sự khiêm nhường.
Ngài khước từ mọi vinh quang
người ta phủ quanh ngài. Ngài thành thực nhận mình không
phải là Đấng Cứu Thế toàn dân mong chờ, không phải
là Êlia vĩ đại, cũng không phải là một tiên tri cao cả.
Ngài tự nhận mình chỉ là một "tiếng kêu trong sa
mạc". Ngài khiêm nhường nói rằng ngài không xứng
đáng xách giày cho Đấng Cứu Thế. Thật là khiêm nhường
tự hạ. Đức khiêm nhường ấy chiếu lên dung mạo ngài
một làn ánh sáng. ánh sáng ấy khiến cho lời chứng của
ngài càng có sức thuyết phục. Ánh sáng ấy phản chiếu
dung mạo đích thực của Đấng Cứu Thế, Đấng tuyệt
đối khiêm nhường.
Làn
ánh sáng thứ hai ta thấy nơi cuộc đời của thánh nhân
là làn ánh sáng của sự khổ hạnh.
Phần lớn đời ngài ẩn dật trong sa mạc. Sống trong sa
mạc đồng nghĩa với sống khổ hạnh. Ngoài sự khắc
nghiệt của thời tiết, sự hoang vu cô tịch, sự đe doạ
của thú dữ, thánh Gioan Baotixita còn tự nguyện sống khó
nghèo, đơn sơ, đạm bạc. Y phục của ngài chỉ là mảnh
da thú quấn quanh thân thể. Thức ăn của ngài là châu
chấu và mật ong rừng. Sự khổ hạnh không chỉ loé sáng
lên một ý chí mạnh mẽ biết vượt thắng chính bản
thân mình, mà còn chiếu ánh sáng hy vọng vào tương lai.
Người lệ thuộc vào vật chất là người bị trói buộc
trong hiện tại. Người khổ hạnh là người đặt niểm
hy vọng ở tương lai. Niềm hy vọng ấy chiếu sáng vào
cuộc đời hiện tại vì làm cho cuộc sống có một ý
nghĩa cao đẹp và sâu xa. Tương lai tươi sáng mà thánh
Gioan Baotixita chờ đón chính là Đức Giêsu Ki-tô mà ngài
loan báo.
Làn
ánh sáng thứ ba nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh
sáng của sự trung thực.
Trung thực trong những lời nói về chính mình, nên ngài
không dám nhận những vinh quang người đời tưởng lầm
Ngài có. Ngài chỉ nhận những sự thực rất khiêm
nhường, rất bé nhỏ của mình. Trung thực với lòng
mình, nên ngài sống một cuộc sống khổ hạnh, không phô
trương, không giả dối. Trung thực trong những phán đoán
về người khác, nên ngài đã thẳng thắn khuyên vua
Hê-rô-đê không đựơc phép lấy chị dâu. Chính sự
trung thực này đã phải trả giá bằng cái chết chẳng
toàn thây. Nhưng sự trung thực ấy đã làm sáng lên cuộc
đời chứng nhân. Làn ánh sáng ấy cho ta thoáng thấy ánh
sáng đích thực của Đấng là Sự Thật, là chính Đức
Giêsu Ki-tô.
Làn
ánh sáng thứ tư nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh
sáng của sự quên mình.
Biết mình chỉ là người đưa tin, thánh nhân luôn xoá
mình đi, để cho Đấng là chính Tin Mừng được nổi
bật. Biết mình chỉ là người mở đường, thánh nhân
luôn tự hạ để cho Đấng là Đường được mọi người
nhận biết. Làm chứng cho sự thật, thánh nhân đã tự
nguyện hy sinh để cho Đấng là Sự Thật được trân
trọng. Khi mọi người tuốn đến với Ngài, Ngài đã
không giữ lại cho mình, nhưng đã giới thiệu họ đến
với Đức Giêsu, nên ngài nói:
"Người đến sau tôi, nhưng tôi không đáng cởi dây
giầy cho Người" (Ga
1,27). Nhiều môn đệ đã theo Ngài, nhưng Ngài giới thiệu
để họ theo làm môn đệ Đức Giêsu. Khi thấy đám đông
đã bỏ ngài để đi theo Đức Giêsu, ngài hài lòng vì
thấy nhiệm vụ đã hoàn tất, nên ngài nói: "Chúa
phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi"
(Ga 3, 30).
Thánh Gioan Baotixita thật là một chứng nhân tuyệt hảo.
Ngài đã biết tự hạ mình xuống để Chúa được nổi
bật lên. Ngài đã biết ẩn mình trong bóng tối để Chúa
được xuất hiện trong ánh sáng. Ngài đã biết tự huỷ
mình đi để Chúa được nhận biết. Ngài đúng là người
đi mở đường cho Chúa. Ngài thực là chứng nhân của
ánh sáng.
Mùa Vọng này, mọi người đang chờ đón Chúa đến. Chúa
muốn tôi hãy đi mở đường cho Chúa. Chúa muốn tôi làm
chứng cho Chúa. Chúa muốn tôi giới thiệu Chúa cho anh em.
Nhưng rất nhiều khi, thay vì mở đường cho Chúa, tôi chỉ
lo mở đường cho tôi. Rất nhiều khi thay vì làm chứng
cho Chúa, tôi chỉ lo làm chứng cho tôi. Rất nhiều khi
thay vì giới thiệu Chúa, tôi chỉ giới thiệu bản thân
mình.
Hôm
nay, Chúa mời gọi tôi hãy soi mình vào tấm gương của
thánh Gioan Baotixita để biết cách dọn đường cho Chúa
ngự đến.
Xin
thánh Gioan Baotixita giúp chúng con sống trong sáng để trở
nên chứng nhân của ánh sáng.
ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
NHẬN
BIẾT ĐẤNG CỨU THẾ
PM.
Cao Huy Hoàng
Chúa
nhật hồng, có tin vui: Đấng Cứu Thế sắp đến. Nhưng
Đấng Cứu Thế là ai để mọi người nghênh đón. Tiên
tri Isaia đã tiên báo về Người:
Thánh
Thần Chúa ngự trên Người, đã xức dầu cho Người.
Và Thánh Thần đã sai Người “đem
tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau
thương, báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng
thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên
Chúa”. (Is 61,1)
Vâng,
nay lời tiên tri ứng nghiệm. Nhưng tiếc thay, có người
không nhận ra, không biết Người, như Thánh Gioan nói:
“Người đang ở
giữa các ngươi, mà các ngươi không biết”.(Ga,
1,26)
Các
tư tế và Lêvi không biết và không nhận ra Đấng Cứu
Thế vì họ tự phụ với vốn học, vốn hiểu biết của
họ. Họ muốn nhìn thấy một Đấng Cứu Thế làm theo ý
họ là khôi phục lực lượng Israel để chiến đấu,
chiến thắng và thống lĩnh, cai trị… hơn là họ phải
làm theo ý của Đấng Cứu Thế phục vụ yêu thương
những người cùng khổ.
Họ
không tin lời chứng của ông Gioan, người được sai đến
để dọn đường cho Thiên Chúa, vì ông Gioan quá tầm
thường chăng? Ông Gioan chẳng là gì trong mắt họ. Có
thể là như vậy. Một vị tiền hô trang phục không giống
ai, ăn uống không giống ai, và cả việc làm cũng chẳng
giống ai. Họ không tha thiết đến việc ăn năn sám hối
và nhận phép rửa của ông Gioan để tỏ lòng sám hối
đón Chúa đến.
Và
khi không tin lời chứng của Thánh Gioan, và chuẩn bị đón
Chúa đến bằng sự khiêm nhường sám hối thì việc nhận
ra Đấng cứu thế ở giữa họ càng trở nên khó khăn
hơn, nếu không nói là không thể biết, không thể nhận
ra.
Mỗi
chúng ta cũng đang chờ mong Chúa đến, nhưng có nhận biết
Người không? Hay là chúng ta cũng đang chờ đợi một
Đấng khác vì tự phụ vốn học thức của mình để
hình thành cho mình một chân dung Đấng Cứu Thế làm thỏa
mãn những dục vọng chính trị của mình như những tư
tế và Lêvi thuở ấy?
Thiên
Chúa muốn chúng ta nhận ra Người, không nhờ vào vốn
học thức, vốn hiểu biết, nhưng nhờ vào sự soi dẫn
của Chúa Thánh Thần trong đức tin, như lời thánh Phaolô
dẫn giải: “Anh
em thân mến, anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện
không ngừng. Trong mọi việc, hãy cảm tạ Chúa. Vì đó
là thánh ý Thiên Chúa về tất cả anh em trong Chúa Giêsu
Kitô. Đừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời
tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt
hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức”.
(1 Tx, 5, 16-22)
Thời
nào, con người cũng cần có vốn học thức. Học để
hiểu biết. Học để sống. Học để nên người. Cha Mẹ
nào cũng lo cho con cái có chút vốn học thức. (Tội
nghiệp cho các cha mẹ có ước muốn tốt lành ấy, nhưng
lực bất tòng tâm). Giáo hội cũng tha thiết mời gọi
con cái mình có vốn học thức, nhưng không chỉ để cho
nên người mà còn là cho nên người nhận biết Thiên
Chúa và nhận biết mình là con cái Thiên Chúa.
Tôi
bống nhớ đến một minh họa cụ thể nhất là nỗ lực
của các Giáo Sĩ Tây Phương đã sáng lập chữ Quốc Ngữ,
để con dân Việt Nam được học về Chúa và học sống
với Chúa. Như thế mục đích ban đầu của chữ Quốc
Ngữ đã rõ ràng, không ai có thể chối cãi được. Thiết
tưởng chữ Quốc Ngữ Việt Nam đối với người Việt
Nam là một hồng ân hơn là phát minh của khoa ngôn ngữ
học.
Từ
ấy, một người đã nhận được chữ Quốc Ngữ, thông
thạo chữ Quốc Ngữ thiết nghĩ phải biết tạ ơn Chúa,
ca tụng Chúa và làm cho sáng danh Chúa, và đừng như “con
chim hay nói, nó nói tào lao, không có đứa nào, dạy cho
tao nói”.
Từ
chữ Quốc ngữ đến vốn học. Vốn học con người được
bao nhiêu? Tại sao con người còn phải học nữa, học
mãi, học cho đến mãn đời? Có người phải học nữa
học mãi vì kiêu ngạo, vì muốn thống lĩnh kẻ khác.
Nhưng cũng có người học nữa học mãi vì khát khao
Thượng Trí và họ đã ngộ ra, thượng trí ấy chỉ có
nơi Thiên Chúa. Như vậy, vốn học chân chính là vốn học
dẫn đến Thiên Chúa, trí thức chân chính là trí thức
phát xuất từ Thiên Chúa, sự hiểu biết chân chính là
sự hiểu biết vinh quang của Thiên Chúa.
Có
uổng công cha mẹ không, uổng công Giáo Hội không nếu
chúng ta dùng chính chữ Quốc Ngữ để rắc gieo tin buồn
thay cho Tin Mừng, rắc gieo chia rẻ hận thù thay cho hiệp
nhất yêu thương, rắc gieo sự dữ của Satan thay cho sự
lành của Thiên Chúa? Bởi đâu dẫn đến sự bi đát này?
Thiết tưởng bởi “Người
đang ở giữa các ngươi, mà các ngươi không biết”.
Mỗi
chúng ta, những Kitô hữu đã được xức dầu tái sinh và
thánh hiến qua bí tích Rửa Tội, đã nhận lấy Thánh
Thần qua Bí Tích Thêm Sức, hẳn cũng nhận lấy một phần
sứ mạng của Hội Thánh: đem Tin Mừng cho người nghèo
khó… Nhưng trước tiên, là phải nhận biết Chúa đang ở
giữa chúng ta, một Thiên Chúa thực hiện chương trình
của Ngài, không phải thực hiện kế hoạch của chúng
ta.
Chủ
nhật hồng, có tin vui Đấng Cứu Thế đến. Lời Chúa
mời gọi mỗi chúng ta khiêm tốn mà nhận biết Chúa đang
hoạt động khắp nơi trong Giáo Hội, dưới tác động
của Chúa Thánh Thần; đồng thời cộng tác với Chúa đem
Tin Mừng cho anh em. Sứ điệp ấy còn yêu cầu chúng ta
hy sinh lý trí nhỏ nhoi, sự khôn ngoan thấp bé, vốn học
hữu hạn của mình, để nhường chỗ cho khôn ngoan thượng
trí của Thiên Chúa tác động trong mọi tình huống cuộc
đời.
Lạy
Chúa, xin cho chúng con khiêm tốn để Chúa Thánh Thần tác
động trong chúng con, từ lời ăn, tiếng nói, từ suy nghĩ
đến hành động, sao cho phù hợp với thánh ý của Thiên
Chúa và sứ mạng của Chúa đã giao phó.
PM.
Cao Huy Hoàng, 9-12-2011
TÔI
KHÔNG PHẢI LÀ…
Lm
Gioan Nguyễn Văn Ty SDB
Đoạn
Tin Mừng mở đầu bằng một xác quyết phủ định: “Ông
không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng
về ánh sáng”.
Thế rồi tiếp theo đó trong chứng từ của Gio-an, tôi
gặp thấy nhiều phủ định khác nữa: “Tôi
không phải là đấng Ki-tô!... Ông có phải là Ê-li-a
không – không phải!... Ông có phải là vị ngôn sứ
chăng – không!”.
Thì ra thế, lời chứng của Gio-an về đấng Thiên Sai
trước hết phải khởi đầu bằng những phủ định, vì
để minh xác Ngài là ai trước hết cần nói rõ Ngài
không phải là ai, nhất là đối với những người vẫn
tưởng rằng mình biết quá rành rẽ về Ngài.
Chắc
chắn nhiều người Do Thái cùng trông đợi đấng Messia
hay Ki-tô, Người được sức dầu, trong số đó có cả
các Thầy tư tế và Lê-vi. Giới giáo sĩ này vẫn hướng
dẫn dân chúng theo những gì họ đọc được trong Cựu
Ước: đấng Ki-tô-Messia sẽ đến phải là môt người
đầy quyền lực thống trị, cao sang tột cùng và đầy
Thần Khí, tức là sức mạnh của Gia-vê. Để đón tiếp
một vị quyền uy như thế phải có nhân vật xứng tầm
Ê-li-a, người đã một mình ngăn cản vua A-háp, thách
thức hoàng hậu Giê-dê-ben và tiêu diệt bọn sư sãi
Ba-an trên đỉnh Cát Minh (I Vua 17); hoặc vị ngôn sứ
tuyệt hảo nhất là Mô-sê với sức mạnh giải phóng dân
khỏi ách thống trị Pha-ra-ô. Gio-an phủ nhận toàn bộ
điều này khi họ muốn gán cho ông (cho dầu đức Giê-su
có ám chỉ ông là Ê-li-a phải đến, có lẽ vì thái độ
thẳng thắn ông lên tiếng tố cáo Hê-rô-đê loạn luân).
Gio-an dứt khoát không muốn đặt mình thuận theo lối suy
nghĩ đó. “Vậy
tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là đấng
Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?”
Ông không là đấng Ki-tô theo lối suy nghĩ của giới tư
tế và Lê-vi đã đành, ông còn phủ nhận luôn vai trò
tiền hô theo suy nghĩ họ có trong đầu. Ông nói rõ quan
niệm họ vốn có về đức Ki-tô-Messia sẽ không làm họ
có thể nhận ra được Người, vì cụ thể Người đang
ở ngay giữa họ, “Nhưng
có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.”
Nói lên điếu đó, hầu như Gio-an yêu cầu chính các tư
tế và Lê-vi phải bỏ hẳn lối suy nghĩ cũ về đấng
Messia, điều kiện cần thiết để họ có thể nhận ra
và đón rước Người.
Thế
ra đôi lúc, và đối với hạng người nào đó, việc làm
tiên quyết để đón đấng Messia không phải là bỏ đường
tội lỗi để cải tà qui chính, mà lại là phải bỏ hẳn
lối suy nghĩ cũ để khám phá ra dung mạo hay ánh sáng
đích thực của Đấng phải đến. Phải chăng có một
ứng dụng rất mới của sứ điệp dọn đường: “Thung
lũng phải lấp cho đầy, núi đồi phải bạt cho thấp,
khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san
cho phẳng”
(Lc 3,5), đồng thời lời kêu gọi “anh
em hãy sám hối”
(Mt 3,2) còn có một ý nghĩa khác vượt ra ngoài nội dung
thuần luân lý? Ánh sáng mà Hài Nhi Giê-su đem đến trần
gian sẽ là một thứ ánh sáng rất khác lạ, có lẽ cho
tới lúc đó rất hiếm người đã được nhìn thấy nó.
Ánh sáng này chỉ dành cho các tâm hồn đơn sơ hèn mọn
(các A-na-wim của Gia-vê như Ma-ri-a, các mục đồng,
Si-mê-on và An-na…) được thấy, vì đó là ánh sáng của
một ‘Chiên
Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian’
(Ga 1,29). Những ai vẫn bảo thủ quan niệm cố hữu về
đấng Messa quyền uy cao cả và thống trị, như quân vương
Hê-rô-đê, các thượng tế và thầy thông luật, sẽ
chẳng bao giờ có thể nhận ra.
Như
thế, ngoài sứ điệp thống hối tội lỗi để thanh tẩy
tâm hồn tôi vẫn thường nghe nhắc tới, Mùa Vọng còn
gởi tới một sứ điệp khác cấp bách không kém: hãy
duyệt lại quan niệm tôi vốn có về đấng Ki-tô, về
Thiên Chúa giáng trần. Nếu tâm trí tôi vẫn thường chỉ
hướng tới Thiên Chúa như đấng quyền uy cao cả, thì
Hài Nhi Giê-su khó nghèo trong hang bò lừa, hoặc sẽ chẳng
có ý nghĩa gì, hoặc tôi sẽ cố biến hang bò lừa thành
một nơi cao sang đẹp đẽ. Để nhận ra được ‘Chiên
Thiên Chúa’
tâm hồn tôi không những phải sạch tội, mà còn phải
đơn sơ và hèn mọn, nếu không, giống như các Tư Tế và
Lê-vi, “có
một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.”.
Có không: nhiều tín hữu, kể cả linh mục và tu sĩ, dọn
mừng lễ Giáng Sinh rất trọng thể linh đình, nhưng khi
Người đến, lại không thể nhận ra, vì trong thâm sâu
cõi lòng họ vẫn chỉ muốn thấy một Thiên Chúa quyền
uy thống trị? Có thể lắm đấy, tôi cũng là một trong
số đó, nếu không sớm thay đổi tận căn quan niệm của
mình về đấng Ki-tô!
Lạy
Hài Nhi Giê-su giáng sinh trong hang bò lừa, xin hãy liệt
con vào số các người hèn mọn của Gia-vê để con có
thể nhận ra khi Người đến giữa và ở với chúng con.
Xin gạt hẳn khỏi tâm trí con hình ảnh một Thiên Chúa
công thẳng quyền uy, và thế vào đó là một Thiên Chúa
từ nhân cứu độ; và cũng xin đừng bao giờ để hình
ảnh này biến mất khỏi tâm trí lòng con, một hãy làm
cho nó ngày càng đậm nét hơn. Lạy Mẹ Maria, kẻ hèn mọn
tuyệt vời, xin giúp con như Mẹ nhận biết Chúa Hài Nhi.
Amen.
Lm
Gioan Nguyễn Văn Ty SDB
DẤU
CHỈ ĐẤNG MESSIA
Lm.
Jos Tạ Duy Tuyền
Nhân
loại qua mọi thời đại luôn ngưỡng mộ những con người
sống phục vụ, sống dấn thân vì lợi ích đồng loại,
nhưng đáng tiếc lại rất ít người dám cúi mình phục
vụ tha nhân. Bản tính con người thường ham sướng sợ
khổ. Con người luôn thích lánh nặng tìm nhẹ. Người ta
sợ hy sinh. Người ta tìm hưởng thụ và sự an nhàn cho
bản thân nên có mấy ai dám hiến dâng cuộc đời cho
hạnh phúc tha nhân.
Dầu
vậy, thế giới ngày hôm qua cũng như ngày hôm nay vẫn
còn đó những con chim én đang tìm đàn để tạo nên mùa
xuân tô thắm cho nhân loại. Đâu đó vẫn còn đó những
người đơn độc một mình nhặt những cái đinh đang rải
rác trên đường do bọn đinh tặc mất tính người rải
ra. Đâu đó vẫn còn đó những người đang âm thầm đi
đến phục vụ những bệnh nhân đang nằm thoi thóp trên
giường bệnh mà thiếu người thân chăm sóc. Đâu đó
vẫn còn đó những con người tình nguyện đem ánh sáng
văn hoá cho các trẻ em nông thôn vùng miền núi xa xôi. Và
đâu đó vẫn còn đó những con người đang cúi mình tắm
rửa cho các bệnh nhân Sida hay các bệnh nhân tại các
trại phong . . .
Tất
cả những con người đó đang làm cho thế giới này đẹp
hơn về tình người, ấm áp hơn tình đồng loại. Người
ta kể rằng: có một cha già cố cả đời sống thanh bần
để lo cho giáo dân. Ngài chẳng giữ lại cho mình cái gì.
Ngài luôn cho đi tất cả. Ngài luôn chia sẻ cho người
nghèo trong xứ cái ăn, cái mặc mà quên đi cả bản thân.
Cho tới ngày ngài nhắm mắt xuôi tay, người ta muốn tìm
một bộ đồ đẹp để thay cho ngài nhưng không tìm thấy.
Lúc đó, người giúp việc bên ngài mới kể lại: Cha già
đã cho đi tất cả, chỉ còn một bộ mặc trên mình và
một số đồ cũ kỹ mà thôi. Đây chính là một mẫu
gương sống đơn sơ và nghèo khó. Đây là một dấu chỉ
của cuộc sống người môn đệ của Chúa. Một cuộc
sống yêu thương, hiến dâng. Một cuộc sống không cần
lo cho bản thân. Vì “cáo có hang,
chim trời có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu”.
Đức
Giê-su khi tỏ dấu hiệu cho muôn dân nhận thấy Ngài là
Đấng Messia, Ngài đã tỏ mình ra trong thân phận một
người tôi tớ phục vụ. Ngài đến trần gian trong thân
phận một hài nhi yếu đuối. Ngài đã sống một cuộc
đời nghèo nàn trong thân phận bác thợ mộc làng quê
Nagiaret. Dấu chỉ duy nhất mà Ngài đã tỏ bày về thân
phận Đấng Messia chính là: "Cho
kẻ mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi lành lặn,
kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo
được nghe Tin Mừng".
Cuộc
đời chúng ta là một mùa vọng. Ngày nào Chúa cũng có
thể đến với chúng ta. Lúc nào Chúa cũng có thể ngỏ
lời cùng chúng ta. Vì vậy, hãy tỉnh thức. Vì Chúa sẽ
không đến trong một biến cố kinh thiên động địa.
Chúa không có những pha biểu diễn ngoạn mục. Chúa không
đến trong những thành công rực rỡ. Chúa không đến
trong uy tín hay quyền lực. Chúa sẽ chỉ đến rất âm
thầm, bé nhỏ nhưng đầm ấm tình người. Chúa sẽ đến
trong một bàn tay kín đáo nâng đỡ. Chúa sẽ đến trong
một ánh mắt cảm thông. Chúa sẽ đến trong một nụ
cười khích lệ. Chúa sẽ đến trong một cái bắt tay
thân ái. Hãy tạ ơn Chúa qua những con người đang sống
với chúng ta, đang hy sinh vì chúng ta. Hãy tạ ơn Chúa vì
chúng ta luôn được sống trong tình nghĩa thằm thiết của
những người thân bên cạnh chúng ta. Họ chính là hiện
thân của Chúa để yêu thương và phục vụ chúng ta.
Bên
cạnh đó, Chúa cũng mời gọi chúng ta cũng trở nên dấu
chỉ cho sự hiện diện của Chúa. Đó chính là lòng bác
ái, là tình yêu thương. Đây là hiệu kỳ của người
Ky-tô hữu, là căn tính của người môn đệ Chúa Ky-tô,
vì “người ta cứ
dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy. Đó
là các con hãy thương yêu nhau”.
Đặc biệt trong mùa vọng này, mùa tình yêu, mùa của
chia sẻ và trao ban. Vâng, lễ giáng sinh chính là lễ của
tình yêu. Thiên Chúa mang lấy thân phận một hài nhi yếu
đuối đang cần chúng ta chăm sóc. Ngài đang cần chúng ta
tái diễn tình yêu của Ngài cho những người đau khổ,
nghèo đói, tật nguyền. Ngài đang cần đôi tay của chúng
ta để Ngài băng bó vết thương cho trần thế. Ngài đang
cần đôi chân chúng ta để Ngài lại có thể ra đi đến
với những ai đang thất vọng sầu khổ. Và Ngài cũng cần
trái tim của chúng ta để Ngài lại có thể cảm thông,
chia sẻ với những ai bất hạnh đang mang nặng gánh đau
thương. Đây cũng là phương thế để chúng ta dọn đường
cho Chúa đến với nhân thế hôm nay.
Xin
Chúa chúc lành cho những dự định, ước mơ và công việc
của chúng ta ngõ hầu người ta sẽ nhận biết chúng ta
là môn đệ Thầy Chí Thánh Giê-su. Amen
Lm.
Jos Tạ Duy Tuyền
HỌC
SỐNG TRUNG THỰC VỚI GIOAN TẨY GIẢ
Lm.
Inhaxiô Trần Ngà
Trong
cuộc đời đầy dẫy gian dối lọc lừa, thì trung thực
là một đức tính cao đẹp nhưng thuộc vào diện quý
hiếm.
-
Ai cũng muốn đứng trên bệ cao
Sống
ở đời, ai cũng muốn đứng lên “bệ cao”, để cho
người khác nhận thấy bản thân mình cao lớn hơn, vĩ
đại hơn, vinh quang hơn con người thật sự của mình.
Làm như thế tất nhiên là không trung thực. Đây cũng là
một hình thức lừa dối những người chung quanh.
Những
người Pha-ri-sêu thời Chúa Giê-su muốn dùng những hình
thức như “đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua
áo thật dài, ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng
ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào
hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là
Thầy” như những chiếc “bệ cao” làm cho họ thêm
phần vinh quang trước mặt người đời. (Mat-thêu 23, 5-7)
Trong
xã hội hôm nay cũng thế, người ta đua nhau tìm kiếm và
cố đứng trên những “bệ cao” đủ loại để tỏ cho
người khác thấy mình có giá trị và đáng được trọng
nể. Đối với người nầy, “bệ cao” có thể là những
món trang sức xa xỉ và đắt giá; đối với người kia,
“bệ cao” có thể là những cơ ngơi đồ sộ; vân vân…
-
Ông Gioan Tẩy Giả, một mẫu người rất trung thực
Trong
khi đó, Gioan Tẩy Giả từ khước mọi thứ “bệ cao”.
Thay vì vui sống chốn phồn hoa đô hội thì ông lại thu
mình vào nơi hoang địa khô cằn; thay vì ăn mặc lụa là
gấm vóc như các người quyền quý thì ông lại khoác bộ
da thú lên người làm áo che thân; thay vì ngày ngày thưởng
thức cao lương mỹ vị thì thực phẩm nuôi thân của ông
lại là những con châu chấu chộp bắt được đâu đó
trên lối đi hoặc may lắm là kiếm được chút mật ong
hiếm hoi trên rừng.
Nói
tóm lại, Gioan Tẩy Giả luôn luôn trung thực, trung thực
với chính mình và với mọi người, có sao nói vậy và
không cần bất cứ một thứ “bệ cao” nào để tôn
mình lên.
Thời
bấy giờ, danh tiếng của Gioan đang lên. Có luồng dư
luận cho rằng ông là Đức Ki-tô; có những người khác
tưởng lầm ông là ngôn sứ Ê-li-a vĩ đại giáng thế;
có người nghĩ rằng với tầm cỡ của ông, ít ra ông
phải là một vị ngôn sứ cao cả nào đó…
Thế
mà khi những người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử các thầy
tư tế và Lê-vi đến hỏi cho biết ông là ai, ông không
nhận vơ cho mình những danh hiệu cao đẹp mà người
đương thời gán cho ông như là đấng Ki-tô, là ngôn sứ
Ê-li-a… Ông thẳng thắn xác nhận: “Tôi
không phải là Đấng Kitô, tôi không phải là ngôn sứ
Ê-li-a, tôi cũng chẳng phải là một ngôn sứ nào cả.”
(Gioan 1, 19-20)
Vậy
họ hỏi ông: “Vậy ông là ai?
Ông hãy trả lời cho chúng tôi biết
ông là ai để chúng tôi còn phải tâu trình lại cho người
người đã sai chúng tôi đến đây.” Bị ép
quá, Gioan mới trả lời rằng: “Tôi
là tiếng kêu trong hoang địa.” Đó là một
phát biểu rất trung thực và cũng rất khiêm tốn về con
người của mình. (Gioan 1, 22-23)
Bấy
giờ, đang khi nhiều người nghĩ rằng phép rửa của
Gioan thiêng lắm, quan trọng lắm nên đổ xô đến cùng
ông và nhận phép rửa bởi tay ông, thì chính Gioan lại
cho rằng phép rửa ông cử hành chưa có gì quan trọng,
chỉ là phần chuẩn bị cho một phép rửa mới do một
Đấng cao cả sẽ đến cử hành. Ông nói: “Tôi
đây chỉ làm phép rửa bằng nước. Nhưng có một đấng
đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ
đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người”
(Gioan 1, 26-27). Người ấy sẽ rửa các ông trong Thánh
Thần.
Như
thế, khiêm nhường và trung thực là hai đức tính nổi
bật của Gioan đáng cho chúng ta học hỏi và noi theo.
Lạy
Chúa Giê-su, xin cho con biết học với thánh Gioan Tẩy Giả
để sống trung thực với mình mà không cậy dựa quá
nhiều vào những thứ “bệ cao” phù phiếm.
Xin
cho con hiểu rằng muốn trở nên cao cả thực sự, thì
không phải là tìm cách đứng lên những chiếc “bệ”
thật cao nhưng là trau dồi các nhân đức và đào luyện
cho mình có những phẩm chất cao đẹp.
Lm.
Inhaxiô Trần Ngà
LỜI CHỨNG CỦA ÔNG GIOAN
JKN
Câu hỏi gợi ý:
1.
Thời nay, Thiên Chúa có cần người làm chứng cho Ngài
không? Nếu Ngài cần và mời gọi bạn, bạn có sẵn sàng
chấp nhận lời mời ấy không?
2.
Rao giảng và làm chứng có khác nhau không? Cái nào cần
thiết hơn?
3.
Làm chứng có cần phải nói sự thật không? Có thể lấy
cớ bảo vệ Giáo Hội, bảo vệ tôn giáo để làm chứng
dối, để phản lại sự thật không? Tại sao?
Chia sẻ:
1.
Thiên Chúa cần người làm chứng cho Ngài
Qua
bài Tin Mừng, ta thấy khi Đức Giêsu đến trần gian,
Thiên Chúa cần một người làm chứng cho Con của Ngài,
và người ấy là Gioan Tẩy giả. Ông này được kêu gọi
để làm công việc ấy. Suốt lịch sử Giáo Hội, thời
nào ta cũng thấy Thiên Chúa cần những người làm chứng
cho Ngài, cho sự thật, cho công lý, và cho tình thương của
Ngài. Có thể nói lịch sử của Giáo Hội là một lịch
sử của “làm chứng” và “rao giảng”. Rao giảng là
để giúp người ta hiểu, nắm vững, còn làm chứng là
để giúp người ta tin.
Hiểu
và tin là hai chuyện rất khác nhau. Nhiều người hiểu
rất rõ mà vẫn không tin, chẳng hạn: nhiều người tìm
hiểu Ki-tô giáo không phải để tin theo, mà để bài bác
một cách “nói có sách, mách có chứng”. Ngay trong số
những người rao giảng Tin Mừng, nhiều người có đời
sống thực tế chứng tỏ rằng họ không tin, thậm chí
không tin một chút nào điều họ vẫn rao giảng một cách
thật hùng hồn, mạnh mẽ. Trường hợp đánh động nhất
là trường hợp của Mahatma Gandhi, người giải phóng dân
tộc Ấn Độ.
Gandhi
rất hiểu, rất yêu mến, rất đồng cảm với Đức
Giêsu, thậm chí ông còn sống tinh thần quên mình, từ bỏ
và yêu thương của Đức Giêsu một cách gương mẫu (có
thể hơn rất nhiều Ki-tô hữu), nhưng ông hoàn toàn không
tin Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế. Ông đã
lên tiếng có vẻ như thách thức người Kitô hữu, cụ
thể là những người Anh đô hộ dân tộc ông: “Nếu
những người Kitô hữu tại Ấn Độ thật sự sống đúng
tinh thần của Đức Kitô, thì chẳng cần phải mất công
rao giảng, toàn Ấn độ sẽ trở thành Kitô hữu hết”.
Trước mắt ông, người Kitô hữu - cụ thể là người
Anh - cũng tham lam, bất công và tàn bạo không kém gì
những kẻ xâm lăng khác. Chắc hẳn ông đã từng tự
hỏi: sự siêu việt của Kitô giáo - như các Ki-tô hữu
thường tự hào - nằm ở đâu? Sự siêu việt đó chẳng
lẽ chỉ có thể tin chứ không thể chứng tỏ cụ thể
bằng thực tế hay bằng hành động được sao?
2.
Ngày nay, nhiều giáo hội rao giảng nhiều hơn làm chứng
Để
được cứu rỗi, đức tin là một yếu tố tối cần
thiết: “Ai tin và chịu phép rửa,
sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết
án” (Mc 16,16; x. Cv 16,31; Rm 10,9). Nhưng làm sao
tin được một chuyện mình không biết, không thấy, nếu
không có ai nói cho biết. Nhưng làm sao tin được người
nói cho biết ấy, nếu người ấy không có bằng chứng
hay không có đủ uy tín để bảo đảm? Làm sao tin được
người nói hay rao giảng thật là hay, nhưng đời sống
hay việc làm của họ thì lại hoàn toàn đi ngược lại
điều họ rao giảng?
Ngày
xưa, thời Giáo Hội sơ khai, Ki-tô giáo lan truyền rất
nhanh, vì thời ấy, các tông đồ làm chứng nhiều hơn là
rao giảng. Còn ngày nay, Ki-tô giáo lan truyền rất chậm,
rất nhiều nơi bị giảm sút, tại sao? Vì những người
làm tông đồ ngày nay quá chú trọng tới rao giảng, mà
coi rất nhẹ việc làm chứng! Đó là một sự thật mà
người Ki-tô hữu cần nhận chân một lần cho sâu sắc,
để chỉnh trang lại cách truyền giáo hay làm tông đồ
của mình, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm lần thứ 2002
ngày Đức Giêsu đến trần gian.
3.
Tại sao phải làm chứng? Để người ta tin
Ngày
nay, để tìm hiểu Ki-tô giáo, người ta chỉ có cách là
tìm hiểu trong sách vở, hoặc nghe một người Ki-tô hữu
nào đó trình bày. Nhưng từ hiểu đến tin theo là cả
một quá trình khó vượt qua nếu không có một động lực
mạnh thúc đầy! Ngày nay, không còn có những nhân chứng
đã tận mắt nhìn thấy Đức Giêsu sống, nói, hành xử,
làm phép lạ, chết và sống lại như thời Giáo Hội sơ
khai nữa. Những chuyện kể về Đức Giêsu phần nào cũng
tương tự như bao chuyện kể khác, về Lạc Long Quân,
Thánh Gióng, Đức Phật, Đức Khổng, v.v… Làm sao người
ta có thể tin vào Đức Giêsu nhiều hơn là tin vào các vị
giáo chủ khác? Người thời nay chịu ảnh hưởng tinh
thần khoa học thực nghiệm, lời nói suông không còn dễ
dàng được nhận là đúng. Muốn họ tin hay chấp nhận
phải có bằng chứng. Vì thế, làm tông đồ thời nay cần
làm chứng hơn là rao giảng.
Rao
giảng thì chỉ cần một mớ kiến thức, một chút suy
luận; còn làm chứng đòi hỏi một sự dấn thân thật
sự, nó huy động cả một cuộc đời, cuộc đời toàn
diện. Rao giảng mà không làm chứng chỉ là nói lên những
lời nói rẻ tiền, đương nhiên ít tác dụng. Còn làm
chứng là nói lên những lời nói có giá trị sống động
vì người nói dám lấy cả cuộc đời, cả mạng sống
để bảo chứng cho lời nói ấy. Nhờ thế mà người
nghe mới dám đặt niềm tin.
Những
người ngoài Ki-tô giáo phải dựa vào đâu để biết
Kitô giáo là chính đạo? để tin Đức Kitô là Đấng cứu
độ, thậm chí là Đấng cứu độ duy nhất? Làm sao họ
tin được, khi mà đời sống của người Ki-tô hữu chẳng
khác gì và chẳng hơn gì của họ? khi mà người Ki-tô
hữu chẳng chứng tỏ được một cách cụ thể mình đã
được cứu độ ở chỗ nào? Nếu được cứu độ, ít
ra người Ki-tô hữu chúng ta phải tự nhiên có một lối
sống nào đó chứng tỏ mình được cứu độ, chẳng hạn
người khác có thể thấy nơi chúng ta nét vui tươi, hạnh
phúc và tình yêu thương nhau được biểu lộ hồn nhiên
trong đời sống, bất chấp thuận cảnh hay nghịch cảnh.
Sống như thế chính là làm chứng!
4.
Hãy xem Gioan Tẩy giả làm chứng thế nào
Chính
vì nói thế nào sống như vậy, nên Gioan Tẩy giả đã
thu hút được quần chúng đến với ông và làm theo những
gì ông yêu cầu: “Mọi người từ
khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với
ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông
Gio-đan” (Mc 1,5). Gioan là một khuôn mẫu điển
hình cho hạng người làm chứng hơn rao giảng: “Ông
đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để
mọi người nhờ ông mà tin” (Ga 1,7). Còn giới
lãnh đạo tôn giáo Do Thái là điển hình cho hạng rao
giảng hơn làm chứng: “Các kinh sư
và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà
giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy
làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm
theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,2-3). Điều
đó được thể hiện qua một số chi tiết:.Gioan ăn mặc
đơn giản: “mặc áo lông lạc đà,
thắt lưng bằng dây da” (Mc 1,6), khác hẳn với
cách ăn mặc của các kinh sư: “đeo
những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài”
(Mt 23,5); “ưa dạo quanh, xúng xính
trong bộ áo thụng” (Mc 12,38). Gioan sống khó
nghèo, thanh đạm, “ăn châu chấu và
mật ong rừng”, còn các kinh sư thì giàu sang
phần nào nhờ “nuốt hết tài sản
của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện
lâu giờ” (Mt 23,14). Gioan thì khiêm nhường tự
hạ: “Người sẽ đến sau tôi và
tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga
1,27), còn các kinh sư thì thích tự đưa mình lên:
“Họ thích được người ta chào hỏi ở những nơi công
cộng, ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích
ngồi cỗ nhất trong đám tiệc” (Mc 12,38-39).
Ta
thấy khi làm chứng, Gioan không màng tiếng khen, không tìm
vinh quang cho mình, đang khi nhiều người mang danh làm chứng
cho Thiên Chúa, nhưng thực tế là đang tự làm chứng cho
mình, để mình được khen ngợi, vinh danh, hầu có quyền
lực, tiền bạc địa vị… Nhưng điều quan trọng nhất
của người làm chứng là phải dám nói sự thật.
5.
Người làm chứng phải dám nói sự thật
Nói
sự thật có thể bất lợi cho mình hoặc cho người khác.
Gioan đã dám nói sự thật, dù phải chết. Ông không sợ
quyền lực, không hùa theo kẻ có quyền lực. Trước điều
sai trái, ông không im lặng để được an toàn bản thân,
để được xã hội ưu đãi, nhưng ông lên tiếng làm
chứng cho lẽ phải, ông không thể nói ngược lại lương
tâm mình. Không thể nói điều sai trái là đúng, hay nói
điều đúng là sai trái.
Không
thể lấy cớ bảo vệ tôn giáo để nói sai sự thật, để
hùa theo những kẻ sai trái. Tôn giáo mà cần dối trá hay
hùa theo quyền lực để tồn tại là thứ tôn giáo bỏ
đi, không giá trị. Đức Giêsu không hề bảo vệ uy tín
cho giới lãnh đạo tôn giáo khi họ vẫn ngoan cố với
những điều sai trái (x. Mt 23). Gioan Tẩy Giả cũng không
bảo vệ uy tín của nhà vua khi nhà vua cố tình làm điều
sai trái (x. Mt 14,3-12). Chính vì thế, Gioan đã bị trảm
quyết, còn Đức Giêsu đã bị coi là kẻ phá hoại tôn
giáo! Ngài đã coi sự thật cao trọng hơn chính tôn giáo!
Theo Ngài, bảo vệ sự thật mới chính là bảo vệ tôn
giáo. Còn bảo vệ tôn giáo bằng cách nói sai sự thật,
hay hùa theo quyền lực sai trái chính là phá hoại tôn
giáo từ bản chất!
Khi
ta làm chứng cho chân lý, chắc chắn sẽ có những người
bạn khuyên ta: “Anh thật là dại
dột, can gì phải làm cho người ta ghét mình như vậy?”
Nói như thế, họ mặc nhiên cho rằng những người như
Đức Giêsu hay Gioan Tẩy giả chính là phường dại dột!
Thế mà họ vẫn tuyên xưng Đức Giêsu là Thầy của họ.
Thật mâu thuẫn!
Cầu nguyện
Tôi
nghe Chúa nói với tôi: “Thời nào cũng có vô số người
sẵn sàng rao giảng sự thật, nhưng rất hiếm người sẵn
sàng làm chứng cho sự thật. Nhưng sự thật chỉ có thể
tin khi có người dám làm chứng. Làm chứng thì phải trả
giá, đôi khi rất mắc. Con có sẵn sàng làm chứng không?”
JKN
ÔNG
LÀ AI?
AM
Trần Bình An
Chúa
Nhật Thứ 3 Mùa Vọng hôm nay khoác lên chủ tế tấm áo
lễ màu hồng dễ thương, vui tươi, không còn màu tím
buồn bã như hai Chúa Nhật trước đây. Mỗi khi báo tin
hỷ, người ta cũng hay dùng cánh thiệp hồng gửi đến
thân bằng quyến thuộc. Vậy hôm nay, thánh Gioan Tiền Hô
cũng loan báo tin vui: Chúa Kitô sắp xuất hiện.
Phúc
Âm theo thánh Gioan, đã long trọng giới thiệu thánh Gioan
Tiền Hô đến để làm
chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ
ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến
để làm chứng về ánh sáng.
(Ga, 1, 6-8) Chúng ta thấy chỉ
vỏn vẹn trong 2 câu Phúc Âm ngắn ngủi, mà hai chữ “làm
chứng” đã lập lại đến
ba lần. Phải chăng thánh sử Gioan muốn nhấn mạnh đến
vai trò chính yếu của thánh Gioan Tiền Hô, là làm
chứng cho ánh sáng, nghĩa là
làm chứng cho Chúa Giêsu?
Phần
kế tiếp, Phúc Âm càng làm rõ thêm vai trò của thánh
Gioan Tiền Hô, khi người Do
Thái từ Giêrusa lem cử một số tư tế và mấy thầy
Lêvi đến hỏi ông: “Ông
là ai?” Thay vì đáp lại
bằng những câu khẳng định, thánh Giaon Tiền Hô lại
trả lời bằng ba lần phủ định. Ngài không nhận mình
là Đức Ki tô, không phải là tiên tri Êlia, cũng không
phải là ngôn sứ nào khác. Cuối cùng, để không phụ
lòng những người quan tâm đến tìm hiểu, ngài chỉ đơn
giản mượn lời tiên tri Isaia đã loan báo từ lâu (Is 40.
3), để tự giới thiệu:
Tôi
là tiếng người hô trong hoang địa:
Hãy
sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi!
Như
thế, Thánh Gioan Tiền Hô làm rõ vai trò chứng nhân của
ánh sáng, của Đức Kitô. Ngài không nhận danh hiệu cao
quý nào khác, ngoài khiêm tốn, tự nhận mình chỉ là
tiếng người hô trong hoang
địa. Ngài
không huênh hoang khoe khoang, tự phụ sứ mạng quan trọng
được giao, cũng như ngài biết tự giới hạn và xác
định nhiệm vụ chính yếu, là kêu gọi mọi người ăn
năn, hối cải: Hãy sửa
đường cho thẳng để Đức Chúa đi!
Cuối
cùng, để tránh thiên hạ hiểu lầm về mình, thánh Gioan
Tiền Hô còn xác quyết mạnh mẽ, vừa về vai trò khiêm
tốn của mình, vừa loan báo nhân vật quan trọng sắp
xuất hiện: Tôi
đây làm phép rửa trong nước. Nhưng
có một vị đang ở giữa các ông, mà các ông không biết.
Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép
cho Người.
Chỉ qua mấy lời nói vắn tắt, thánh
Gioan Tiền Hô đã tóm tắt và chuyển tải đầy đủ
thông tin về mình, về sứ vụ và hoạt động, cũng như
vai trò chứng nhân của Chúa Giê su.
Trong
niềm hân hoan chào đón Chúa đến, chúng ta có thể nhận
thức được thêm những tính cách đặc biệt của một
chứng nhân về ánh sáng, về Đức Kitô, qua nét tự họa
của thánh Gioan Tiền Hô: Khiêm tốn, lánh xa danh lợi,
cùng chân chính, trung thực với lời nói và việc làm.
Nếu thánh nhân súng sính cân đai áo mũ, sống ung dung,
phè phỡn trong đền đài dinh thự, thì phỏng những tiếng
người hô trong hoang địa,
liệu có
thấu đến tai ai được chăng?
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết
sống đơn sơ, khiêm nhường và chân thật, để có thể
làm chứng cho Chúa với mọi người. Amen.
AM
Trần Bình An
CHỨNG
NHÂN ĐÍCH THỰC
Chúa
Nhật III – MVB –
(Ga
1,6-8.19-28)
Chứng
nhân chiếu rọi ánh tâm linh,
đời
sống sáng trong vượt thắng mình.
Khổ
hạnh, đơn nghèo, tình tự hiến,
khiêm
nhu, đạm bạc, nghĩa hy sinh.
Không
mơ danh tiếng, hồn trung thực,
chẳng
ước vinh quang, dạ khiết trinh.
Tự
hủy, xóa mình nơi bóng tối,
Thánh
Nhan tỏ hiện giữa nhân sinh.
16/12/2011
Hạt
Nắng
DUNG
MẠO TÌNH YÊU
Chúa
Nhật III – MVB – ((Ga
1,6-8.19-28)
“có
một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.”
Chúa
đến trong cuộc đời, Chúa đến với mọi người,
Chúa
đến nơi hồn con, âm thầm, lặng lẽ.
Chúa
sống giữa cuộc đời, Chúa sống giữa mọi người,
Chúa
đến thăm hồn con,
con
vẫn ngu ngơ, con vẫn thờ ơ.
Ánh
sáng ban an bình, ánh sáng ban ân tình,
chiếu
ánh quang bình minh cho người nghèo khó.
Ánh
sáng soi cuộc đời, ánh sáng soi lòng người,
ánh
sáng ban tình yêu,
tình
yêu Giêsu, đơn sơ, mọn hèn.
Chúa
đã đến, sống giữa trần gian,
không
kèn, không trống,
không
kết hoa đăng, đèn màu giăng lối.
Mà
Chúa đến, nơi chốn hoang vu,
gió
lạnh, sương mù,
tăm
tối âm u, Hài Nhi lạnh lẽo…
Xin
cho con, nhận ra Chúa,
đang
sống giữa cuộc đời, Chúa ơi!
Có
Chúa trong cuộc đời, thấy Chúa nơi mọi người,
thấy
Chúa nơi đời con, âm thầm, lặng lẽ.
Sống
chứng nhân quên mình, thế giới vui an bình,
chiếu
dung mạo Tình Yêu,
dung
mạo Giêsu, đơn sơ, mọn hèn.
16/12/2011
M.
Madalena Hoa Ngâu
NHÂN
CHỨNG
Chúa
Nhật III – MVB – (Ga
1,6-8.19-28) .
Nhân
chứng sống, truyền rao chân lý,
Giữa
dòng đời ý chí vươn cao.
Nêu
gương cuộc sống thanh tao
nên
nguồn ánh sáng ngọt ngào tin yêu
Dẫu
nghịch cảnh tiêu điều khắc nghiệt,
đức
khiêm nhu, thanh khiết giữ mình.
Khổ
hạnh lướt thắng phú vinh,
đơn
sơ, đạm bạc, hy sinh, khó nghèo.
Không
ham hố, trèo cao danh vọng,
không
để lòng dao động vinh hoa
Lòng
trung thực, sống thật thà,
trước
bao cám dỗ thiết tha gọi mời.
Sống
trung tín, nói lời sự thật,
không
ngả nghiêng đường mật thế gian.
Tinh
thần khí khái hiên ngang,
bảo
vệ công lý, bảo toàn lương tâm.
Đời
nhân chứng thăng trầm, phúc họa,
biết
quên mình, tự xóa mình đi.
Mở
đường đón Chúa Hài Nhi,
chính
Nguồn Ánh Sáng huyền vi giữa đời.
Nhân
chứng tia sáng rạng ngời …
16/12/2011
Bâng
Khuâng Chiều Tím
TIẾNG
KÊU HOANG ĐỊA
(Ga
1, 6-8.19-22)
Đây
nhân chứng Gioan sứ mạng
Vị
Tiền Hô rao giảng đặt nền
Ngôi
Lời sự sống vô biên
Thời
gian hiện hữu vững bền hôm nay
Chỉ
dẫn lối đường ngay lấp loáng
Như
cây đèn soi sáng thế gian
Ăn
năn sám hối tối cần
Ngôi
Lời sẽ đến rất gần không xa
Đấng
cao trọng chính là Cứu Thế
Bất
xứng tôi nô lệ xách giầy
Dọn
đường cho Chúa đến đây
Tiêng
kêu hoang địa hằng ngày vang âm
Vào
sa mạc âm thầm thinh lặng
Sống
noi gương ngay thẳng thật thà
Chẳng
dành quyền lợi ranh ma
Hiền
lành khiêm nhượng thứ tha không ngừng
Mùa
Vọng đến vui mừng đón Chúa
Chẳng
bao giờ tàn úa héo hon
Tìm
ăn lương thực vĩnh tồn
Trắng
trong thánh thoát tâm hồn bình an
Lm.
Khuất Dũng sss
TIẾNG LOA NƯỚC TRỜI
CN3MV.(Ga.1,6-8.19-28)
DỌN
cho ngay thẳng tâm hồn
ĐƯỜNG tâm đạo mới, hãy
luôn sẵn sàng!
ĐI
cho đúng, chớ hoang đàng
TRƯỚC Lời
loan báo rõ ràng Gio-an
NHƯ
loa cảnh tỉnh bảo ban
LOA
loan báo trước, thời gian đến rồi
LỜI
Gio-an giảng cho tôi
NGƯỜI khuyên
hãy bạt núi đồi trong tâm
NHƯ lời
cảnh tỉnh lỗi lầm
THỂ
nào giờ phút âm thầm đến thôi
QUAN
tòa đang trước hồn tôi
TÒA
công chính chỉ mình tôi trước NGÀI
KHẮP cùng
cuộc sống công khai
NƠI
tâm hồn tối lai rai hiện về
HANG
sâu giấu kín liệt kê
CÙNG
bao nhiêu những bồi thề xưa nay
NGÕ
nào tôi trốn xưa rày
NGÁCH nào
rồi cũng trưng bày rõ ra
CHÂN
thành sám hối xin CHA
TRỜI
thương nhận kẻ thiết tha trở về
CHÍNH THIÊN
CHÚA đã cận kề
NGÀI
là THIÊN TỬ đang về thế gian
ĐANG đêm bừng
dậy! hân hoan
ĐẾN giờ huyền
nhiệm trần hoàn ngợi ca
MỌI
người chờ đón ơn CHA
NƠI
nơi hợp xướng ngợi ca danh NGÀI
THẾ
nhân sửa soạn trong ngoài
TRẦN
hoàn bừng tỉnh! NGÔI HAI Giáng Trần.
Trầm
Hương Thơ 09.12.2011
TIẾNG
KÊU TRONG SA MẠC
“
Tôi là tiếng kêu trong hoang địa, hãy sửa
cho ngay đường Chúa đi” (Ga 1, 6-8. 19-28)
Có
người được Chúa sai đi
Việc
là nhân chứng, tên thì Gioan
Không
là ánh sáng trần gian
Nhưng
làm nhân chứng ánh quang Ngôi Lời
Tiếng
loa hoang địa gọi mời
Dọn
đường Chúa đến sáng tươi tâm hồn
Hố
sâu phủ lấp cho bằng
Đồi
cao bạt xuống thẳng hàng lối đi
Hồn
ơi! Bỏ lối ngu si
Sẵn
sàng đón Chúa xiêm y đẹp ngời
Công
bình bác ái lên ngôi
Hoa
giăng đèn mắc bên chồi yêu thương
Người
đang đến! Tựa Vầng Dương
Êm
như gió nhẹ, sáng dường thanh thiên
Hiền
hoà như thể Con Chiên
Vào
đời tẩy xoá tội khiên nhân trần
Ngày
của Chúa, đã đến gần
Vui
lên trong Chúa ! Canh tân cuộc đời
Đón
Ơn Cứu Độ từ Trời
Xuống
nơi đất thấp làm người như ta
23-11-2011
Mic.
Cao Danh Viện
VUA
VINH QUANG
Le-vi,
tư tế, hỏi
Gio-an
Có
phải chính ông Đấng Vẹn Toàn?
Xuống
thế cứu đời- Cha chí thánh
Gíang
sinh nhập thể- Chúa toàn năng?
Tôi
là tiếng nói trong hoang địa
Ngài
chính Ngôi Con chốn vĩnh hằng.
Tôi
rửa nước sông, còn vị ấy
Rửa
trong Thần Khí – Vua Vinh Quang !
Đỗ Văn
TIẾNG
HÔ NHỎ BÉ.
CN
3 mùa Vọng (Ga 1, 6-8, 19-28)
Tôi
là tiếng hô vang ngoài hoang địa
Sửa
con đường dọn lối Chúa đi qua
Đất
khô cằn gai góc sẽ nở hoa
Và
muôn lòng sẽ bừng ơn cứu độ.
Tôi
là tiếng lạc loài trong lòng phố
Hãy
quay về cùng Ánh Sáng Hằng Sinh
Để
bóng đêm sự chết thấy bình minh
Và
tâm hồn ngập tràn niềm hạnh phúc.
Kìa
những lối quanh co lòng uốn khúc
Nọ
những đường chơm chởm dạ ghét ghen
Bạt
xuống ngay phách lối thói đê hèn
Và
lấp lại vực sâu hồn thâm hiểm.
Bao
là chước quỷ ma giờ đỉnh điểm
Thế
gian cùng thịt xác hãm giam ta
Đứng
lên đi xiềng xích sẽ mở ra
Và
tung cánh bay về cùng Thiên Chúa.
Dưới
Ánh Sáng chan hòa, hồn nhảy múa
Trả
Xê-da những chuyện quấy, Xê-da
Đem
Thánh Thiêng thánh hóa những tục Tà
Và
lòng sẽ hân hoan chờ đón Chúa.
Bỏ
cho hết những gì là héo úa
Chuyện
phá thai, chuyện đồng giới hôn nhân…
Thói
hư vinh, bả phú quý nhân trần…
Dừng
tục hóa bao thánh thiêng huyền nhiệm.
Hãy
sửa lòng để Chúa ta độc chiếm
Cho
Ánh Quang xua Tăm Tối nơi nơi
Đây
tiếng hô bé nhỏ giữa cuộc đời
Chúa
sẽ đến, dọn lòng cho Chúa đến.
Giuse
Nguyễn Văn Sướng.
MỪNG
VUI CHỨNG NHÂN
Thiên
Chúa sai đến một người
Gioan
tên gọi mang lời chứng nhân
Làm
chứng Sự Sáng giáng trần
Mọi
người được biết dự phần vui chung
Ngôi
Hai tỏa sáng vô cùng
Tôi
không xứng đáng sánh chung với Ngài
Cởi
giây giầy Đấng Ngôi Hai
Cũng
không đáng được để Ngài bận tâm
Tôi
đến tha thiết ân cần
Lời
kêu tiếng gọi hồi tâm ngay lòng
Tâm
hồn tẩy rửa sạch trong
Đón
mừng Đức Chúa hằng mong ước chờ
Đức
Kitô Đấng tôn thờ
Từ
trời xuống thế cứu đời khổ đau
Gioan
lòng dạ trước sau
Vâng
phục Thiên Chúa nhiệm mầu đã trao
Tôi
hạ xuống Chúa dâng cao
Mừng
vui hoàn tất lời rao tiếng mời
Chúng
con lậy Chúa trên trời
Giúp
con thoát được bẫy đời khóc than
Vui
mừng như thánh Gioan
Hoàn
thành lời Chúa bình an tâm tình
Đón
mừng con Chúa giáng sinh
Muôn
dân thờ lậy trọn tình hiến dâng
Vincent
Khánh Trần
GIOAN
TIỀN HÔ
Chủ
Nhật III Mùa Vọng Ga. 1: 6-8, 19-28
Nào
ai khiêm nhượng như Gio-an.
Ông
thẳng thắn tuyên bố rõ ràng,
có
tiếng kêu trong hoang địa vắng,
sửa
đường ngay thẳng hỡi trần gian.
Ông
không phải Đấng Mê-si-a,
chẳng
phải tiên tri, ngôn sứ nào,
“ông
lấy quyền gì làm phép rửa”
Gioan
Tiền Hô, vậy ông là ai ??
Tôi
rửa bằng nước nhưng với Ngài,
nhờ
quyền phép Thánh Thần Cha sai,
làm
cho hết mọi người nên sạch
và
xóa tội hầu bất cứ ai.
Gioan
là đặc sứ Chúa sai đi,
làm
chứng và loan báo những gì,
cho
ứng nghiệm lời Chúa đã hứa,
cùng
ngôn sứ, tổ phụ, tiên tri.
Chúa
ơi xin gởi Đấng Thiên Sai,
mãn
nguyện ai ngày đêm khẩn nài,
xóa
sạch những đau thương, khốn khổ,
vĩnh
hằng sum họp cùng Ngôi Hai.
Paul
Nguyễn Minh Thông
LÀM
CHỨNG CHO CHÚA
(Ga
1,6-8. 19-28)
“Giữa
các ngươi có một Đấng mà các ngươi không hay biết”
(Ga 1,26)
Gioan
thấy Chúa liền làm chứng
Chúa
đến gần, kiên vững niềm tin
Thánh
nhân chay tịnh hãm mình
Vừa
khi Chúa đến, xoá mình khiêm nhu
Gioan
đến chứng minh ánh sáng
Chúa
Kitô sự sáng thế gian
Giữa
đêm khuya khoắt hoang mang
Vầng
Đông ló rạng vinh quang Nước Trời
Chúa
đã đến ban Lời hằng sống
Gioan
là tiếng vọng hô vang:
Dọn
lòng dân Chúa sẵn sàng
Lắng
nghe Lời Chúa thấm nhuần sức thiêng
Chúa
hiện diện khắp nơi huyền bí
Cho
con tìm dấu chỉ đức tin
Lòng
con sám hối thật tình
Xin
thương soi sáng tỏ mình cho con
Như
Gioan con làm nhân chứng
Tạ
ơn Ngài trong bước gian truân
Đường
tim nối lại xa gần
Nương
theo ân phúc Thánh Thần Tình Yêu
Sống
đơn sơ từng điều bé nhỏ
Trong
yêu thương Chúa dạy cho con
Việc
làm lời chứng hùng hồn
Xứng
danh con Chúa thơm hương Nước Trời.
Nt
Bích
Ngọc
ÁNH
SÁNG SOI BÓNG TỐI
(Ga
1,6-8. 19-28)
Xin
cho biết ông là ai vậy
Danh
tiếng ông lừng lẫy khắp vùng
Gio-an
thẳng thắn khiêm cung
Dọn
đường đón Đấng uy hùng phúc thay.
Cầm
đèn sẵn trên tay đón đợi
Ánh
sáng thiêng thắp bởi trời cao
Cứu
Tinh thánh thiện dường bao
Tôi
quỳ cởi dép chẳng sao xứng tày.
Lương
tâm thẳng đường ngay thiện hảo
Sống
vị tha thuận thảo việc lành
Tội
tình bóng tối phủ quanh
Dìm
mình phép rửa tinh anh cõi lòng.
Giữa
sáng tối long đong chiến đấu
Biết
bao lần tốt xấu phân vân
Tâm
thành mà trí cứ cân
Cương
kiên chọn sáng xua dần bóng đêm.
Quen
thụ hưởng nhạc êm quảng cáo
Cánh
thiêu thân chao đảo ngọn đèn
Giúp
con vượt thắng bon chen
Nở
hoa sa mạc lửa nhen thắp đời.
Ôi
ánh sáng Ngôi Lời chân thật
Nguyện
sương mai thấm đất mầm lên
Giê-su
nguồn sáng mông mênh
Mặt
Trời công chính vững bền sáng soi.
Cát
Vàng- 4-12-2011
SAO
VẪN CHỜ ĐỢI NGÀI?
Giữa
sa mạc cuộc đời
Ngài
đã đến thật rồi
Sao
vẫn chờ vẫn đợi
Cho
hoang địa cằn khô…?
Bước
chân buồn bơ vơ
Từng
đêm về buốt giá
Chút
cơm thừa vội vã
Trẻ
thơ không mẹ cha.
Từng
ngày tháng trôi xa
Bên
dòng đời rộn rã
Bao
người già lặng lẽ
Một
chiếc bóng đìu hiu
Những
mảnh đời oan khiên
Vùi
thân đời cô lữ
Bao
kẻ vô gia cư
Giữa
lâu đài sang trọng.
Tiếng
Ngài vẫn vang vọng
Trong
đáy sâu ngục tù
Từ
cõi lòng hoang vu
Đến
tình đời ngang trái
Ngài
vẫn đang ở lại
Giữa
sa mạc trần đời
Ngài
đến khắp mọi nơi
Sao
vẫn hoài vọng trông…?
Chỉ
cần mở cửa lòng
Giang
vòng tay nhân ái
Cùng
anh em đồng loại
Sẽ
gặp Ngài đấy thôi!
9/11/2011
Song
Lam
MÙA
CỨU THẾ NỞ HOA
Buồn
vô định những ngày chưa gặp
Ôm
kiếp người đầy ắp khát khao
Có
tiếng ai vọng ngọt ngào
Lưng
chừng sa mạc xôn xao núi đồi
Người
là ai? Là ai Người hỡi!
Thẳm
sâu quá! Muôn nổi hy sinh
Gom
vào mây gió tự tình
Gioan
lời vọng chứng minh nỗi niềm
Vui
lên, kìa Thiên Sai đến!
Thanh
bình sẽ hiện diện khắp nơi
Nhân
sinh vũ trụ đổi đời
Trẻ
thơ với Hổ Mang chơi chung nhà
Sư
Tử, Nai hiền hòa vui sống
Người
câm bỗng cất giọng hát vang
Mù
lòa ngập lóa ánh vàng
Anh
què nhảy múa thênh thang lối về
Ngài
đến ban thỏa thê ân sủng
Lau
khô đi sầu vụng lệ tràn
Vui
lên! Hỡi kẻ lầm than
Mùa
ơn Cứu thế thắm tràn mọi nơi
Người
là ai? Là ai Người hỡi!
Gioan-
chỉ dọn lối Người thôi
Gioan-
là chính đèn soi
Còn
Người là ánh sáng ngời muôn dân
Gioan-
là tiếng ngân vang vọng
Người-
chính Lời hằng sống trần gian
Gioan-
là là tấm lòng vàng
Người-
mùa cứu thế rộn ràng nở hoa.
9-12-2011
Thanh
Hương
CHỨNG
NHÂN GIỮA ĐỜI
Chúa
Nhật III – MVB – (Ga
1,6-8.19-28)
Chúa
gọi con vào đời,
cho
con làm người, sống giữa cuộc đời.
Để
con rao truyền chân lý,
ánh
sáng Nước Trời, nhân chứng tình yêu.
Sống
khiêm nhu, khó nghèo,
chẳng
màng bon chen, mưu lợi trần thế.
Dẫu
khó khăn trăm bề,
vững
niềm cậy trông, tình Chúa quan phòng.
Nắng
rọi ban ân tình,
dạy
con quên mình, trên bước hành trình.
Để
con không màng danh tiếng,
nhân
chứng Sự Thật, về Đấng Tình Yêu.
Sống
đơn sơ, chân thành
chẳng
màng vinh quang, danh vọng trần thế.
Dẫu
vinh hoa gọi mời,
vững
niềm tin yêu, tình Chúa quan phòng.
CHỨNG
NHÂN GIỮA ĐỜI – CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI
ÁNH
SÁNG TÌNH YÊU ĐI VÀO THẾ GIỚI.
Dám
bơi ngược dòng, giữa những bất công,
gian
nan bềnh bồng, số phận long đong.
CHỨNG
NHÂN GIỮA ĐỜI – CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI
ÁNH
SÁNG TÌNH YÊU GIEO NIỀM TIN MỚI.
Sống
trong âm thầm, ánh mắt cảm thông,
nụ
cười nhân ái, nồng ấm tình người.
Trái
tim con vào đời,
mang
theo tình Ngài, sống giữa cuộc đời.
Ủi
an tâm hồn sầu khổ,
chung
gánh nhọc nhằn, chia sẻ yêu thương.
Biết
hy sinh, quên mình,
dẫu
ngàn hiểm nguy, bảo vệ công lý.
Sống
lương tâm trung thành,
quyết
làm vinh danh, tình Chúa nhân lành.
16/12/2011
Nắng
Sài Gòn
SỐNG
ĐỘNG NIỀM TIN
Chúa
Nhật III Mùa Vọng - Năm B – 2008 (Ga 1, 6-8. 19-28)
Đời
sống con người, cuộc hành
trình lữ thứ,
dòng
đời vẫn trôi, thời gian vẫn chuyển luân.
Bao
lo âu, thử thách cứ tăng dần,
mong
ai đó,
cùng
đồng hành sẻ chia niềm hy vọng.
Giữa
dòng đời, chơi vơi, hồn lạc lõng,
nỗi
khổ đau bóng tối cứ bủa vây.
Gian
dối, bất công, thù hận cứ chất đầy,
khát
khao ánh sáng,
mong
tìm đường về chân lý.
Cơn
khát vọng bình an, ơn Thần Khí,
nơi
cuộc đời của sứ giả tình yêu.
Quyết
dấn thân vào trận địa hoang liêu,
giữa
cuộc sống, dòng đời đầy bão tố.
Giữa
cạm bẫy, hiểm nguy đầy gian khổ,
bao
tâm hồn khiếp nhược, ngước cậy trông.
Mong
có ai chia sớt ánh lửa hồng,
sưới
ấm lòng băng giá,
xua
tan sương mù,
nhận
ra Chúa chính nguồn hồng ân cứu độ.
Nay
Lời Chúa sáng soi, hồn giác ngộ,
sửa
thẳng tâm hồn đón Chúa đến viếng thăm.
Gương
chứng nhân, khiêm hạ sống âm thầm,
làm
chứng về ánh sáng,
dọn
đường cho Chúa đến với lòng người,
giới
thiệu Chúa chính là nguồn bình an hạnh phúc.
AP.
Mặc Trầm Cung