Cách tổ chức một kỳ thi giáo lý | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Cách tổ chức một kỳ thi giáo lý

09:59:00

TỔ CHỨC KỲ THI ĐỐ VUI GIÁO LÝ


I. CÁC DẠNG THI ĐỐ VUI:
Có thể có rất nhiều dạng tổ chức thi đố vui. Chúng ta nên tham khảo các cuộc thi ngoài xã hội hiện nay đang rất phổ biến và đạt thành quả rất cao, thu hút mọi lứa tuổi tham gia. Các chương trình này được Đài Truyền Hình Việt-Nam phát động tại khắp các tỉnh thành lớn ở Việt-Nam, như: SV 97, Bảy Sắc Cầu Vồng, Kính Vạn Hoa, Đường Lên Đỉnh Olympia, Những Công Dân Năm 2000...
Ở đây, chúng tôi xin đơn cử 10 dạng Thi Đố Vui Giáo Lý đã từng được thử nghiệm tại nhiều giáo xứ trong thành phố cũng như ở ngoại thành và thôn quê. Các dạng này tương đối dễ tổ chức thực hiện vì không đòi hỏi các phương tiện, vật dụng và dụng cụ quá phức tạp, nhưng đều có thể tự chế tác mà không tốn kém tiền bạc.
Các dạng Thi Đố Vui Giáo Lý có thể tổ chức như sau:

Dạng 1: THI KIẾN THỨC GIÁO LÝ PHỔ THÔNG.
Dạng 10: THI DIỄN KỊCH KINH THÁNH.
Dạng 11: CÂU ĐỐ PHỤNG VỤ
Dạng 12: Ô CHỮ KINH THÁNH


Ngoài ra có thể chen vào một vài câu đố vui dưới đây, nếu muốn thay đổi không khí! 

CÂU ĐỐ VIỆT NAM

II. MỘT CHƯƠNG TRÌNH GỢI Ý:
Chúng tôi xin giới thiệu một mẫu tổng hợp từ những lần tổ chức các kỳ thi Đố Vui Giáo Lý tại các giáo xứ thuộc các giáo phận Sài-gòn, Đồng-tháp, Vinh và Bắc-ninh. Các phần thi và các câu hỏi dự thi chỉ là đơn cử để gợi ý mà thôi, xin tùy nghi sử dụng, thêm hoặc bớt cho thích hợp với hoàn cảnh và trình độ của các em tại từng nơi. Nói chung, một chương trình chỉ nên thi 3 tới 4 dạng trong các dạng Thi Đố Vui đã nêu trên, nhiều quá sẽ gây bầu khí căng thẳng, dễ nhàm chán.
Chương trình có thể được diễn tiến như sau: 
Hát chung một bài sinh hoạt mở đầu.
Vắn tắt nêu ý nghĩa của cuộc thi và giới thiệu các thành viên Ban Giám Khảo, Người Điều Khiển ( Speaker ), thành phần các Đội dự thi và các Cổ Động Viên.

Phần thi KIẾN THỨC. 
Một tiết mục văn nghệ xen kẽ.
Phần thi HÙNG BIỆN. 
Một tiết mục văn nghệ xen kẽ.
Phần thi THÁNH CA.
Một tiết mục văn nghệ xen kẽ.
Phần thi KINH THÁNH. 
Một vở kịch ngắn.
Lượng giá chung của cha sở.
Tổng kết và trao thưởng.
Hát cầu nguyện kết thúc và chia tay.

III. CHUẨN BỊ VÀ THIẾT TRÍ:
Những gợi ý dưới đây là giả định chỉ tổ chức cuộc Thi Đố Vui theo 4 dạng ( Kiến Thức, Hùng Biện, Thánh Ca và Đoán Kinh Thánh ). Nếu chọn các dạng thi khác, cần phải chuẩn bị thiết trí mọi mặt cho đầy đủ chu đáo và phù hợp với từng dạng.
4 chiếc chuông lắc nhỏ cho 4 Đội ( hoặc hệ thống chuông chỉ ưu tiên vừa kêu vừa sáng đèn cho Đội nào bấm sớm nhất, các Đội bấm sau đều coi như mất ưu tiên ).
4 dãy bàn ghế xếp theo hình vòng cung mở về phía khán giả và các Cổ Động Viên. 
Trên mỗi bàn đặt bảng tên viết nét chữ to của mỗi Đội ( tên từng Họ Lẻ hoặc từng Giáo Xứ về dự thi hoặc tên 4 Đội trong một lớp ví dụ như: các Đội Nhanh Nhẹn, Vui Vẻ, Hăng Hái, Sâu sắc ).
1 dãy bàn ghế cho Ban Giám Khảo.
1 bục đứng cho Người Điều Khiển Chương Trình.
4 mi-crô cho 4 Đội, 1 mi-crô cho Người Điều Khiển và 1 mi-crô chung cho Ban Giám Khảo.
1 bảng lớn ghi điểm của 4 Đội, đặt trên cao, các Đội và khán giả đều có thể thấy rõ.
1 đàn oóc-gan điện tử, có dây nối với ăm-pli (máy khuyếch đại âm thanh ).
Các giải băng giấy ghi các câu Kinh Thánh bằng các chữ cái.
4 bộ câu hỏi cùng với đáp án chi tiết của từng phần thi cho Người Điều Khiển và Ban Giám Khảo.
3 bộ bảng nhỏ báo điểm cho Ban Giám Khảo ( có thể dùng loại bảng học sinh mẫu giáo để ghi điểm bằng phấn; hoặc dùng bìa cứng có ghi các chữ số từ 0 đến 9, có thể mở từng cột để có được số điểm với 3 chữ số, ví dụ: 125 điểm ).
4 phần thưởng lớn cho 4 Đội. Kết quả điểm sẽ phân ra 4 hạng nhất, nhì, ba, tư. Nhưng nên lưu ý khi trao thưởng, để tránh sự so bì hơn kém nơi các em, Người Điều Khiển chỉ nêu lên 4 giải đều được nhất tùy theo tình huống của cuộc thi, ví dụ: giải Gặt Hái Kết Quả Tốt Nhất, Giải Kiến Thức Phong Phú Nhất, giải Tác Phong Đứng Đắn Nhất, giải Ăn Nói Hoạt Bát Nhất...
Khoảng 30 phần quà lưu niệm dành cho các Cổ Động Viên trả lời đúng.
Các bộ phiếu đánh số thứ tự các câu hỏi để 4 Đội sẽ bốc thăm trong từng phần thi.
Thiết bị âm thanh và ánh sáng cho toàn bộ chương trình.
Phông màn trang trí phía sau nêu rõ tên cuộc thi.

III. NHÂN SỰ TỔ CHỨC:

Mỗi Đội tuyển chọn ra 4 em để dự thi.
Một Người Điều Khiển chương trình ( Speaker ) hoạt bát, có duyên, gây được bầu khí sôi nổi ( xin tham khảo thêm bài KỸ NĂNG LÀM XƯỚNG NGÔN VIÊN trong tập VUI ĐỜI PHỤC VỤ số 1 ).
Ba người trong Ban Giám Khảo ( có thể mời cha sở, cha phó, Huynh Trưởng phụ trách Giáo Lý ).
Một người phụ trách ghi điểm lên bảng. 
Hai người phụ trách khâu phần thưởng và quà lưu niệm. 
Hai người phụ trách âm thanh và ánh sáng. 
Một người đệm đàn oóc-gan cho phần thi Thánh Ca.






Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.