Những gì tuổi thanh thiếu niên quan tâm | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Những gì tuổi thanh thiếu niên quan tâm

09:41:00

NHỮNG GÌ TUỔI THANH THIẾU NIÊN QUAN TÂM
  
Cái tôi: là vấn đề tối ư quan trọng của giai đoạn này. Trong đầu trẻ thường có những câu hỏi: Tôi là ai? Chúng biết những gì mình muốn và cũng biết những già mình không muốn. Thái độ bỗng trở nên chống đối là một hình thức khẳng định cái Tôi, và đôi khi trẻ cũng đi quá trớn, đó là tìm cách làm ngược lại ý cha mẹ.
Thanh thiếu niên có nhiều vấn đề, nhiều thay đổi mà giai đoạn này lại ngắn. Những người xung quanh thường mô tả các em ở tuổi này với nhiều khuyết điểm, nên con em lại thấy mình quá khiếm khuyết, vì thế con em vẫn cần chúng ta giúp đỡ, nhưng với thái độ tế nhị và nhẹ nhàng. Chúng ta cần cẩn trọng trong việc nói chuyện và trao đổi, đối thoại với con em tuổi thanh niên, nhất là chấp nhận sự bất an và bất mãn của trẻ như là tiến trình của việc lớn lên. Không quan trọng hoá.
 Tuổi tuổi thanh niên là giai đoạn nhiều tự vấn, nhiều ngờ vực, mâu thuẩn và nhiều khổ đau nữa. Vừa khắc khoải về bản thân, lại vừa quan tâm đến xã hội…thời kỳ tính khí bất nhất hay thay đổi, khó hiểu…
Xin phụ huynh đừng quá chú trọng những điều vừa nêu nơi trẻ và đặt những câu hỏi tại sao con thế nọ, thế kia… đúng là tuổi thanh niên đang bị giằng co với những ý nghĩ và cảm xúc mâu thuẩn, những thôi thúc nghịch lý và vô lý!  Những cảm nghiệm của tuổi tuổi thanh niên khó nói thành lời và xác định rõ nét. Xin phụ huynh khoan dung với những bất an của trẻ em và chấp nhận sự chống đối đó, và tốt hơn là không xâm lấn vào đời tư của chúng.  
Tuổi tuổi thanh niên cũng hay bị ám ảnh bởi sự mong manh của cuộc sống và cái chết. Có những em hay bị hoảng sợ hoặc bị dày vò bởi những nỗi lo âu ngờ vực không căn cứ. Tuổi này chưa biết giá trị cuộc sống, chúng xem thường cuộc sống, nên nếu không có gì vừa lòng, bất mãn hay khổ đau, áp bức… tuổi này thường tìm đến cái chết một cách dễ dàng. Xin phụ huynh cẩn trọng, không tạo cho con em sự bất xúc hay bất mãn… Hậu quả hành vi tuổi này thật khó lường! Và cũng xin phụ huynh đặc biệt chú ý đến trẻ nam về vấn đề này. Theo nghiên cứu, số tuổi thanh thiếu niên tự tử rất lớn, và nam giới gấp 5 lần nữ giới.
 
Sau đây là một số điều xin phụ huynh để ý:
 
*Quá nhiệt tình tỏ ra hiểu biết con em*
 Các em thường cho vấn đề của mình là quan trọng, là độc nhất và riêng tư, vì thế nếu phụ huynh tỏ ra biết vấn đề của chúng quá cũng dễ làm cho các em chạm tự ái, khó chịu… Nhất là thái độ coi thường những cảm xúc và kinh nghiệm của chúng, xem đó là việc đơn giản, dễ hiểu…
 
*Chấp nhận không có nghĩa là đồng ý, tán đồng:*
 Tuổi tuổi thanh niên có hành ngàn cách để phản kháng. Chúng ta cần có thái độ rõ ràng cảm thông và đồng ý. Chấp nhận sự việc, thực tế, nhưng không tán đồng việc sai trái của con em.  
Xin phụ huynh ý thức rằng Chống lại tuổi thanh niên cũng như chống lại dòng nước rút của thuỷ triều, Ví như khi gặp dòng nước xoáy thì chúng ta không vùng vẫy vì biết rằng thả nỗi để thuỷ triều mang mình đi cho đến khi chân bám được vào một chỗ nào đó thì an toàn và đỡ vất vả.
 Cha mẹ các em tuổi tuổi thanh niên cùng phải trôi đi cùng cuộc sống, tỉnh táo để biết khi nào là cơ hội an toàn để trao đổi với chúng. Tuổi thanh niên chờ đợi người lớn phải là người lớn, phải khác chúng nếu bắt chước thì sẽ tự đặt mình ở tư thế đối lập
 
*Tránh luôn sửa sai và đòi hỏi sự toàn hảo*
 Rút kinh nghiệm bất toàn của bản thân, phụ huynh lại muốn cho con em mình tốt hơn, tuyệt vời hơn, nên hay đòi hởi, dạy vẽ, sửa sai con em, có khi còn áp đặt nữa. Hoặc có thái độ vạch lá tìm sâu, chú ý đến những khuyết điểm rất nhỏ nhặt của chúng. Lắm lúc phụ huynh quá nhiệt tình, quá lo lẵng và quá thương con. Chính những cái “quá” đó có thể giết chết mối giao hảo thân thiện, tạo sự xa cách và gây cho các em mặc cảm. Chú ý đến khuyết điểm thì chẳng khác nào phụ huynh cứ rọi đèn pha trên điểm yếu của chúng, làm trẻ bị ám ảnh rằng mình không ra gì. Hoặc cứ nghĩ về chúng, hay phải đối diện với những sự trần trụi quá của mình, nên có khi trẻ muốn nhăm mắt lại không muốn nhìn.
Dừng lại trên lỗi lầm có ích gì? Hay phải thú nhận nhược điểm của mình trước người khác làm trẻ phản ứng chống lại. 

Việc cần là chúng ta: Giúp con em giải quyết những hoảng sợ, nếu đó thật sự là những lỗi lầm hiển nhiên, và rồi giải thích để rút kinh nghiệm hay tìm cách sửa sai. Tránh chế nhạo những khuyết điểm của con em
 Tuổi nàu đầy dẫy những khuyến khuyết nhưng lại rất nhạy cảm và dễ chạm tự ái. Những sự chọc ghẹo vì thương yêu như: Nhóc, lùn, nhí, ù… đó là những nhãn hiệu mà các em phải chịu đựng cách khổ sở dù bên ngời không tỏ thái độ gì, có khi điều này tạo cho trẻ mặc cảm, một vết thương chẳng lành bao giờ!  
Đừng coi các em là nhỏ và nhắc lại chuyện đời xưa còn bé… như tiểu dầm…chúng muốn được xem là người lớn. Làm sao để: Tất cả những lời của phụ huynh: khen, chê, thưởng, phạt… đều phải hướng tới
một người sắp trưởng thành chứ không phải trở lui thuở con nít.
 
*Tránh tạo sự lệ thuộc*
 Khi phải lệ thuộc quá nhiều, con em sẽ phản ứng bằng thái độ bất tuân, thù nghịch. Tuổi này khao khát độc lập rất cao. Càng được tôn trọng sự tự lập bao nhiêu, trẻ càng  ít phản kháng cha mẹ bấy nhiêu. Cố gắng để đừng quen thuộc quá nhiều vào cuộc sống của chúng, làm sao giúp con em suy nghĩ và tự chọn, như thế là giúp trẻ mang trách nhiệm dần dần về đời mình. Phụ huynh nhắc nhở nhẹ nhàng và thêm chút hài hước sẽ khuyến khích trẻ độc lập. Được sự đồng tình và gợi ý khuyến khích của cha mẹ TTn rất an tâm để khẳng định mình.
 
*Không vội uốn nắn sai lầm*
 Tuổi thanh niên thường tỏ ra ương ngạnh, khó dạy, không khuất phục, nhất là khi phụ huynh dạy dỗ có tính mỉa mai châm biếm. Nếu cứ chứng minh mình đúng phụ huynh chẳng thuyết phục được trẻ, mà càng làm cho chúng bịt tai thêm thôi.
 Nói lên sự thật không đúng lúc có khi tạo nên sự cắt đứt quan hệ. Cẩn trọng trong sửa sai và luôn có sự tự chủ và tính cảm thông đi kèm.
 
*Tránh xâm phạm sự riêng tư*
 Khi cung cấp cho con em bầu khí riêng tư là bày tỏ sự tôn trọng chúng, giúp chúng tự lực. Trẻ sẽ rất tức giận khi bị nghe lén điện thoại hay đọc thư. Chúng sẽ cảm thấy bị xúc phạm và lừa dối. Một bạn nam và một bạn nữ đã chia sẽ:  “Em sẽ kiện mẹ em ra toà vì đã dùng sai quyền phụ huynh vì mẹ em đã mở khoá hộc tủ em và đọc lén nhật ký của em”.
 “Mẹ đã vào phòng lục lọi ngăn tủ của em rồi giải thích là mẹ không chịu được sự bừa bãi. Em đã cố tình bày bừa ra ngay sau khi mẹ dọn thế mà mẹ không hiểu”
 Một số lại than phiền cha mẹ quá can thiệp vào các mối giao tiếp của em. Không thể có bầu khí tôn trọng khi sự riêng tư bị xâm phạm. Làm sao để “đứng bên nhau nhưng không quá gần nhau”. Quan tâm đến nhau nhưng đừng quên là mỗi người đều thuộc về chính mình thôi
 Tránh thuyết giảng dài dòng : Nhất là tránh nói “hồi bằng tuổi con…” Để giúp con tốt hơn là cố tìm hiểu và đồng cảm với những khó khăn của chúng chứ không làm chúng bối rối hay lo sợ, giận dữ…
 “Mẹ không biết đối thoại, mẹ lúc nào cũng thuyết trình, mẹ có khả năng biến một ý tưởng đơn giản thành một bản tra vấn phức tạp nhất. Em hỏi mộtcâu đơn giản thì mẹ tuôn ra một tràng giải thích lê thê. Em đành phải tránh mẹ thôi”  
Những em khác bộc lộ:
 “Ba em không thể nào gần gũi mọi người được. Lối nói chuyện của ba không bao giờ thẳng thắn, trực tiếp, cụ thể mà chỉ có vơ đũa cả nắm, cá mè một lứa, trước tiên ba chỉ trích, và sau đó là dửng dưng…”
 “Ba em rất nhạy bén với thời tiết mà không nhạy bén với cảm xúc… ba hoàn toàn không quan tâm đến thái độ, tính khí, tình cảm của chúng em… Ba không hiểu được những ẩn ý sau lời tụi em nói… Ba có thể nói hàng giờ mà không ý thức là chả còn ai nghe ba hết…”
 

*Tránh”chụp mũ” và nói điều tiêu cực khi muốn tiêu cực*
 Có những phụ huynh xem trẻ như cây cỏ, như bị điếc, và xets đoán quá khứ, tương đoán tương lai tiêu cực cách công khai và thường vô tình, những “lời tiên tri” của phụ huynh đã ăn sâu vào tâm trí, nhiều trẻ bị ám ảnh bởi những lời đó. “mày chẳng làm được gì, lớn lên chắc chỉ ăn bám mà thôi”, “hư như con thì ai muốn cưới con chứ! Chắc sẽ ở vậy suốt đời…” Những chiếc mũ được chụp lên đầu trẻ rất nguy hiểm. Thông thường, con em có khuynh hướng sống đung theo vai trò mà cha mẹ đã sắm cho chúng. Nhiều trẻ đã phàn nàn là cha mẹ đưa các em vào thế bí.
 
*“Mẹ trách móc đủ điều và sau đó lại nói: Mẹ sẽ lại phí lời, phí hơi với con thôi. Con sẽ chẳng học gì được đâu…”*
 
*Những thông điệp mâu thuẫn của phụ huynh*
 
Trẻ chịu đựng không ít những mâu thuẩn của người lớn. Vừa cho đi chơi vừa lại nói đến sự chờ đợi … để trẻ tiến thoái lưởng nam … tốt hơn phụ huynh cần có thông điệp rõ ràng, hoặc cấm hoặc cho phép, hoặc phân tích rồi để các em chọn.
 
Bị ám ảnh bởi tương lai
 Nhiều phụ huynh quá lo lắng sợ hải về tương lai của con “mẹ sợ lớn lên con sẽ khổ vì con vụng về quá…” “ai mà mướn những người như con, lười qua thì ngheo suốt đời đó!”
 
*Suy diễn như trên đêm lại hậu quả gì?*
 
Tốt hơn là phụ huynh giúp trẻ chuẩn bị, có sức mạnh để đối phó với những tình hướng có thể gặp trên đời.
 
 *(M.Thécla Trần Thị Hồng -Tiến sĩ Tư vấn Tâm Lý)*

Labels:

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.