SỐNG ĐẠO TRƯỞNG THÀNH
Giáo hoàng Phanxicô nói:
Kitô giáo không chỉ giới hạn
trong Mười Điều Răn,
nhưng còn là việc để mình
được biến đổi
VAITCAN 10/4/2013 - Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, Đức Thánh
Cha Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Đức Tin. Ngài giải thích rằng
Kitô giáo không chỉ giới hạn trong Mười Điều Răn,
nhưng còn là việc để mình được biến đổi
nhờ ân sủng, tình yêu và hy vọng của Thiên Chúa.
Trước hơn 70,000 người tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức
Thánh Cha giải thích rằng
Đức tin cần được chăm sóc và nuôi dưỡng hàng ngày,
thông qua suy tư, cầu nguyện, các việc bác ái và các Bí
tích.
Ngài nói:
"Được tái sinh trong Phép
Rửa, chúng ta nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần và trở thành Con cái của Đức Chúa Trời.
Thiên Chúa giờ đây là Cha của chúng ta:
Ngài đối xử với chúng ta như là những đứa con yêu dấu
của Ngài,
Ngài thấu hiểu chúng ta, tha thứ cho chúng ta, bảo bọc chúng ta,
và yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng
ta đi chệch hướng.
Kitô giáo không chỉ đơn giản là vấn đề giữ các giới răn,
nhưng là sống một cuộc sống mới trong
Chúa Kitô,
suy nghĩ và hành động như Chúa Kitô,
và để mình được đổi mới nhờ tình yêu Chúa Kitô!
Nhưng cuộc sống mới này cần được nuôi dưỡng hàng ngày
bằng cách nghe Lời Chúa, cầu nguyện, chia sẻ, chịu các bí tích,
đặc biệt là bí tích Hòa giải và bí tích Thánh Thể,
và thực hành các công việc bác ái.
Thiên Chúa phải là trung tâm
của cuộc sống chúng ta!
Với chứng tá hàng ngày của chúng ta cho niềm vui, sự tự do và hy vọng
nảy
Nhờ vào
chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết,
chúng ta cũng đem lại cho thế giới của chúng ta một sự giúp đỡ quý báu
vì anh chị em của chúng ta có thể nâng tầm nhìn
của họ lên trời cao,
hướng về Thiên Chúa và ơn cứu độ.
Nhận định của Tamlinhvaodoi
Nghe đâu có một vài phản ứng tiêu cực khi họ lý luận
rằng:
Giáo hoàng tuyên bố xóa bỏ Mười điều rằn thì rất nguy
hiểm, nhiều người sẽ tha hồ phạm tội: trộm cắp, ngoại tình, thâm chí giết
người….
Thực ra ý của Giáo hoàng nằm ở vế thứ hai:
Được biến đổi nhờ Đức Kitô
Tại sao vây?
Bởi vì Giáo hoàng nhận thấy phần đông các tín hữu sống
đạo theo kiểu nô lệ lề luật. Phaolô đã từng khẳng định
Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì
anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng. (Rm 6:14)
Mà lệ thuộc vào ơn sủng chính là
Hãy để
mình được đổi mới nhờ tình
yêu Chúa Kitô!
Hay nói cách khác lệ thuộc vào ơn sủng chính là
Nhờ tình yêu Chúa Kitô! Mà chúng ta được được đổi mới
Đổi mới bằng cách nào?
Giáo hoàng khuyên chúng ta:
Nghe Lời Chúa, suy tư, cầu nguyện, các việc bác ái và các Bí
tích.
Hiện nay chúng ta sống đạo thế nào?
Đọc Lời Chúa mỗi ngày bao nhiêu phút?
Cầu nguyện với Chúa mỗi ngày bao nhiêu phút?
Đây là 2 việc quan trọng nhất và tương đối dễ dàng
nhất thế mà mấy ai trong chúng ta chịu thực hiện để cuộc sống đạo của mình ngày
càng trưởng thành hơn
Đây chính là vấn đề mà chúng ta phải đặt lại cho chính
lòng mình…
Và quan trong là quyết tâm lên chương trình để thực
hiện cho bằng được 2 điều căn bản này:
Đọc Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện với Chúa mỗi ngày.
Chia Sẻ Kiểm Nghiệm
Văn Hóa Loại Trừ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL
Đề tài 1 (đoạn Tông Huấn 53 - ngày
2/1/2014)
"Chính con người bị coi là những
sản vật tiêu thụ được sử dụng rồi sau đó bị thải đi. Chúng ta đã tạo nên một
thứ văn hóa 'disposable - thải trừ' là thứ văn hóa hiện nay đang lan tràn.
Không phải chỉ là vấn đề khai thác và đàn áp mà là một cái
gì đó mới mẻ. Vấn đề loại trừ cuối cùng có liên quan tới những gì thuộc về xã hội
chúng ta sống; những ai bị loại trừ không còn ở dưới đáy của xã hội hay ở ngoài
rìa của xã hội hoặc bị tước lột - họ thậm chí không còn thuộc về xã hội nữa.
Thành phần bị loại trừ không bị 'khai thác' mà là thành phần bị ruồng bỏ
(outcast), thành phần 'cặn bã dư thừa' (leftover)".
Gợi ý đầu:
1- Về ý nghĩa của câu đề tài:
- Ở đây Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến "thành phần bị ruồng bỏ (outcast), thành phần 'cặn bã
dư thừa' (leftover)"
- Theo Đức Thánh Cha, những người anh chị em này còn tệ hơn cả những
ai: "ở dưới đáy của xã hội hay ở ngoài rìa
của xã hội hoặc bị tước lột"
- Người "ở dưới đáy của xã hội", như
trường hợp buôn người, buôn gái mãi dâm, hay nô lệ tình dục v.v., nhưng vẫn còn
giá trị lợi dụng;
- Người "ở ngoài rìa xã hội", như
trường hợp của những ai di dân hoặc tị nạn bị hất hủi không được
tiếp đón v.v., nhưng vẫn còn được thế giới quan tâm;
- Người "bị tước lột", như trường
hợp của những ai bị tước đoạt các thứ quyền làm người v.v., nhưng vẫn còn được
các cơ quan nhân quyền bênh vực.
- Còn "thành phần bị ruồng bỏ
(outcast), thành phần 'cặn bã dư thừa' (leftover)" là thành phần "không
còn thuộc về xã hội nữa".
- Chẳng hạn trường hợp được Đức Thánh Cha nói đến
trong cùng một đoạn 53 của bức Tông Thư:
"Tại sao có thể xẩy ra chuyện một người già
lão vô gia cư bị chết phơi thây ra đó
thì không phải là một tin tức cần được loan báo
trong khi đó lại loan tin thị trường chứng khoán
xuống 2 điểm chứ?
Đó là một trong trường hợp bị loại trừ".
2- Về cảm nghiệm từ câu đề tài:
- Muốn biết chúng ta có bị ảnh hưởng hay lây nhiễm "thứ văn hóa 'disposable - thải trừ' là thứ văn hóa
hiện nay đang lan tràn" này chúng ta hãy căn cứ vào câu ĐTC
nói ở đoạn 54 trong cùng Bức Tông Huấn ấy, nguyên văn như sau:
- "Thứ văn hóa giầu thịnh này đã
khiến cho chúng ta trở thành u mê; chúng ta cảm thấy kích động khi thị trường
cống hiến cho chúng ta một cái gì đó mới mẻ để mua; trong khi đó tất cả những
cuộc sống lăn lộn bởi thiếu cơ hội vươn lên chỉ như là một thứ cảnh tượng bàng
quan; chúng không làm cho chúng ta cảm thấy rung động".
3- Về áp dụng theo câu đề tài
- Căn cứ vào lời trên đây của ĐTC Phanxicô,
vừa có tính cách cảnh giác vừa kêu gọi, chúng ta hãy tự kiểm xem trong vấn đề
ăn uống, phục sức và đồ dùng của chúng ta, ở chỗ:
- Khi ăn uống chúng ta có ăn uống một cách phung phí trong khi có
biết bao nhiêu người anh chị em của chúng ta đang đói khát không có gì để ăn để
uống, thậm chí chết đói!
- Khi mua sắm (quần áo, trang sức hay đồ dùng) chúng ta có thích
(hơn là cần) là mua (chẳng hạn đang có I-phone 4 bỏ đi mua I-phone 5), mua cho
nhiều (rồi không biết mình có bao nhêu, hoặc mặc không hết hay không biết mặc
bộ nào v.v.), trong khi đó biết bao người không gì để mặc, không
đồ để xài!
- Nếu chúng ta như "Người động lòng thương", chúng ta cần
phải ra tay hành động giúp đáp một cách cụ thể những người anh chị em bị xã hội
loại trừ, những người anh chị em bị coi là phế thải.
- Chúng ta theo tự nhiên dễ động lòng thương
khi nghe tin một anh chị em homeless ở San Jose California cuối năm trước bị
chết mấy ngày mà không ai biết, hay có những người anh chị em homeless cũng ở
Bắc California bị chết vì trời đột nhiên trở lạnh quá sức.
- Chúng ta động lòng thương thực sự, chứ
không phải chỉ động lòng thương xuông vậy thôi, ở chỗ mỗi khi biết được trời
trở lạnh quá độ, chúng ta có thể chạy báo tin cho những người anh chị em
homeless của chúng ta để họ là những người không có phương tiện để theo dõi tin
tức biết mà tìm cách trú ẩn.
- Chúng ta động lòng thương hơn nữa khi chúng
ta tìm cách đưa những người anh chị em homeless của chúng ta vào một chỗ trú ẩn
an toàn nào đó, kẻo chính họ cũng không biết đâu mà nương ẩn để thoát khỏi
thiên tai khắc nghiệt.
- Chúng ta động lòng thương một cách thực tế
và thiết thực rất thích đáng với trường hợp của hầu hết trong chúng ta đó là
chúng ta ăn uống và mua sắm một cách vừa đáp ứng nhu cầu của
mình vừa có thể giúp đáp cho biết bao người anh chị em bần
cùng khốn khổ đang cần chúng ta giúp đáp.
Chia sẻ chung:
Về người
homeless:
Có những người homeless rất giầu, nhưng thích
sống thoải mái như vậy; hay có những người homeless rất thành thực, vớ được
tiền bạc của ai thì đi trả lại, không tham lam; tại Việt Nam một trong
những miền nghèo khổ nhất đó là ở Sapa Miền Bắc gần biên giới Trung Hoa, nơi có
các gia đình anh chị em thiểu số tuy không homeless nhưng cũng hết sức đáng
thương.
Về việc
làm từ thiện:
Chở người quá giang trên xe có thể nguy hiểm,
cứ gọi 911 là an toàn nhất; có người nghèo khổ sử dụng cùng một mánh
khóe ở các nơi khác nhau để làm tiền; tuy nhiên có những trường hợp thức
ăn dư thừa phải đổ đi chứ không được cho dù chính người nghèo xin, vì sợ trách
nhiệm gây ngộ độc; một khi giúp ai nên giúp ngay kẻo lỡ cơ hội vì họ không
thể chờ đợi mình v.v.
Về trường
hợp mất trộm:
Một khi bị mất trộm tất nhiên ai cũng tiếc
xót và giận kẻ trộm, nhưng nên nghĩ rằng nếu họ xin chắc mình không cho và vì
họ nghèo khổ nên mới lấy trộm thì thôi kể như tặng cho họ; có trường hợp ăn
trộm mà không có tội, đó là khi ai đó gần chết mà xin chúng ta không cho thì họ
có quyền ăn trộm để có thể sống còn, vì của cải vật chất là để phục vụ con
người chứ không phải con người làm nô lệ cho vật chất.
Hy vọng những kiểm nghiệm
trên đây cũng mang lại phần nào lợi ích sống đạo cho một số tâm hồn nào chưa có
dịp đọc Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, hay đọc rồi thì biết vậy, nên chưa
lưu ý tới việc học hỏi để có thể áp dụng thực thi những gì được
kêu gọi và phấn khích từ chính Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian rất khẩn
trương vào lúc này đây, để mỗi người đều thực sự cảm thấy Niềm Vui Phúc Âm nhờ
đó chia sẻ cho mọi người anh chị em của mình Niềm Vui Phúc Âm của Chúa!
- "Tôi mời gọi tất cả mọi
Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, vào chính lúc này đây, hãy thực hiện một cuộc tái
tấu gặp gỡ riêng tư với Chúa Giêsu Kitô, hay ít là hãy cởi mở để cho
Người gặp gỡ mình. Tôi xin tất cả anh chị em hãy không ngừng làm như thế mỗi
ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời gọi này không nhắm đến họ, vì 'không ai
bị loại trừ ra khỏi niềm vui được Chúa mang đến cho' [Paul VI, Apostolic Exhortation Gaudete in Domino (9 May 1975), 22: AAS
67 (1975), 297.]" (khoản 3);
- "Chỉ nhờ
có cuộc gặp gỡ này - hay cuộc tái tấu gặp gỡ - với tình yêu của Thiên Chúa, một
cuộc gặp gỡ làm bừng nở một thứ thân tình phong phú, chúng ta mới được giải
phóng khỏi cảnh hạn hẹp và bám chặt lấy bản thân mình của chúng ta… Vì nếu
chúng ta đã lãnh nhận được thứ tình yêu phục hồi ý nghĩa cho cuộc sống của
chúng ta thì tại sao chúng ta lại không chia sẻ tình yêu ấy cho người khác
chứ?" (khoản 8).
Đăng nhận xét