Lịch sử Giáo xứ Thuận Nghĩa
ĐỊA DANH NGUỒN GỐC
(Quê Hương Thuận nghĩa
Miền Bắc)
Nguồn bài viết: http://chathanhpherokhoa.com
Vào thời vua Lê Thế Tông (1573-1599), Xuất phát từ một nhóm cư dân phân tán đến
cư ngụ tại một cồn hoang gọi là cồn cỏ May nằm bên bờ sông Thái. Con sông này
phát xuất từ các rặng núi cao phía tây bắc huyện Quỳnh Lưu có hai nguồn:
·
Nguồn một có hai nhánh. Nhánh thứ nhất từ đồng Mát chảy vào khe
Gang; nhánh thứ hai từ đồng Bung chảy vào khe Sạn. khe Sái. Hai nhánh gặp nhau
tại khe Gốc, đổ về vực Ô, đập xã, cầu chợ Phan, qua cầu Yên Chu đến Thuận
Nghĩa.
·
Nguồn hai cũng có hai nhánh. Nhánh thứ nhất từ đông Rát, rộc Múng,
chảy qua cống âm rộc Soi, cầu Tây; nhánh thứ hai từ Lèn Ngồi chảy về Thiên Đội,
Phú Mỹ gặp nhau tại cầu Báng gỗ kết thành nhánh bắc sông Thái đổ về Thuận
Nghĩa. Hai nguồn sông Thái gồm bốn nhánh vừa kể hợp lưu thành dòng sông lớn tại
ngã ba Sở cẩn, cách thị trân cầu Giát khoảng trên dưới 2 cây sổ'.
Hợp lưu sông Thái tiếp tục chảy qua cầu Giát (quốc lộ I A)
đến lèn Yên LƯU (Kẻ Lèn) uốn khúc chảy qua các Xã. miệt dưới miền biển từ Quỳnh
Ngọc đến Văn Thai (Thơi). Cách cầu Giát khoảng 8 cây số, dòng sông phân nước
với một nhánh kênh nhà Lê thông qua kênh Dâu nối với sông Hoàng Mai đổ ra cửa
lạch Càn :(Cờn}.Tropg gụốn Tìm hỉểu tính cách người Nghệ, tác giả Chu trọng
Huyên cho biết ở Quỳnh Lưu người ta còn gọi là kênh Son, kênh Xước.
Mảnh đất bên bờ sông Thái mà các cụ tổ Thuận Nghĩa chọn mang hình dáng con Rồng
nằm khom mình Chồm ra hướng biển Đông. Bộ xương sống của Rồng dài đến Lạch Thơi
khoảng 10 cây số. Đầu Rồng là lèn Yên Lưu, đuôi là rú Hương phần lưng cao nhất chính
là cồn Cỗ May thuộc thôn Ngũ Bàu. Do đó, khi có người vạn chài đến cư ngụ tại
đây mới có tên gọi là Kẻ Bàu...
Đặc biệt, liên quan đến địa danh Kẻ Bàu này có tài Liệu ghi nhận: Tại làng Kẻ
Bàu, cha Vitô Thu gặp một việc rắc rối trầm trọng hơn. Một viên thư lại của
Tổng đốc đến làng này vì nhữnạ chuyện riêng tư, lại cấu kết vớí các chức dịch
địa phương để tấn công làng Kẻ Bàu của cha. mong cướp được nhiều lài sản. Họ
quy tụ đông đảo dân Hai làng bên cạnh đứng họp chợ gần nhà cha Thu. Trước tiên
họ tập họp dân lùng Kẻ Bàu, bắt trói một số dân, nhưng một số khác bỏ chạy.
Đoạn họ vào làng, cướp phủ các nhà dân mà không tìm thấy một thứ đồ đạo nào.
Sau đó họ lại đánh phá nhà các nữ tu Mến Thánh giá vừa mới Lập tại đây được vài
tháng Chị Bề trên và một nữ tu già 60 tuổi vì muốn ngăn cản họ phá nhà,
nên cả hai bị đánh đập tàn bạo, nhấr là chị nữ tu già bị ngất ngư gần chết.
Dân làng, sau khỉ hoàn hồn, xúm nhau lại giảỉ thoát những đồng hương bị trói,
rồi tấn công những kẻ đến cướp phủ. Họ đánh nhau dữ dội, cả hai bên đều có
nhiều người bị thương nhưng cuối cùng dân làng thắng, và bắt được 36 người của
phe bên kia, kể cả hai tên chí huy. Họ liền mời các chức sắc các làng lân cận
đến lập biên bản theo tục lệ trong xứ. Những vị này hỏi những kề cướp phá có
lệnh của quan Tổng đốc không; họ trả lời không Và bảo
rằng họ đến chống phá đạo của người Bồ Đào Nha.
Người ta lại hỏi có tìm thấy đồ đạo gì không, họ cũng trả lờì ỉà không. Người
ta cho ghi lại các câu trả lời và danh sách những người bị bắt. Nhưng người ta
thả hai phần ba những người bị bắt theo yêu cầu của tên trưởng vùng ấy, hắn cam
kết sẽ đưa những người ấy ra trình diện khỉ cẩn. Còn lại 12 người giải về dinh
Tổng đốc.
Dọc đường, tên thư lại hai lần nhào xuống sông tự tử nhưng được vớt lên. Khi
gần đến dinh Tổng đốc, tình hình bị đảo ngược. Bấy giờ mớỉ hay ra người cầm đầu
bọn cướp phá trước kia là thầy của quan đề hình. ông này muốn tỏ lòng biết ơn
đối với thầy, sai một số người đì đón đường, đánh lại dân làng Kẻ Bàu bắt giữ
họ và giải thoát cho những người kia. Đến dinh, dân lăng Kề Bàu bị giam
vào ngục rất chật chội. Họ bị lột lấy hết những gì họ có kể cả quần áo
đang mặc, Và bị bỏ đói. Thình thoảng người của quan đề hình đến ngục nhắc nhở
lính gác cẩn thận vì những người ấy sẽ bị tử hình, nhưng tất cá nhừng việc đó
chỉ là thủ đoạn của họ, quan Tổng đổc không huy biết gì cả.
Trôi qua một thời gian khá lâu, mới có người trình quan Tổng
đốc biết nội vụ. Quan vô cùng tức giận, ra lệnh thả tất cả, hai
tên thư lại và trưởng vùng phải hồi íhường tất cả những gì đã lẩy cướp của dân
làng Kẻ Bàu. Tên trưởng vùng nhờ cỏ Quan đề hình binh vực và bào
lãnh nên khỏi mất chức, còn tên thư lại bị mất chức, bị tù chung thân và
phải mang xiềng... về địa danh Trang Nống, linh mục Gentil Trần
Anh Thi, dòng Phanxicô đã từng cho chúng tôi biết:
“Trước đây linh mục Trần Thế Luân cho hay đã đọc được trong một số tài liệu
nước ngoài nói đến Thuận Nghĩa xưa có tên là Trang ...(gì đó). Sau nầy, cha
Luân mất không biết những tài liệu liên quan đến Thuận Nghĩa xưa nằm ở đâu?”
Trang (gì đó) mà cố linh mục Trần Thế Luân dòng Phanxicô có thể đã tìm thấy là
Trang nóũ trong phúc trình của các thừa sai dòng Tên vào thập niên 1670, hoặc
Trang-neua, Trang-nua (Tuan-nghia) do các giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo nước
ngoài Paris (MEP) sau này ghi nhận Từ địa danh Trang Nống, các thừa sai dòng
Tên đầu tiên ghi là Trang nóũ sau này các thừa sai Pháp ghi thành
Trang-neua hoặc Trang-nua, mở ngoặc Tuan-nghia bên cạnh thì những địa danh vừa
nêu chỉ rõ đó là Thuận Nghĩa.
Nguồn
gốc :
Căn cứ gia phả của dòng họ ông Phạm Hữu Ô và ông Nguyễn Biên
là hai trong năm ông tổ đầu liên đến lập nghiệp tại cồn cỏ May. Cũng như theo
ôug Phạm Hữu Lợi và ông Nguyễn Khương, thuộc dòng tộc của hai ông tổ nói trên,
cả hai ỏng hiện còn sống, đều thống nhất;
Khoảng năm 1579, vì cuộc sống và sinh kế. năm ông am tường địa ly, thổ nhưỡng,
mỗi người một nơi, nhưng cùng gặp nhau tại cồn hoang Cỏ May (phần đất của ông
Trần Hạo và ông Trần Sự hiện nay).
Năm ông chỉ chiếm đưực 20 đất hẹp chạy dài ven sông Thái khoảng một cây số vuông,
sau này gọi là vùng sác hói nhà Tràng còn vùng đất bằng phằng xung quanh đã có
chủ, như phía đông thuộc Nhân Huống, phía tây thuộc Yên Chu, phía bắc thuộc
Thạch cầu và phía nam thuộc Đăng Cao.
Cả năm ông nhận thấy vùng đất cồn cỏ May này tuy hẹp, nhưng là chốn phồn vinh,
sẽ phát xuất anh hùng, hào kiệt.,Năm ông cắt máu ăn thề, kết nghĩa anh em sống
chết có nhau, quvết tâm chọn nơi này làm quê hương.
5 ÔNG TỔ LẬP LÀNG
Gốc tích của 5 ông:
1. Ông Phạm
Hữu Ô, gốc ở thôn Vĩnh Nghĩa, xã An Bài, tổng Hoàng Tràng
2. Ông Nguyễn
Biên, gốc Bến Đén, Hà Tĩnh;
3. Ông Trần
Quýnh, gốc Quỳnh Chi, Nghệ An;
4. Ông Chu Văn
Lậm, gốc Thọ Vực, Thanh Hóa;
5. Ông Lê
Oánh, gốc Cánh Gián (Cương Giản), Hà Tĩnh.
Khả năng và
đặc điểm mỗi ông được ghi nhận;
Ông Phạm Hữu ô, người cao niên hơn cả lại có chữ nghĩa được mọi người tôn làm
anh cả; Ông Chu Văn Lậm thông minh, lanh lợi; Ồng Trần Quýnh cần cù, tráng
kiện; Ông Nguyễn Biên sáng dạ, mưu lược; Ông Lê Oánh người to cao. sức khoẻ phi
thường, võ nghệ giỏi giang.
Sau khi sắp đặt ngôi thứ và phân công trách nhiệm theo khả năng từng người, năm
ông còn thống nhất chia nhau phần đất ở để tiện bề sinh sống sau này.Thống nhất
nơi ăn, chôn ở:
Đối chiếu việc phân chia trước đây của các ông tổ với thực trạng hiện nay,
chúng ta thây:
Kể từ nhà ông Phó Tám xuống đến nhà ông Mưu giáp nhà ôns Phán Đông; phía bắc
giáp sác nhằ tràng và mé sông là phần đất họ Lê Oánh;
Giáp đất họ Lê về phía đỏng là phần đất họ Nguyễn Biên;
Giáp đất họ Nguyễn là phần đất họ Phạm Hữu Ô;
Giáp đấĩ họ Phạm là phần đất họ Trần Quýnh (tức vùng cồn Cỏ May trước đây);
Giáp đất họ Trần là phần đất họ Chu Văn Lậm
Ngoài ra, năm ông còn chia thêm đất tử (ruộng mộ), cách phần đất ở của họ Chu
về phía đông bắc sác, cách ngã ba chi sông Thái độ 300 mét. (Tính từ phía tây
trở xuống phía đông bắc):
Ruộng mộ đầu tiên dành cho họ Chu Văn Lậm;
Giáp họ Chu nằm về phía đông là ruộng mộ thuộc họ Lê Oánh (Ruộng mộ họ Vù về
sau do họ Lê, họ Chu, nhường);
Giáp họ Lê là ruộng mộ thuộc họ Nguyễn;
Giáp họ Nguyễn về phía bắc là ruộng mộ thuộc họ Phạm;
Giáp họ Nguyễn về phía đông nam là ruộng mộ thuộc họ Trần.
Như thế, đầu tiên đến định cư tại cồn cỏ May gồm 5 ông thuộc năm họ: Phạm, Chu,
Trần, Nguyễn. Lê.
CON ĐƯỜNG TÌM ĐẾN ĐỨC TIN KITÔ GIÁO CỦA CHA ỒNG THUẬN NGHĨA
Mốc thời gian và địa danh đi vào lịch sử truyền gỉáo
Theo Khâm định Việt sử thì vào năm 1533, Nguyên Hòa thứ nhất, đời vua Lê Trang
Tông đã ra một chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa.
Chỉ dụ cho biết:
Có một giáo sĩ tên I- ni-khu theo dường biển vào giảng đạo tại làng Ninh cường,
làng Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy tỉnh
Nam Định.
Như vậy, việc truyền giáo sang Việt Nam trước tiên được Nhà nước Việt Nam ghi
nhận sớm nhất vào năm 1533 và Giáo hội Công giáo Việt Nam ngày naỵ lấy mốc 1533
này là năm đạo Công giáo bắt đầu có mặt lại nước ta.
Thực ra, vết tích đạo '‘Đức Chúa Trời” hiện diện ở Việt Nam bắt đầu vào năm
1523 với Thánh giá trên Cù Lao Chàm được ông Duarte Coelho. người Tây Ban Nha
khắc trên một phiến đá.Năm 1533 cũng cổ Thánh giá xuất hiện trong nhà giảng đạo
của Ynêxu (lgnaliô) lại Quần Anh. Ninh Cường, Trà Lũ (Phú Nhai).Và, lịch sử
truyền giáo cũng ghi nhận vào năm 1591 linh mục Ordonez Cevallos đã đến cửa
Bạng (Thanh Hóa), cùng một cửa mà 36 năm sau giáo sĩ Đắc Lộ đến đúng vào ngày
lễ thánh Giuse 19. 03. 1627 và ngài đặt tên cửa thánh Giuse.
Tác giả Rornanet du Caillaud viết theo Biên niên sử tỉnh dòngi Phanxico) Bồ Đào
Nha cho biết:
"Ở miền âó cha Ordone: đã hoạt động Tông đồ có nhiều kết quả thì không còn
một người tín hữu nào nữa và cha Đắc Lộ đã bắt đầu giảng đạo ở đó như một miền
đất hoàn toàn mới. Cha ( Đắc Lộ) chỉ gặp thấy ở đó một truyền thống Kitô giáo,
đó là dấu vết của lời dạy liên quan đến phép Rửa và cái còn lại của lòng mộ mến
Thánh giá do các tu sĩ Phanxicô gợi lên trong lòng người Việt Nam...
Gần gủi nhất với vùng đất Quỳnh Lưu-Nghệ An, gia phả họ Đỗ ở Thanh Hóa ghi năm
1580 đã có một người trong họ là Công tử Đồ Hưng Viễn con quan đại thần Lương
Khê Nam theo “đạo Hoa lang” . Người ta còn nói đến một linh mục triều người Tày
Ban Nha là Ordone/ đe Cevaỉlos (Ccbalios) vào năm 1591 đă có mặt tại An Trường
(Thanh Hóa) và Công chúa Hoa (bà chúa Chèm) theo đạo lấv tên là Maria Hoa, còn
gọi là Ma ria Flora. Bà nầy khác với bà Mai Hoa
Tài liệu ở Kho lưu trữ thuộc Hội Truyền giáo nước ngoài Parìs (MEP) ghi nhận:
* Đông Dương được truyền bá Phúc âm trước tiên vào năm Ị590 bài cha
Avarte, linh mục dòng Da Mình thuộc tỉnh dòng Saint Rosaire; sau này có các cha
Buzumi, Barreto và De Pina (1616) kế tục. Tám năm sau, cha A. De Rhodes, linh
mục dong Tên đến giảng đạo"
Lịch sử truyền giáo cho hay cũng đã cố một vài linh mục dòng Đa Minh hay
Phanxicô đã đặt chân đến Thanh Hóa, Nghệ An vào thế kỷ 16.
2. Cha ông Thuận Nghĩa tỉếp cận đạo chúa ra sao?
Thế kỷ 16, các thừa sai sạng truyền giáo ở Đàng Ngoài chắc hẳn đă dòm ngó và
đặt chân đến vùng đất Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa bàn có hợp lưu của giòng sông
Thái, sông Hoàng Mai, thông với kênh nhà Lê, kênh Dâu, lạch (cửa) Càn (Cờn),
lạch Quèn (Còen), lạch Thơi (Thai).
Quỳnh Lưu là địa bàn giáp với phía nam Thanh Hóa, trong đó có Kẻ Bàu, Vạn Mắm,
Trang Nống là nơi sát với con đường cái quan, hơn nữa có các sông, rạch bao
quanh, thuận tiện cho thuyền bè qua lại, là phương tiện di chuyển mà các nhà
truyền giáo lúc bấy giờ thường xuyên sử dụng.
Bên cạnh đó. con cháu ông Chu Văn Lậm một trong năm ông tổ đến cồn Cỏ May năm
1579 gốc làng Thọ vực. huyện Thọ Xuân, tính Thanh Hóa. vẫn giữ mối liên hệ
huyết thông ít nhiều với quê cũ Thanh Hóa và có nhiều dịp qua, lại...
Sơ đồ sông Thái phác thảo dưới đây cho thấy giòng sông này xuât phát từ các
rặng núi phía tây — bắc nối liền nhiều khe suối đi qua các cánh đồng rồi mới
tới Thuận Nghĩa, cầu Giát đến Yên Lưu (Kẻ Lèn). Song Ngọc (Kẻ Song), Ngò (Kẻ
Đựa), Văn Thai, cửa Thơi...đổ ra biển Đông.
(Nguồn: Trích Sách kỷ yếu: Thuận nghĩa Quê hương Thánh Vũ đăng
Khoa)
Do Ban giỗ Tổ Giadinhpherokhoa miền nam phát hành năm 2005
Thưký BGT Miền nam: Scan và chuyển định dạng. (Tháng 10/2012)
Đăng nhận xét