Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật 3 mùa chay A
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY A
Ảnh từ: conggiao.info |
Lời
Chúa: Xh 17,3-7; Rm 5,1-2.5-8; Ga 4,5-42
1. Thiên Chúa ở đâu?
2. Bên bờ giếng Giacob
3. Chỉ có Chúa mới lấp đầy được
4. Cơn khát đam mê – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
5. Giòng nước hằng sống – Cố Lm. Hồng Phúc
6. “Nước hằng sống” chính là Đức Giêsu
7. Nước Hằng Sống – Lm Antôn Nguyễn Văn Tiếng
8. Nhịp cầu thiêng liêng – ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt.
9. Cho Tôi xin chút nước uống
10. Chúa hiện diện đó, khi ta khát
11. Khát vọng vô biên của con người – R. Veritas
12. Xin mở mắt tâm hồn con – R. Veritas
13. Trống vắng
14. Thờ lạy trong tinh thần và chân lý – André Sève
15. Đổi thay
16. Gặp gỡ
17. Trong Thánh Thần và Chân Lý
18. Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
19. Suy niệm của JKN
20. Cuộc gặp gỡ bất ngờ – Lm. FX. Vũ Phan Long
21. Chú giải của Noel Quession
Mời Quý vị nghe bài: Nước chảy mây tan, tình bất diệt
Mời Quý vị nghe bài: Nước chảy mây tan, tình bất diệt
Tình theo bước khách bốn phương trời...
1. Thiên
Chúa ở đâu?
Phải
thờ phượng Thiên Chúa ở Sichem hay ở Giêrusalem?
Chúa
Giêsu đã đưa ra một lời giải đáp. Ngài khẳng định rằng Thiên Chúa không bao giờ
bị khoanh vùng, Ngài cũng không bao giờ là Chúa riêng của một người hay một dân
tộc nào, bởi vì Ngài là Cha chung của mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc.
Không một người nào, không một dân tộc nào và không một tôn giáo nào được độc
quyền chiếm giữ Ngài cho riêng mình, hay nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ hiện diện
trên đất nước của mình hay trong đền thờ của mình.
Không.
Chúa Giêsu đã khẳng định với người thiếu phụ Samaria: Đã đến giờ ác ngươi sẽ thờ
phượng Thiên Chúa, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem, nhưng sẽ thờ
phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật.
Thiên
Chúa là thần khí, mà thần khí thì vô hình nên ở đâu cũng có. Thiên Chúa hiện
diện ở khắp mọi nơi: Trời là ngai toà của Ngài còn đất là bệ chân của Ngài.
Ngài không cần nhà để ở và hơn nữa, không một nơi nào dù nguy nga tráng lệ đến
đâu chăng nữa xứng đáng với Ngài. Trái lại Ngài có thể hiện diện ở bất kỳ nơi
nào, nhất là qua mầu nhiệm nhập thể, Ngài có thể hiện diện trong chuồng bò tại
Bêlem, tạm trú bên Ai Cập, vất vả tại xưởng thợ Nadarét, để rồi sau đó rảo bước
khắp nơi trên mọi nẻo đường Palestine, đến với mọi người Do Thái, Hy Lạp, cũng
như Rôma. Kẻ có đạo cũng như người ngoại đạo, người đạo đức cũng như kẻ tội
lỗi.
Thiên
Chúa là thần khí nên Ngài tự do tuyệt đối, không ai có thể giam hãm Ngài được.
Thánh Phaolô khi đến Athen, đã gián tiếp nói cho dân Hy Lạp biết rằng họ cũng
thờ phượng một Thiên Chúa như thánh nhân, tuy họ không biết Thiên Chúa ấy là
Đấng nào và thánh nhân còn nhìn nhận rằng họ cũng thuộc dòng giống của Thiên
Chúa, bởi vì chính nhờ nơi Thiên Chúa mà tất cả chúng ta được sống và hiện
diện.
Một
khi đã xác tín Thiên Chúa là Cha chung của mọi người, chúng ta không được nhân
danh Ngài mà gây chia rẽ và hận thù, trái lại phải nhân danh Ngài mà yêu thương
đoàn kết với nhau. Thực vậy đối với Chúa Giêsu thì cách thế diễn tả lòng kính
mến Thiên Chúa một cách sâu xa và trọn vẹn nhất, đó là yêu thương anh em của
mình. Cách thế phụng thờ Thiên Chúa đúng theo ý Ngài muốn, đó chính là phục vụ
anh em. Bởi vì yêu mến Chúa thì phải tuân giữ điều răn của Ngài, mà điều răn
Ngài truyền dạy đó là chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương
chúng ta.
Bởi
vậy, không phải khi chúng ta xây dựng những ngôi thánh đường hay những gian
cung thánh nguy nga tráng lệ là chúng ta có thể làm cho mọi người nhận ra chúng
ta là những kẻ thờ phượng Thiên Chúa đích thực, nhất là khi chúng ta dùng những
đồng tiền bất chính để xây dựng nhà thờ. Trái lại chỉ có tình yêu thương anh em
bằng tinh thần phục vụ, nhất là đối với những người khổ đau và nghèo túng, mới
là cách thế chứng minh rằng Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi, và nhất là ở những
nơi nào con người biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau.
2.
Bên bờ giếng Giacob
Qua
đoạn Tin Mừng vừa nghe, chúng ta cùng nhau chia sẻ hai ý tưởng:
Ý tưởng thứ nhất đó là nước
Mỗi
khi đi làm thuỷ lợi giữa đồng không mông quạnh với cái nắng như thiêu như đốt,
chúng ta mới thấy quý những giọt nước hiếm hoi.
Dân
Do Thái trong Cựu Ước cũng đã trải qua kinh nghiệm ấy. Khi băng qua sa mạc cát
nóng để trở về miền đất Hứa, họ đã hiểu được nước gắn liền với sự sống của họ
như thế nào. Đồng thời qua dòng nước vọt lên từ tảng đá Horeb dưới cây gậy của
Maisen, Chúa đã chứng tỏ Ngài là Đấng đem lại sự sống cho họ. Với Chúa Giêsu
thì khác, từ thứ nước bình thường dưới lòng giếng, Ngài đã giới thiệu với người
phụ nữ Samaria một thứ nước đem lại sự sống vĩnh cửu. Thực vậy, đã từ lâu người
Do Thái và người Samaria coi nhau như những kẻ thù truyền kiếp. Dưới mắt dân Do
Thái thì người Samaria bị coi như một thứ ngoại đạo và uế tạp cần phải xa
tránh, thế mà qua đoạn Tin Mừng vừa nghe Chúa Giêsu đã vượt qua ranh giới thù
hận như một dòng nước tràn bờ đem lại sự xanh tươi cho những mảnh đất khô cằn.
Ngài đã xin người phụ nữ Samaria chút nước uống. Hành động của Ngài đã gây nên
sửng sốt và từ sự sửng sốt ấy, Ngài đã làm trổi dậy một sự sống mới.
Chúa
Giêsu đã chứng tỏ sứ mạng của mình là được sai đến với những con chiên lạc.
Cuộc đối thoại của Chúa Giêsu đã giúp người phụ nữ nhận ra tình trạng bất chính
của mình, để rồi cuối cùng nàng đã xác tín Ngài chính là Đấng cứu thế. Chúa
Giêsu đã khởi đầu bằng cách xin nàng cho Người uống nước, nhưng rồi cuối cùng
chính nàng lại là người được lãnh nhận nước ban sự sống.
Ý tưởng thứ hai đó là nơi thờ phượng
Chúa.
Người
Samaria có đền thờ của mình tại núi Sichem. Trong khi đó người Do Thái lại
khẳng định đền thờ của họ tại Giêrusalem mới là nơi thờ phượng Thiên Chúa đích
thật, bởi vì đó mới chính là nơi Thiên Chúa ngự trị giữa dân Ngài. Vậy ai đúng.
Người Samaria hay người Do Thái? Cuộc tranh luận có lẽ đã kéo dài nhiều tháng
và nhiều năm, nhưng vẫn không có kết luận. Họ không phải chỉ tranh luận suông,
mà hơn thế nữa, người Do Thái còn khích bác dân Samaria là đã theo đuổi một thứ
tôn giáo lai căng. Còn người Samaria thì có lần đã chơi khăm bằng cách rắc
xương người chết vào nơi thờ kính của dân Do Thái, để làm cho nơi đó ra uế tạp,
không còn thích hợp cho công việc tế tự.
Người
phụ nữ Samari hẳn muốn nhờ Chúa Giêsu đứng ra làm trọng tài giải quyết vì nàng
nhìn nhận Ngài là người của Thiên Chúa, đã biết được những chuyện thầm kín của
đời nàng. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã nhân dịp này, mạc khải cho nàng biết phải
thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý, bằng cách nhận biết
Thiên Chúa là Cha. Chính sự thờ phượng Thiên Chúa là Cha và việc đặt mình vào
trong mối quan hệ cha con với Thiên Chúa mới là việc thờ phượng mà Thiên Chúa
hằng mong mỏi.
Còn
chúng ta thì sao? Liệu chúng ta đã thực sự yêu mến Chúa bằng tất cả trái tim và
tâm hồn của mình, hay chúng ta đang còn mải mê chạy theo những nghi thức và
những biểu dương bên ngoài?
3.
Chỉ có Chúa mới lấp đầy được
trái tim khao khát của con
người.
(Trích từ
‘Cùng Đọc Tin Mừng’ – Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Có đi cả ngày trời trong sa mạc khô
cháy, trên đầu là nắng lửa, dưới chân là cát nung như đoàn dân Do-Thái ngày xưa
trong hoang địa mới cảm nhận được cái khát hành hạ người ta như thế nào và nhu
cầu được uống cho đã cơn khát mới bức xúc làm sao. Thế nên khi bị cơn khát dày
vò, họ đổ lỗi cho Mô-sê đã đưa họ vào nơi hoang địa khô cháy và đòi đem vị lãnh
tụ nầy ra mà ném đá.
(Bài đọc I, sách Xuất Hành 17, 3-7)
Thế
nhưng ngoài cơn khát tự nhiên là khát nước, con người luôn có những khao khát
mà không có gì trên thế gian có thể làm cho họ được no thoả. Người ta gọi đây
là khát vọng vô biên. Đây là cơn khát về mặt tâm linh nên chẳng có thứ nước nào
trên đời có thể làm dịu bớt.
Người
phụ nữ xứ Samari trong Tin Mừng hôm nay (Ga 4,4-42) cũng đã từng trải qua cơn
khát tương tự. Chị đã mưu tìm hạnh phúc qua năm đời chồng rồi nhưng lại phải
chia tay để tìm hạnh phúc với người thứ sáu; mà cũng chẳng ai trong họ có thể
đem lại cho chị hạnh phúc thực sự trong cuộc đời. Chị đi tìm hạnh phúc cũng y
như đi múc nước. Ngày nào cũng phải lặn lội tìm đến giếng nước xa, múc cho đầy
vò rồi ngày hôm sau lại khát và tiếp tục đội vò đi tiếp.
Chính
vì thế mà Chúa Giêsu khẳng định với người phụ nữ Samari: "Ai uống nước nầy
sẽ còn khát lại". Ngài muốn nói không gì trên đời có thể đáp ứng khát vọng
của con người.
Triết
gia người Đức, ông Schopennauer khám phá: "những lạc thú mà thế gian cống
hiến cho con người cũng chỉ như nắm cơm bố thí cho người hành khất, chỉ làm dịu
cơn đói hôm nay, rồi ngày mai lại đói."
Cha Anthony
de Mello cũng nhận định tương tự: "Việc thoả mãn dục vọng không giải thoát
chúng ta khỏi dục vọng, nhưng tạo thêm một dục vọng khác còn mãnh liệt hơn để
rồi cái vòng lẩn quẩn: khát khao - thoả
mãn, thoả mãn - khát khao... cứ tiếp diễn mãi không cùng"... lại càng
ngày càng tăng "đô" hơn. Và cứ thế, người ta phải chịu dày vò, thiêu
đốt vì sự ngọn lửa khao khát trong lòng mình.
ÙÙÙ
Qua
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho người phụ nữ Samari cũng như cho chúng ta
một Nguồn Suối mang lại hạnh phúc: "Ai uống nước nầy sẽ lại khát, còn ai
uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi
người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga
4,13-14)
ÙÙÙ
Augustinô là người mải mê tìm kiếm lạc
thú trần gian suốt nhiều năm trường nhưng không gì trên thế gian có thể lấp đầy
trái tim khao khát của ngài, mãi đến tuổi 33, nhờ ơn soi sáng và lời nguyện cầu
liên lỉ của người mẹ thánh thiện là Mônica, Augustinô mới tìm được Thiên Chúa
là Đấng đem lại cho ngài niềm hoan lạc vô biên. Bấy giờ lòng đầy hoan hỉ,
Augustinô thưa với Chúa: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, vì thế
hồn con mãi thổn thức khôn nguôi, cho đến khi được nghỉ yên trong tay
Ngài".
Chỉ
trong Thiên Chúa, khát vọng của Augustinô mới được lấp đầy. Quả đúng như Lời
Chúa Giêsu nói: "Ai uống nước nầy sẽ còn khát lại, còn ai uống nước Tôi
cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một
mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4,13-14)
ÙÙÙ
Lạy Chúa Giêsu, chúng con sung sướng
được đón nhận Chúa là Mạch Suối thiêng liêng làm tươi mát đời chúng con. Chúng
con như những lùm cây trồng bên suối nước. Chúng con được xanh tốt là nhờ giáo
huấn của Chúa đem lại sức sống thiêng liêng cho chúng con. Chúng con thật sự
hạnh phúc vì có Chúa ở cùng. Chúng con cảm thấy bình an và hoan lạc vì Chúa đã
lấp đầy trái tim khao khát của chúng con.
Nhưng chúng con biết rằng còn rất
nhiều người đang khát Chúa mà vẫn chưa tìm thấy Chúa. Xin thương đến với họ như
xưa Chúa đã đến với người phụ nữ Samari.
Xin cho chúng con, như người phụ nữ
Samari xưa, sau khi nhận được Mạch Suối Chúa ban, thì cũng giới thiệu cho cả
thành ra gặp Chúa, để họ cũng được no thoả nơi Chúa là Mạch Suối mang lại sự
sống đời đời. Amen.
4.
Cơn khát đam mê – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Người ta kể rằng: có một người thợ đào
vàng chết và lên thiên đàng. Ngay ở cổng thiên đàng, thánh Phê rô hỏi:
-
Ở trần gian con làm nghề gì?
-
Anh ta thưa: Con làm nghề đào vàng.
-
Thánh Phê rô nói: Trên thiên đàng đã
có quá nhiều thợ đào vàng rồi.
-
Anh ta đáp: Thưa ngài, xin cứ cho con
vô, để con cai trị bọn nó, kẻo chúng tham lam mà gây náo loạn thiên cung, làm
sao dẹp loạn.
Nhờ dẻo miệng anh ta cũng được thánh
Phê rô cho vào thiên đàng. Anh ta đảo một vòng thiên đàng thì quả thật có rất
nhiều tay thợ đào vàng đang ở thiên đàng. Anh ta liền rỉ tai rằng: ở hoả ngục
vừa phát hiện ra một mỏ vàng mới. Các anh mau xuống đó mà đào. Thế là một
thoáng qua đi, các tay đào vàng đã bỏ thiên đàng, vác cuốc, vác xẻng nhảy bổ
xuống hoả ngục tìm vàng. Nhìn quanh nhìn quẩn chỉ còn lại một mình, anh cũng
cảm thấy đứng ngồi không yên. Anh liền xin phép thánh Phê rô cho anh xuống tham
quan một vòng hoả ngục xem sao. Thánh Phê rô mới bảo anh: đừng có mà ảo tưởng.
Chẳng có mỏ vàng nào ở hoả ngục đâu! Chỉ có sự chết mà thôi! Nhưng anh ta nói:
thưa ngài, chính con là người phao tin đồn đó, nhưng biết đâu ở đó lại có vàng
thật thì sao? Vì bọn kia đã ra đi mãi mà chẳng thấy đứa nào quay trở lại. Chắc
là có vàng thật! Nói xong, anh liền nhảy luôn xuống hoả ngục. Thế là cả đống,
cả chùm ở dưới hoả ngục. Lòng tham của con người thật khôn cùng, sẵn sàng hy
sinh cả hạnh phúc đời đời để thoả mãn cái khát vọng thấp hèn trần gian mau qua.
Có
thể nói, đói khát vàng bạc, giầu sang chỉ là một trong muôn vàn cơn đói khát
đang hành hạ và giết chết hàng vạn người. Có biết bao cơn khát của đam mê lầm
lạc, của thú vui xác thịt, của tiền tài danh vọng đã đẩy bao người vào hố sâu
của vực thẳm. Càng ngụp lặn trong vực thẳm, càng làm cho họ trở nên điên rồ
đánh mất nhân cách, đánh mất tính người. Họ đã lầm. Vì tất cả những thứ đó
không bao giờ làm thoả mãn cơn khát trong lòng họ. Vì được voi đòi tiên. Vì
lòng tham vô đáy. Họ chỉ bắt được bóng chứ không bắt được mồi. Giếng sâu của
lòng tham chỉ làm cho con người thất vọng, chán chường. Con người vẫn khao khát
một điều gì đó vượt lên những ảo ảnh trần gian.
Người
thiếu phụ bên bờ giếng Giacob hôm nay cũng thế. Mỗi ngày, chị phải ra giếng kín
nước. Nhưng uống nước này là tự đầy đoạ mình. Dù chưa nhận ra, nhưng chị vẫn
thao thức và bị dày vò vì một cơn khát nào đó mà những mối tình trần tục đã
không giải khát nổi, đã không làm dịu đi sự thèm khát chút nào, càng đi sâu vào
biển tình, chị càng thấy thiếu thốn.
Thánh
Gioan đã nói "vì chị đã có 5 đời chồng". Nói 5 đời chồng không có
nghĩa là một mình thiếu phụ đã đi lập gia đình năm đời chồng liên tiếp. Nhưng
có lẽ là 5 mối tình bất chính. Và cả người thứ sáu cũng không thực sự là chồng.
Như vậy, chị đã quan hệ bất chính một lúc với sáu người đàn ông nhưng không ai
thực sự là chồng của chị. Chị là một phụ nữ trắc nết, bị xóm ngõ khinh miệt,
loại trừ, chị phải đi kín nước vào giữa trưa hè nắng thay vì ban sáng hay chiều
hôm như bao phụ nữ khác. Chị đi vào giờ này là để tránh gặp hàng xóm láng
giềng. Nhưng không ngờ chị lại gặp Chúa Giê su. Lần gặp này đã thay đổi vận
mạng cuộc đời của chị. Chúa Giê su đã mở lối thoát cho chị thật nhẹ nhàng, khi
Chúa nói: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với
chị cho tôi xin nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước
hằng sống. Ai uống nước này sẽ không còn khát nữa".
Chúa
Giê su đã dẫn dắt chị đi từ ý niệm cụ thể vật chất đến siêu nhiên. Từ việc
chính Chúa khát nước giữa trưa hè nắng đổ lửa đến một sự khát bỏng của tâm hồn
khô cạn ơn thánh. Người thiếu phụ này hằng khao khát hạnh phúc và chị đã tìm sự
thoả mãn trong lạc thú với nhiều người đàn ông một lúc, thế nhưng vẫn không
thoả mãn cơn khát trong lòng chị.
Cuộc
đời của thiếu phụ này là một thất bại dài đầy nghiệt ngã thất vọng. Cho đến khi
gặp được Đấng Ky tô, chị ta mới nhận ra. "Còn ai uống nước tôi ban sẽ
không bao giờ khát nữa". Nước Chúa ban là nước trường sinh. Nước này không
có cặn bã của tham lam bất chính, của dục vọng đen tối, của đam mê lầm lạc.
Nguồn nước ân thánh tinh khiết có khả năng chữa lành các thương tích của tâm
hồn và làm hồi sinh những tâm hồn đang chết trong đam mê tội lỗi. Người ta nói
trong thất bại thường có sự may mắn. Chị là người may mắn đầu tiên được lãnh
nhận nguồn nước ân thánh đó. Thế là tâm hồn chị được tha thứ, được rửa sạch và
đã khát, chị chẳng cần đến giếng Giacob và nước nữa, chị thoăn thoắt chạy vào
thành báo tin cho dân làng biết có thứ nước hằng sống, nước trường sinh mà mọi
người đang khao khát, đó là Đấng Ky tô là Thiên Chúa cứu độ, là Đấng Messia họ
đang mong đợi. Vì chính Đấng ấy đã nói với chị: "Chính tôi là Đấng đang
nói với chị đây".
Hôm
nay Chúa viếng thăm người thiếu phụ Samaria và bà đã được tỉnh ngộ. Bà đã làm
lại cuộc đời. Hằng ngày Chúa cũng đến thăm chúng ta qua thánh lễ, qua Lời Chúa
và các bí tích, nhưng liệu chúng ta đã tìm được nguồn suối ân sủng của Ngài hay
ta vẫn còn loay hoay ngụp lặn trong những ảo ảnh trần gian?
Mùa
chay mời gọi chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình: tôi đang khao
khát những gì? Tôi đã tim được chúng chưa? Tôi thường tìm thoả mãn về những
điều gì? Điều đó có giúp ta nên thánh hay đang huỷ hoại mình trong những cơn
đói khát bất chính?
Lời
Chúa vẫn mời gọi chúng ta: "ai uống nước này sẽ không còn khát nữa",
chúng ta có tin và sống như thế hay không? Hay chúng ta vẫn đói khát của cải
danh vọng, quyền thế để khi không được, chúng ta lại trách Chúa như dân Do Thái
hồi ở Masa trong sa mạc năm xưa?
5.
Giòng nước hằng sống – Cố Lm. Hồng Phúc
Dưới
ngòi bút linh động của Gioan, bài Phúc Âm hôm nay mô tả cuộc gặp gỡ của Chúa
bên bờ giếng Giacóp với thiếu phụ Samaria. “Khi ấy, Ngài tới một thành gọi là
Sykar thuộc xứ Samaria… ở đó có giếng của Giacóp, Chúa Giêsu đi đường mệt, nên
ngồi nghĩ trên miệng giếng” giữa trưa hè. Chắc là Chúa ngồi sát mặt đất, lưng
tựa vào bờ thành giếng. Ngài ngồi đó mệt mỏi, sau một khoảng đường dài qua xứ
Samaria. Ngài ngồi đó để chờ đợi. Ngài biết muốn gặp gỡ đàn ông thì ra phố chợ,
muốn gặp gỡ đàn bà thì ra bờ giếng. Ngài ngồi đó để đón chờ chúng ta, vừa mệt
vừa đói. Trời đã về trưa, nắng, nóng. Ngài ngồi đó để chờ một người đàn bà mà
cuộc đời có nhiều sóng gió, đang ỏn ẻn đầu đội vò, tay xách gầu đi ra.
Cuộc
gặp gỡ tương tợ như những lần gặp gỡ do Thánh Kinh kể lại giữa Giacóp và Rachel
(Stk 29), giữa Moisê và các con gái của Rơuel-Yêthrô (Xh 2. 15-22) bên một suối
nước. Chúa nói: “Xin bà cho tôi uống nước”. Ngài khát. Nhưng khát gì? Lời nói
của Chúa hàm chỉ hai ý nghĩa. Ngài khát sau những giờ cuốc bộ dưới nắng hè,
nhưng Ngài khát khao cứu các linh hồn đang cần một thứ nước thiêng liêng cao
trọng hơn.
Cuộc
đối thoại giữa Chúa và người đàn bà kênh kiệu bắt đầu. Từ bối cảnh một giếng
nước sâu đến thảm trạng một tâm hồn ngụp lặn trong tội lỗi, Chúa Giêsu đã khơi
lên một giếng nước hằng sống “mà ai uống thì không bao giờ còn khát nữa”. Mỗi
ngày, thiếu phụ Samaria phải ra giếng kín nước. Nhưng càng uống lại càng khát
cũng như càng đi sâu vào biển tình càng thấy thiếu thốn. Đời của bà là một
chuỗi thất bại. Chúa đưa bà đến chỗ phải thú nhận. Tuy nhiên bà vẫn còn tin cậy
và tìm kiếm, vẫn mong chờ Đấng Messia đến, “Ngài sẽ loan báo hết mọi sự”. Và
giòng nước đã vọt lên: “Hỡi bà, Đấng ấy chính là Ta, Người đang nói với bà
đây”. Thiếu phụ đã cầu được ước thấy, được rửa sạch. Giòng nước Ngài ban “trở
thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.
Thiếu
phụ Samaria không còn nghĩ đến giếng, đến vòi, vội chạy về thành báo tin cho
mọi người biết để họ cùng nhìn nhận Ngài là Đấng Cứu Thế.
Gioan
qua từng giai đoạn đã mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm Chúa Giêsu. Ngài là một
người tha hương mỏi mệt, một người Do thái bị khinh chê, một nhà tiên tri đọc
được trong tâm hồn, là Đấng Messia đến để dạy cách thờ phượng trong tinh thần
và chân lý, là Đấng Cứu chuộc của nhân loại. Đó là tóm lược bài Phúc Âm của
Chúa ngày hôm nay.
Suy
niệm bài Phúc Âm này, một số chị em ở Bỉ đã lập ra Tu hội “Eau Vive” (Nước Hằng
Sống). Ngoài việc cầu nguyện trước Thánh Thể, chị em còn mở quán ăn phục vụ
khách hàng. Các cô chiêu đãi là những cô thuộc nhiều quốc tịch mà câu châm ngôn
là phục vụ Chúa Giêsu trong các thực khách. Mỗi buổi tối lúc 9 giờ, chị em có
giờ cầu nguyện, chia sẻ Phúc Âm. Thực khách được mời tham dự, ai không tham gia
thì cứ tự nhiên. Thế rồi các chị em cùng một số ít thực khách sắp ghế vòng
quanh lại, bắt đầu cầu nguyện. Quán ăn đã trở nên Nhà Cầu Nguyện, vì có Chúa
hiện diện như ngày xưa… bên bờ giếng Giacóp.
6.
“Nước hằng sống” chính là Đức Giêsu
(Suy niệm của
Jos. Vinc. Ngọc Biển)
Trong
kiếp nhân sinh của con người, phát sinh từ sự thiếu thốn, thèm muốn, mong mỏi
và hy vọng được thỏa mãn, nên người ta thường khao khát một điều gì đó tốt hơn
những gì đang sở hữu. Có những khát khao làm cho cuộc sống của con người tốt
hơn sau khi đạt được. Nhưng cũng không thiếu gì những thỏa mãn làm cho tình
trạng của con người trở nên tồi tệ hơn. Trình thuật của thánh Gioan mà chúng ta
vừa nghe cho thấy có một thứ khát khao mà theo lẽ thường thì ít ai nghĩ tới, đó
là khát khao “Nước Hằng Sống”. Một khi đã được thỏa mãn niềm khát khao quan
trọng nhất này, thì mọi khát khao khác cũng được trở nên dư đầy.
1. Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Bài
Tin Mừng hôm nay gợi lại cho chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ
nữ Samari. Một cuộc gặp gỡ hiếm có và xem ra rất bất thường, hy hữu và đặc biệt
giữa một bên là người Dothái, bên kia là người Samari.
Hy
hữu, bất thường, bởi vì từ trước đến nay giữa người Samari và người Dothái
không hề có sự liên lạc, giao thương và luôn trong trạng thái nghi kỵ, khinh
khi. Ấy vậy mà hôm nay, Đức Giêsu là người Dothái, người phụ nữ là người Samari
lại có buổi gặp nhau thân tình. Câu chuyện được khởi đi từ việc Đức Giêsu rời
Giuđê để đi Galilê. Trên hành trình đó Ngài đã chọn con đường tắt, nhanh nhất
để đi. Con đường đó phải băng qua làng Samari. Chính khi băng qua đây, mà Ngài
gặp gỡ người phụ nữ Samari. Đây là cuộc gặp hy hữu và bất thường. Cuộc gặp gỡ
này cũng là một cuộc gặp gỡ đặc biệt vì: ban đầu, Đức Giêsu là người chủ động
xin nước nơi chị phụ nữ Samari từ giếng Giacóp, Ngài lên tiếng: “Chị cho tôi
xin chút nước uống!” (Ga 4,7). Người phụ nữ quá ngỡ ngàng bởi lẽ giữa người
Dothái và Samari đã từ lâu, họ không đội trời chung, và người Samari luôn bị
người Dothái khinh miệt, không thèm tiếp xúc… Nhưng Đức Giêsu đã đi bước trước
để phá vỡ rào cản mà lâu nay vẫn trói buộc giữa hai bên, bằng việc Ngài bắt
chuyện và chủ động xin nước uống. Hành động này của Đức Giêsu làm cho người phụ
nữ không khỏi ngạc nhiên, vì thế, chị ta thốt lên: “Ông là người Dothái, mà lại
xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?” (Ga 4,9). Nhưng Đức Giêsu
đã trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị:
‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng
sống” (Ga 4, 10); và như một sự tiệm tiến, Đức Giêsu đã nói trực tiếp chính
Ngài là nguồn mạch nước hằng sống, thứ nước ấy uống vào sẽ không còn khát nữa.
Khi nghe thấy thế, Người đàn bà đã tha thiết xin Đức Giêsu: “Thưa ông, xin ông
cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước” (Ga 4, 15).
Thật
vậy, qua cuộc gặp gỡ này, Đức Giêsu đã làm một cuộc cách mạng. Cách mạng về
khoảng cách địa lý, về vai vế để đi đến một cuộc cách mạng vĩ đại, đó là cách
mạng tâm hồn. Nhờ cuộc cách mạng tâm hồn này, mà từ nay, giữa người Dothái và
người Samari được sống và sống dồi dào khi thờ phượng Chúa không chỉ ở trên núi
này hay núi nọ, mà ngay tại trong tâm của mình qua Thần Khí và sự thật.
2. Đức Giêsu là Nước Hằng Sống
Khi
nói về cuộc cách mạng tâm hồn nơi chị phụ nữ trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay,
tưởng cũng nên nhắc lại: trước kia giữa người Dothái và người Samari, họ có
chung một nguồn gốc. Nhưng do cuộc sống thay đổi và vì thời cuộc…, nên người
Samari có những giao thương với ngoại bang, từ đó người Do thái cho là lai
căng, thậm chí là bội giáo, và thường khinh thị, không muốn giao tiếp.
Nhưng
hôm nay, Đức Giêsu đã vượt qua ranh giới của cái gọi là “ta và địch”, trong
truyền thống để đến với anh chị em của mình. Khi Ngài chủ động đến với chị ta
như thế, Đức Giêsu đã làm một cuộc cách mạng nhằm cải hóa tâm hồn chị. Tâm
trạng và thái độ của người đàn bà này có thể nói là một cuộc diễn biễn tiệm
tiến trong ân sủng và đức tin. Thật vậy, thoạt tiên, sự xuất hiện của Đức Giêsu
trước mặt chị chẳng hơn gì một “tên Dothái”. Đây là lối nghĩ miệt thị nhau, vì
đã có mâu thuẫn từ nhiều thế hệ. Nhưng sau đó, chị ta đã “thưa ông”. Tiếp theo,
khi được Đức Giêsu mặc khải cho biết chị ta đã 5 đời chồng rồi, lúc đó, chị đã
gọi Ngài là một vị “ngôn sứ” là Đấng “Mêsia”. Cuối cùng, chị đã tôn vinh Ngài
là Đấng Cứu Độ trần gian.
Qua
câu chuyện giữa Đức Giêsu và người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, Đức Giêsu đã mặc
khải hai điều:
-
Trước
tiên, Đức Giêsu mặc khải cho người phụ nữ biết rằng: Ngài chính là Đấng Kitô,
là Mêsia mà muôn dân mong đợi từ lâu. Ngài chính là nguồn mạch phát sinh sự
sống, nên gặp được Ngài là gặp được chính nguồn sự sống bất diệt: “Ai uống nước
này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa.Và nước
tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”
(Ga 4, 13-14). Như vậy, Đức Giêsu chính là “Nước Hằng Sống”.
-
Thứ
đến, Đức Giêsu mặc khải thêm: đã đến lúc không còn chuyện phân biệt rằng Thiên
Chúa của tôi và Thiên Chúa của chị nữa. Không còn chuyện cùng một Thiên Chúa
chúng ta thờ, nhưng lại chỉ thờ ở đây mà không thờ chỗ khác. Vì thế, Đức Giêsu
cất tiếng nói: “Nhưng giờ đã đến – và chính lúc này đây, giờ những người thờ
phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha
tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).
Như
vậy, điều mà Đức Giêsu đã mặc khải cho người phụ nữ khi xưa, cũng chính là điều
mà Ngài muốn mặc khải cho chúng ta ngày hôm nay.
3. Sứ điệp Lời Chúa
Chúng
ta đang sống trong một xã hội đề cao nhu cầu hưởng thụ. Thượng tôn vật chất…
Tuy nhiên, vẫn còn đó những thiếu thốn khi trong nhà có nhiều tiền. Vẫn còn đó
sự bất an, khi quyền lực có trong tay. Và, vẫn còn đó, một khoảng cách giữa
người với người ngay trong cùng một căn nhà… Vì thế, trong cuộc sống hiện thời,
con người luôn khắc khoải và có những khát vọng như: Khát vọng chân lý, công
bằng khi phải đối diện với sự gian dối, bất công. Hoặc sống trong cảnh thù hận,
ích kỷ…người ta khao khát tình thương, lòng bao dung, sự tha thứ. Còn sống
trong chiến tranh, loạn lạc, đau khổ và bất an, thì người ta mong muốn có hòa
bình, hạnh phúc và an vui…
Như
vậy, con người vẫn luôn mong được hạnh phúc. Nhưng có biết bao người càng tìm
càng mất. Tại sao vậy? Thưa, vì họ tìm và gắn bó vào những thực tại trần thế
như: quyền, tiền, danh vọng, nhục dục… nên không bao giờ họ được khỏa lấp nỗi
khát vọng trong sâu thẳm tâm hồn của mình. Tình trạng của người Phụ nữ bên bờ
giếng là một minh họa. Chị ta ngồi ngay bên miệng giếng, nhưng tâm hồn vẫn
khát. Chị ta cứ ngỡ rằng khi lao mình vào những thú vui nhục dục… thì sẽ được
hạnh phúc. Không phải thế! Chị ta đã lầm khi đặt lý tưởng, mục đích của cuộc
đời chị sai chỗ, nhầm đối tượng. Chỉ khi gặp được Đức Giêsu, chị ta mới hết
khát và thỏa mãn. Thật vậy: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được
nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2). Hay như thánh Augustinô cũng phải thốt lên: “Lạy
Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, linh hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được
nghỉ yên trong Chúa”.
Thật
vậy, theo bản năng của con người, ai trong đời mà lại không mong muốn đạt được
chân, thiện, mỹ. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta cũng không khác gì Dân Itrael
khi xưa. Luôn đi tìm những thứ nhất thời, mau qua. Họ được Chúa cứu và giải
thoát ra khỏi cảnh nô lệ bên Aicập, nhưng không bao lâu, người ta lên tiếng
trách mọc Chúa và nhớ những củ hành củ tỏi bên Aicập. Họ đã lầm! Đang có Chúa ở
bên, nhưng vẫn không nhận ra. Cũng vậy, khi chưa cảm nhận được Chúa thực sự,
con người luôn sống hình thức và phụ thuộc vào những chuyện bên ngoài. Vì thế,
vẫn còn đó những anh chị em sốt sắng đi lễ nhà thờ, nhưng sẵn sàng cãi vã to
tiếng với những người sống chung quanh chỉ vì con chó, con mèo, hay mấy đứa trẻ
chơi với nhau… Cũng vẫn còn đó khi làng này và làng bên kia có những khúc mắc
từ lâu, nên hôm nay có lễ ở làng bên thì bên này làng tỏ vẻ ngần ngại không
muốn đi, chỉ vì sự nghi kỵ trước kia lại nổi lên. Mong sao, với sứ điệp Lời
Chúa hôm nay, mỗi người chúng ta sẽ khao khát đi tìm chân lý, sự sống. Đi tìm
chính Chúa và sống với Ngài. Đồng thời, chúng ta cũng bỏ qua khoảng cách kỳ thị
để đến được với nhau. Bởi vì Chúa là Chúa của mọi người chứ không chỉ riêng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn
biết vượt lên trên những rào cản của kỳ thị, ghét ghen, để xây dựng sự hiệp
nhất. Luôn biết mở lòng ra để đón nhận chính Chúa vào trong cuộc đời, hầu chúng
con đáng được hưởng hạnh phúc viên mãn. Amen.
7.
Nước Hằng Sống – Lm Antôn Nguyễn Văn Tiếng
Có
một câu chuyện mang tên “Lòng cảm thông”, có nội dung như sau: Có một goá phụ giàu có nọ phụng dưỡng một tu
sĩ trong 20 năm liền. Bà xây cho vị tu sĩ này một tịnh xá ngay trong khu vườn
vắng vẻ thanh tịnh của bà. Bà cung cấp cho ông đủ mọi thứ trong thời gian ông
tu niệm. Bà rất đỗi sung sướng khi nhận thấy những tiến bộ của ông trong bước
đường thiêng liêng, nhưng bà vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng. Để xem 20 năm hy
sinh của bà có hoài công hay không, người đàn bà này quyết chí thử lòng kẻ tu
trì. Một hôm, bà cho tìm một cô gái trẻ đẹp, trả tiền cho cô và sai cô đến cám
dỗ vị tu sĩ. Nửa đêm, trong lúc vị tu sĩ này đang ngồi thiền, cô gái xông cửa
bước vào tịnh xá và dùng đủ mọi lời lẽ, cử chỉ để quyến rũ ông, nhưng vị tu sĩ
vẫn một mực chìm đắm trong việc tụng niệm. Đến một lúc không còn chịu đựng được
nổi sự tấn công của cô gái nữa, vị tu sĩ bèn quơ cái chổi đánh túi bụi vào
người cô gái và tống cô ra ngoài.
Cô gái đến gặp người đàn bà và kể lại
diễn tiến câu chuyện. Người đàn bà hài lòng về sự thánh thiện của vị tu sĩ này
ư? - Không! Nghe cô gái tường thuật xong, người đàn bà liền nổi giận thốt lên: Hắn
ta không biểu lộ một sự thông cảm nào với con, hắn ta không nói được một lời để
khuyên bảo dạy dỗ con, 20 năm tu niệm ăn chay của hắn qủa là vô ích. Bởi vì hắn
chưa đạt được điều thiết yếu trong cuộc sống, đó là lòng cảm thông.
Tìm đến con người
Thiên
Chúa luôn đi bước trước để đến với con người. “Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta”. (Ga.1,14).
Chúa
Giêsu đã đi con đường băng ngang miền Samari, và Ngài đã mở đầu câu chuyện với
một phụ nữ Samari bằng việc “xin nước uống”. Thật ra, để có nước uống, Chúa
Giêsu có cần phải “xin” người phụ nữ này không, khi mà người Samari và người
Do-Thái xem nhau như kẻ thù? "Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một
phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?" Quả thế, người Do-thái không được
giao thiệp với người Samari. (Ga 4,9) – Chắc hẳn là không! Chúa Giêsu đang đi
với các môn đệ. Chắc các ông sẽ có cách lo liệu cho thầy mình qua cơn khát.
Nên, việc Chúa Giêsu xin nước là để mở đầu câu chuyện trong “hòa bình”. Ngài
đóng vai một người đang cần “sự giúp đỡ”, và người giúp đỡ sẽ dễ dàng đặt câu
hỏi đối với người xin mình, vì họ cảm thấy mình quan trọng.
Cuộc
đối thoại trong Tin Mửng hôm nay là sự trao đổi bằng những ngôn ngữ thật đẹp,
thẳng thắn và chân thành, không có khoảng cách thận trọng e dè giữa đôi bên.
Tôn trọng con người
Thiên
Chúa luôn yêu thương và tôn trọng con người, vì con người là con Thiên Chúa.
“Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm?”
(Tv.8,5). Thái độ “xin” là một thái độ “khiêm nhượng” và “tôn trọng” người mình
xin. Trong tình yêu, luôn có sự kính trọng! Thái độ “lắng nghe” Chúa Giêsu nói
của người phụ nữ Samari cho thấy ranh giới “nghi kỵ, thù hận” đã được tháo bỏ
trong tâm hồn chị ấy. Ngay những lời nói sơ giao, người phụ nữ Samari đã thấy
Chúa Giêsu, người đàn ông Do Thái này, là người “có thể đối thoại được”. Và
điều ấy, cũng chính là sự mở đầu của niềm tin. – Không ai thèm nói chuyện với
một người mà người ta hoàn toàn không thể tin tưởng!
Thái
độ “phá bỏ cái giới hạn hẹp hòi” đã phân chia hai dân tộc anh em là người
Samari và Do Thái đã tạo ra ngay trong lòng người phụ nữ “câu hỏi” đầu
tiên:“người này là ai?”, vì sao là một người Do Thái lại có thể giao thiệp tự
nhiên với một người Samari?
Diễn
tiến câu chuyện, Chúa Giêsu đã tạo cho người phụ nữ Samari phải liên tiếp tự
đặt câu hỏi về Ngài. Ta có thể suy ra những ý nghĩ trong lòng người phụ nữ này,
tỷ như: Người này là ai mà biết tất cả những việc mình làm như thế? Người này
là ai mà trả lời trôi chảy mọi điều mình thắc mắc như thế? Để rồi, người phụ nữ
ấy đi dần đến nhận ra Ngài là một Ngôn sứ. Cuối cùng là Đức Kitô.
Người
phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: "Đến mà xem: có một
người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô
sao?” (Ga.4,28-29).
Cứu chuộc con người.
Diễn
tiến sự thay đổi trong lòng người phụ nữ Samari luôn là câu hỏi: “Người này là
ai?”. Và trên bước đường rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng luôn muốn con
người tự tìm ra câu hỏi ấy cho chính mình. Bởi vì Niềm Tin phải là sự “nhận
biết” Đấng Cứu Thế.
Chúa
Giêsu hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?”. Các ông thưa: “Kẻ
thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông
Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ. Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh
em bảo Thầy là ai?” Ông Si-mon thưa: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống”. (Mt.16,13-16).
Nhận
biết Con Người là ai? Giêsu Nagiarét là ai? Con người mới có thể đi tới Đức
Tin. Tin vào Đức Kitô, con người mới nhận được “Nước Hằng Sống”, thứ nước đáp
ứng đầy đủ mọi “cơn khát chính đáng” của con người, Những “khát vọng” mà cuộc
đời không thể thỏa mãn được.
Chỉ
có Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc con người, mới đem lại màu xanh sức sống cho
những tâm hồn cằn cỗi kiếp nhân sinh. Tất cả đều đến từ Tình Thương. Và Tình
Thương luôn là điều cấp bách, vì con người quá thiếu.
Sẽ
chẳng có câu chuyện Tin Mừng tuyệt đẹp hôm nay nếu Chúa Giêsu cũng tẩy chay
người Samari, và lánh xa người phụ nữ Samari tội lỗi này, như thái độ tống khứ
cô gái bằng vũ lực ra khỏi phòng của vị tu sĩ trong câu chuyện “lòng cảm thông”
kể trên.
Hắn
ta không biểu lộ một sự thông cảm nào với con, hắn ta không nói được một lời để
khuyên bảo dạy dỗ con, 20 năm tu niệm ăn chay của hắn qủa là vô ích. Bởi vì hắn
chưa đạt được điều thiết yếu trong cuộc sống, đó là lòng cảm thông.
Tràn
ngập trong cuộc sống con người là những nỗi lòng âm thầm đau khổ, là những bon
chen trong hạnh phúc phù phiếm, là khắc khoải lo toan, là những cơn khát triền
miên mà con người cố gắng tìm cách thỏa mãn với những niềm vui hụt hẫng chóng
qua.
Trong
điều kiện sống của người Samari, xứ sở cao nguyên và sa mạc, có được “giếng
nước” là xem như có tất cả. Nguồn nước là nguồn sống. Mạch nước là mạch sống.
Nên “giếng nước” rất quan trọng, đó là sự sống còn của họ.
Chị
ấy nói: "Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra
nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho
chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia
súc của Người cũng vậy.”(Ga.4,11-12).
Nhưng
sự vui mừng của người phụ nữ Samari thật rất cảm động, ta có thể hình dung sự
vui mừng của chị ấy khi bỏ tất cả những gì đang có để reo mừng và chạy vào
thành để loan báo Tin Mừng mà chị vừa nhận được.
Sự
vui mừng của người phụ nữ Samari cho thấy cuộc sống của chị tuy đã có rất nhiều
nhưng còn đó cơn khát vô tận. “Người phụ nữ nói với Đức Giêsu: "Thưa ông,
xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.”
(Ga.4,15).
Không
có một lời khiển trách nào đối với một người phụ nữ mà sáu người đàn ông bước
qua cuộc đời chị không ai là chồng cả! Nhưng ở đây, niềm vui của chị khi đón
nhận Lời Hằng Sống cũng chính là Sám Hối. Chị bỏ lại tất cả mọi thứ bên bờ
giếng, cũng như bỏ lại quá khứ tội lỗi của cuộc đời mình, và đã đóng vai người
đi loan báo Tin Mừng với niềm vui khôn tả!
Không
có sự ngượng ngập hay hổ thẹn khi nhắc đến quá khứ đời mình, "Đến mà xem:
có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. (Ga.4,29), vì chị
không để tâm gì đến nó nữa, mà trong tâm trí chị giờ đây chỉ nhớ đến một điều
là loan tin về Đấng Cứu Thế. “Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?"
(Ga.4,29).
Truyền giáo
Thế
giới vẫn còn đây cơn khát vô tận, dù sự khôn ngoan của con người đã lên đến
đỉnh cao và cuộc sống con người đang rất giàu có. Chỉ cần dành vài phút giây để
nhìn vào thế giới hôm nay, để thấy đây đó bao cảnh thiên tai, chiến tranh, mất
mát, đau thương. Để hiểu giá trị cát bụi, phù vân. Để nghe cơn khát bất tận của
con người. Để chọn đâu là những chân giá trị. Để đi đúng con đường của sự sống
đích thực.
Con
đường Giêsu. “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến
với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14,6) Có thể nhận ra trong Tin Mừng hôm
nay bài học tuyệt đẹp về truyền giáo:
-
Truyền
giáo là yêu thương. "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người
nói với chị: "Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người
ấy đã ban cho chị nước hằng sống.”
-
Truyền
giáo là sứ mệnh. "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai
Thầy, và hoàn tất công trình của Người”. (Ga.4,34).
-
Truyền
giáo là cấp bách. “Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt?
Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang
chờ ngày gặt hái!” (Ga.4,35).
-
Truyền
giáo là hạnh phúc.“Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn
đời, và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng.” (Ga.4,36).
Lạy Chúa,
Xin cho con một con tim giàu lòng nhân
ái, để con biết bước theo Chúa, với một tấm lòng dạt dào yêu thương. Amen.
8.
Nhịp cầu
thiêng liêng – ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt.
Từ khi cầu
Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng, con đường về miền Tây như ngắn lại, đôi bờ sông
Tiền gần gũi nhau hơn. Đời sống thần linh và đời sống phàm trần cũng như hai bờ
sông cách xa vời vợi. Cần có những nhịp cầu nối liền dòng sông thiêng liêng
giúp con người đi về gặp gỡ Thiên Chúa.
Hôm nay, khi mở đầu câu chuyện với
người phụ nữ Samaria, Đức Giêsu đã bắc những nhịp cầu nối liền dòng sông ngăn
cách. Thái độ gần gũi của Người là nhịp cầu xoá đi biên giới ngăn cách chủng
tộc, tôn giáo. Lời Người chính là nhịp cầu dẫn vào đời sống thần linh.
Đức Giêsu gặp người phụ nữ bên bờ
giếng nước. Người phụ nữ nhìn Đức Giêsu bằng ánh mắt khinh miệt. Dưới mắt chị,
đó chỉ là một gã Do Thái bẩn thỉu. Còn tệ hơn thế, anh chàng Do Thái này nghèo
mạt rệp, đang đói khát, mệt mỏi rã rời, chỉ chờ chực xin ăn, xin uống. Chị hợm
mình, vì chị có tất cả. Chị có giếng nước của tổ tiên. Đối với người Sêmít, có
nước là có tất cả. Ở giữa vùng sa mạc mênh mông, nơi nào có nước, nơi ấy có sự
sống. Vì nhờ có nước, cây cỏ mọc lên xanh tươi, gia súc có lương thực, con người
mới sống được. Ai chiếm được nguồn nước, người ấy lập tức trở nên giàu có.
Người phụ nữ có giếng nước, có cả bình
múc nước. Chị còn có gia đình. Chị còn có đền thờ vững chắc xây dựng trên núi
Garidim, trách nào chị chẳng hợm mình.
Nhưng Đức Giêsu đã phá tan sự an thân
giả tạo của chị. Người cho chị thấy giếng nước của chị chỉ là phù du, vì giếng
nước ấy không cho nước hằng sống. Người cho chị thấy hạnh phúc gia đình mà chị
đang có chỉ là hư ảo, vì hạnh phúc ấy xây dựng trên chỉ một mối duyên hờ. Người
cho chị thấy niềm tin của chị vào đền thờ chỉ là ngụy tín, vì đền thờ chỉ là
gạch đá vô hồn, không có Chúa ngự bên trong. Trong phút chốc, chị trở nên thật
nghèo nàn. Trước kia chị tưởng mình có tất cả. Nay chị thấy mình trắng tay.
Trước kia chị tưởng mình giàu có. Nay chị nhận thức rõ mình thật nghèo nàn. Bóc
đi tất cả những lớp vỏ phù du bọt bèo, chị thấy mình trơ trụi, khốn cùng. Nhưng
từ đáy vực khốn cùng ấy một niềm tin nhen nhúm, một mạch suối trào dâng. Chị
chợt tỉnh ngộ. Những thứ mà trước kia chị tưởng là thành lũy che chở cuộc đời,
hoá ra chỉ là những tảng đá ngăn chặn nguồn suối. Tháo gỡ đá đi rồi, mạch suối
dào dạt trào tuôn.
Những thứ mà trước kia chị tưởng là
nơi nương tựa êm ấm, hoá ra chỉ là tổ kén giam kín đời sâu. Trút bỏ được lớp vỏ
xù xì cũ kỹ, sâu nay hoá bướm đẹp lộng lẫy, tự do bay tung tăng khắp chốn. Thì
ra, của cải, dục vọng, tôn giáo vụ hình thức là những tấm màn che mắt, không
cho chị nhận ra Đấng Cứu Thế. Ta hãy trở lại phút đầu tiên, khi Đức Giêsu ngỏ
lời xin nước. Lúc đó, bị các tấm màn che mắt, chị chỉ thấy một anh chàng Do
Thái xấu xa, đói rách: "Ông là Do Thái mà lại xin nước tôi ư? ".
Nhưng Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén, phá tan màn mây mù che mắt chị. Nhát gươm
thứ nhất vung lên, một mảnh vảy mắt rơi xuống. Chị nhìn ra người đối diện
"cao cả hơn tổ phụ Giacóp". Nhát gươm thứ hai vung lên, một mảnh vảy
nữa rơi xuống. Chị nhận ra Người là "một tiên tri". Một nhát nữa vung
lên, mảnh vảy cuối cùng rơi xuống. Chị nhận biết Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Và
chị tin vào Người.
Niềm tin trào dâng. Hạnh phúc trào
dâng. Chị quên cả múc nước, quên cả bình, chạy về làng báo tin vui. Chị để quên
chiếc bình, vì chiếc bình từ nay trở nên vô dụng. Cùng với chiếc bình, chị bỏ
lại cả giếng nước, cả người chồng hờ, cả ngôi đền thờ trống rỗng.
-
Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén chẻ đôi đời
chị. Mảnh đời cũ để lại bên giếng, kho tàng của trần gian. Mảnh đời mới ngụp
lặn trong dòng suối đức tin, kho tàng thiên quốc.
-
Lời Chúa là ngọn đèn soi đường. Nên chị bước
đi những bước lẹ làng, vững chắc hướng về sự sống mới.
-
Lời Chúa là chiếc cầu đưa chị vào đời sống
thần linh. Chị bỏ lại bên này cầu chiếc bình múc nước, vì bên kia cầu chị đã có
mạch nước trường sinh. Chị bỏ lại bên này cầu mối duyên hờ, vì bên kia cầu chị
đã găp được tình yêu đích thực. Chị bỏ lại bên này cầu ngôi đền thờ trống rỗng,
vì bên kia cầu chị gặp được Đấng chị phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý.
Chị như cánh đại bàng bay bổng trên trời cao với những đường bay rất đẹp.
Về đại bàng,
Cha Anthony de Mello kể một câu chuyện rất sâu sắc. Một người nông dân vào
rừng, lượm được một trứng đại bàng. Anh đem về cho ấp chung với trứng gà. Ít
lâu sau đại bàng nở ra cùng lũ gà con. Nó cứ tưởng mình là gà. Suốt ngày theo
gà mẹ bới đất mổ sâu. Nó cứ sống kiếp gà như thế cho đến lúc già. Một hôm nó thấy
trên trời xanh một con chim lớn khủng khiếp, cánh giang rộng như che kín cả bầu
trời. Con chim bay thật cao và có những đường lượn thật là đẹp đẽ. Đại bàng ta
kinh khiếp hỏi bác gà trống: "con gì mà khủng khiếp quá nhỉ".
"Đó là đại bàng. Đại bàng thuộc về trời cao. Chúng ta thuộc về đất thấp.
Chúng ta chỉ là gà". Đại bàng cứ sống kiếp gà như thế cho đến chết.
Người phụ nữ là cánh đại bàng. Chị đã
trút bỏ mọi gánh nặng kéo trì đôi cánh, nên chị bay vút lên cao. Còn ta vẫn chỉ
là loài gà. Ta vẫn còn bên này cầu. Những gì người phụ nữ bỏ lại, ta ôm lấy
mang về. Ta vẫn còn ôm ấp những giấc mơ trần tục. Của cải, dục vọng vẫn là
những tảng đá ngăn chặn dòng nước đức tin. Những ngụy tín, những ảo tưởng,
những thứ đạo đức hình thức, giả hiệu vẫn còn che chắn không cho ta nhận biết
chính mình. Và vì thế ta không bao giờ gặp được Chúa.
Xin lời Chúa như lưỡi gươm tách bạch
trắng đen, để ta dứt lìa tội lỗi, thoát khỏi thói an tâm giả tạo, thói đạo đức
hình thức. Xin lời Chúa tháo đi những tảng đá trì trệ, để dòng suối tin yêu
khai thông, để nước mắt sám hối tuôn trào rửa sạch hồn ta. Và để tình yêu bừng
nở đem cho ta hạnh phúc chân thật.
GỢI Ý CHIA
SẺ
1.
Đức Giêsu đã thành công trong việc đưa người
phụ nữ Samaria về nhận biết chân lý. Ta có thể học hỏi được gì ở nơi Người để
thành công trong việc truyền giáo?
2.
Đang thoả mãn với vật chất, người phụ nữ
Samaria chợt thấy thiếu thốn về mặt tâm linh. Đây là một cuộc hoán cải quan
trọng, là một ơn Chúa ban. Bạn đã bao giờ được ơn sám hối để thấy khao khát đời
sống tâm linh chưa?
3.
Đã bao giờ bạn cảm thấy Đức Giêsu là nguồn
suối trong lành, là nguồn mạch hạnh phúc của bạn?
9. Cho Tôi xin chút nước uống
(Trích trong
‘Manna’)
Suy Niệm
Sau nửa ngày hành trình từ Giuđê về
Galilê, Đức Giêsu nghỉ mệt bên một giếng nước ở vùng Samari. Ngài vừa đói vừa
khát, giữa cái nắng ban trưa. Các môn đệ vào thành mua thức ăn. Còn lại một
mình Đức Giêsu ngồi bên bờ giếng. Chính nơi đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa
Ngài và người phụ nữ Samari vốn bị coi là ô nhơ.
Đức Giêsu bắt đầu gieo hạt để chuẩn bị
cho mùa gặt mai sau của các môn đệ.
"Cho
tôi chút nước uống."
Đức Giêsu mở đầu cuộc đối thoại bằng
một lời nài xin. Ngài chẳng sợ thú nhận sự thiếu thốn của mình. Xin nước uống
là làm một cuộc cách mạng, là bắc một nhịp cầu qua vực sâu ngăn cách hai dân
tộc Samari và Do thái vốn dĩ đã thù ghét và xa lánh nhau từ bốn thế kỷ. Chẳng
ai hiểu nổi một bậc thầy như Đức Giêsu lại nói chuyện và xin nước một phụ nữ
Samari. Đức Giêsu đã cúi mình phá bỏ những hàng rào để xây dựng một cuộc đối
thoại đích thực và bình đẳng.
"Cho
tôi chút nước uống."
Ngài là người xin nước trước khi là
người cho... Chúng ta cũng có nhiều điều phải xin nơi chính những người cần
chúng ta giúp đỡ. Đức Giêsu cho thấy Ngài có một thứ nước lạ lùng, uống vào
không còn khát nữa. Người phụ nữ vội vã xin Ngài thứ nước kỳ diệu đó. Chị đâu
ngờ chính mình đã bắt đầu được nếm rồi. Nước đó chính là Lời của Đức Giêsu, Lời
vén mở dần dần con người thâm sâu của Ngài.
Đức Giêsu cho thấy Ngài biết rõ gia
cảnh của chị.
-
Cái biết của Ngài không nhằm soi mói, nhưng
để cảm thông.
-
Cái biết của Ngài về những điều riêng tư thầm
kín đã khiến chị coi Ngài là một ngôn sứ đáng tin.
Từ đó, chính chị gợi lên vấn đề tôn
giáo, một vấn đề khiến chị rất bận tâm;
Chính chị nói lên niềm mong đợi của
mình về Đấng Mêsia, Đấng sẽ đến dạy dỗ mọi sự (Ga 4,25); rồi cũng chính chị đã
bỏ vò nước lại mà hân hoan chạy đi giới thiệu Đức Giêsu cho đồng bào.
Chị
đã tìm thấy thứ nước tuyệt diệu nơi Đức Giêsu.
Ngài từ từ tỏ mình cho chị: "Đấng
ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây." Không thấy nói đến chuyện
Đức Giêsu ăn hay uống.
"Lương
thực của Thầy là thi hành ý Đấng đã sai Thầy."
Đức Giêsu chỉ đòi một điều, đó là nuôi
dưỡng nhân loại. Ngài chỉ khát một điều, đó là ban nguồn nước sự sống. Chúng ta
có dám chia sẻ cơn đói khát của Ngài không?
Gợi Ý Chia
Sẻ
·
Khi chiêm ngắm Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng
trên đây, bạn thấy đâu là những thái độ cần thiết mà người rao giảng Lời Chúa
hôm nay cần có?
·
Con người đói khát cơm gạo và nước uống tinh
khiết. Theo ý bạn, giới trẻ hôm nay đói khát điều gì hơn cả (tình bạn, tình
yêu, lòng tin, niềm hy vọng, ý nghĩa cho cuộc sống, sự trung thực...)? Kitô
giáo có thể giúp gì cho giới trẻ?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa
Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa.
Xin cho con
chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự
vì Chúa.
Xin cho con
biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con
biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì
xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để
điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy
nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy
gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con
hưởng nhan Chúa đời đời. Amen. (Thánh Âu-tinh)
10. Chúa hiện diện đó, khi ta khát
(Trích
trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Chúng ta đang chứng kiến Chúa Giêsu
khởi đầu đời sống công khai. Người rời xứ Giuđêa, vì ở đó sự thành công của
Người làm cho nhóm Biệt phái tức giận. Trong giai đoạn này, Chúa không muốn đi
vào cuộc tranh chấp mà bọn họ sửa soạn cho Người, nên Người đi qua Samaria để
lên Galilêa. Tại Samaria xảy ra một cuộc gặp gỡ mở màn cho việc rao giảng cho
dân ngoại toàn thế giới. Chúa Giêsu dừng chân ở núi Garidim. Từ 400 năm, đó là
Núi Thánh của dân bản xứ. Vì kình địch với người Do Thái, họ đã biến ngọn núi
này thành một nơi cạnh tranh với Giêrusalem. Đi đường xa mệt mỏi, Chúa Giêsu
ngồi xuống bên bờ giếng Giacóp, trong lúc môn đệ đi vào làng mua thức ăn. Trong
cuộc đối thoại với người đàn bà ra giếng múc nước, ta thấy ngay ý Người muốn dùng
nước làm biểu tượng để mặc khải sứ mệnh và danh tính Người. Câu chuyện người
đàn bà xứ Samaria thường được dẫn ra làm tỉ dụ về khoa sư phạm tuyệt vời của
Chúa đối với con người. Chúa thâm nhập vào trong tâm trí con người, để làm nổ
tung các giới hạn của nó, mở nó ra đón nhận chân lý cao cả hơn bắt nguồn từ
Thiên Chúa, chớ không phải từ con người.
Đầu hết, Chúa Giêsu gợi óc tò mò tìm
hiểu của người phụ nữ. Muốn thế, người đặt mình vào mức tầm thường của đời sống
hằng ngày, vào mức của công việc múc nước vất vả. Người làm cho linh cảm rằng
không phải chỉ cần có thứ nước đó để sống mà thôi, không phải chỉ có những thực
tại vật chất mới là quan trọng trong đời sống. Do đó phản ứng đầu tiên của
người đàn bà Samaria là: xin ông cho tôi thứ nước ban sự sống.
Phản ứng lẫn lộn vừa ước muốn thoát khỏi sự vất vả thường ngày vừa lòng khao
khát biết Chúa Giêsu muốn nói gì.
Chúa làm cho bà thắc mắc hoàn toàn khi
thấy rằng Người nhìn tận đáy lòng bà. Bà hãy về gọi chồng lại đây. Hoàn
cảnh bây giờ trở nên nan giải cho người phụ nữ, và bà lái câu chuyện sang hướng
khác. Phản ứng rất tự nhiên.
Về việc thờ phượng tại Giêrusalem thì
sao? Chúa Giêsu theo bà ‘đi vòng quanh’, lợi dụng cơ hội để nói thế nào là tôn
thờ thật sự. Càng lúc càng thắc mắc thêm, bà nghĩ còn có cách nói tới việc Đấng
Cứu Thế sẽ đến để thoát khỏi cuộc đàm luận này. Đó là lúc Chúa Giêsu chọn để tự
mặc khải mình ra. Chính Ta đang nói với ngươi đây, Ta là Đấng ấy. Bấy giờ bà tin
vào Chúa Giêsu và thuật lại điều đã xảy tới, đó là Tin Mừng rồi.
Chúa hiện diện gần gũi với đời sống cụ
thể thường nhật của ta. Ta có biết nhận ra Người không? Có chấp nhận đối thoại
với Người không? Có chấp nhận rằng không phải chỉ có những của cải vật chất mới
là quan trọng chăng? Ta có cố gắng không để cho mình bị vật chất hóa chăng?
Không phải chỉ có nước uống nuôi xác, còn có nước chảy vọt ra thành sự sống đời
đời. Đời sống ta có được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện và thờ lạy không?
11.
Khát vọng vô biên của con người – R. Veritas
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Andre
Frossard, một ký giả người Pháp đã cho xuất bản cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha
Gioan-Phaolô II cách đây vài năm, là con của một người theo chủ nghĩa Marxit.
Chính ông đã từng là một người cộng sản đầy xác tín…
Ngày nọ, ông
phải đưa một người bạn đến một tu viện. Trong lúc chờ đợi người bạn, ông tò mò
bước vào một nhà nguyện có đặt Mình Thánh Chúa. Ông không bao giờ nghĩ rằng
Chúa đang chờ đợi ông. Trong phút chốc, ông bỗng nhận ra một ánh sáng thiêng
liêng trong tâm hồn. Bừng dậy sau một cơn mê tăm tối, ông bước ra khỏi nhà
nguyện chạy tức tốc đến người bạn và hô lớn: “Thiên Chúa hiện hữu. Đó là một
chân lý”.
Ông đã ghi lại kinh nghiệm thiêng
liêng ấy trong một quyển sách với tựa đề: “Thiên Chúa hiện hữu, tôi đã gặp
Ngài”. Quyển sách đã được liệt kê vào danh sách những tác phẩm bán chạy nhất
(best-seller)…
Anh chị em thân mến,
Dù cho chúng ta có chối bỏ Thiên Chúa,
Ngài vẫn luôn luôn chờ đợi chúng ta. Tại một góc đường nào đó, trước một ánh
nến lung linh nào đó, trong một biến cố đau thương nào đó, Ngài đang chờ đợi
chúng ta. Phải, Thiên Chúa như một người tình chung thủy lúc nào cũng chờ đợi
chúng ta… Chỉ có sự thất vọng, chán nản mới có thể hủy bỏ mọi hẹn hò của Thiên
Chúa. Bao lâu chúng ta còn tìm kiếm, bao lâu chúng ta còn phấn đấu, bao lâu
chúng ta còn hy vọng, thì bấy lâu Thiên Chúa vẫn chờ đợi chúng ta…
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy
Chúa Giêsu cũng đang chờ đợi người thiếu phụ Samari bên bờ giếng của Tổ phục
Giacob giữa ngã ba đường, tại làng Sikar. Từ một lời xin được nước uống, Chúa
Giêsu đã khéo léo bắt chuyện và dần dần đưa người thiếu phụ từ ngạc nhiên này
đến ngạc nhiên khác: từ chỗ chỉ thấy người đối thoại với mình là một người lữ
hành, một người Do Thái kỳ lạ, dám tiếp xúc với một người phụ nữ Samari vốn thù
nghịch với mình, đến chỗ coi người lữ hành nầy như một tổ phụ – như Tổ phụ
Giacod – còn hơn nữa, như một tiên tri và cuối cùng nhận ra Ngài là Đấng Cứu
Thế đã được trông đợi từ lâu. Chị liền vội vàng chạy đi thông báo cho dân thành
đến với Đấng Cứu Thế. Chính ngài sẽ ban cho chúng ta “Nước hằng sống”. Bao lâu
chưa tìm ra nguồn nước đó, con người sẽ chết đói, chết khát.
Cuộc hẹn bất ngờ đã làm đảo ngược tình
huống: Bây giờ người đói, người khát không phải là Chúa Giêsu nữa mà chính là
người thiếu phụ Samari. Chính chị là người phải mở miệng xin Chúa cho nước
uống, không phải thứ nước từ trong giếng kia, uống vào chỉ đỡ khát trong chốc
lát; còn Ngài, Ngài sẽ ban cho thứ nước ban sự sống đời đời, như Ngài nói: “Ai
uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi
người ấy một mạch nước chảy vọt mang lại sự sống đời đời”.
Thưa anh chị em,
Con người sinh ra trong giới hạn,
nhưng lại mang một khát vọng vô hạn. Và để thỏa mãn cơn khát đó, kẻ thì đánh
lừa mình bằng cách tạo ra những thần tượng để tôn thờ và họ sẽ thất vọng… Kẻ
thì lấp đầy khao khát đó bằng cách lăn xả vào những khoái lạc vật chất. Họ cũng
sẽ thấy chán chường, không bao giờ thấy thỏa mãn. Chúa Giêsu đã nói với người
thiếu phụ Samari: “Ai uống nước giếng nầy, sẽ vẫn còn khát…”, thứ nước này
không giải khát hoàn toàn, nó vừa xoa dịu cơn khát, vừa duy trì và kích thích
cơn khát. Ai mà chẳng biết cái chu kỳ quỷ quái của dục vọng, luôn luôn tái
phát, chẳng bao giờ no thỏa. Ai lại không cảm thấy nhu cầu được thỏa mãn cứ
trào lên vô tận, thúc đẩy mình hưởng thụ cách nào đó: càng khát lại càng uống,
càng uống lại càng khát…
Chỉ có Chúa Kitô, phát xuất từ Thiên
Chúa vô biên có thể dạy chúng ta ý nghĩa khao khát đó. Ngài dạy chúng ta sống
với vô biên, khát cái phải khát, và chỉ có Ngài mới có thể lấp đầy khát vọng vô
biên của con người. Chính Đấng Vô Biên đã tạo ra trong lòng chúng ta cái khát
vọng vô biên, không sao thỏa mãn, không sao lấp đầy đó. Chỉ khi nào gặp được
Đấng Vô Biên trong Đức Kitô, lòng chúng ta mới được thỏa mãn mà thôi.
Thánh Augustinô, sau một khoảng đời đi
tìm kiếm danh vọng, địa vị, tiền tài, tình yêu, hạnh phúc, cuối cùng đã chán
ngán, ăn năn sám hối trở lại với Chúa và ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa dựng
nên con cho Chúa, thế mà bấy lâu nay con chỉ mải mê tìm kiếm cái gì khác ở
ngoài Chúa. Vì vậy lòng con luôn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an
nghỉ trong Chúa. Lạy Chúa, con đã biết Chúa quá muộn! Con đã yêu Chúa muộn quá
rồi!”.
Người thiếu phụ Samari hôm nay khi gặp
được Đức Giêsu – nguồn mạch nước hằng sống – đã phải thốt lên với mọi người: “Mau
hãy đến xem một ông đã nói với tôi mọi việc tối đã làm. Phải chăng ông ấy là
Đấng Kitô”. Sau khi dân thành Samari kéo đến gặp Chúa Giêsu và xin Ngài ở lại,
họ đã hân hoan tuyên xưng rằng: “Không phải vì lời chị kể lại mà chúng tôi tin.
Chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Ngài thật là Đấng Cứu Thế”.
Và cũng như Andre Frossard, một đảng
viên cộng sản đầy xác tín đã phải thốt lên: “Thiên Chúa hiện hữu, tôi đã gặp
Ngài”. Không phải chỉ thốt lên bằng một lời nói mà bằng cả một tác phẩm ghi lại
kinh nghiệm gặp gỡ thiêng liêng ấy, một tác phẩm thuộc loại sách bán chạy nhất.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu là niềm khát vọng thầm kín,
sâu xa của mọi người và mỗi người chúng ta trong cái khát vọng cơm nước tầm
thường hằng ngày của chúng ta, để rồi chúng ta cảm thấy không phải chỉ cần có
thứ cơm nước đó mới sống được, không phải chỉ có những thực tại vật chất ấy là
đáng kể trong đời sống mà còn có những khát vọng tình yêu và hạnh phúc, độc lập
và tự do, công lý và hòa bình…, và lắng sâu trong tâm hồn còn có khát vọng sự
sống vĩnh cửu; Nước Hằng Sống.
Chúng ta phải làm sao để cảm thấy Chúa
cần thiết cho đời sống của chúng ta, gắn liền với cuộc sống chúng ta như ánh
nắng, như khí thở, như cơm ăn, như nước uống hằng ngày: “Ai uống nước Tôi ban
cho sẽ không bao giờ khát nữa… và sẽ được sống muôn đời”.
12.
Xin mở mắt tâm hồn con – R. Veritas
(Trích trong
‘Sống Tin Mừng’)
Quí ông bà, cô bác và anh chị em thân
mến!
Có lẽ chúng ta không còn cần câu
chuyện nào khác để dẫn chứng cho chúng ta đối với đoạn Phúc Âm hôm nay. Cuộc
gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samaria được mô tả một cách thật là
hay, với nhiều chi tiết gợi ý và có thể thu hút sức chú ý của chúng ta. Tác giả
Phúc Âm không nhắc đến tên của người đàn bà này, mà chúng ta có thể giả thuyết
là Chúa và các tông đồ, dĩ nhiên trong số các tông đồ có cả tác giả Phúc Âm tức
thánh Gioan, biết tên người đàn bà này, vì Chúa đã lưu lại nơi cộng đồng trong
vùng hai ngày sau đó để giảng dạy. Người đàn bà không được nhắc đến tên, có lẽ
vì hai lý do sau đây:
-
Trước hết là sự tế nhị không muốn nêu danh
tánh của một người đàn bà đã có năm đời chồng và hiện đang sống với người không
phải là chồng của mình.
-
Lý do thứ hai quan trọng hơn, là vì tác giả
Phúc Âm thánh Gioan muốn trình bày nơi đây không phải lịch sử cuộc đời của một
người đàn bà tội lỗi, nhưng trình bày cho chúng ta có thể nói là con đường đức
tin của mỗi người chúng ta.
Nói cách khác, chúng ta không cần biết
danh tánh người đàn bà đó là ai. Vì có thể nói, người đàn bà đó là mỗi người
chúng ta đây trước mặt Thiên Chúa. Con đường đức tin của chúng ta, chúng ta hãy
quan sát xem người đàn bà này đã gặp Chúa Giêsu như thế nào. Hay nói cách khác,
Chúa Giêsu đã gặp bà và hướng dẫn bà từ một thái độ đối nghịch sang thái độ
kính trọng, cuối cùng tin nhận và làm chứng cho Chúa như thế nào.
Trước hết, dung mạo tinh thần của
người đàn bà đó là ai? Mặc dù chúng ta không biết tên và không cần biết tên,
đây là người xứ Samaria, con cháu của những người Do Thái mang dòng máu Adam.
Chúng ta biết vào năm 700 trước Chúa Giêsu sinh ra thì những người Do Thái bị
bắt đi lưu đày sang Babilon và vùng đất Samari này được người khác đến cư ngụ.
Năm 500 trước Chúa Giêsu sinh ra thì những người Do Thái được trở về lập quốc
và vùng đất Samari này là vùng đất mà những người Do Thái sống với những người
ngoại quốc, họ lập gia đình với nhau, cưới hỏi nhau. Từ đó những người Samari
này có thể nói là những người Do Thái mang dòng máu lai người ngoại quốc, không
còn là Do Thái chính tông trong sạch như những người Do Thái ở vùng Giuđêa,
quanh thành Giêrusalem và đền thờ Giêrusalem.
Đây là những người bị người Do Thái
coi như là kẻ thù theo cả hai nghĩa, kẻ thù của dân tộc Do Thái đã kết thân lập
gia đình với những người ngoại quốc, và cũng là kẻ thù coi thường Luật Chúa,
Luật Môsê, không xứng đáng lãnh nhận hồng ân cứu rỗi của Thiên Chúa nữa. Hơn
thế nữa, người đàn bà đã có năm đời chồng và đang sống với một người không phải
là chồng của mình. Một người tội lỗi công khai, bị kẻ khác xét xử như là kẻ
ngoan cố trong tội lỗi, vui lòng với tội lỗi của mình, mà theo quan điểm con
người của chúng ta thì có lẽ đây là trường hợp hết thuốc chữa.
Người đàn bà Samari mà Chúa Giêsu gặp
không còn xứng đáng với ơn cứu rỗi của Chúa, đó là nhìn theo quan điểm con
người chúng ta, nhưng không hẳn như vậy, vì trong thâm tâm của bà vẫn còn có
một thắc mắc, một khát khao vượt ra khỏi tình trạng hiện tại của mình. Chúng ta
có thể ghi nhận bà còn một chút hiểu biết giáo lý, còn đang mong chờ Đấng Thiên
Sai đến để ban ơn cứu rỗi. Do đó bà đã hỏi Chúa Giêsu: "Chúng tôi phải thờ
Thiên Chúa ở đâu? Tại Giêrusalem hay trên núi này? Tôi biết rằng Đấng Thiên Sai
sẽ đến để dạy cho chúng tôi mọi sự". Đó là khao khát từ trong thâm tâm của
bà hướng về Đấng Cứu Rỗi, và hơn nữa nơi con người bà còn có một điều tốt là
can đảm nói sự về cuộc đời mình ra trước mặt Chúa. Bà đã dám nhìn nhận tôi
không có chồng, bà ý thức về tội lỗi của mình, và có chút khao khát hướng về sự
giải thoát, về ơn cứu rỗi.
Chúa Giêsu đã hành động như thế nào
đối với bà? Chúa đến với bà trước hết trong dung mạo của người Do Thái, tức là
kẻ thù của người Samari. Chúa vượt qua hai định kiến xấu đối với bà, người
Samari và người đàn bà. Người vùng Samari như đã nói là những người Do Thái
mang dòng máu lai ngoại quốc, không còn trung thành, không còn là Do Thái chính
cống trong sạch với Luật Môsê nữa.
Một vị thầy của người Do Thái không
bao giờ nói chuyện với người đàn bà nơi công cộng, nhưng Chúa Giêsu vượt qua
hai định kiến xấu này và khơi dậy thiện cảm của người đàn bà khi mở miệng xin
nước uống: "Xin bà cho tôi nước uống". Chúa tạo dịp cho người đàn bà
làm một việc thiện, làm một điều tốt cho một người mà mình không thích để từ đó
nâng dậy người đàn bà sa ngã.
Hành động và lời nói của Chúa Giêsu đã
phá tan thành kiến nơi người đàn bà: "Sao ông là người Do Thái mà lại xin
nước uống với tôi là người Samari?" Hành động và những lời nói của Chúa
làm cho người đàn bà có một thái độ kính trọng hơn, bà đã đổi cách xưng hô từ
việc ngay từ đầu gọi Chúa là ông một cách xa lạ, thì giờ đây biến thành:
"Thưa Ngài, xin hãy cho tôi nước uống". Một lời thưa nói lên thái độ
kính trọng, bà đã sẵn sàng lắng nghe Chúa nói với bà.
Chúa dùng hình ảnh nước uống để mạc
khải về mầu nhiệm ân sủng Thần Linh từ Thiên Chúa muốn ban cho con người. Chúa
không có thái độ khinh thị, Chúa sử dụng ngôn ngữ người đàn bà dễ hiểu và cuối
cùng dẫn bà đến thực tại sâu xa nhất trong tâm hồn của bà. Đó là Chúa cho bà
biết là bà đang khao khát một cái gì cao siêu hơn, không phải nước uống vật
chất, không phải tình thương nhục dục, nhưng khao khát ơn cứu rỗi, khao khát
gặp được Đấng Thiên Sai, trong lúc đó Chúa Giêsu đã mạc khải rõ ràng hơn cho bà
Đấng Thiên Sai đó chính là Thiên Chúa, là người đang nói với bà đây. Con đường
đức tin của bà đã bắt đầu, bà đón nhận và trở thành người chứng đầu tiên cho
Chúa, bà chạy về làng kêu mời những người khác đến gặp Chúa Giêsu. Tin và làm
chứng cho Chúa luôn đi đôi với nhau.
Tác giả Phúc Âm thánh Gioan không kể
thêm chi tiết khác nữa, vì đó có thể là những chi tiết để thỏa mãn tính tò mò
của mỗi người chúng ta hôm nay khi đọc đoạn Phúc Âm này, nhưng ngài muốn nói
đầy đủ trong đoạn Phúc Âm này những chi tiết khác thuộc phạm vi riêng tư giữa
Chúa và người đàn bà, giữa Chúa và mỗi người chúng ta, giữa Chúa và mỗi người
mà chúng ta không cần biết đến.
Những gì đã được kể ra trong đoạn Phúc
Âm hôm nay là để giúp cho mỗi người chúng ta nhìn lại con đường đức tin của
mình: tôi đã gặp được Chúa như thế nào? Tôi đã gặp Chúa hay chưa? Để mỗi người
chúng ta biết trở về nhìn nhận giây phút ân sủng mà Chúa đến thăm mỗi người,
Chúa thực hiện một dấu lạ, một điều gì đó kể cả Chúa dùng tội lỗi của chúng ta
như Chúa dùng trường hợp tội lỗi của người đàn bà để mạc khải một thực tại cao
siêu hơn, để kêu gọi người đàn bà trở về, bà đã có năm đời chồng, bà nói đúng
sự thật về người mà bà đang sống, bà biết người đang sống với bà không phải là
chồng của mình. Chúa có thể dùng những tật xấu, những tội lỗi của chúng ta để
thức tỉnh chúng ta và mời gọi chúng ta trở về với Chúa.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được
thức tỉnh để nhìn nhận tình trạng tội lỗi của mình, nhất là nhìn nhận nơi chính
thâm tâm của mỗi người chúng ta có một khao khát hướng về Chúa, có một khao
khát được ơn Chúa cứu rỗi. Xin Chúa đến và củng cố đức tin của chúng ta.
13.
Trống vắng
Một du khách
từ thánh địa trở về kể lại rằng: Ngày nọ lúc ông đang ngồi trên một bờ giếng,
thì một phụ nữ Ả Rập, vai mang một cái thùng, tay cầm một cuộn dây quấn lại
tròn như một quả cầu, với một chiếc gàu nhỏ bằng da. Đến nơi, chị cột dây vào
gàu và thả xuống giếng, rồi kéo lên và đổ nước vào thùng. Khi đã đầy thùng, chị
liền rời khỏi giếng và trở về nhà.
Lúc sau, một
người đàn ông xuất hiện. Anh chẳng có gì để múc. Và thế là vì quá khát, anh bèn
bò xuống đất, liếm những giọt nước, mà người phụ nữ đã đổ trào ra.
Câu chuyện đơn giản trên sẽ giúp chúng
ta hiểu điều mà người phụ nữ Samaria đề cập đến qua đoạn Tin Mừng hôm nay.
Chị ta nói với Chúa Giêsu:
- Thưa ông,
ông không có gàu để múc, mà giếng thì lại sâu, thế thì ông kiếm đâu ra nước
hằng sống.
Và Chúa Giêsu đã cắt nghĩa cho chị ta
hiểu rằng Ngài không định nói đến thứ nước vật chất, làm dịu đi cơn khát thông
thường, mà là thứ nước thiêng liêng, làm dịu đi cơn khát tâm linh. Ngài nói:
- Ai uống
nước này vẫn còn khát, nhưng ai uống nước Ta ban sẽ chẳng khát bao giờ nữa.
Như thế Chúa muốn nói: Về mặt thể xác,
tất cả chúng ta đều bị khát thế nào, thì về mặt tâm linh, tất cả chúng ta cũng
bị khát như vậy. Tuy nhiên, sự khát tâm linh này là gì? Đâu là sự trống rỗng
bên trong mà chúng ta đã từng cảm nghiệm…
Các tác giả Cựu Ước đã nói về điều này
như là một cơn “khát Chúa”. Chẳng hạn thánh vịnh 42 thì nói:
- Như nai
khát mong tìm suối mát, hồn con cũng mong đợi Ngài như thế.
Tiên tri Isaia thuật lại lời Chúa:
- Tất cả mọi
kẻ khát hãy đến cùng ta.
Còn tiên tri Giêrêmia thì sánh ví Chúa
như giòng suối trong. Cơn khát mà tất cả chúng ta đều cảm thấy là cơn khát
Chúa. Đây là một cơn khát nội tâm mà mọi người đều có thể cảm nghiệm được như
lời thánh Augustinô:
- Tâm hồn
chúng con được tạo nên cho Chúa và nó sẽ còn khắc khoải cho đến khi nào được
nghỉ yên trong Chúa.
Thế nhưng, nhiều người thời nay đang
cố gắng tìm cách thỏa mãn cơn khát tâm linh này bằng những thứ khác không phải
là Chúa. Chẳng hạn như tiền bạc, danh vọng, lạc thú. Họ hành động như cho đứa
bé đang khóc một cục kẹo để nó nín. Tuy nhiên kinh nghiệm cho hay dùng vật chất
để làm thỏa mãn cơn khát thiêng liêng chẳng khác nào dùng muối để giải tỏa cơn
khát thể xác. Càng uống lại càng khát thêm. Nơi trái tim mỗi người đều ẩn dấu
một con khát mà không giòng nước nào có thể thỏa mãn nổi, một nỗi khắc khoải mà
không sự thành công nào có thể giập tắt được, một sự trống rỗng mà không của
cải vật chất nào có thể lấp đầy được. Điều đó dẫn chúng ta tới kết luận của
đoạn Tin Mừng hôm nay:
Chỉ có Chúa mới thỏa mãn được cơn khát
trong tâm hồn chúng ta. Và chỉ một mình Ngài mới lấp đầy khoảng trống trong
cuộc đời chúng ta, bởi vì như lời Ngài đã xác quyết: Ai uống nước Ta ban thì sẽ
chẳng khát bao giờ.
14. Thờ lạy trong tinh thần và chân lý –
André Sève
Với vẻ tò mò, người phụ nữ Samaria
tiến tới phía người đàn ông đang ngồi trên thành giếng. Bởi vì Chúa Giêsu đang
sống, bởi vì mỗi bài suy niệm này là một cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Giêsu
hằng sống, tại sao không nghĩ rằng Ngài đang chờ tôi? Chính Ngài nói với tôi:
“Hãy cho Ta uống nước”
Nhưng Ngài khẳng định ngay: “Nếu ngươi
biết rõ ơn Thiên Chúa ban: chính ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban; chính ngươi
sẽ xin và ngươi sẽ được uống nước hằng sống”.
Hai nỗi khát khao làm hoang mang. Chúa
Giêsu nói: “Hãy cho Ta”, rồi: “Hãy xin Ta”. Và xa hơn một chút: “Chúa Cha đang
cần những người tôn thờ Ngài thực sự”. Chúng ta đang ở trên đỉnh cao của sự mạc
khải. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta hết khát, nhưng
không có bài Phúc Âm này thì ai dám nghĩ rằng Thiên Chúa khao khát chúng ta?
Cách duy nhất để có thể xứng đáng với
sự khao khát này chính là khao khát Ngài. Sự ước muốn và tình yêu có qua có
lại: tình yêu vì tình yêu. Chính là phải xin nước của Ngài là nước sẽ làm cho
chúng ta ước ao Chúa: “Hãy xin Ta nước hằng sống và nơi ngươi sẽ phát sinh
nguồn mạch tình yêu. Ngươi có thể là một trong những người tôn thờ mà Cha tìm
kiếm”.
Người tôn thờ sao? Những hình ảnh
phiền nhiễu nổi lên, những người sấp mình trước một ngẫu tượng. Cho nên Thiên
Chúa của chúng ta là gì nếu Ngài muốn người ta sấp mình trước mặt Ngài?
Ngài là Thiên Chúa. Không có gì có thể
thay đổi được cứ liệu này trong quan hệ của chúng ta: Ngài là Thiên Chúa. Ngài
không tìm kiếm những kẻ thờ lạy, Ngài tìm kiếm những kẻ thờ lạy thực sự. Sự
chính xác có một tầm quan trọng lớn lao. Chỉ những kẻ tôn thờ thực sự mới đáp
lại tình yêu của Ngài, không ngừng xem Ngài là Thiên Chúa. Nếu không, mối quan
hệ bị sai lệch, tình yêu của chúng ta không đạt tới Thiên Chuá, chúng ta hoàn
toàn ở trong sự ảo tưởng.
Tôi vừa đặt tình yêu vào chỗ tôn thờ,
bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta
yêu thương Ngài. Nhưng để không lầm lẫn về mối tình kỳ lạ có thể nối kết con
người với Thiên Chúa này, phải đào sâu ý tưởng thờ lạy. Đây hoàn toàn không
phải thờ lay một ngẫu tượng nhưng là biết yêu mến Chúa mà vẫn luôn luôn cảm
nhận sự uy nghiêm của Ngài. Tôi ngần ngại trước khi viết “sự uy nghiêm”, và sự
ngần ngại này chứng tỏ cho tôi thấy rằng không dễ gì tìm được ngôn từ đúng đắn
cho tình yêu tôn thờ này. Do đó ngày nay có một cách nói của Phúc Âm trở nên
nổi tiếng bởi vì nó xác định đầy đủ sự tôn thờ thực sự: “Phải thờ lạy Thiên
Chúa trong tinh thần và chân lý”.
Khi thánh Gioan nối kết hai từ tinh
thần với chân lý bằng từ và, từ quan trọng nhất thường là từ thứ hai (chẳng hạn
“Ông ta thấy và ông ta tin”). Do đó, ở đây phải chú trọng đến chân lý. Vẫn đối
với Gioan, chân lý làm ta nghĩ ngay đến Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã khẳng định:
“Ta là chân lý”. Trong khi mạc khải chân lý về Chúa Cha, về chính mình và về
quan hệ giữa Ngài với Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thờ lạy “trong chân lý”.
Điều đó có nghĩa là: yêu Cha như Chúa Giêsu yêu thương Ngài.
Nhưng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có
thể ban cho chúng ta những tâm tình như Chúa Giêsu. Thờ lạy “trong tinh thần”
có nghĩa là được Thánh Thần linh ứng khi chúng ta muốn yêu thương Cha theo cách
của Chúa Giêsu.
Bạn chắc chắn cảm thấy tôn thờ thực sự
tức là tôn thờ Ba Ngôi. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu ở giếng Giacob mang lại cho
chúng ta ba màu sắc của sự tôn thờ: Sự tôn thờ này hướng đến Chúa Cha, trong
khi, dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, sự tôn thờ này được nuôi dưỡng bằng
mọi chân lý đến từ Chúa Giêsu.
15. Đổi thay
Qua Tin mừng hôm nay, chúng ta nhận
thấy nơi Chúa Giêsu, con người gặp gỡ được tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa
với những diễn biến nội tâm:
1. Một sự thay đổi:
Cũng giống như các cuộc đàm thoại với
ông Nicôđêmô, Marta và Maria, người đàn bà ngoại tình, tất cả đều kết thúc bằng
một sự thay đổi. Qua lời Chúa mà tất cả các nhân vật đã nhận ra Chúa Giêsu là
ai. Người đàn bà Samaria đã có sự thay đổi trong ngôn ngữ khi nói chuyện với
Chúa. Lúc đầu bà gọi Chúa Giêsu là ông (You), ngôi thứ hai, kế đó là Thưa Ngài
(Sir), rồi từ việc nhận thức Ngài là một tiên tri đến Đấng Thiên Sai. Dịch từ
tiếng Hy lạp “Kyrios”, “Đấng Cứu Thế”, là Đấng mà theo thánh Phaolô diễn tả
trong thơ gửi tín hữu Philipphê: “Mọi gối phải bái quì, cả trên trời dưới đất
và nơi âm phủ”.
2. Một sự hiểu biết:
Cuộc đối thoại đã thay đổi từ sự ngộ nhận
tới thái độ thông cảm hiểu biết. Chúa Giêsu nói về Ngài như là nước hằng sống.
Lúc đầu, người đàn bà hiểu nước hằng sống như là dòng nước luân lưu trôi chảy,
khác với nước ao tù ứ đọng. Đối với người Do Thái, nước là một biểu tượng có ý
nghĩa. Họ thường đề cập đến sự khao khát của đời sống tinh thần đối với nguồn
nước hằng sống và sự khao khát của linh hồn tìm kiếm Thiên Chúa. Trong Cựu Ước,
suối nước biểu tượng cho chính Thiên Chúa hay cho sự khôn ngoan qua việc tuân
giữ lề luật. Đó là món quà vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Theo Gioan thì đó là sự
xuất hiện của Chúa Giêsu, Đấng được Xức dầu của Thiên Chúa. Nước biểu tượng cho
thần khí, như Chúa Giêsu đã nói: “Ai tin vào Ta, thì từ lòng Người, sẽ tuôn
chảy những dòng nước hằng sống”. “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu
không sinh ra bởi nước và Thần Khí”.
3. Một lòng khao khát:
Trong cuộc đối thoại, Chúa Giêsu đã
vượt qua những hàng rào đố kỵ, ngộ nhận để đi thẳng vào lòng khao khát của con
người. Theo William Barclay, thái độ của người đàn bà lúc đầu không những là
hiểu lầm mà còn có vẻ mỉa mai, châm biếm Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, xin cho tôi
nước đó để tôi chẳng còn khát và khỏi phải đến đây xách nước nữa”. Nhưng trong
thái độ mỉa mai này đã biểu lộ một sự thật trong trái tim của con người. Đó là
khát vọng tìm kiếm một điều gì mà chỉ có Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn được.
Thánh Augustinô đã nói lên sự thật này: “Trái tim của chúng ta không bao giờ
yên nghỉ cho đến khi được nghỉ yên trong Người”.
4. Một chứng nhân:
Cuộc đối thoại bị ngưng vì các môn đệ
trở lại, và người đàn bà đã để chiếc vò múc nước ở giếng, trở về làng. Bà trở
về làng mà không mang vò nước theo chứng tỏ rằng bà rất vội vã, muốn chia sẻ
Tin Mừng gặp gỡ Đấng Cứu Thế cho những người khác. Giống như Philipphê khi đã
gặp được Chúa Giêsu rồi liền đi tìm Nathanaen để loan báo Tin Mừng. Bà Maria
Mađalêna đã vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo rằng đã gặp thấy Chúa.
Sứ mạng của người Kitô hữu cũng trải
qua hai giai đoạn: trước hết gặp gỡ Đức Kitô một cách cá nhân, như là một chứng
nhân; sau đó trở nên nhà truyền giáo, loan báo Tin Mừng. Sự khám phá ra Chúa
Giêsu là Đấng Cứu Thế đã làm cho người đàn bà vui mừng đến nỗi không còn cảm
thấy xấu hổ về tội lỗi của mình nữa. Bà chạy đi loan báo công khai cho mọi
người biết về một con người đã biết tất cả cuộc đời của bà. Bà chỉ nói về điều
xảy ra cho bà, và mời mọi người hãy đến và xem.
Vai trò của người đàn bà Samaria là
đưa mọi người đến với Chúa Giêsu như Công đồng Vatican II đã viết: “Việc tông
đồ mà mỗi người phải thực hiện bắt nguồn từ mạch sống phong phú đích thật Kitô
giáo. Đó là căn bản và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân.
Dẫn đưa mọi người đến với Đức Kitô,
nguồn nước hằng sống cũng là vai trò của Giáo Hội, của các người Kitô hữu như
thánh Gioan đã nói: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể lại mà chúng tôi
tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật
là Đấng Cứu Thế”.
16. Gặp gỡ
Bài Tin Mừng thuật lại một trong những
cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu. Đây là cuộc gặp gỡ một phụ nữ ở Samaria và cuộc gặp
gỡ này đã làm chuyển biến cuộc đời của người phụ nữ ấy.
Người phụ nữ này đi kín nước thì tình
cờ gặp Chúa Giêsu đang ngồi nghỉ chân bên bờ giếng, chứ chị ta không hay biết
gì và cũng không có ý định gặp Chúa. Chúa đã gợi chuyện với chị bằng việc xin
nước uống. Sau một cuộc hành trình xa dưới nắng nóng, mệt mỏi, Chúa Giêsu khát
nước, gặp giếng nước và người kín nước, Ngài xin nước uống là một điều tự nhiên
bình thường. Nhưng ở đây không phải Chúa khát nên xin nước uống mà chỉ là dịp
để Ngài đề cập đến một vấn đề quan trọng hơn. Có thể nói Chúa giả vờ xin nước
để gợi truyện, Ngài muốn nói cho chị ta biết: chính chị là người đang khát, và
Chúa cũng muốn nói cho chị ta biết: Ngài là ai, là người sẽ làm cho chị hết
khát: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa”.
Nhưng lại ở mức độ cụ thể của đời
thường, người phụ nữ Samaria không hiểu gì hết, nên Chúa đi thêm một bước nữa,
Ngài nói với chị về đời tư của chị, khi đó chị nhận ra ngay Ngài là một ngôn
sứ. Chúng ta thấy Chúa không kết án, cũng không trách chị ta đã có đến năm đời
chồng rưỡi. Đó không phải là vấn đề. Điều Chúa muốn là chị ta nhận ra Ngài là
ai, và Chúa đã thành công. Từ không biết đến nghi ngờ, từ nghi ngờ đến nhận
biết. Chị nghi ngờ người đang nói với chị không phải là bất cứ ai, và chị đã
nhận ra một khuôn mặt mới: không phải là một ngôn sứ mà là Đấng Mêsia mọi người
đang mong đợi.
Thế là giếng đó, vò đó, người phụ nữ
không còn quan tâm nữa, chị chạy ngay đi thông báo nước hằng sống vừa khám phá.
Chính cái quá khứ không ra gì của chị đã làm cho chị trở thành có khả năng nói
về Chúa: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm.
Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” Mọi người tin lời chị, họ đến gặp Chúa
Giêsu và họ cũng tin Chúa. Như vậy, sau khi gặp Chúa Giêsu, người phụ nữ đã tin
và làm chứng cho Chúa giữa những người Samaria trong thành, và những người này,
sau khi gặp Chúa, đã xin Chúa ở lại với họ, và hân hoan tuyên xưng rằng: “Không
còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết
rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian”.
Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu của
người phụ nữ Samaria là cái mẫu gặp gỡ Chúa của chúng ta, và yêu cầu chúng ta
hãy cố thực hiện một cuộc gặp gỡ như thế trong Mùa Chay. Sống kinh nghiệm gặp
gỡ Chúa không phải chỉ là một may mắn tình cờ mà là điều ai cũng có thể tìm gặp
được. Muốn gặp gỡ Chúa là điều rất dễ, bởi vì chính Chúa yêu thương chúng ta,
ngày ngày đi tìm và đến gõ cửa tâm hồn mỗi người chúng ta. Chúng ta đang muốn
gặp gỡ Chúa ư? Hãy nhớ lời Chúa nói: “Này Ta đang đứng ngoài cửa và gõ, ai nghe
tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà kẻ ấy”. Như vậy có nghĩa là cuộc gặp gỡ
hoàn toàn tùy thuộc nơi chúng ta, tùy thuộc vào thái độ sẵn sàng của chúng ta.
Có thể Chúa Giêsu đã tìm đến gõ vào cánh cửa của tấm lòng chúng ta nhiều lần
rồi, nhưng chúng ta say ngủ hay bận bịu trăm công ngàn việc hoặc trong tấm lòng
chúng ta có quá nhiều tiếng ồn ào và quá nhiều khách khứa nên chúng ta đã không
nghe thấy tiếng Ngài và không mở cửa cho Ngài. Nếu thế thì cần phải có những quyết
định cụ thể và thay đổi ngay thế nào để khi Chúa đến gõ cửa, chúng ta sẵn sàng
mở ngay. Có thể Chúa đang gõ cửa tấm lòng chúng ta ngay trong lúc này, chúng ta
đừng bỏ lỡ cơ hội. Xin Chúa cho tất cả chúng ta đều sẵn sàng mở cửa để Chúa đến
gặp gỡ và ban nhiều hồng ân cho chúng ta trong Mùa Chay.
Người phụ nữ Samaria gặp Chúa Giêsu,
cuộc gặp gỡ này đã làm chuyển biến cuộc đời chị. Nếu chúng ta muốn thay đổi hay
đổi mới cuộc đời mình, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy gặp gỡ Ngài, bởi vì
chỉ có Chúa mới giải đáp được những băn khoăn, những ưu tư của chúng ta, chỉ có
Ngài mới làm cho cuộc đời chúng ta đáng sống, sống vui, sống mạnh, sống hạnh
phúc và có ý nghĩa.
17. Trong Thánh Thần và Chân Lý
Trong một
câu chuyện ngụ ngôn "Những Sinh Vật của Thói Quen", kể rằng có hai vợ
chồng bác nông dân kia cảm thấy cần phải sửa chữa cái chuồng gia súc cũ. Nóc
chuồng thì dột, một vài tấm ván ghép tường bị mục, còn sàn chuồng bằng đất lại
lồi lõm nên bị đọng nước mỗi khi trời mưa. Thế rồi chuồng mới được xây lên và chuồng
cũ bị phá hủy trước khi mùa đông đến. Sáng hôm sau, trước khi đi phố mua thêm
đồ dùng, bác cho gia súc ra đồng cỏ và để cửa chuồng mở phòng hờ nhỡ khi thời
tiết đổi xấu. Mà thật, thời tiết trở nên xấu thậm tệ. Nhiệt độ xuống thấp dần,
mưa bắt đầu rơi và nước mưa chuyển thành băng. Bác nông dân cảm thấy rất vui
khi nghĩ mấy con vật giờ đang được ấm áp trong căn chuồng mới. Khi bác về tới
nhà liền đi thẳng ra chuồng thú vật, nhưng căn chuồng trống rỗng chẳng có con
vật nào cả. Bác vội chạy ra ngoài tìm kiếm và thấy một cảnh thật lạ lùng. Đó là
mấy con vật trông thật tội nghiệp, chúng nép vào với nhau và trên lưng chúng
thì phủ đầy băng tuyết; đồng thời chúng lại đứng trên cái nền chuồng cũ, cảnh
ấy thật là Những Sinh Vật của Thói Quen.
Chúng ta thờ Chúa không phải chỉ làm
những việc theo thói quen như đi nhà thờ hay đọc kinh nhưng phải thờ Chúa trong
cả đời sống chúng ta.
Vào thời Chúa Giêsu thì người
Samaritanô là những người xưa ly khai và tách mình khỏi dân tộc Do thái. Không
như người Do thái thờ Thiên Chúa tại đền thờ trên núi Sion ở Giêrusalem, người
Samaritanô đã thờ Chúa Trời tại đền thờ trên núi Garizim. Bởi đó phụ nữ kia đã
nói với Chúa Giêsu: "Tôi thấy Ngài là một tiên tri, vậy xin Ngài hãy nói
với tôi tại sao cha ông chúng tôi thờ Chúa Trời trên núi này trong khi những
người Do thái các ông lại nói phải thờ tại Giêrusalem?" Chúa Giêsu trả
lời: "Hãy tin Ta, vì khi giờ đến thì người ta không còn thờ phượng Chúa
Cha trên núi này hay tại Giêrusalem... Nhưng khi giờ đến, mà thật sự nó đã đến
rồi, thì những người thật sự thờ Thiên Chúa sẽ tin thờ Chúa Cha trong tinh thần
và chân lý; đó chính là điều Chúa Cha muốn" (Ga 4, 20.21.23).
"Thờ Chúa Cha trong tinh thần và
sự thật", qua những lời đó Chúa Giêsu đã hướng quan niệm về việc thờ
phượng Thiên Chúa từ nơi chốn sang tính cách. Tức là việc tôn thờ Thiên Chúa hệ
tại không phải là "ở đâu" nhưng là "thế nào". Người ta sẽ
không còn cho rằng Thiên Chúa chỉ ẩn mình trong những bức tường của đền thờ thế
gian, hay Ngài chỉ quanh quẩn đâu đấy như trên đỉnh núi chẳng hạn. Thật sự,
người ta sẽ thờ Chúa trong tinh thần và chân lý, và Nhà của Chúa được tìm thấy
trong tâm hồn con người. Người ta không dựa vào thói quen nhưng mặc lấy tinh
thần của Chúa. Thánh Phaolô đã nhắc nhớ chúng ta phải tẩy sạch một số thói
quen. Ngài nói, "Anh em hãy vất bỏ tất cả những gì thuộc về thế gian: gian
dâm ô uế, đam mê sai trái, dục vọng xấu xa, tham lam ăn uống, giận dữ, nóng
nảy, thù hận, chửi thề và ngôn từ lăng loàn... anh em hãy dứt khoát với mọi
thói quen ấy" (Col 3:5-7). Kể cũng lạ, vì có rất nhiều trong chúng ta đi
nhà thờ, đọc Thánh Kinh, bàn về đạo lý nhưng vẫn cứ để cho những tính xấu ấy
làm chủ đời mình.
Hơn nữa, Thánh Phaolô nói rằng chúng
ta cần phải thay đổi những tập quán xấu bằng những tập quán tốt. Ngài nói,
"Hãy mặc lấy, hỡi những người được Chúa tuyển chọn, lòng quan tâm trắc ẩn,
tốt lành, khiêm nhường, quảng đại, nhẫn nại, chia sẻ nỗi buồn, tha thứ mọi lỗi
lầm anh em xúc phạm tới ngươi, và trên hết hãy mặc lấy tình yêu" (Col
3:12-14). Xin cho chúng con thật sự thờ Chúa
trong tinh thần và chân lý, trong cả cuộc sống chúng con.
18. Cuộc
gặp gỡ kỳ diệu
(Sưu tầm của
Linh Xuân Thôn)
Cuộc
sống con người có nhiều mối tương quan liên đới với nhau, và có nhiều cuộc gặp
gỡ khác nhau. Có những cuộc gặp gỡ như
gió thoảng, như mây trôi… gặp đó rồi tan biến đi không để lại một dấu tích nào
trong cuộc đời. Nhưng cũng có những cuộc
gặp gỡ đã làm thay đổi cả một đời người.
Đó là cuộc gặp gỡ kỳ diệu của tôi, người con gái dân làng Samaria, với
Đức Giêsu bên bờ giếng.
Hơn
hai ngàn năm trước, giữa trưa hè oi bức, trong lúc mọi người đang nghỉ trưa,
nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người, tôi một mình lén lút mang bình ra
giếng để múc nước với hy vọng không phải gặp mặt những người thân quen. Tôi
muốn chạy trốn vì gốc gác thấp hèn không trong sạch của mình, nên những người
hàng xóm láng giềng luôn xa lánh tôi. Tôi muốn trốn chạy vì trót mang thân phận
hồng nhan đa truân, tình duyên lỡ làng với 5 đời chồng, nên những người họ hàng
bà con luôn nhìn tôi bằng con mắt khinh bỉ. Tôi muốn chạy trốn vì xã hội này đã
quay lưng với tôi, đã không có chỗ dành cho tôi, đã âm thầm kết án tôi là
phường đàng điếm tội lỗi …
Một
mình tôi bước đi trong cuộc đời, và hôm nay, một mình tôi bước ra bờ giếng với
hy vọng không phải gặp mặt người nào cả. Nhưng kìa, một người đàn ông Do Thái
đang ngồi nghỉ trưa bên giếng. Ông ngước mắt nhìn tôi, tôi không còn cách nào
chạy trốn nên đành phải cúi đầu bước đi trong thinh lặng. Tôi bước đi nhưng
lòng tôi lại có ý nghĩ khinh miệt người đàn ông này.
Hắn
chỉ là một gã Do Thái đói rách bẩn thỉu, nhưng có lẽ hắn cũng tham lam và coi
trọng lề luật như bao gã Do Thái khác. Nhìn quần áo của hắn thì biết rõ hắn là
một gã Do Thái nghèo. Cuối cùng bước chân nặng nề cũng mang tôi đến bên bờ
giếng. Tôi mong muốn múc nước đổ đầy bình cho thật nhanh để ra về ngay, tránh
cái nhìn soi mói của gã đàn ông Do Thái này. Hơn nữa, theo luật Do Thái, Samari
và Do Thái là hai thế giới riêng biệt, không bao giờ được phép chung đụng, vì
người Samari bị coi là phường ngoại đạo.
Bỗng
dưng người đàn ông lên tiếng gợi chuyện với tôi: “Chị cho tôi xin chút nước
uống” (Ga.4:8). Tôi bâng khuâng ngỡ ngàng về giọng nói trầm ấm đó. Tôi ngạc
nhiên về lời xin nước để uống. Tôi ngước mắt nhìn ông, nhìn vào vầng trán cao
với khuôn mặt nhân hậu … nhìn vào cặp mắt sáng ngời với nụ cười hiền hoà tươi
vui … Tôi nhủ thầm trong lòng: “Chắc hẳn ông này không phải là người tầm
thường”. Tôi lên tiếng nói với ông ” Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một
phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?” (Ga.4:9). Nghe tôi nói, ông nở nụ cười
thật tươi, thật hiền hòa như trả lời với tôi rằng ông chẳng nặng lề luật, nhưng
trọng tình người.
Trong
cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, tôi mới hiểu ra rằng ông chỉ giả vờ xin nước để gợi
chuyện với tôi mà thôi. Ông không khát nước, nhưng từng bước rồi từng bước, ông
tế nhị chỉ bảo cho tôi biết chính tôi mới là người khát, khát Nước Hằng Sống.
Ông hé mở cho tôi biết ông là ai, và ông sẽ làm gì để tôi hết khát: "Ai
uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát
nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại
sự sống đời đời." (Ga.4:13-14). Sự
xa lạ và nghi ngờ đối với ông trước đây đã dần dần tan biến trong tôi, nhường
chỗ cho sự yêu thương kính trọng.
Trong
cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, ông nhìn thấu suốt con người của tôi: những cuộc tình
vụng trộm chóng qua, những thù hận và trốn chạy trong cuộc đời, những vết
thương lòng nhói đau … tất cả ông đều biết rõ, cái biết của ông không nhằm soi
mói, nhưng để cảm thông. Tôi giật mình sấu hổ khi thấy ông biết rõ những bí ẩn
của đời tôi: “Chị nói: tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi,
và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị “ (Ga.4:18). Nghe lời
nói của ông, trong tôi từ chỗ yêu thương kính trọng trước đây, bây giờ tôi cúi
đầu tôn kính ông là ngôn sứ của đời mình.
Trong
cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, ông chỉ vẽ cho tôi biết về Thiên Chúa:” Thiên Chúa là
thần khí, và những ai thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự
thật." (Ga.4:24). Và cũng trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, khi nghe tôi nhắc
đến Đấng Mêsia, còn gọi là Đức Kitô. Ông đã lên tiếng: “Đấng ấy chính là tôi,
người đang nói với chị đây" (Ga.4:26).
Tôi
đứng dậy, để lại vò nước bên bờ giếng, chạy như bay về nhà, thông báo với bà
con họ hàng, với hàng xóm láng giềng, với mọi người tôi gặp gỡ… những người mà
chỉ vài giờ trước đây tôi còn chạy trốn không muốn gặp mặt, nay tôi mạnh dạn
lớn tiếng nói với họ: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì
tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” (Ga.4:29).
Giêsu ơi! Cuộc gặp gỡ kỳ diệu bên bờ
giếng đã biến đổi đời con, giúp con trở thành con người mới, với trái tim mới,
trái tim của yêu thương và hy sinh phục vụ... Xin cho con được gặp gỡ Ngài mỗi
ngày trong suốt cuộc đời của con. Amen.
19.
Suy niệm của
JKN
Câu hỏi gợi
ý:
1.
Có thực tại trần gian nào thỏa mãn được những khát vọng vô hạn của con người
không? Những thực tại siêu nhiên thì sao? Thực tại nào có thể thỏa mãn những
khát vọng của con người để họ được hạnh phúc?
2.
Người ta có luôn luôn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa trong kinh nguyện, trong thánh
lễ, trong các bí tích không? Muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa phải có những yếu
tố nào?
3.
Thế nào là thờ phượng, gặp gỡ Thiên Chúa «trong thần khí và sự thật»?
Suy tư gợi
ý:
1. Khát vọng của con người không bao giờ được
thỏa mãn
Khát nước, đó là tình trạng thiếu thốn
mà ai cũng đều kinh nghiệm hằng ngày. Khát nước đòi người ta phải uống nước để
thỏa mãn cơn khát. Nếu không thỏa mãn, con người sẽ bị cơn khát dằn vặt rất đau
khổ. Uống rồi thì hết khát, nhưng chỉ một thời gian (một tiếng hay hai tiếng
sau) cơn khát lại trở lại, và cứ thế mãi. Đói cũng tương tự như khát. Ngoài
nước uống và thức ăn, con người còn đói khát nhiều chuyện khác: tình cảm, tình
yêu, tình dục, tiếng khen, tiền bạc, địa vị, quyền lực, hiểu biết, trở nên hoàn
hảo… Nhưng tất cả những thứ ấy, dù đạt được như lòng mong ước, thì con người
cũng chỉ thỏa mãn một thời gian rất ngắn, để rồi lại tiếp tục cảm thấy thiếu
thốn. Nếu không tiếp tục thỏa mãn, con người cảm thấy đau khổ. Khi không có
chiếc xe đạp, ta cảm thấy thiếu và mong có được chiếc xe đạp. Khi đã có chiếc
xe đạp, ta lại thấy thiếu và mong có chiếc gắn máy… Cứ thế, chẳng bao giờ ta
hết thiếu thốn, ết đói khát, hay hết khát vọng cả. Hạnh phúc của con người vì
thế chỉ luôn luôn tạm thời: được no đủ trong giây lát để rồi lại đói khát triền
miên.
Như vậy, con người cứ phải nô lệ cho
những cơn khát đủ loại của mình, cứ phải vất vả để tìm đủ cách thỏa mãn chúng.
Trong khi tìm cách thỏa mãn chúng, nhiều khi con người phải hy sinh cả gì mình
quí nhất: mạng sống, lương tâm, tình cảm vợ chồng, tình nghĩa anh em… Vì thế,
cơn khát này chưa được thỏa mãn thì mình lại gây nên những cơn khát loại khác.
Cứ thế mà con người lâm vào vô số những vòng luẩn quẩn trói chặt con người vào
đau khổ.
2. Làm sao để hết khát vọng? để khỏi đau khổ?
Đức Giêsu nói: «Ai uống nước này, sẽ
lại khát». Thật vậy, những cách thỏa mãn khát vọng của con người đều chỉ là tạm
thời. Được thỏa mãn rồi lại tiếp tục khát vọng. Khát vọng siêu đẳng nhất của
con người là muốn có một giải pháp để thỏa mãn vĩnh viễn mọi khát vọng, và
không còn phải khát vọng nữa. Làm sao có được giải pháp đó trên đời? Đức Giêsu
đã cho ta biết Ngài có giải pháp đó: «Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao
giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên,
đem lại sự sống đời đời». Ngài cho biết giải pháp của Ngài sẽ trở thành «một
mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời» nơi người dùng giải pháp ấy. Có sẵn
trong người một mạch nước thì ta sẽ không bao giờ khát nữa, mà trái lại còn có
thể làm thỏa mãn cơn khát của người khác. Mạch nước ấy «đem lại sự sống đời
đời». Mạch nước ấy là gì? Là chính Thiên Chúa, được hiện thân thành Đức Kitô.
Chỉ cần thật sự gặp gỡ Thiên Chúa hay Đức Kitô, ta sẽ có được mạch nước đem lại
sự sống ấy ở trong ta. Lịch sử Giáo Hội cho thấy nhờ thật sự gặp được Thiên
Chúa, các vị thánh đã được biến đổi hoàn toàn, các ngài cảm thấy hạnh phúc vô
biên bất chấp nghịch cảnh, đã yêu thương và có một sức mạnh tinh thần rất lớn
để dấn thân và hy sinh cho Thiên Chúa và đồng loại không mệt mỏi. Vậy vấn đề
mấu chốt là thật sự gặp gỡ Thiên Chúa hay Đức Kitô.
3. Làm sao để thật sự gặp gỡ Thiên Chúa?
Nhiều khi ta đến để gặp Chúa – trong
nhà thờ, bằng đọc kinh cầu nguyện, bằng việc dâng thánh lễ, v.v… – nhưng ta lại
không thật sự gặp được Chúa. Ta cầu nguyện, đi lễ theo thói quen, theo giờ
giấc, theo luật buộc, một cách hoàn toàn hình thức. Ta đối diện với Chúa trước
nhà tạm, ta rước Chúa vào tận trong lòng mình, nhưng ta vẫn không thật sự gặp
Chúa. Cũng như các kinh sĩ Do Thái xưa, họ nói chuyện với Chúa, ở bên cạnh
Chúa, đối diện với Chúa, nhưng không gặp Chúa. Cổ nhân có câu: «Hữu duyên thiên
lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng» (Có duyên với nhau thì dù
xa ngàn dặm cũng vẫn gặp được nhau, không có duyên với nhau thì dù có mặt đối
mặt cũng không gặp nhau). Như thế, sự gặp gỡ thật sự đòi hỏi phải có «duyên»
với nhau, có sự đồng cảm, sự giống nhau nào đó. Cổ nhân còn nói: «Đồng thanh
tương ứng, đồng khí tương cầu» (Cùng âm thanh thì phụ họa nhau, cùng tính tình,
khuynh hướng, tài năng thì tìm gặp nhau). Bản chất của Thiên Chúa là tình yêu,
nên chỉ những ai biết yêu thương – nghĩa là giống Thiên Chúa – mới có thể gặp
gỡ Thiên Chúa một cách đích thực: «Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa
sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên
Chúa» (1Ga 4,7a-8). Chữ «biết» ở đây có nghĩa là cảm nghiệm, gặp gỡ Thiên Chúa.
Vì thế, kẻ gian ác, kẻ ghen ghét, người không biết yêu thương thì không thể gặp
được Thiên Chúa.
Đức Giêsu nói: «Đã đến giờ các người
sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem». Như
vậy, để gặp gỡ Thiên Chúa, thì không gian – tức chỗ này chỗ kia – không phải là
chuyện quan trọng: «Đấng Tối Cao không ở trong những ngôi nhà do tay người phàm
làm ra» (Cv 7,48). Đức Giêsu cũng nói: «Giờ đã đến – và chính là lúc này đây –
những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự
thật». Như vậy, muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, ta cũng phải gặp gỡ Ngài trong
thần khí và sự thật.
4. Gặp gỡ Thiên Chúa trong thần khí và sự
thật
Để giải thích điều này, Đức Giêsu nói:
«Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong
thần khí và sự thật». Nếu Thiên Chúa là thần khí, thì để gặp Ngài, con người
cũng phải dùng thần khí của mình – tức tâm hồn mình – để gặp Ngài. Vì chỉ có
thần khí mới gặp được và hòa nhập được với thần khí. Như vậy nghĩa là phải gặp
Ngài trong chính tâm hồn mình. Thật vậy, nơi dễ gặp gỡ Thiên Chúa nhất, chính
là cung lòng của mỗi người chúng ta. Không gì linh thánh bằng con người, hay
tâm hồn con người, vì «con người là hình ảnh của Thiên Chúa» (St 1,26-27; 9,6;
Kn 2,23). Và cũng không nơi nào linh thiêng bằng cung lòng con người: «Nào anh
em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa
ngự trong anh em sao? Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là
anh em» (1Cr 3,17; x. 6,19). Có gặp được Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình, mình
mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa ở nơi khác, trong Thánh Thể, trong nhà thờ, trong
tha nhân, trong thiên nhiên. Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình mà mình không gặp
được, thì mong gì gặp được Thiên Chúa ở bên ngoài. Thánh Âu-Tinh đã từng than
thở: «Con đã tìm Chúa ở ngoài con, nên con đã không gặp được Chúa của lòng con»
(Confession, cuốn VI, chương 1).
Muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, còn
phải gặp Ngài trong sự thật. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của sự thật,
vì thế, người gian dối, không thành thật với lòng mình, với mọi người, và với
Thiên Chúa, thì không thể gặp được Ngài. Như vậy để thật sự gặp được Thiên
Chúa, cần phải có một tâm hồn ngay thẳng, thành thật, chân chất, «có nói có,
không nói không» (Mt 5,36), không quanh quéo, uẩn khúc. Không thể gặp được
Thiên Chúa những người nghĩ một đằng, nói một ngả, hay nói một đằng, làm một
nẻo.
Cầu nguyện
Tôi nghe thấy tiếng Chúa: «Đã đến lúc
trình độ tâm linh con người phải tiến cao hơn một bậc nữa. Con người không nên
thờ phượng Thiên Chúa theo kiểu vụ hình thức, vụ không gian, vụ thời gian, vụ
vật chất nữa. Con người cần thờ phượng và gặp gỡ Thiên Chúa bằng thần khí chứ
không phải qua vật chất, qua hình thức nữa. Con người cần gặp gỡ Thiên Chúa
ngay trong bản thân mình hơn là ở một nơi nào bên ngoài. Con người cần hiểu
biết Thiên Chúa theo sự thật, bằng chính bản chất của Ngài hơn là bằng những
hiện tượng, danh từ, ngôn ngữ hay cách diễn tả đặc thù của mỗi tôn giáo, mỗi
nền văn hóa. Có gặp gỡ Thiên Chúa đích thực, con người mới được biến đổi để trở
nên hoàn hảo và hạnh phúc hơn»
20.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ – Lm. FX. Vũ Phan Long
1.- Ngữ cảnh
Trong cuộc chuyện trò với Nicôđêmô,
tác giả Gioan đã mô tả cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với mộtđại diện của giai cấp
cầm quyền Do Thái. Hoạt cảnh tiếp theo có nội dung là cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu
với mộtngười phụ nữ Samari. Người Do Thái và người Samari sống những tương quan
căng thẳng. Người Samari coi mình là hậu duệ của các tổ phụ (x. Ga 4,12.20) và
là số sót của Israel, vì Bắc quốc đã bị người Átsua tiêu diệt vào năm 722 tCN.
Thiên Chúa của họ là Đức Chúa (Yhwh), là Thiên Chúa của Israel. Họ chỉ chấp
nhận năm cuốn sách của Môsê (= Ngũ Thư). Người Do Thái Giêrusalem coi họ như là
mộtdân tộc hỗn hợp bán ngoại giáo (x. 2 V 17,24-41), nên đã cấm họ không được
tham gia vào việc tái thiết Đền Thờ sau Lưu đày (x. Er 4,1-24), và lại còn ghét
họ thậm tệ mà coi họ như là dân ngu ngốc sống tại Sikhem (Hc 50,26).
Đức
Giêsu không để mình bị ảnh hưởng bởi những kiểu đánh giá như thế. Người đã đón
tiếp vị đại diện của Thượng Hội Đồng đã lén đến gặp Người ban đêm như đi gặp
một vị tôn sư. Bây giờ Người ngỏ lời với mộtphụ nữ Samari, có lối sống dường
như nước đôi (x. 4,17-18), mà Người tình cờ gặp lúc giữa trưa. Trong cả hai
trường hợp, Đức Giêsu đều ý thức Người chu toàn nhiệm vụ Chúa Cha giao phó (x.
4,34); trong cả hai trường hợp, Người đều muốn chỉ cho thấy con đường đưa tới
sự sống.
2.- Bố cục
Bản văn có thể được chia thành ba
phần:
1) Mở (4,1-3);
2) Cuộc gặp gỡ với người phụ nữ
(4,4-38):
a)
Khung cảnh và các nhân vật (cc. 4-6),
b)
Cuộc đối thoại với người phụ nữ (cc. 7-26):
- Lời xin nước và ân ban nước hằng sống (cc.
7-15),
- Mạc khải về phụng tự chân thật (cc. 16-26),
+ Các người chồng (cc. 16-18),
+ “Nếu ông là một ngôn sứ” (c. 19),
+ Nền phụng tự mới (cc. 20-26: 20-24;
25-26),
c)
Đối thoại với các môn đệ (cc. 27-38),
3) Gặp gỡ với dân Samari (4,39-42).
3.- Vài điểm
chú giải
- Người phải băng qua (4): Edei
(thì vị hoàn của dei), “phải”, diễn tả một điều nằm trong ý muốn hoặc chương
trình của Thiên Chúa.
- Xykha … Giacóp (5): Đa số
các thủ bản chép là “Xykha” (Sychar). Trong thực tế, trong miền Samari, không
có thành Xykha, mà chỉ có Sêkhem (Shechem) thôi. Có lẽ chữ Shechem đã bị đọc
lầm thành Sychar do vần ar trong Samari. Về liên hệ giữa Giacóp và Shechem, xin
đọc St 33,18; 48,22; Gs 24,32.
- Người Do Thái... người Samari (9): Người
Samari là con cháu của hai nhóm: 1) Những người Israel không phải đi lưu đày
khi Vương quốc phía Bắc sụp đổ vào năm 722 tCN. 2) Những người thực dân xứ
Babylon và Mêđia do các đoàn quân xâm lăng Átsua đưa vào (x. 2 V 17,24tt).
Có một sự đối lập về thần học giữa những
người Do Thái phía Bắc này và người Do Thái phía Nam, bởi vì người Samari không
chịu thờ phượng Thiên Chúa tại Giêrusalem. Tình trạng này thêm trầm trọng vì
người Samari đã gây khó khăn cho người Do Thái hồi hương trong việc tái thiết
Đền Thờ Giêrusalem, rồi đến thế kỷ ii tCN, người Samari lại giúp các vua Syri
trong các cuộc chiến chống người Do Thái. Vào năm 128 tCN, thượng tế Do Thái đã
đốt Đền Thờ Samari trên núi Garidim. Đối với người Do Thái, dân Samari là dân ô
uế.
- Người ấy ban cho chị nước hằng sống... Vậy
Người lấy đâu ra nước hằng sống (10-11): Trong Ga, chúng ta thường gặp
tình trạng các người đối thoại với Đức Giêsu hiểu lầm những công thức Người
dùng, ví dụ ở đây, hai công thức “nước hằng sống” trên môi Đức Giêsu và trên
môi người phụ nữ không cùng một ý nghĩa. Tác giả dùng kiểu viết đó để trình bày
mạc khải của Đức Giêsu về bản thân Người.
- Giếng (cc. 6.11): Trong c. 6, “cái giếng”
là pêgê (HL), trong c. 11, “cái giếng” là phrear (HL). Trong bản Cựu Ước Hy Lạp
(= Bản LXX), pêgê và phrear có nghĩa gần như nhau, nhưng phrear thì gần với
nghĩa là “giếng nước”, còn pêgê thì gần với nghĩa là “mạch/suối nước”. Ý nghĩa
là: Lúc đầu, khi nói về nước tự nhiên của giếng Giacóp, tác giả chưa phân biệt;
bây giờ, khi câu chuyện chuyển sang đề tài nước hằng sống của Đức Giêsu, tác
giả mới phân biệt: Đức Giêsu bây giờ là mạch nước (pêgê; Người sẽ chính thức
tuyên bố như thế ở c. 14), còn giếng Giacóp chỉ là một “cái giếng” thôi
(phrear).
- Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Giacóp (12): Đây
là một ví dụ về nét hài hước trong Ga: các nhân vật vô tình nói ra sự thật về
Đức Giêsu.
- Thưa Ngài (cc.
11.15.19): Ba lần, bản văn Hy Lạp cho thấy người phụ nữ gọi Đức Giêsu là Kyrios
(sir, lord; seigneur). Cùng một kiểu xưng hô, nhưng chúng ta hiểu là có một sự
chuyển biến về ý nghĩa vì người phụ nữ thưa với thái độ càng lúc càng tôn kính
hơn.
- Núi này (21): x.
Đnl 27,4. Đây là núi Garidim. Trong Bản Ngũ Thư Samari, ở Đnl 27,4, chúng ta
đọc được huấn thị ban cho Giôsuê là dựng một thánh điện trên núi Garidim, núi
thánh của người Samari, chứ không phải trên núi Êvan. Cụm từ “Núi Êvan” rất có
thể đã được sửa lại trong bản văn Híp-ri do chủ trương chống Samari.
- Thần khí và sự thật (24): tức
là Thánh Thần và Đức Giêsu (là sự thật).
- Đấng ấy chính là tôi (26): Đây
là công thức bằng tiếng Hy Lạp egô eimi (I am; Je suis). Công thức này là chính
danh xưng Thiên Chúa tỏ cho Môsê. Tác giả muốn ngầm giới thiệu thần tính của
Đức Giêsu.
4.- Ýnghĩa
của bản văn
Bản văn được bố cục thành những “xen”
qua đó Đức Giêsu đối thoại với người phụ nữ và các môn đệ để đưa họ đến chỗ đón
nhận những mạc khải chính yếu về bản thân Người.
* Mở (1-3)
Chương 4 của TM Ga mở đầu bằng một
đoạn văn tóm tắt có vai trò “làm cầu” nối [vì liên kết] 3,22-36 với [vì chuẩn
bị cho] 4,4-42. Đoạn Ga 4,1-4 này thông tin cho chúng ta về Đức Giêsu và các
môn đệ Người, và về phép rửa mà Người đã làm. Hoạt động này của Đức Giêsu và
nhóm của Người dường như diễn tiến song song với hoạt động của Gioan và các môn
đệ ông.
Các câu 1-2 nói với chúng ta một lần
nữa rằng Đức Giêsu đã làm phép rửa cùng với các môn đệ Người (x. Ga 3,22), rồi
nhờ một mệnh đề xen vào giữa, chúng ta biết rằng chính các môn đệ đã làm phép
rửa, đồng thời, bản văn cho biết là Đức Giêsu cũng biết việc ấy.
Sang c. 3, bản văn xác định rằng Đức
Giêsu bỏ miền Giuđê, mà trở lại miền Galilê.
* Cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samari (4-42)
a) Khung
cảnh và các nhân vật (cc. 4-6),
Để trở lại miền Galilê, Đức Giêsu phải
băng qua miền Samari. Không phải là Đức Giêsu và các môn đệ không còn cách nào
khác ngoài cách băng qua Samari, một miền đất nổi tiếng là không hiếu khách (x.
Lc 9,51-56). Sự bó buộc này (“phải”, edei) mang tính thần học và thiêng liêng,
vì thuộc về chương trình của Thiên Chúa, sẽ tạo cơ hội cho cuộc gặp gỡ.
Đến đây chúng ta được giới thiệu khung
cảnh của cuộc gặp gỡ: bên cạnh giếng Giacóp, trong thửa đất mà Giacóp đã cho
con là Giuse. Với chi tiết này, tác giả đưa ta trở lại với bài anh hùng ca là
lịch sử các tổ phụ và đặc biệt của tổ phụ Giacóp. Tác giả TM IV đã đối chiếu
Đức Giêsu với Giacóp trong giai thoại Nathanaen, khi ngài nói đến các thiên
thần lên xuống trên Con Người, tức là gợi đến thị kiến của Giacóp. Thế rồi
truyện Giacóp lại được đặt liên kết với truyện Giuse, từ nơi ông mọi phúc lành
đến với nhà Israel. Cả câu “Người nói gì, các anh cứ việc làm theo” được Đức
Maria nói ở Cana (Ga 2,5b) cũng liên kết với truyện Giuse. Vậy tác giả muốn
liên kết Đức Giêsu cả với cuộc đời Giacóp lẫn cuộc đời Giuse và với những gì
làm nên ý nghĩa của vai trò Giuse trong lịch sử Israel. Đức Giêsu là Đấng ban lương
thực, Đấng cho người đói ăn no, và vì đói luôn đi với khát, Người cũng là Đấng
giải khát, như đã xảy ra trước đây với Giacóp rồi với Giuse. Phải chăng ở đây
chúng ta còn gặp lại đề tài những cuộc hôn nhân phát sinh từ bên một bờ giếng? Và
hai nhân vật chính là Đức Giêsu và người phụ nữ Samari xuất hiện, trong khi các
môn đệ đã đi vào thành mua thức ăn.
Đức Giêsu đến ngồi ngay xuống bờ
giếng, vì mệt mỏi. TM IV nhắc đến sự mệt mỏi của Đức Giêsu (khác với quan niệm
của ảo thân thuyết hay của phái ngộ đạo). Người không phải chỉ là Thiên Chúa,
mà cũng còn là một người thật, và vì thế, đôi lúc Người cảm thấy mệt nhọc. Xa
hơn một chút, nhân tính Người còn được nêu bật thêm một lần nữa khi tác giả
viết rằng Người cảm thấy sức nóng nực của lúc giữa trưa và cần uống nước (x.
cc. 6 và 7). Nhu cầu này khiến Người xin nước với người nào xuất hiện đầu tiên,
và đây là một phụ nữ Samari (Ga 4,7-15), bà này có lẽ vẫn quen đi kín nước tại
giếng này.
b) Cuộc đối
thoại với người phụ nữ (cc. 7-26)
Người phụ nữ vừa đến nơi, liền xảy ra
cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và bà ấy, Trong mẩu đối thoại, sẽ xuất hiện
chuyển động này: các nhân vật đi từ nhu cầu thể lý (của Đức Giêsu), để đi tới
cơn khát thiêng liêng (của người phụ nữ), cơn khát duy nhất có thể giải tỏa
tình trạng khao khát của thân phận con người. Nhu cầu hoặc các nhu cầu tự nhiên
luôn luôn có đó để ta phải tìm thỏa mãn, nhưng không đến độ bóp nghẹt ước vọng
sâu xa của con người.
- Lời xin nước và ân ban nước hằng
sống (cc. 7-15). Trong phân đoạn cc. 7-15, chúng ta gặp được một mạc khải về
nước hằng sống. Khi thấy người phụ nữ, Đức Giêsu liền xin uống. Người đang ở
một mình, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn (c. 8), nên Người không thể xin
các ông đáp ứng nhu cầu. Có lẽ do nghe giọng nói của Đức Giêsu, người phụ nữ biết
rằng Người không phải là dân địa phương, nên đã cao giọng đưa ra mấy nhận xét
tiêu cực. Làm sao Người lại dám xin điều gì với một người Samari? Chẳng lẽ
Người lại không biết tập tục cấm một người đàn ông nói chuyện một mình với một
người đàn bà lạ mặt? Các kinh sư thường dạy rằng nếu ai cần xin một phụ nữ điều
gì, thì phải nói thật ít. Do đó, chúng ta hiểu nỗi ngạc nhiên của các môn đệ,
khi trở về, thấy Đức Giêsu đang trò chuyện với một người phụ nữ và lại là một
phụ nữ Samari.
Cũng như trong truyện Nicôđêmô, ở đây
cơn khát của Đức Giêsu tạo dịp cho Người đối thoại, nhưng hoàn cảnh đầy những
dị nghĩa khiến cuộc đối thoại có thể bị phá vỡ. Quả thế, câu nói của người phụ
nữ: “Ông là người Do Thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống
sao?” (c. 9) lẽ ra đã bắt Đức Giêsu phải thinh lặng. Nhưng Đức Giêsu lại có
sáng kiến bỏ qua cuộc tranh luận về các quy luật xã hội tôn giáo dựa trên những
đối lập hỗ tương có từ bao đời. Các đối lập ấy không bao giờ là tiếng nói cuối
cùng cho các tương quan giữa con người với nhau.
Thoạt tiên, câu trả lời của Đức Giêsu:
“Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi
chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống”
(c. 10), dường như muốn nhắc bà nhớ đến truyền thống hiếu khách của dân Địa
Trung Hải: giúp đỡ tận tình bất cứ người lữ khách nào. Thế nhưng Đức Giêsu còn
nhắm một đề tài lớn hơn. Từ c. 10 đến c. 15, có một mẩu đối thoại nhỏ xoay
quanh đề tài “nước/ân ban”. Bằng cách đó, Người muốn lôi kéo sự chú ý của người
phụ nữ vào điểm mà lẽ ra bà phải hiểu, nghĩa là lẽ ra bà không được lẫn lộn hai
yếu tố: một bên là nước cụ thể và vật chất, và bên kia là nước hằng sống, ân
ban hoàn toàn đặc biệt bây giờ được trao tặng.
Từ c. 10, nổi rõ là “nước” mà Đức Giêsu
nói đến thì cao trọng hơn là nước thiên nhiên, nước kín từ giếng lên. Còn phải
hiểu ngầm một điều song song khác, đó là nước mà Đức Giêsu hứa ban thì cao
trọng hơn nước các tổ phụ đã ban; như vậy, mạc khải của Đức Giêsu về phẩm chất,
thì cao trọng hơn mạc khải của các tổ phụ (như pêgê so với phrear). Ta thấy rõ
trên bình diện biểu tượng, trọn con đường mà người phụ nữ phải trải qua: khởi
đi từ cái giếng Giacóp (x. St 24), bà phải đi lên tới tận nguồn nước hằng sống,
là chính Đức Giêsu. Đây hầu như là lời loan báo chương trình mà bài tường thuật
sẽ phải rảo qua. Bởi vì người đàn bà có thể thực hiện bước ấy, Đức Giêsu mới đề
nghị cho bà nước hằng sống (Ga 4,10).
Đã mơ hồ linh cảm người đang đối thoại
với mình là một người khác thường, người phụ nữ không quay về điều được nói đến
nữa, nhưng quay về người đã xin bà cho uống, và bây giờ lại tỏ ra sẵn sàng ban
cho bà nước hằng sống. Bà hỏi (c. 11), y như thể muốn nói với giọng mỉa mai
rằng: “Ông tưởng ông là ai chứ? Ông không có gầu để kín nước mà giếng lại sâu,
thế mà ông lại đề nghị như thế?” Rồi bà tiếp: “Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ
Giacóp, là người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng
này, cả con cháu...”.
Một lần nữa, cuộc gặp gỡ có thể bị phá
hỏng, bởi vì đề nghị của Đức Giêsu đã không được đón nhận. Nhưng Đức Giêsu kiên
nhẫn tiếp tục. Người tìm cách gợi lên nơi bà khát vọng chân thật sẽ đưa bà đến
chỗ quay hướng về Người, như quay về với Đấng duy nhất có thể thỏa mãn điều bà
đang đi tìm. Vậy điều đầu tiên là làm cho bà hiểu rằng có hai loại nước: loại
thứ nhất là nước tự nhiên của giếng, không thể làm cho hết khát, và loại thứ
hai, nước mà Người sẽ ban, sẽ giải khát hoàn toàn. Hơn nữa, loại nước thứ hai
còn biến kẻ uống thành một mạch nước trào dâng. Đàng khác, Đức Giêsu muốn đưa bà
chuyển đi từ ân ban đơn giản hoặc ân ban của Thiên Chúa đến Đấng ban ơn, là
chính Người. Ở c. 15, người phụ nữ đã đưa một bước chân về phía Đức Giêsu,
nhưng đồng thời lại kéo mọi sự về bình diện của bà, về các nhu cầu trực tiếp
của bà, điều đó chứng tỏ bà chưa hiểu gì cả. Thứ nước bà ấy mong có không phải
là thứ mà Đức Giêsu muốn ban cho bà.
Mặc dù lại gặp một thất bại thứ hai,
Đức Giêsu không nản lòng, không dừng lại, Người vẫn tiếp tục bằng cách dựa trên
sự mở lòng nửa vời của người đàn bà.
- Mạc khải về
nền phụng tự chân thật (cc. 16-26). Cuộc đối thoại lại chuyển sang một hướng
khác hẳn. Không úp mở, Đức Giêsu bảo bà đi gọi chồng lại đây. Qua câu nói này,
Đức Giêsu nắm lại phần chủ động trong đối thoại. Bà đã thú nhận không mập mờ
rằng bà không có chồng. Đức Giêsu trân trọng sự chân thành đó. Nhưng Người cho
bà thấy khả năng hiểu biết đặc biệt của Người khi nói rằng rằng bà đã có năm
đời chồng. Đã thế, Người còn nói: “Hiện người đang sống với chị không phải là
chồng chị”. Nếu nói Đức Giêsu đã cư xử thiếu tế nhị và lịch sự, là chúng ta
phán đoán với các tiêu chí của chúng ta hôm nay. Thật ra, khi nói như thế, Đức
Giêsu đã cư xử như các ngôn sứ Cựu Ước, có khả năng đọc trong tim người đối
thoại (x. Êlisa).
Người phụ nữ không mất tinh thần. Bà
nhận ra chiều kích ngôn sứ này. Đây không phải là một cuộc xưng thú tội lỗi ép
buộc, nhưng là một bước đi tới sự thật, nhờ đó người phụ nữ cảm thấy được giải
thoát khỏi quá khứ của bà. Sự thật và sự rõ ràng của cuộc gặp gỡ đòi hỏi sự
trong suốt này. Bây giờ bà hướng về hiện tại và tương lai một cách mới mẻ, và
hậu quả là bà tuyên xưng Đức Giêsu là một ngôn sứ. Ở đây có hai chuyển động
đồng thời: một đàng, người phụ nữ xưng thú tình cảnh thực tế của mình; đàng
khác, việc xưng thú này giúp bà nhận biết chân tính của Đức Giêsu. Như vậy, bà
đã thực sự chuyển sang một bình diện khác và bắt đầu nhìn các sự việc dưới một
góc độ mới. Một mẩu đối thoại về nền phụng tự chân thật đã sẵn sàng được mở ra.
Cuộc đối thoại tiến sang một giai đoạn mới nữa. Người phụ nữ đi tới một bình diện
hiểu biết mới: đã linh cảm Đức Giêsu là ngôn sứ, bà hỏi Người rằng đâu là nơi
hợp pháp để thờ phượng Thiên Chúa, núi Garidim hay Giêrusalem, và bà dùng lời
lẽ nghèo nàn để trình bày thế lưỡng nan truyền thống giữa người Do Thái và
người Samari. Mặc nhiên bà nhìn nhận uy tín của Người nên xin Người giải quyết
vấn đề. Đây là dịp tốt để Đức Giêsu đưa bà vào việc phụng tự chân thật (Ga
4,21-24), Người đã nói thẳng thắn và đơn giản về ý nghĩa của phụng tự trong
thần khí và sự thật, mà không bận tâm xem là bà có hiểu chăng. Người không đi
vào các tranh cãi “truyền thống”, cứ để cuộc xung đột trong tình trạng mở, chỉ
nêu bật ý nghĩa đích thực của việc thờ phượng.
Đối với Đức Giêsu, điểm chính của vấn
đề không chỉ nằm tại việc “thờ phượng”, mà là “thờ phượng Chúa Cha”. Để nói về
thực tại này, Người dùng các đại từ “các người” và “chúng tôi”. Có những tác
giả cho rằng “chúng tôi” là Đức Giêsu, hoặc là cộng đoàn Kitô hữu, còn “các
người” là những người đối thoại không phải là Kitô hữu; nhưng đọc như thế là
không tôn trọng mặt chữ và thời điểm của bản văn. Chắc chắn nhất, trên bình
diện lịch sử, và theo ngữ cảnh cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người phụ nữ
Samari, là coi “các người” là dân Samari, còn “chúng tôi” là người Do Thái, và
Đức Giêsu cũng thuộc về nhóm đó. Sau khi đã nêu bật các yếu tố chính của tranh
luận tôn giáo, trước khi đi tiếp, Đức Giêsu không ngần ngại khẳng định rõ ràng
rằng ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái (c. 22). Ý nghĩa đầu tiên của câu này
là Đức Giêsu không đặt lập trường của người Do Thái và người Samari trên cùng
một bình diện (như chúng ta nói: có những người là “chính thống” và có những
người là “lạc giáo”). Không thể dễ dàng loại trừ những khác biệt thuộc quá khứ;
chúng đã có đó, chúng có ý nghĩa của chúng. Nhưng còn có ý nghĩa khác nữa: Đức
Giêsu muốn nhắc nhớ đến lịch sử cứu độ như đã có và như Thiên Chúa đã muốn có.
Và như vậy, đây không phải là một câu thêm vào (glose) như Bultmann và một vài
tác giả đã chủ trương. Khởi đi từ công thức này, phải nhìn nhận Đức Giêsu đã
nhập thể trong dân Do Thái. Điều này lại làm nổi rõ hơn tầm quan trọng của Cựu
Ước, liên hệ đến lịch sử cứu độ. Bây giờ, cho cả hai nhóm, không còn có một
quyền ưu tiên nào cả, họ cần phải đi đến một kiểu phụng tự mới, “trong thần khí
và sự thật”.
Dọc theo lịch sử, người ta đã thờ
phượng Thiên Chúa, bây giờ cần tiếp tục. Việc thờ phượng của người Israel không
sai; vào thời đó, kiểu thờ phượng như thế là tốt và đúng. Nhưng tính từ “đích
thực” (alêthinoi) cho thấy rằng trong kiểu thờ phượng trước đây còn có nhiều
thiếu sót, và chỉ kiểu thờ phượng mới này mới đạt sự hoàn hảo, do có giá trị
phổ quát. Kiểu thờ phượng sau không phải là một ngẫu hứng của loài người, nhưng
là do mạc khải của Thiên Chúa như là Cha trong Con, Đức Giêsu Kitô. Mạc khải
này được đưa đến chỗ thành toàn nhờ chính Đức Giêsu. Việc thờ phượng này là
chân thật bởi vì do Thần Khí, do Thiên Chúa, do từ trên cao, gợi lên. Kiểu thờ
phượng này chuẩn nhận sự thật của những gì Đức Giêsu nói. Từ nay, bất cứ người
nào thờ phượng đích thực đều phải quan tâm thờ phượng Thiên Chúa như Ngài muốn
được thờ phượng, chứ không như họ thấy là tốt.
Người phụ nữ lại nêu ra một nhận định
tổng hợp (Do Thái và Samari) liên quan đến Đấng Mêsia sẽ đến, mà người Samari
cũng đang chờ đợi (Samari: Ta’eb). Đã nhìn nhận Đức Giêsu là ngôn sứ, lúc này
bà còn linh cảm mạnh mẽ tầm quan trọng của con người Đức Giêsu. Thế là bà đã đủ
chín muồi để có thể đón nhận lời công bố long trọng của Đức Giêsu trong tư cách
Đấng Mêsia. Đây là đỉnh cao của cuộc đối thoại. Hướng đi cứ thay đổi liên tục.
Và Đức Giêsu, chỉ sau tất cả những chặng này, mới tự mạc khải cho bà như là
Đấng Mêsia, Người nói đơn giản: “Chính là tôi (egô eimi)”. Công thức egô eimi
đưa chúng ta trở lại với tên của Đức Chúa (Yhwh), khiến chúng ta có thể nói Đức
Giêsu là chính là Đức Chúa đến viếng thăm dân Samari. Đến cuối cuộc thăm viếng,
người Samari đã nhận biết Người như là “Đấng cứu độ trần gian” (c. 42); Người
đã đến để ban sự sống đời đời (c. 14) và dạy cho biết nền phụng tự chân thật
(cc. 23-24).
- Đối thoại
với các môn đệ (cc. 27-38). Trong khi các hiệu quả của cuộc đối thoại giữa Đức
Giêsu và người phụ nữ Samari còn đang triển nở như thế, Đức Giêsu lại đi vào
một cuộc đối thoại khác bên bờ giếng (Ga 4,31-38). Sau những lời nói với
Nathanaen, đây là lần đầu tiên Người quan tâm rõ ràng đến các môn đệ Người. Các
ông này đã cùng đi đường với Người và liên tục được Người nhắc nhở, nhưng rất
hiếm khi Người ngỏ lời riêng với các ông. Chỉ các diễn từ cáo biệt mới trọn vẹn
được ngỏ với các ông thôi. Với người phụ nữ đã đến kín nước, Đức Giêsu nói về
ân huệ của Người, nước vô song; với các môn đệ vừa về tới nơi sau khi đã mua
thực phẩm, Người nói về lương thực mà chính Người nhờ đó mà sống. Cuộc đối
thoại có hai đề tài: Đức Giêsu nói cho các môn đệ biết công việc của Người có
những nét tiêu biểu nào (c. 34) và lần đầu tiên Người khẳng định rằng họ được
tham dự vào sứ mạng của Người và cách thức tham dự (c. 38). Chính Người cũng
không đến nhân danh chính mình, cũng không làm việc theo ý riêng, nhưng đến như
là sứ giả của Chúa Cha và tất cả cuộc đời Người nhắm thi hành ý muốn của Chúa
Cha. Tất cả những gì Người loan báo và cống hiến đều góp phần vào công trình mà
Chúa Cha đã khởi sự (x. 3,16) và nay Đức Giêsu là Chúa Con đưa đến chỗ hoàn
tất. Điều này cũng đúng cho công việc Đức Giêsu đang làm nơi người Samari, mà
bây giờ người ta đã thấy kết quả. Đến lượt Người, Đức Giêsu lại sai phái các
môn đệ, để họ tham dự vào công việc của Người và tiếp tục công việc đó. Nhưng
nỗi mệt nhọc thật là của Đức Giêsu. Những gì các môn đệ làm hoàn toàn lệ thuộc
vào những gì Đức Giêsu đã làm trước đây.
* Kết luận: Gặp gỡ với dân Samari (39-42)
Sau khi đối thoại với Đức Giêsu, các
môn đệ lại bị bỏ rơi trong bóng tối một lần nữa. Được đánh động bởi lời chứng
của người phụ nữ, dân Samari đã đến gặp Đức Giêsu. Bây giờ họ muốn trực tiếp
nghe Người. Thế là các môn đệ đầu tiên đã ở lại với Đức Giêsu (Ga 1,39), còn
những người Samari này đã xin Người ở lại với họ. Nhưng dù thế nào, chỉ nhờ
tiếp tục mở ra hiệp thông với Người, người ta mới có thể có kinh nghiệm về
Người là ai và Người ban tặng điều gì. Được Đức Giêsu nhận cho ở lại với Người,
các môn đệ đầu tiên đã khám phá ra Người là “Đấng Mêsia” (1,41); được Đức Giêsu
chấp nhận ở lại với họ, người Samari đã nhìn nhận Người như là “Đấng Cứu độ
trần gian” (4,42), như là Đấng đã được Chúa Cha ban vì lòng yêu thương và được
sai phái đến để cứu độ trần gian (3,16-17). Nay họ tin là nhờ chính tương quan
trực tiếp với Đức Giêsu chứ không dựa vào lời chứng của người phụ nữ nữa. Lời
chứng ấy đưa họ đến chỗ nghe Đức Giêsu để đào sâu đức tin, và bây giờ đức tin
đó có thể thực sự bắt đầu triển nở.
+ Kết luận
Bằng cách dùng nhiều danh hiệu cách
tiệm tiến, mỗi danh hiệu lại như mộtlời mời gọi tin vào Đức Giêsu, bản văn này
vén mở cho thấy mầu nhiệm Đức Giêsu. Lúc đầu, Người chỉ là mộtngười lữ khách vô
danh. Sau đó, Người đã được coi là mộtngười Do Thái (c. 9). Dần dần Người xuất
hiện ra như nhân vật còn cao trọng hơn tổ phụ Giacóp (c. 12). Thêm mộtbước nữa,
Người được được gọi là ngôn sứ (c. 19). Và cuối cùng, người phụ nữ linh cảm Người
là Đấng Mêsia (c. 29). Nhưng lại chính là những người Samari, hoa trái đầu mùa
của Dân ngoại, mới tuyên xưng niềm tin của họ vào Đức Giêsu, “Đấng Cứu độ trần
gian” (c. 42). Quả thật, Đức Giêsu chính là ánh sáng thế gian (Ga 8,12; 12,46),
Đấng mạc khải và Đấng Mêsia, là Con Một Thiên Chúa được Ngài cử đến cứu trần
gian. Bất cứ người nào tin vào Người thì được sống đời đời (3,16-18). Người là
Ngôi Lời đang thực hiện điều mà Lời Tựa đã nói: “Những ai đón nhận (Người), tức
là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa”
(1,12).
Ngoài ra, có một ý nghĩa khác của bản
văn, ý nghĩa biểu tượng, cũng có thể nêu ra. Trong truyền thống Kinh Thánh, cái
giếng đã là nơi khởi đầu của nhiều cuộc tình duyên. Vậy “cái giếng Xykha” này
gợi nhớ đến cuộc “tình duyên” nào? Trong Cựu Ước, Israel thường được giới thiệu
là hôn thê của Đức Chúa (Yhwh). Israel-hôn thê thường thất trung, ngoại tình
với các thần Ai Cập, Átsua, Babylon, Ba Tư, Rôma. Câu truyện người phụ nữ
Samari hẳn là câu truyện của dân Israel mà Đức Giêsu đến gặp và muốn dẫn về với
Đức Chúa. Hơn nữa, TM IV còn giới thiệu Đức Giêsu như chàng rể và nhân loại như
một hôn thê tội lỗi, mà Người đến để đưa về sống trung thành.
5.- Gợi ý
suy niệm
1. Qua cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và
người phụ nữ Samari, chúng ta nhận ra cả mộtkhoa sư phạm Đức Giêsu đã vận dụng
để đưa bà đến đức tin. Trước tiên, Người khơi lên sự tò mò để bà tìm hiểu, qua
việc nhắc đến mộtcông việc tầm thường làm mỗi ngày, là đến giếng kín nước để
giải tỏa cơn khát thể lý. Từ đó, Người gợi đến mộtthực tại khác, nước hằng
sống. Thế rồi câu chuyện lại chuyển sang mộthướng khác khi Đức Giêsu đề cập đến
đời sống riêng tư nhất của bà, cơn khát tình yêu dường như vẫn chưa được đáp
ứng thỏa đáng. Mục tiêu của Đức Giêsu không phải là đưa bà đến chỗ nhìn vào
mình, nhưng là nhìn vào Người để nhận biết Người là ai.
2. Là con người, với sức riêng, chúng
ta không thể đạt tới Thiên Chúa và nhận biết Ngài trong thực tại của Ngài.
Chúng ta là “xác thịt”, những hữu thể yếu đuối, mỏng manh, tạm bợ; ngược lại,
Thiên Chúa là “Thần Khí”, đầy sức mạnh ban sự sống vô biên và bất khả kháng.
Bằng sức riêng, chúng ta không thể đạt đến bất cứ sự hiểu biết chân thật nào về
Thiên Chúa, hoặc mộttương quan đúng đắn nào với Ngài. Chỉ Đức Giêsu mới chỉ cho
chúng ta và giúp chúng ta thờ phượng Thiên Chúa đúng đắn, bởi vì Người ban Thần
Khí và Chân Lý cho chúng ta, Người là Đấng Mêsia, Đấng Cứu độ trần gian (Ga
6,42).
3. Đức Giêsu là Đấng có khả năng giúp
chúng ta khám phá ra mọi chiều kích và ý nghĩa đích thực của cơn khát đang dày
vò lòng dạ chúng ta. Người là Đấng duy nhất có thể tố giác những phương tiện
tạm bợ chúng ta vẫn đang vận dụng để đánh lừa cơn khát ấy hoặc thỏa mãn nó cách
rẻ tiền. Người sẽ dạy chúng ta biết cách sống và làm cho từ lòng chúng ta trào
vọt ra dòng suối ân huệ của Thiên Chúa.
4. Các môn đệ được Đức Giêsu sai đi,
tiếp nối công việc của Người (là công việc Chúa Cha giao phó). Họ được thu
hoạch hoa trái là công việc mệt nhọc của Đức Giêsu; những gì các môn đệ làm tùy
thuộc hoàn toàn vào những gì Đức Giêsu đã làm trước. Đến lượt họ, họ cũng phải
tận tình gieo vãi, để những người đến sau họ được gặt hái hoa trái. Người này
gieo, người kia gặt. Đó chính là sự hiệp thông liên đới trong sứ mạng chung mà
Đức Giêsu đã để lại cho các môn đệ Người cho đến tận thế. Khi làm như thế, họ
cũng luôn cần ý thức họ làm ý muốn của Chúa Cha.
21. Chú
giải của Noel Quession
Đức Giêsu đến một thành xứ Samari, tên là Xy
kha gần thửa đất ông Giacóp đã cho ông là ông Giuse. ở đấy có giếng của ông
Giacóp. Người đi đường mỏi mệt, ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng
mười hai giờ, trưa. Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước.
Những trang viết lớn của Gioan thì
không ai quên được. Ta có thể đọc chúng ở nhiều mức độ không đối lập nhau: 1.
Một báu vật văn chương và thi ca. 2. Một ý nghĩa nội sinh từ diễn tiến kịch
tính của các màn diễn. 3. Một sự nêu bật giá trị tâm lý tinh tế của Đức Giêsu.
4. Một sự phong phú những kỷ niệm Kinh Thánh được sử dụng lại. 5. Một cách sử
dụng các ý nghĩa biểu tượng sâu xa của loài người. 6. Và, bên trong tất cả
những thứ đó, một nền thần học nhiệm tích và Kitô học cực kỳ cụ thể.
Vâng hãy nếm trước hết ý nghĩa hiện
thực của cảnh tượng: Đức Giêsu mệt nhọc, vật vã, kiệt sức vì một chuyến đi dài
dưới ánh nắng ban trưa. Người lại ăn chay, ngay trước bữa ăn không thể làm được
gì nữa, Người ngồi xuống đất, lưng tựa vào thành bờ giếng. Người khát nhưng
không có thùng múc nước. Một phụ nữ tới, đội một vò nước, theo kiểu phương
Đông. Khi tôi kiệt lực, và tôi không thể làm được gì nữa, tôi có thể cầu ông
Giêsu này, Người biết chuyện đó là gì.
Đức Giêsu nói với chị ấy: "Chị cho tôi
xin chút nước uống". Lúc đó các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn.
Người phụ nữ Samari liền nói: "Ông là người Do Thái, mà lại xin tôi, một
phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?”. Quả thế người Do Thái không được giao
thiệp với người Samari, Đức Giêsu trả lời: "Nếu chị nhận ân huệ của Thiên
Chúa ban, và ai là người nói với chị xin cho tôi chút nước uống thì hẳn chị đã
xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống”.
Đức Giêsu, con người tự do, ở đây vi
phạm ba điều cấm kị: về chủng tộc, về tôn giáo, về giới tính. Ở Phương Đông,
người ta cấm nói với với một người đàn bà ở chỗ công khai.
Những tín đồ Do Thái tốt đều khinh
miệt những người Samari; cho là những kẻ rối đạo và sùng bái thần tượng. Từ tám
thế kỷ, người Samari và Do Thái đã hết sức thù hằn nhau một cách dữ tợn. Nhưng
Đức Giêsu tự do Người không tin vào những cấm cản dứt khoát, những nhãn hiệu
nẩy lửa, những khẩu hiệu quá đơn giản của những cách phân loại chính trị hay
tôn giáo giữa người tốt và kẻ xấu.
Người phụ nữ ấy nói: “ Thưa ông, ông không có
gầu mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn
tổ phụ chúng tôi là Giacóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã
uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy”. Đức Giêsu
trả lời: "Ai uống nước này sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không
bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt
lên, đem lại sự sống đời đời”. Người phụ nữ nói với Đức Giêsu: "Thưa ông,
xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi đến đây lấy nước".
Chúng ta bắt đầu đoán về tất cả nghệ
thuật tâm lý của Đức Giêsu (và của Gioan). Đây không phải chỉ là một ngụm nước
mà một người nước ngoài đầy bụi bặm xin Đức Giêsu mang đến, ở chỗ sâu thẳm nhất
của sinh thể mình, một thứ khát khao khác. Người đốt cháy lên nỗi khát khao làm
cho những nguồn nước chảy vọt lên ở trong lòng những người đàn ông và đàn bà...
Nước! Nước là một thực tại của sự sống. Không có một sự sống nào mà không có
nước! cái yếu tố xem ra tầm thường và quá đơn giản này, lại là quí giá nhất.
Ngay trong những vùng trên địa cầu mà ở đó có nước dồi dào, thì ngày nay, người
ta lại phát hiện được giá trị thiết yếu của nó: người ta bảo vệ, người ta để nó
sang bên cạnh để nó không thiếu, người ta thanh lọc nó. Thế thì chẳng ngạc
nhiên gì khi nước đã có một giá trị biểu tượng phổ biến trong tất cả mọi nền
văn minh và tôn giáo trong Kinh Thánh. "Nước hằng sống" là chính hình
ảnh Thiên Chúa ban sự sống (Gr 2,13; Is 12,3; 55,1; Ed 47,1; Dc 14,8). Biểu
tượng nước đầy dẫy trong sách Tin Mừng Gioan; nước hóa rượu của Cana (Ga 2,7);
nước mà trong đó người ốm muốn lặn xuống ở chỗ giếng Bết-da-tha (Ga 5,7); nước
mở mắt cho người mù ở giếng Si-lô-ê (Ga 9,7), con sông nước hằng sống chảy từ
ngực Đức Kitô được loan báo trên bậc thềm của Đền Thờ (Ga 7,38), nước của sự
sống cho những ai muốn sinh lại bởi nước và Thánh Linh, được loan báo cho
Ni-cô-đê-mô (Ga 8,5), sau cùng, nước chạy vọt ra từ cạnh sườn của Đấng chịu khổ
hình thập giá (Ga 13,39). Bạn có một nguồn nước nơi bạn, bạn biết đó, từ ngày
bạn chịu phép Thánh Tẩy.
Đức Giêsu bảo chị ấy: "Chị hãy gọi chồng
chị, rồi trở lại đây". Người phụ nữ đáp: "Tôi không có chồng".
Đức Giêsu bảo: Chị nói tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi,
và người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng.
Biểu tượng miền Samari “bán mình làm
đĩ” cho các thần tượng... mà cũng là người phụ nữ có thật. Đó là thân bèo giạt
hoa trôi, cái đồ thừa thãi đáng thương, bị chìm xuống vực thẳm làm một thứ đồ
chơi cho cả một nửa lố đàn ông. Thế thì ông là ai, anh chàng nước ngoài mệt phờ
này, cái anh chàng Do Thái bị tẩy chay này, mà lại đoán ra vết thương lòng của
tôi? Thế thì ông là ai, cái anh chàng dò xét cõi lòng phụ nữ với một sự tế nhị
đến độ không làm người ta phải ngượng ngùng? ông là ai, cái người mà đã đoán
được cả lòng tôi khát khao hạnh phúc mà những thứ tình qua đường của tôi không
làm nguôi được ông là ai, cái anh bạn vô danh có vẻ muốn chìa tay cho tôi biết
rằng, dù kinh nghiệm tôi trải qua có đau đớn thật, nhưng cuộc đời tôi có lẽ
không phải là một thất bại?
Người phụ nữ nói với Người: 'Thưa ông, tôi
thấy ông thật là một ngôn sứ... Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên
núi này còn các anh lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi thờ phượng Thiên
Chúa". Đức Giêsu nói: “Này chị, hãy tin tôi. Đã đến giờ các người thờ
phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay ở Giêrusalem. Các người thờ phượng
Đấng các người không biết, còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ
phát xuất từ dân Do Thái. Nhưng giờ đã đến và chính lúc này đây giờ những người
thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật, vì Chúa
Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế Thiên Chúa là Thần Khí và những
kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí vô sự thật”. Người phụ nữ
thưa: tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ
loan báo cho chúng tôi mọi sự Đức Giêsu nói: "Đấng ấy chính là tôi, người
đang nói với chị đây".
Ôi đàn bà, cuộc đời của chị không phải
đã hết, đã hỏng. Ôi, loài người, nỗi khát khao của người còn xâu xa hơn người
tưởng. Ôi tội nhân, sự thất bại của người có lẽ sắp trở thành một nguồn suối.
Thờ phượng! Đấy là mục tiêu của Người!
Ngươi không nghĩ đủ đâu. Nhưng tôi, tôi nhắc lại mười lần tiếng này: Thờ
phượng. Ngươi được tạo thành cho Thiên Chúa. Ôi, đàn bà, tấm lòng ngươi quá lớn
lao, nên không chỉ bằng lòng với những hạnh phúc rời rạc và tạm bợ! Tất cả
những gì tận cùng đều ngắn ngủi.
Thờ phượng! Dù muốn hay không, con
người đã được lập trình cho chuyện này. Chỉ một mình Thiên Chúa mới thanh thỏa
được nhu cầu về vô hạn nơi chúng ta. Nỗi khát không những tái phát.
Thờ phượng! Thái độ huyền nhiệm của
người đứng trước mặt Thiên Chúa, cõi lòng được ngoạm vào, hít vào, xoa dịu, no
thỏa bởi Đấng trên cao!
Người phụ nữ Samari vẫn còn có nhiều
vấn đề tôn giáo có tranh cãi: phải thờ phượng Thiên Chúa ở đâu?... trên núi
Garizim, miền Samari, hay trên núi Si-on ở Giêrusalem? Câu trả lời của Đức
Giêsu là một sự vi phạm Truyền Thống: dám nói rằng Đền Thờ và các nghi thức
phụng vụ không còn quan trọng gì cả! Thật là phạm thượng! Sự thờ tự Thiên Chúa
đích thực là điều đã được thúc đẩy trong cuộc đời chúng ta nhờ chính "Thần
Khí". Đền Thờ Thiên Chúa đích thực là đền thờ mà Chân lý của Chính Đức
Kitô đến khánh thành: đó là thân xác Người; và Đức Giêsu nhận được sự đón tiếp
tốt nhất không phải chính tại miền Giu-đê, nhưng tại ngay giữa miền Samari:
“Các ông thờ phượng điều mà các ông không biết!". Chính người "Do
Thái" biết sự thật. Nhưng chính "anh rối đạo" lại được phụ
quyền. Lạy Chúa, xin cho chúng con sự yêu thích thờ phượng trong Thần khí và
trong sự thật.
Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc
nhiên vì Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế không ai dám hỏi Người
"Thầy cần gì vậy?” hoặc "Thấy nói gì với chị ấy thế?". Người phụ
nữ ấy để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: "Đến mà xem, có một
người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm, ông ấy không phải là Đấng Kitô
sao?". Họ ra khỏi thành và đến gặp Người.
Tấm lòng của người phụ nữ đã được cứu
thoát. Trong cuộc đời bị khô héo, một cuộc sống thấp lè tè dưới đất, hời hợt
(tiêu thụ đủ loại), một nguồn nước đã vọt ra nơi chị ta. Chị không còn gì làm
về cái giếng và cái vò nước này. Chị chạy đi thông báo về nước hằng sống mà chị
vừa khám phá ra. Làm sao mà không kêu lên tin mừng cho cả làng nghe! Và chính
cái quá khứ nặng nề tội lỗi của chị đã khiến cho chị thấy quá hợp để nói về
Thiên Chúa: "Hãy đến xem có người đã yêu tôi với lòng xót thương".
Câu chuyện này không phải là câu chuyện của bạn sao?.
Trong khi đó các môn đệ thưa với Người rằng:
"Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa". Người nói với các ông: 'Thầy phải
dùng một thứ lương thực mà anh em không biết". Các môn đệ mới hỏi nhau:
"Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng?". Đức Giêsu nói với
các ông: lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn
tất công trình của Người. Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa
gặt?" Nhưng này. Thầy bảo anh em: "Ngước mắt lên mà xem, đồng luá đã
chín vàng đang chờ ngày gặt hái. Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi đễ
được sống muôn đời, và như thế cả người gieo lẫn người gặt đều hớn hở vui mừng.
Thật vậy câu tục ngữ “kẻ này gieo người kia gặt" quả là đúng. Thầy sai anh
em đi gặt những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm
lụng vất vả; còn anh em được vào hưởng công lao vất vả của họ.
Có nhiều người Samari trong thành đó đã tin
vào Đức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm chứng: Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi
đã làm. Vậy khi đến gặp Người dân Samari xin Người ở lại với họ và Người đã ở
lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giêsu nói còn đông hơn nữa. Họ bảo
người phụ nữ: "Không còn phải lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật chính
chúng tai đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian".
Vâng,
từng nấc một, Gioan đã đưa chúng ta xuốngchiếc giếng sâu, chính là huyền nhiệm
về bản vị Đức Giêsu: một người nước ngoài đáng thương mệt nhoài và khát đến
cháy cổ… một người Do Thái "biết Đấng mình thờ phượng" nhưng còn lớn
hớn cả Giacóp, người sáng lập nước Israel, một ngôn sứ đọc được trong lòng
người ta và đoán được những âu lo bị che khuất Đấng Mêsia được trông đợi đã làm
chảy vọt lên nước hằng sống của cuộc sống muôn đời; và dạy cho loài người biết
sự khát khao đích thực: Thờ phượng Thiên Chúa trong Thần khí và trong sự thật,
tóm lại Đấng Cứu Độ trần gian.
Bao lâu còn chưa khám phá ra cái suối
này, Đức Giêsu mà tất cả thức ăn của Người là thực hiện ý muốn của Chúa Cha,
thì thế gian chết vì đói và khát cũng một thứ đồ ăn và thức uống đó luôn ở
trong thực đơn nơi bàn tiệc của Giáo Hội. Phục sinh đến gần: phải chăng bạn sẽ
ngã quỵ vì bệnh thiếu máu thiêng liêng ở gần ngay suối nước và bàn ăn? Và này
bạn khát khao cái gì?
Đăng nhận xét