Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật 4 Phục Sinh | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật 4 Phục Sinh

06:30:00

Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật 4 Phục Sinh


Thầy đến để cho chiên được sống dồi dàoNhưng tôi cứ tiếp tục sống dật dờ...

Lung Linh


Có những điều nghịch lý không thể tưởng.
Chúa TÌM MỌI CÁCH để sống gần chúng ta., để thân quen với chúng ta.....
Ngài sẵn sàng làm bạn với chúng ta.
   Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm.
 Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu,
vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy,
Thầy đã cho anh em biết.  (Ga 15:15)
Ngược lại, chúng ta lại TÌM MỌI CÁCH để tôn Ngài lên làm Vua cao sang quyền phép trên trời... dường như vậy mới xứng đáng với tầm cỡ của một ông Chúa oai phong nhất thế giới...
Thành thử ra tôi với Chúa mãi mãi Nghìn trùng xa cách...
Tôi cứ tiếp tục sống dật dờ...như con thuyền không bờ không bến..

Chúa TÌM MỌI CÁCH để nhắc nhở sự hiện diện sống động của Ngài trong ta
Bằng một mệnh lệnh dứt khoát, rõ ràng;
Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em.  (Ga 15:4)   
Không chỉ mình Thầy Giêsu mà còn cả Chúa Cha cũng ở trong chúng ta nữa
Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. (Ga 14:23)   
 Ngược lại,  chúng ta TÌM MỌI CÁCH đẩy Chúa ra khỏi lòng mình một cách rất trang trọng với lý do cực kỳ chính đáng:
Bởi vì Giáo hội dạy rằng:
Chúa là Đấng Chí Tôn Chí Thánh...con đây chẳng đáng Chúa ngự vào lòng.
Với Thầy Giêsu mà tôi chẳng đáng... thì Chúa Cha còn cao trọng hơn Thầy..
Nào...có ai trong chúng ta dám đón nhận Chúa Cha vào lòng không???
Vì thế tôi cứ mãi sống dật dờ...thờ ơ... như chẳng hề có Chúa trong lòng mình.

Từ tình trạng sống dật dờ này..
Tôi như con chiên chỉ còn biết lẽo đẽo đi theo đàn...
Thỉnh thoảng, lại thích nghe tiếng gọi của tên trộm..Tôi tách rời khỏi đàn...
Để rồi...dễ dàng lăn lóc xuống hố...hoặc bị chó sói táp một phát!!!
Tôi vội vã chạy trở về với những thương tích chằng chịt...ngày một nhiều hơn..
Hóa ra Chúa TÌM MỌI CÁCH để khuyên nhủ, để nhắc bảo, để hướng dẫn...
Nhất là để cho tôi được sống và sống dồi dào...(Ga 10:10)
Nhưng tôi cứ như người con hoang đàng TÌM MỌI CÁCH  rời xa người cha nhân lành.. miên man đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nơi trần thế... như bọt bong bóng xà bông.
Sau nhiều lần vỡ mộng thương đau, chàng trai hoang đàng trong dụ ngôn Người cha nhân hậu..cuối cùng cũng đã trở về..
Còn tôi.. tôi cứ tiếp tục sống dật dờ cho đến bao giờ ????

Xin quý vị tiếp tục với 3 bài suy niệm
- Cửa chuồng chiên.                     ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.
- Nỗi Lòng Người Chăn Chiên.   Lm Nguyễn Tầm Thường
- Tìm ý Chúa.                                Lm Nguyễn Tầm Thường


Cửa chuồng chiên

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.

Cửa có hai công dụng. Để đóng vào và để mở ra.
Có những cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín phạm nhân. Có những cánh cửa giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao với thế giới bên ngoài. Có những cánh cửa lò sát sinh nhốt thú vật để giết chết. Đó là những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại.
Có những cánh cửa mở ra đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui. Có những cánh cửa mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước cao xa. Có những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ thân mến.
Đó là những cánh cửa mở ra sự sống.

Hôm nay, Chúa Kitô nói: “Ta là cửa chuồng chiên”, Người đã tự nhận mình là cánh cửa. Chúa Giêsu là cánh cửa không phải để đóng kín giam hãm đàn chiên. Nhưng là cánh cửa mở ra.

Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra những chân trời vô tận.
Thỉnh thoảng ta nghe có dư luân xôn xao về ngày tận thế. Tất nhiên đó là một tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, đượm mầu sắc mê tín dị đoan. Nhưng tin đồn đó cũng nói lên một sự thực là: Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới hạn hẹp, sinh mạng con người là bèo bọt, kiếp sống con người là monh manh. Thật đáng buồn nếu con người chỉ có thế, bị kết án chung thân vào một thân xác mau tan rã, bị giam hãm trong một thế giới vật chất mau tàn tạ.

Chúa Giêsu Phục sinh đã phá vỡ vòng vây giam hãm đó. Khi tảng đá lấp cửa mộ lăn ra, Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại một cánh cửa. Cánh cửa đó dẫn vào một không gian vô tận.
Từ nay con người không còn bị kết án chung thân vào thân xác mau tan rã nữa, vì Chúa Giêsu phục sinh đã mặc lấy thân xác vinh hiển không bao giờ chết.
Từ nay con người không còn bị giam hãm trong thế giới vật chất mau tàn tạ nữa, vì Chúa Giêsu Phục sinh đã mở lối ra thế giới thần linh, trong đó con người sống trong tự do, không còn bị ràng buộc trong không gian.
Đó là một thế giới mới, thế giới vĩnh hằng, không bao giờ tàn tạ, thế giới vô biên chẳng có giới hạn.

Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã đẩy lùi ranh giới của thế giới vật chất đến vô hạn.
Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã chắp cánh cho ước mơ của con người. Ước mơ ấy chẳng còn hạn hẹp trong những hạn chế của vòng vây thế giới, nhưng bay lên ngang tầm trăng sao để mơ những giấc mơ thần thánh.
 Khi mở cửa và thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã giải phóng con người khỏi cảnh ngộ nô lệ vật chất hư hèn, nâng con người lên cuộc sống tự do của con Thiên Chúa.

Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra suối nguồn sự sống
Thật là vô lý nếu con người sống chỉ để chết. Thật là vô lý nếu chết là hết. Nếu định mệnh con người là như thế, thà không sống còn hơn. Mỗi khi vào bệnh viện, ta không khỏi suy nghĩ khi nhìn những bệnh nhân rên xiết, quằn quại đau đớn hoặc thấy những tấm thân gầy còm, những khuôn mặt hốc hác. Đó là cái chết đang sống hay là một sự sống đang chết? Đời sống như thế còn có ý nghĩa gì không?

Chúa Giêsu đã bước vào thế giới kẻ chết để chiến đấu chống lại thần chết. Người đã chiến thắng.
Và khi Người mở cửa mộ bước ra, Người đã mở cánh cửa dẫn vào một cuộc sống mới.
Cuộc sống mới là một cuộc sống trọn vẹn bởi vì không còn bóng dáng Thần chết.
Cuộc sống mới là một cuộc sống sung mãn bởi vì chẳng còn vết tích của đau khổ, bệnh tật, đói khát.
Cuộc sống mới là một cuộc sống siêu nhiên trong đó con người được nâng lên làm con Thiên Chúa, được tham dự vào chính sự sống của Chúa.
Cuộc sống mới là một cuộc sống hạnh phúc vì được kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong một tình yêu trọn hảo.

Như thế cuộc sống con người vẫn có một hướng đi lên, để được nâng cao, để được phong phú, để được hoàn hảo. Chính vì thế mà dù biết cuộc sống khổ đau, người ta vẫn vui mừng khi một em bé chào đời. Chính vì thế người ta vẫn ăn mừng sinh nhật, coi đó là ngày trọng đại trong đời người.

Chính Chúa Giêsu đã biến đổi thân phận con người. Con người sinh ra không phải để chết, nhưng để sống, sống sung mãn, sống trọn vẹn, sống vĩnh viễn trong suối nguồn sự sống.

Nhưng để mở ra cho ta những chân trời vô tận của con Thiên Chúa, chúa Giêsu đã chịu nhận lấy kiếp sống mong manh, phù du, bèo bọt của con người. Để mở ra cho suối nguồn sự sống, Người đã phải đón nhận cái chết đau đớn. Người chính là vị Mục tử chân chính đã thí mạng vì đàn chiên.

Chúa Giêsu quả thật là cánh cửa mở ra cho đàn chiên đi đến những chân trời xa rộng, đi đến những đồng cỏ xanh tươi, đi đến những dòng suối trong lành.
Chúa Giêsu quả là vị mục tử tốt lành luôn chăm sóc đoàn chiên, luôn nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực bổ dưỡng. Chúa Giêsu đã đến cho ta được sống và được sống dồi dào.
Đó là cánh cửa duy nhất dẫn đến sự sống, ta hãy theo sát gót Người. Đó là người mục tử duy nhất, ta hãy nghe tiếng Người. Hãy đến với Người để Người đưa ta đến những chân trời xa rộng. Hãy đến với Người để Người băng bó vết thương, xoa dịu nỗi đau và phục hồi sự sống. Hãy đến với Người để Người đổ tràn tình yêu và sự sống vào tâm hồn ta.

GỢI Ý CHIA SẺ
Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên. Tôi có theo vào cửa Người hay tôi đã chọn nhầm cửa khác?
Chúa Giêsu là cánh cửa mở. Tôi có thường đóng cửa, ngăn không cho người khác vào?
Chúa Giêsu đã hiến mạng sống để mở cửa cho tôi. Tôi có sẵn sàng hi sinh để mở cửa thêm rộng không?

Nỗi Lòng Người Chăn Chiên

Tình thương thúc đẩy, chàng chuẩn bị lương thực, với cây gậy gỗ, chàng dẫn chiên lên đường. Ðường lên núi chỉ có mình chàng. Trên trườn núi mênh mông, chàng tiếp tục đi, can đảm. Chàng chỉ có một niềm vui: tình thương cho bầy chiên. Bầy chiên gặp cỏ non thì hớn hở. Chúng ham ăn, quên người chăn. Chàng ngồi đó, trên bờ đá. Ánh nắng làm bóng chàng đổ dài trên nền cỏ.
Nghĩ đến những ngày sắp tới dài dằng dặc. Có thể là mưa. Có thể là gai góc. Và có thể là mệt mỏi. Chàng ngần ngại cho cuộc sống. Nhưng còn bầy chiên thì sao? Tình thương dành cho bầy chiên lại níu kéo chàng về với bổn phận. Cõi lòng chàng, can đảm, trìu mến lại trải rộng theo bầu trời.
Chàng chấp nhận tất cả sương gió, nguy hiểm, vì bầy chiên. Chàng chấp nhận hy sinh, nỗi vắng và nỗi đắng vì bầy chiên. Nhưng bầy chiên chẳng biết nỗi lòng chủ mình. Chúng cứ thản nhiên như lạnh lùng với chủ.
Sau những ngày đầu bình yên. Chàng đã nghe tiếng sói rừng sủa văng vẳng đâu đó. Bây giờ là chiến đấu với giao tranh. Ðêm đêm, chàng thức giấc một mình nhìn núi lặng lẽ mà nghe xao xuyến. Riêng chiên cứ ngủ yên vô tư. Mỗi khi gió trời chuyển mưa là chàng ướt lạnh. Lạnh cả thân xác và lạnh cả tâm hồn vì yêu thương chiên.
Sói đã đến vào một tối.
Chiến đấu nào mà không cam go. Bởi thế, chẳng mấy ai là người chấp nhận gian nan vì kẻ khác.
"Kẻ làm công thì không màng đến chiên, khi thấy sói đến thì bỏ chiên mà chạy trốn. Chỉ có người chăn chiên thương chiên mình
thì mới thí mạng sống vì chiên" (Yn 10,1-14).
Chàng chiến đấu bảo vệ chiên. Chân rướm máu vì núi đá. Tay ê ẩm vì phải chống cự. Trận chiến nào cũng có phần thua thiệt. Lời Kinh Thánh đã loan báo:
"Cứ chủ chiên mà giết thì đàn chiên sẽ tan tác" (Mt 26,31).
Biết thế, sói tấn công chàng, sói muốn ăn thịt chiên. Nỗi đau của chàng không phải là thương tích chàng phải mang, mà là những tiếng kêu của chiên con bị thương. Nhìn vài con chiên nhỏ phải đi tập tễnh, lòng chàng như tơ chiều chùng xuống. Thương yêu quá đỗi. Chiên thì chẳng biết tâm sự chủ mình. Chúng cứ vô tư.
Ðó có là tâm tình của Chúa đối với con người?
*
* *
Người chăn chiên biết đâu là cỏ non. Nơi nào có suối trong lành. Chiên chẳng biết gì. Nhưng làm sao để chiên nghe lời chủ. Ðấy là nỗi khổ tâm của người chăn chiên. Ðó là nỗi khổ tâm của Chúa đối với nhân loại.
Khi chợt thấy bãi cỏ xanh trước mắt, mầu xanh quyến rũ. Bầy chiên nôn nao ùa tới. Cũng như con người trong lúc hoang vu, buồn chán, chợt thấy bóng hạnh phúc mờ ảo, cứ ngỡ là cơn mưa tươi mát, đã sa ngã. Người chăn chiên thì biết đám cỏ xanh kia tuy có đẹp nhưng nó mọc trên đám bùn, nơi đó đầy đỉa độc và rắn xanh. Nếu chiên đến ăn sẽ sa lầy, sẽ bị đỉa cắn, sẽ bị rắn độc giết chết. Ðằng sau mầu xanh đẹp mắt là thuốc độc. Nhưng chiên đâu biết thế. Chiên cứ muốn xuống. Chiên chẳng nghe lời chủ. Và người chăn chiên se sắt cõi lòng khi thấy chiên mình chết.
Chúa cũng vậy, bao lần con người đã đi tìm hạnh phúc giả trong tội lỗi. Những hạnh phúc giả vì bất trung trong tình nghĩa vợ chồng. Những hạnh phúc giả vì gian tham bất chính, vì những rung cảm trái phép. Chẳng ai muốn hạnh phúc giả. Chỉ vì lười biếng đi tìm hạnh phúc thật nên thấy bất cứ đám cỏ xanh nào cũng chạy lại. Chúa biết rõ đâu là hạnh phúc đem bình an. Chúa cản ngăn và con người đã than trách. Chúa đau lòng. Nhưng biết làm sao. Vì thương chiên mình nên vẫn phải ngăn cấm.
"Chúa thương ai Người mới sửa dạy, Người nhận ai làm con, Người mới cho đòn. Vì còn gì là con nếu người cha không dạy" (Hr 11,5-10).
Sửa dạy thì có đau đớn. Nhưng nếu không sửa dạy thì người cha không còn là cha nữa.
*
* *
Trên đường dẫn chiên đi, bao lần chiên kêu gào oán than chủ. Chiên cứ muốn dừng nghỉ, Nhưng chủ biết phải đi nữa mới có cỏ tốt, suối lành. Chủ cũng biết chẳng mấy chốc nữa mùa đông lại về. Phải vội vã mà lên đường. Chiên nào có hiểu vậy. Chúng mỏi chân. Chúng chán nản. Nhìn lịch sử cứu độ, khi Maisen dẫn dân qua sa mạc về Ðất Hứa, đã chứng minh rõ ràng điều đó.
Cũng trên đường đi ấy, có những liên hoan của bầy chồn, bầy heo đứng ca múa bên đường. Có những con chiên nghe tiếng cười đùa của bầy chồn, vui tai, xuôi lòng muốn ở lại. Nhưng chủ biết rằng nếu con chiên nào ở lại với bầy chồn, bầy cáo, chúng sẽ suốt đời cô đơn. Bầy chồn sẽ chẳng bao giờ săn sóc chúng, mà chúng phải nô lệ bầy chồn. Trên đường đời của con người cũng thế. Bao lần đi với Chúa, những tông đồ của Chúa đã muốn rẽ lối, phân vân ở ngã ba đường. Họ thấy con đường theo Chúa sao mà dài. Họ chẳng thể nhìn thấy đồi cỏ ở xa xa. Họ muốn theo lối rẽ để ở lại vui chơi theo tiếng mời gọi của thần tượng ảo ảnh. Trên đường về Ðất Hứa, dân Chúa đã bao lần than trách Maisen, họ đã dừng lại để thờ các tượng thần mà họ nghĩ là sẽ cho họ klhoái lạc.
Sói rừng bao giờ cũng khôn ngoan. Chúng mang bộ mặt của những con thỏ hiền từ. Chờ chiên đến gần, chúng sẽ vồ bằng răng nhọn. Chúng đứng bên đường nhởn nhơ nô đùa. Bầy chiên phải theo chủ hoài thì nản lòng, muốn bỏ đồi cỏ xanh ở đàng kia. Chúng muốn đến làm bạn với bầy sói. Riêng chủ thì biết đằng sau tiếng cười là nước mắt. Bên này là nỗi vui, bên kia là chết chóc. Người chăn chiên thương chiên mình thì phải ngăn cản. Nhưng bầy chiên đâu hiểu thế. Không nghe lời thì người chăn chiên phải dùng roi mà đánh. Mỗi vết roi là lòng chủ lại thêm đau. Tâm hồn chủ chiên thì tan tác mà chiên cứ oán than.
Ðời người cũng vậy. Có người cha nào không lo âu khi thấy con mình đùa với vực thẳm. Chúa biết con người nghèo đói hạnh phúc. Chúa biết trong thực tế, cuộc sống của con người có nhiều nỗi đắng, con người dễ bị cám dỗ ăn những đám cỏ dại. Chúa biết con người không muốn bị sửa trị vì có đau đớn. Biết vậy, Chúa đã căn dặn:
"Bị sửa phạt thì chẳng có vui, chỉ có buồn, nhưng nhờ đó mà được luyện tập và về sau mới thấy sinh lợi: tức hoa quả của bình an" (Hr 11,11).
* *
Tuy nhiên vẫn có những con chiên bỏ đàn, ở lại với bầy chồn, bầy cáo và nhận quê hương đó làm của mình. Ðã bao lần Chúa ngậm ngùi xót thương mà chẳng làm gì được. Khi một tâm hồn muốn bỏ chiên đàn mà đi, Chúa xót thương cho Chúa vì đã mất một người con. Ðể cứu vãn, Chúa dùng gậy mà đe dọa. Nhưng Chúa không thể đánh chết chiên mình được. Nó quyết định đi thì Chúa chỉ biết đứng nhìn, nuối tiếc mà thôi. Người chăn chiên thật thì thương chiên của mình.
Người chăn chiên bao giờ cũng khôn ngoan. Biết nơi nào có thể cho chiên dừng nghỉ, uống nước. Người chăn chiên biết từng con suối:
"Ta đến để chiên Ta có sự sống và có một cách dồi dào" (Yn 10,10).
Khi bất hạnh làm con người khổ thì bất cứ an ủi nào cũng như suối trong. Người ta dễ bị cám dỗ bỏ đời sống đức tin, muốn bám víu vào thú vui của trần thế. Chỉ có Chúa thấy rõ, đấy không phải là bóng mát hạnh phúc, suối trong bình an. Ðấy chỉ là bóng đen của những cơn mưa sắp đổ xuống. Thay vì phải đi nhanh, phải chạy trốn, con người lại muốn ẩn trú trong những bóng đen ấy. Rồi từ đó, bất hạnh lại nẩy sinh bất hạnh. Túng thiếu lại nẩy sinh túng thiếu.
Vì bản tính của chiên là chiên, nên những con chiên bỏ đàn đi, nó sẽ chẳng bao giờ tìm được căn tính của mình. Từ đó, cuộc đời sẽ trôi dạt, hạnh phúc sẽ là những bóng mây chợt qua. Khi tôi lìa xa Giáo Hội là đàn chiên Chúa, tôi sẽ thao thức, bất an.
*
* *
Trên đường đi đến đồng cỏ, chắc chắn sói sẽ đến. Chắc chắn có giao tranh, Nhưng hạnh phúc của bầy chiên là chủ chiên không bao giờ bỏ bê.
"Chiên của mình, Ta gọi tên từng con một" (Yn 10,3).
Sói rừng chỉ bắt được những con chiên bỏ đàn đi rong chơi một mình. Giáo Hội là nhiệm thể có lửa của Chúa Thánh Thần sưởi ấm. Những viên than nằm riêng rẽ chẳng bao lâu gió sẽ làm nguội tắt. Nó tự làm cho đời sống mình nên khô cằn và cũng làm cho bếp than kém hồng vì mất đi một phần tử.
Cũng trên đường đi đến đồng cỏ, núi đá có thể làm đau chân chiên con. Nó có thể mang thương tích và chẳng thể kịp với đàn chiên. Nhưng chỉ cần cất tiếng kêu là chủ sẽ đến và bồng nó trên vai mà dẫn đi. Người chủ thương chiên mình thì chẳng bao giờ vì chiên con yếu đuối không đi kịp đàn chiên mà bỏ rơi nó. Chủ chiên hãnh diện vì những con chiên khỏe mạnh nhưng lại thương những con chiên bé bỏng, yếu sức. Chúa cũng vậy, một tâm hồn mang nhiều thương tích là tâm hồn được Chúa yêu thương đặc biệt:
"Có cần lương y, hẳn không phải là người lành mạnh,
mà là người đau ốm" (Lc 5,13).
Khi người ta trách Chúa tại sao lại ngồi chung bàn ăn với người tội lỗi. Chúa đã trả lời như thế. Câu trả lời ấy cho tôi nhiều an ủi.
Trong cuộc sống, Chúa chẳng bao giờ quên những tâm hồn lạc lõng.
"Ai trong các ông giả sử có một trăm con chiên và lạc mất một con, há người ấy lại không bỏ 99 con còn lại mà ruổi theo con lạc cho đến khi tìm ra con chiên lạc đó sao?" (Lc 15,4-7).
Chính vì thế mà Chúa đã đến. Chỉ cần cất tiếng kêu, Chúa sẽ đến như người chăn chiên bồng chiên mình trên vai mà đi. Trong vòng tay chủ chiên, con chiên đã mang thương tích sẽ được ngủ bình yên vì người chăn chiên quá thương nó.
Người chăn chiên mừng vui biết bao khi tìm thấy chiên mình. Nhưng nếu chiên không về thì sao?
- Nỗi nhớ thương sẽ hằn sâu trong tim và người chăn chiên sẽ mãi mãi thao thức. Sợ nó chết trên đường cô độc, người chăn chiên sẽ dõi theo vết chân nó, vì nó vẫn thuộc đàn chiên mình.
Ðó là nỗi lòng của Chúa, người chăn chiên tốt lành.

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.