Với những người có cảnh giác và sự bình tĩnh, khi nghe điều thông báo kỳ lạ và nhiều bất ngờ này sẽ đòi hỏi ngay cần xác nhận sự việc bằng văn bản hoặc chất vất vì sao lại dùng điện thoại để xử lý khoản nợ lớn như vậy? Khi đấy, bọn lừa đảo sẽ biết khó mà cúp máy không lâu sau đó. Nếu gặp ai hoang mang, cả tin hỏi những câu đại loại như khó hiểu, rồi phân trần giải thích,…thì đã lọt bẫy bọn chúng, kẻ gian sẽ nhận ra được chúng đã thành công nắm bắt và thao túng được tâm lý nạn nhân. Sau đó, điều chúng thường làm là moi càng nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân càng tốt, rồi kéo dài cuộc đàm thoại với các chiêu kéo thả như câu mồi cho đến lúc nạn nhân đã thật sự vô cùng hoang mang thì dụ chuyển tiền cho bọn chúng. Trong trường hợp bước cuối cùng là dụ chuyển tiền bị thất bại thì bọn chúng cũng đã có nhiều thông tin quan trọng của nạn nhân để tiến hành việc trộm tiền của nạn nhân bằng nhiều cách khác nữa như hack tài khoản ngân hàng, thẻ visa, giả mạo danh tính của nạn nhân để thực hiện cho một phi vụ khác ở một hình thức khác,…
Một trường hợp ví dụ thực tế vừa được ghi nhận trên báo tuoitre.vn như sau:
“…Theo PC46, ngày 4-4, một nhóm người gọi tới số máy điện thoại bàn của bà P.T.T.T. (ngụ Q.Tân Bình) thông báo nợ cước điện thoại. Sau đó, họ lừa bà T. rằng bà đang nằm trong vòng điều tra của Công an tỉnh Tây Ninh do có liên quan tới một đường dây rửa tiền xuyên quốc gia. Bằng nhiều chiêu thức dụ dỗ, đe dọa, khủng bố tinh thần, nhóm này đã buộc bà T. chuyển 600 triệu đồng vào tài khoản mang tên Nguyễn Hoàng Sơn (tại Ngân hàng Sacombank). Sau khi chuyển tiền vào tài khoản nói trên, bà T. nghĩ mình bị lừa nên trình báo công an và cơ quan điều tra đã kịp thời phong tỏa tài khoản khiến nhóm lừa đảo chưa kịp rút tiền.
Do không rút được 600 triệu đồng nói trên, nhóm lừa đảo tiếp tục liên lạc, yêu cầu bà T. chuyển tiếp số tiền 200 triệu đồng vào một tài khoản khác. Bà T. không đồng ý, nhóm này đề nghị bà giao tiền mặt cho một “cán bộ kiểm sát thuộc Viện Kiểm sát nhân dân TP”. 12g ngày 5-4, tại điểm hẹn giao tiền trên đường Lý Thường Kiệt (P.8, Q.Tân Bình), Yang Ti An đóng vai cán bộ viện kiểm sát, có đeo bảng tên ghi “Việt kiểm sát nhan dan tốt hanh pho ho chi minh” (?). Khi giao nhận tiền, Yang Ti An yêu cầu bà T. ký vào tờ “biên bản kiểm chung tài sản”, sau đó giao lại cho bà T. để lấy tiền mang đi thì bị bắt…”
Theo kết quả điều tra của cơ quan công an thì bọn lừa đảo trong đường dây này là người Đài Loan qua Việt Nam để tiến hành chiêu trò lừa đảo vừa kể. Tuy nhiên, đây không phải là đường dây duy nhất dùng chiêu báo nợ cước điện thoại để lừa đảo vì cho tới tận ngày hôm nay ngày 11/4 thì trang tinmoidoday.com vẫn nhận được phả hồi từ nhiều bạn đọc cho biết là họ còn bị các cuộc gọi loại này làm phiền với khung chiêu cũ là giả mạo tổng đài VNPT báo rằng đang nợ cước điện thoại với số tiền 8.xxx.xxx đồng.
Cũng theo công an TP HCM cho biết họ đã ra thông báo về hình thức lừa đảo mới này cho người dân cảnh giác, song vẫn còn rất nhiều người cả tin liên tục chuyển tiền vào tài khoản của bọn chúng, số tiền tính tới nay đã lên đến hơn 20 tỷ đồng. Cũng theo trang tuoitre.vn có đăng: “…PC46 đã có văn bản kiến nghị ban giám đốc Công an TP ra quy định buộc cảnh sát khu vực chịu trách nhiệm thông báo tới từng hộ dân chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo này. Nếu khu vực nào có người dân bị lừa, cảnh sát khu vực ở đó sẽ phải kiểm điểm, chịu hình thức xử lý…” song tới nay các đọc giả của tinmoidoday.com cho biết vẫn chưa thấy công an khu vực làm như vậy, có lẽ kiến nghị chưa được thông qua nên quyết định chính thức vẫn chưa được ban hành và thực hiện.
Khuyến cáo các bạn đọc nên chia sẻ rộng rãi thông tin này cho người thân, bạn bè và những người mình quen biết để tránh điều đáng tiếc xảy ra mà làm lợi cho bọn bất lương.
Đăng nhận xét