LM. CAO VĨNH
PHAN
ĐI TÌM
XỨ ĐẠO ĐẦU
TIÊN
GIÁO PHẬN VINH
1627 - 2003
“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN - ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY”
LỊCH SỬ GIÁO PHẬN VINH II

CHỈ BIẾT VỀ GIÁO PHẬN VINH ? …
Có người hỏi như thế, nhưng chưa một lần trả
lời. Ai có suy nghĩ riêng, nhu cầu riêng, khả năng riêng của người ấy. Có thể
có nhiều động cơ chủ quan, khách quan làm phát sinh nhiều suy nghĩ khác nhau.
Riêng người viết, phải nói là do lòng biết ơn và tình thương mến.
Giáo phận Vinh đã sinh vô số gia tộc gia
đình, cảm ơn Chúa, trong đó có gia tộc gia đình tôi và một số con cái cháu chắt
của dòng tộc này được làm linh mục phục vụ Chúa và các linh hồn: Linh mục Phêrô
Cao Hữu Hiền, tử đạo, 1862; Linh mục Phêrô Cao Hữu Mỹ, có mộ ở Trại Lê, Hà
Tĩnh; hai Linh mục bác Phêrô Cao Hữu Tạo, Phêrô Cao Hữu Hân, có mộ ở Thanh
Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận, là những người đã thay thầy mẹ đã dưỡng nuôi, dạy dỗ
từ nhỏ để tôi cũng được làm linh mục mặc dầu tôi hoàn toàn không xứng đáng.
Lòng biết ơn và tình thương mến ấy đã cho tôi thấy giáo phận như một người mẹ
nhà quê: đơn sơ, nghèo nàn, đêm ngày chỉ biết lam lũ làm ăn giúp chồng nuôi
con. Đến nỗi khi chết cũng chỉ chết trong âm thầm lặng lẽ, không một điếu văn,
không một dòng lưu ký… không hiểu sự so sánh ấy có được ai chia sẻ không, nhưng
đối với người viết thì đó là một sự thật, khiến phải làm một cái gì đó cho người
mẹ đáng kính đáng trọng ấy.
Là người đầu tiên làm việc này do một cảm hứng
tự phát bồng bột tuổi trẻ lúc 21 tuổi (1945), cộng với chút ý chí kiên nhẫn,
suy nghĩ, tìm hiểu, học hỏi qua mấy chục năm trời mà vẫn chưa hết. Tuy nhiên, dần
dần cũng đã biết đi sâu, đi sát vào các nguồn lịch sử và cả vào thực tế trước mắt
để tìm ra một vài bông hoa ẩn dấu trong đó. Những bông hoa này tuy không mấy
thơm tho, lộng lẫy nhưng cũng tạm đủ để gắn lên chiếc áo nâu thẫm màu người mẹ
yêu quý của tôi.
Tôi ước mong những người thiện chí rải rác
đó đây khắp trong và ngoài nước, nhất là 150 giáo xứ của giáo phận Vinh phải cố
gắng thực hiện mỗi nơi một cuốn lịch sử. Không cần nhiều, chỉ cần độ 100 trang
với những chi tiết, hình ảnh, lịch sử xác thực, những nhân vật tâm huyết có
công xây dựng từ đầu. Nếu làm được như vậy thì tất cả sẽ có ít ra 15 ngàn
trang, khả dĩ báo đáp được phần nào công ơn người mẹ của chúng ta.
Điều đáng khuyến khích là hiện đã thấy các
sách lịch sử như: dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài, Hướng Phương; Giáo xứ Bảo Nham,
Thuận Nghĩa, Phú Yên, Nghi Lộc, Gia Hưng; Giáo họ Hà Thanh, Cự Tân, Hội Yên…
KÍNH DÂNG
MẸ LÊN TRỜI MẸ GIÁO PHẬN VINH
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT
TRI ÂN và TƯỞNG NHỚ
·
Hai bác linh mục:
-
Phêrô Cao Hữu Tạo
- Phêrô
Cao Hữu Hân
·
Quý Giáo sư Tiểu chủng viện, Đại chủng viện:
-
Xã Đoài, Vinh, Nghệ An (1939 - 1952)
-
Lê Bảo Tịnh di cư, Sàigòn (1957 - 1961)
- Xuân
Bích, Huế (1962 - 1963)
·
Quý linh mục, tác giả:
-
Alexandre De Rhodes (Đắc-lộ)
-
Emmanuel Ferreyra
-
Đỗ Quang Chính
-
Trương Bá Cần
- Trần
Minh Công
·
Thầy mẹ:
-
Gioan Baotixita Cao Hữu Tư
- Matta
Nguyễn Thị Ngọc
·
Quý vị ân nhân:
-
Hội Ái Hữu Vinh
- Quý
ân nhân trong ngoài nước
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch
Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, Alexandre De Rhodes, bản dịch của Hồng Nhuệ.
2. Hành
Trình và Truyền Giáo, Alexandre De Rhodes, bản dịch của Hồng Huệ.
3. Tên
Làng Xã Việt
4. Đại
Nam Nhất Thống Chí, 1965, Nhà Văn Hóa - Bộ Văn Hóa, quyển 13 & 14.
5. Việt
Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, quyển 1 & 2.
6. Bản
đồ Hồng Đức, 1962, Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
7. Bản
đồ truyền giáo Đàng Ngoài của Giáo sĩ Đắc Lộ, 1650.
8. Bản
đồ Đông Dương 1911 và 1935.
9. Bản
đồ truyền giáo Đàng Ngoài, Andrien Launay 1889.
10. Truyện
Sáu Ông Phúc Lộc Tử Vì Đạo Giáo Phận Vinh, 1910, Đức Giám mục Bellevile Thọ.
11. Les
Missionnaires Français au Tonkin et au Siam XVIIe - XVIIIe
siècles, tập II Lịch sử Đàng Ngoài,
12. Để
Hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Ở Việt
13. Hàng
Giáo Bắc Kỳ Thế Kỷ 17, 18, Bút ký của Đức Giám mục Neez.
14. Sống
Trong Xã Hội Con Rồng Cháu Tiên, 1998, Đỗ Quang Chính.
15. Sử
Ký Vắn Tắt Thánh YGHEREGIA, 1880, cố M. Fautrat Báu.
16. Kỷ Yếu
Mừng Năm Thánh Giáo Phận Vinh, 1992, Tòa Giám Mục Vinh.
17. Album
Giáo Phận Vinh, 1999, Tòa Giám mục Xã Đoài.
18. Nhân
Vật Công Giáo, tập một: Giáo dân, Tu sĩ, Linh mục thế kỷ XVII, Lê Ngọc Bích.
19. Đền
Cờn Trong Bối Cảnh Truyền Giáo Của Giáo Sĩ Đắc Lộ, 2000, Trần Minh Công.
20. Lịch
Sử Truyền Giáo Ở Việt
21. Lịch
Sử 25 Giáo Phận Việt
22. Lịch
Sử Giáo Phận Vinh, 1998, Trương Bá Cần.
23. Lịch
Sử Giáo Xứ Phú Yên, 1998, Nguyễn Hùng Oánh.
24. Bài
Tường Thuật Gốc Tích Sự Đạo và Tuần Đại Phúc ở Xứ Quan Lạng về Họ Hội Phúc (Dừa),
tài liệu viết tay.
TƯ LIỆU LỊCH SỬ
HIẾM CÓ CỦA GIÁO PHẬN VINH
Tôi được may
mắn đọc cuốn tư liệu nghiên cứu về phúc trình của một Thừa sai dòng Tên, Linh mục
Emmanuel Ferreyra dưới nhan đề “ĐI TÌM
NHỮNG XỨ ĐẠO ĐẦU TIÊN GIÁO PHẬN VINH” nói về 195 giáo điểm của tỉnh Nghệ An
(lúc đó bao gồm cả Hà Tĩnh bây giờ) được nêu tên vào năm 1676, cách nay đúng
327 năm.
Có thể nói
đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, đòi hỏi nhiều công sức và thời
giờ, kể cả tâm huyết. Tác giả là Linh mục Cao Vĩnh Phan đã dành thời gian hưu
dưỡng chữa bệnh tim và mắt ở vào tuổi 80 vẫn miệt mài tra cứu với sự trợ giúp của
một số cháu nội, ngoại sinh viên, tận dụng thời gian rảnh rỗi cùng với tác giả
thực hiện cuốn sách này. Do đó, được biết công việc phải kéo dài tám năm. Ngoài
ra, tác giả đã khéo nhờ những người có khả năng bất ngờ gặp gỡ trong số những
bà con khách khứa quen biết đến thăm viếng, họ cũng trở thành cộng tác viên đắc
lực trong việc thẩm tra các địa danh tại địa phương. Từ những tư liệu có trong
tay và tra cứu thêm, tác giả thường xuyên phải nằm hay ngồi một chỗ đọc cho các
cháu ghi thành văn bản hoặc đi tìm những sách vở liên quan được ghi trong bộ nhớ
rồi sắp xếp theo ý mình.
Chính vì
dành nhiều thời gian và tâm sức, tác giả coi đây là công trình đắc tâm đắc ý nhất trong những gì tác giả
đã làm từ trước đến nay.
Đặc biệt,
trong quá trình nghiên cứu tỉ mỉ từng giáo điểm một, tác giả còn vạch được con
đường đi từ Kẻ Chợ (Thăng Long) qua Ninh Bình, Thanh Hóa vào đất Nghệ An để đến
điểm chót là Bố Chính khá chi tiết và hy hữu của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc
Lộ) bị phát lưu và cuối cùng, ngài không bao giờ trở lại. Thế nhưng, từ thế bị
động ấy, Giáo sĩ Đắc Lộ đã chủ động biến cuộc lưu đày thành công cuộc truyền
giáo, biến vùng đất Bố Chính, Nghệ An thành miền Đất Hứa thật lạ lùng. Theo chữ
nghĩa ghi lại thì Giáo sĩ Đắc Lộ ở đó tám tháng, nhưng thực tế ngài chỉ ở sáu
tháng hơn. Tuy gặp nhiều trở ngại, nhưng Giáo sĩ Đắc Lộ đã đặt được những cơ sở,
mở đường cho những vị Thừa sai kế tiếp. Ngoài ra, tác giả còn tìm được tên tuổi
của một số tu sĩ Phật giáo theo đạo đầu tiên, trở thành những giáo lý viên đầu
tiên, tích cực cộng tác với Giáo sĩ Đắc Lộ trong công cuộc truyền giáo vào thời
đầu tại vùng đất giáo phận Vinh này.
Trong số 195
giáo điểm ấy, lẽ dĩ nhiên phải đưa lên hàng đầu những địa danh mà Giáo sĩ Đắc Lộ
đã đích thân đặt chân đến. Những nơi đó đương nhiên là những điểm chốt đứng thứ
nhất, thứ hai… trong bảng tổng sắp.
Nổi bật nhất
là địa danh Vàng Mai, tức Hoàng Mai nằm gần sát đường ranh giới bắc Nghệ An với
nam Thanh Hóa. Hoàng Mai, địa điểm lịch sử ấy hiện nay vẫn còn nguyên vẹn và
đang phát triển bình thường; đồng thời, làm cột mốc cho việc tìm kiếm những địa
danh khác xuất hiện cùng lúc như Văn No, Kẻ No và An Vực ở Thanh Hóa mà lâu nay
nhiều người tưởng chung không còn nữa hoặc ở một nơi nào khác… Nếu ai đọc thật
kỹ sẽ thấy đây là một công việc đòi hỏi hết sức kỹ lưỡng và chu đáo. Không những
phải đối chiếu từng tên, từng số trong phúc trình với những địa danh xưa kia
cũng như hiện nay của các giáo họ, giáo xứ, giáo hạt của cả giáo phận, mà người
thực hiện còn tra cứu thêm những địa danh liên quan có trong sách vở, bản đồ đạo
đời, tây ta, kể cả cách ghi nhận tiếng Việt cổ xưa…
Đọc cuốn khảo
cứu này, trước hết tôi thấy đây thực sự là một công trình nghiên cứu rất công
phu và cẩn thận. Tôi tin rằng nhờ cuốn khảo cứu này, nhiều giáo xứ, giáo họ của
giáo phận Vinh hiểu biết rõ thêm nguồn gốc xa xưa của mình; đồng thời, nó cũng
giúp cho những ai hoặc những nơi nào đang muốn viết lịch sử riêng giáo xứ, giáo
họ của mình có thêm tư liệu và không thể không quan tâm đến công trình khảo cứu
này… Người ta nói: “Có bột mới gột nên hồ”.
Đây chính là mớ “bột” rất quý và thực sự hết sức cần thiết để có thể hình dung
khuôn mặc của giáo xứ, giáo họ kỳ cựu, liên quan cách này, cách khác với những
địa danh được nêu tên mà từ trước tới nay không mấy ai biết đến.
Thứ đến tôi
muốn nói thêm rằng, nếu không có Linh mục Đỗ Quang Chính, dòng Tên, trong thời
gian du học tại Roma năm 1959 đã thu thập và chụp nguyên bản phúc trình của Thừa
sai E. Ferreyra viết tại Kẻ Vó ngày 03.10.1676; và nếu Linh mục Cao Vĩnh Phan
không đem ra tra cứu thực địa ngay tại các giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình thì có lẽ bản phúc trình này vẫn nằm chết dí trong Thư viện hoặc có
trong tay của một ai đó cũng như không.
Từ những sự
kiện nêu trên, có thể nói tác giả tập khảo cứu này đã lập tấm bia lịch sử đầu tiên về sự hiện diện của đạo Chúa tại giáo phận
Vinh. Thiết tưởng đây là điểm son và việc làm này của tác giả rất đáng được mọi
người ghi nhận.
Viết đến
đây, tôi nhớ câu chuyện kể về nhận xét của Linh mục Bùi Đức Sinh, dòng Đa Minh,
tác giả bộ sách Giáo sử Việt
Cha Sinh
quay lại nói với đứa cháu nội đó rằng: “Tôi
là người đi trên máy bay, còn ông nội của cháu là người mò tìm dưới đất, vất vả
lắm đó!”.
oOo
Cuối cùng, theo tôi những ai nghiên cứu, viết lịch sử địa phận Vinh từ trước đến nay mà không biết đến con số 195 giám điểm này thì có thể nói công trình nghiên cứu đó chưa tới nơi tới chốn, chưa đáng tin cậy lắm, và như thế là còn thiếu sót rất lớn.
Trần
Ngọc Thư
Sàigòn,
01.9.2003
QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN
ĐỊA PHẬN VINH

LỜI VÀO ĐẦU
“Vô cổ
bất thành kim”
Không
có cũ không có mới
Không
có xưa không có nay
Không
có ông bà tổ tiên, không có con cái cháu chắt.
Ngày nay khắp ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình các con cái cháu chắt được sống yên ổn trong những xứ đạo cố định, có cha
quản xứ, có nhà thờ xứ họ. Các gia đình có mức sống tương đối cả về tinh thần lẫn
vật chất. Các trẻ em được học hành, có trường lớp, có trình độ văn hóa cao hơn
sánh với năm mươi năm về trước. Nhưng thử hỏi, tất cả như vậy đã được coi là
mãn nguyện chưa?
Theo chúng tôi nghĩ là chưa: bởi vì cũng
theo ông bà dạy “Cây có cội, nước có nguồn” mà đạo thánh Chúa lẽ dĩ nhiên cũng
phải có một điểm phát xuất như vậy. Nói rõ ra, ai là người đầu tiên đến rao giảng
đạo Chúa tại phần đất của chúng ta? Ai là người đặt nền móng đầu tiên để xây dựng
phần đất của chúng ta thành một giáo hội tuy nhỏ, nhưng có căn bản về nếp sống
vững chắc? Ai là người có công tiếp nối để làm cho nó trưởng thành và phát triển
về mọi phương diện cho có hình thức như hôm nay…?
Riêng trong hàng ngũ các giáo xứ, đâu là những
xứ đạo đầu tiên được hân hạnh đón nhận Tin Mừng để có thể được vinh dự làm mẹ,
làm anh chị các giáo xứ khác trong cả giáo phận. Đó là chưa nói đến trong mỗi
giáo xứ lớn nhỏ hiện có mặt hôm nay, ai là cha xứ đầu tiên, ai là người giáo
dân đầu tiên có công lãnh nhận ánh sáng đức tin, làm đầu tàu giúp bà con sống đạo
qua các thời kỳ.
Kinh nghiệm cho thấy, đã bao nhiêu thế hệ
giáo dân làm việc trong các thành phần giáo xứ phải chịu đói khát, rách rưới,
tù đày. Có người đã phải hy sinh cả mạng sống để cho chúng ta có ngày hôm nay,
nhưng cũng thử hỏi, còn có ai nhớ đến tên tuổi của họ nữa không, tên tuổi của họ
có được ghi vào sổ sách nào trong giáo xứ, giáo họ không?
Tập tư liệu nghiên cứu của chúng ta hôm nay
tuy mang tên “ĐI TÌM XỨ ĐẠO ĐẦU TIÊN CỦA GIÁO PHẬN VINH”, nhưng cũng nhắm tới
việc cố gắng tìm tên tuổi của những nhân vật lớn nhỏ có công như vừa nói.
Công việc này rất bổ ích, nhưng không phải dễ
vì nó đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều công sức, cho nên nếu một mình ai đó có
thiện chí đến đầu cũng không thể làm cho trọn vẹn được. Vì thế, công việc này cần
phải có những người am hiểu lịch sử, địa lý địa phương tiếp tay giúp đỡ.
Chính vì lẽ đó, một lần cho tất cả, chúng
tôi ước mong mỗi giáo xứ nên làm cho mình một cuốn lịch sử riêng, để nói lên tất
cả những gì chúng tôi đã gợi ý. Điều đáng tiếc của các xứ đạo trong giáo phận
Vinh là không mấy ai quan tâm ghi chép về xứ họ của mình.
Chẳng hạn, câu chuyện thời sự hết sức quý
giá xảy ra trên sân vận động Cột Cờ, thủ đô Hà Nội. Đài truyền hình Việt Nam
VTV3 đã tường thuật trực tiếp trận chung kết và trao giải thưởng giải bóng đá
U.15 báo Thiếu Niên Tiền Phong, Cúp Ciriz 2002, giữa hai đội Thể Công và Sông
Lam Nghệ An, lúc 15 giờ 30 ngày 24.8.2002.
Kết thúc hai hiệp chính, hai đội hòa nhau với
tỉ số 1 - 1, trận đất phải được phân định bằng loạt đá luân lưu 11 mét. Thủ môn
Nguyễn Mạnh Cường đã hai lần xuất sắc đẩy bóng ra khỏi khung thành, đưa thắng lợi
chung cuộc 4 - 2 về cho Nghệ An. Đặc biệt, sau mỗi lần như vậy, Cường đã nghiêm
chỉnh, sốt sắng giơ cao tay làm dấu thánh giá trước sự ngỡ ngàng của hàng vạn
khán giả trên sân, và hàng triệu người xem vô tuyến truyền hình. Đây là một sự
thật quá hiển nhiên mà tuyệt đối không một báo chí nào viết đến. Tuy nhiên, sự
kiện nói trên đã được in sâu vào tâm khảm của mọi người lớn nhỏ trước tiếp hay
gián tiếp theo dõi trận cầu chiều hôm đó.
Thử hỏi em Nguyễn Mạnh Cường đó thuộc gia
đình nào, là giáo dân giáo xứ nào trong giáo phận Vinh chúng ta. Có người nói,
Cường ở vùng Thanh Chương - Đô Lương; không biết có đúng vậy không. Giả sử có
ai đó muốn tặng thưởng, khuyến khích thêm cho Cường thì tìm ở đâu, hoặc cha xứ,
giáo dân xứ địa phương của Cường có đặt vấn đề tưởng thưởng và khuyến khích những
tài năng trẻ, biết sống đầy đủ tư cách một người giáo dân, tốt đạo đẹp đời đến
thế không?
Điều này không dễ gì có được thường xuyên,
theo chúng tôi nghĩ, ở các nước khác nhất là các nước có nền bóng đá phát triển
thì trường hợp của Cường nói trên hết sức bình thường. Riêng đối với Việt Nam,
phải đợi đến 470 năm, kể từ khi đạo Chúa du nhập vào Việt Nam năm 1533 mới có một
biến cố lịch sử trọng đại đầu tên như vậy!
Hoặc chuyện thứ hai liên quan đến cuộc đời
Tiên sinh Phêrô Nguyễn Trường Tộ do đoàn cải lương Nghệ An trình diễn trên đài
tiếng nói Việt Nam, lúc 19 giờ đến 21 giờ ngày 16.11.2002. Theo chúng tôi, đây
là một thành công rất lớn, có giá trị cao về văn hóa nghệ thuật, lịch sử tôn
giáo không những riêng cho Việt
Là người đầu tiên làm công việc này từ năm
1945, thú thực lúc đó chúng tôi không có một chứng từ nào khác, ngoài mấy cuốn
lịch Công giáo của địa phận, mấy thư chung của các Giám mục và một vài bộ nhớ của
mấy linh mục từng trải công việc giáo phận.
Nhớ lại khi hình thành công việc năm 1996,
sau một thời gian khá dài, công việc tuy không mấy đầy đủ nhưng vẫn phải chấp
nhận để chờ thời gian thuận tiện, bổ túc tìm hiểu thêm cội nguồn giáo phận.
Cũng làm một việc ấy, linh mục Trương Bá Cần
đã cho ra mắt tác phẩm của mình năm 1998. Nói theo chữ nghĩa và theo con số cụ
thể thì chỉ sau hai năm, nhưng đúng ra phải sau mấy chục năm.
Đàng khác, nghe nói tác giá được may mắn
sang nghiên cứu trong các thư viện tại Pháp, và được về tận gốc giáo phận gặp
chung các linh mục dịp cấm phòng năm. Dầu vậy tác giả cũng chỉ thêm được một
vài chi tiết, một vài tấm hình chụp mấy linh mục chống Pháp bị xiềng xích tù
đày… Điều đáng tiếc là trong tác phẩm của mình, tác giả đã không đề cập gì về bản
phúc trình vô giá của linh mục dòng Tên Emmanuel Ferreyra.
Có thể tác giả không thấy, hay thấy mà không
quan tâm chăng…? Tại sao vậy…? Vì thế có người đánh giá một cách hữu lý rằng: nếu
chỉ có cuốn thứ nhất 1996 mà thôi thì phải nói thiếu to, hoặc chỉ có cuốn thứ
hai 1998 thì phải nói thiếu lớn, thiếu quan trọng, thiếu khó có thể tha thứ được.
Ý thức được trách nhiệm đó, một lần nữa
chúng tôi chú trọng nghiên cứu về 195 giáo điểm liên quan đến giáo phận Vinh được
liệt kê trong phúc trình viết ngày 03.10.1676 ấy bằng tất cả những gì cho phép,
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi coi đây chỉ là bước khai phá mở
đường, hy vọng việc làm này góp thêm tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu về lai
lịch các giáo họ, giáo xứ lâu đời trong giáo phận.
Dưới đây chúng tôi xin phác họa lộ đồ của
công việc này:
PHẦN KHÁI QUÁT
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO
TẠI NGHỆ AN - ĐẦU THẾ KỶ XVII
Bài một: Bước theo Giáo sĩ Đắc Lộ
Bài
hai: Giáo sĩ Đắc Lộ truyền giáo tại Nghệ An
Bài
ba: Nhờ Vàng Mai đi tìm An Vực, Ke No, Van No
PHẦN PHÚC TRÌNH
LINH MỤC EMMANUEL FERREYRA
NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 1676
Bài bốn: Nghiên cứu phúc trình
Bài năm: Đi
tìm lý lịch từng giáo điểm
Phủ
Diễn Châu (I)
Bài
sáu: Phủ Diễn Châu
(II)
Bài bảy: Phủ Anh Đô (I)
Bài
tám: Phủ Anh Đô (II)
Bài
chín: Phủ Đức Quang
(I)
Bài
mười: Phủ Đức Quang (II)
Bài
mười một: Phủ Đức Quang (III)
Bài
mười hai: Phủ Hà Hoa (I)
Bài
mười ba: Phủ Hà Hoa (II)
PHẦN PHỤ BẢN
1. Thư
gửi Linh mục Lê Duy Lượng và Linh mục Võ Thanh Tâm.
2. Phân
chia giáo phận Vinh:
a. Cao Vĩnh Phan b. Nguyễn Văn Hiến
3. Đại
lễ mừng 370 năm Giáo sĩ Đắc Lộ đến Bình Chính, Quảng Bình.
4. Báu
vật Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An.
5. Thư
chung của Đức Giám mục Trần Xuân Hạp về Sông Cấm.
6. Đền
Cờn trong bối cảnh truyền giáo của Giáo sĩ Đắc Lộ, Trần Minh Công.

ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
BỔN MẠNG GIÁO PHẬN VINH

Đăng nhận xét