Đi Tìm Xứ Đạo Đầu Tiên Giáo phận Vinh 1627 - 2003 : Khái quát Công cuộc Truyền giáo tại Nghệ An - đầu Thế kỷ XVII | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Lời chúc xuân Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích Xứ đạo đầu tiên

Đi Tìm Xứ Đạo Đầu Tiên Giáo phận Vinh 1627 - 2003 : Khái quát Công cuộc Truyền giáo tại Nghệ An - đầu Thế kỷ XVII

PHẦN KHÁI QUÁT
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO
TẠI NGHỆ AN - ĐẦU THẾ KỶ XVII

 

Những Cột Mốc Quan Trọng

Nói về giáo phận Vinh, thông thường nhiều người chỉ nghĩ đến một cột mốc duy nhất là con số 1846, tức giai đoạn khoanh vùng quyết định để thành lập giáo phận Nam Đàng Ngoài, sau đổi thành giáo phận Vinh, gồm hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình.

Ranh giới này được Thừa sai Retord Liêu, Giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài ấn định và được Tòa Thánh Rôma chấp thuận để lập thành một giáo phận hoàn toàn mới. Trong đó vị Giám mục đầu tiên thuộc Hội thừa sai Paris Pháp có tên là Gauithier Ngô Gia Hậu làm Giám mục tiên khởi cùng 9 vị khác nối tiếp. Với cột mốc ấy, tiến đến nay giáo phận Vinh chỉ mới có 157 tuổi.

Cũng với cột mốc ấy, đến năm 1924 các giáo phận Việt Nam đồng loạt đổi tên mới cho thích hợp với tên gọi địa phương, chẳng hạn:

-  Giáo phận Tây Đàng Ngoài thành giáo phận Hà Nội

-  Giáo phận Đông Đàng Ngoài thành giáo phận Hải Phòng

-  Giáo phận Trung Đàng Ngoài thành giáo phận Bùi Chu

-  Giáo phận Bắc Đàng Ngoài thành giáo phận Bắc Ninh

-  Giáo phận Nam Đàng Ngoài thành giáo phận Vinh…

Nếu hiểu đơn giản như vậy, giáo phận Vinh chỉ mới được 157 tuổi, chưa có giá trị gì trên mặt bằng niên tuế đối với lịch sử và địa lý của người Công giáo vùng này sánh với các vùng khác khắp toàn quốc. Vì thế, chúng tôi trưng dẫn ba cột mốc có giá trị lịch sử cao đối với vùng đất này:

-   Năm 1627: Thừa sai Jean Alexandre De Rhodes, thường gọi là Giáo sĩ Đắc Lộ đến cửa Bạng (Thanh Hóa) nhằm ngày lễ kính Thánh Giuse 19.3.1627. Khoảng hai tuần lễ sau, ngài đặt chân đến vùng đất cực Nam tỉnh Thanh Hóa là An Vực, Thôn No (Ke No) và Van No nhìn sang cực Bắc tỉnh Nghệ An nơi có địa danh Vàng Mai tức Hoàng Mai.

Cột mốc 1627 và hai chữ Vàng Mai nằm trên bản đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ tuy đơn độc, không có một chữ nghĩa nào giải thích làm cho bất cứ ai tìm hiểu lịch sử xứ đạo đầu tiên của giáo phận Vinh nói chung và Nghệ An nói riêng phải đặt vấn đề.

-   Năm 1629: Nếu tính từ 1627 đến nay là 375 năm thì cột mốc thứ hai tiếp đó là năm 1629. Khoảng sau ngày 25 tháng 3 năm 1629, Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng buộc phải trục xuất hai Thừa sai dòng Tên, trong đó có Giáo sĩ Đắc Lộ ra khỏi Đàng Ngoài. Trên đường từ Thăng Long (Hà Nội) men theo các sông rạch và kênh đào qua Nghệ An vào Bố Chính (Bắc Quảng Bình), nơi Giáo sĩ Đắc Lộ ghi nhận trên bản đồ hai chữ Ke Hoa và nói thêm một số chi tiết không dài lắm trong hai cuốn sách Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài và Hành trình & truyền giáo của ngài. Dầu vậy, cũng đủ để chứng minh sự hiện diện và hoạt động truyền giáo của ngài tại đó.

-   Năm 1632: Sau khi hai Giáo sĩ Đắc Lộ và Pedro Marquez rời khỏi Nghệ An cuối tháng 10 năm 1629, không rõ thừa sai nào là người đến tiếp nối công việc của ngài tại đây. Chỉ biết rằng, đầu năm 1632 nghĩa là ba năm sau kể từ khi Giáo sĩ Đắc Lộ rời bỏ vĩnh viễn phần đất này, theo bản điều trần của Thừa sai Gaspar d’amaral thì ở Đàng Ngoài đã hình thành ba khu vực truyền giáo, trong đó Nghệ An có: Rum, Kẻ Vĩnh, Thanh Chương, Làng Cầu, Đậu Xá, Vàng Mai. Chứng tỏ những giáo điểm vừa nêu chính là thành quả của Giáo sĩ Đắc Lộ. Cũng trong năm 1632 này, Linh mục dòng Tên Girolamo Majorica đi từ Áo Môn (Ma Cao) đến Thăng Long (Hà Nội) rồi vào Nghệ An giảng đạo và làm việc có tính qui mô tại đây.

-   Năm 1647: Tức 20 năm sau kể từ khi Giáo sĩ Đắc Lộ đến Đàng Ngoài, một đoàn thanh tri dòng Tên gồm các Thừa sai Cardoso, Girolamo Majorica, Jean Cabral đã tới vùng này và cho những nhận xét khá chính xác về một số hoạt động tôn giáo tại đây. Trên đường từ Thanh Hóa vào, phái đoàn đã tới Vàng Mai, Quêmangu, Rum, Làng Cầu và khi trở về tới Quilam…

-   Năm 1676: Trong thời gian Linh mục Girolamo Majorica hoạt động ở Nghệ An không rõ ngài đã lập được những giáo điểm nào cho vùng đất này. Mãi đến năm 1676, tức 24 năm sau kể từ khi Linh mục G. Majorica rời bỏ vĩnh viễn Nghệ An, Linh mục dòng Tên E. Ferreyra đã liệt kê được 195 giáo điểm thuộc vùng Nghệ An chưa kể 30 giáo điểm của Bắc Bố Chính cũng hiện diện vào thời đó. Như vậy, năm 1676 có thể là năm chính thức khai sinh tập thể cho ba công trình: thứ nhất là Giáo sĩ Đắc Lộ, thứ hai Linh mục G. Majorica, thứ ba tập thể Hội thừa sai Paris Pháp và dòng Tên, trong đó có Linh mục E. Ferreyra.

Dưới đây, chúng ta thử lần theo bước chân của Giáo sĩ Đắc Lộ, người có công khai phá đầu tiên cho hoạt động truyền giáo tại giáo phận Vinh.


BÀI MỘT 
BƯỚC THEO GIÁO SĨ ĐẮC LỘ

-   Một Nét Tiểu Sử

Linh mục Jean Alexandre De Rhodes, sinh ngày 15.3.1553 tại Avignon, miền Nam nước Pháp. Tiểu sử của ngài đã được nói khá chi tiết trong nhiều tác giả và riêng trong sách lịch sử giáo phận Vinh của chúng tôi từ trang 36 đến 42. Vì thế ở đây chúng tôi chỉ dựa vào sách lịch sử vương quốc Đàng Ngoài và hành trình & truyền giáo của Giáo sĩ Đắc Lộ ghi lại mấy nét sau:

-   Năm 1612, vào tập viện dòng Tên ở Rôma, Italia.

-   Năm 1618, thụ phong linh mục.

-   Năm 1619, được sai đến truyền giáo tại thành Goa, Ấn Độ.

-   Năm 1623, bị bệnh, chuyển qua truyền giáo ở Trung Quốc và cũng để chuẩn bị đi làm việc ở Nhật Bản.

-   Ngày 27.12.1624, được chuyển đến Đàng Trong, An Nam (Việt Nam).

-   Tháng 7.1626, sau 18 tháng phục vụ, ngài được gọi ra làm việc ở Đàng Ngoài (Việt Nam). Đáng lẽ ngài ra ngay liền, nhưng vì có trở ngại chính trị đất nước chia đôi thời đó, nên phải vòng về Ma Cao, Trung Quốc.

-   Ngày 12.3.1627, rời Ma Cao, Trung Quốc.

-   Ngày 19.3.1627, ngài may mắn cập bến cửa Bạng tỉnh Thanh Hóa, mở đầu cho công việc truyền bá đạo Chúa ở Đàng Ngoài.

-   Trở lại Đàng Trong từ tháng 12.1640 đến tháng 7.1641; tháng 01.1642 đến tháng 7.1643; tháng 3.1644 đến tháng 7.1645, ngài đến Nam Quảng Bình - ở Đồng Hới.

-   Tháng 12.1645, ngài trở về châu Âu, đi truyền giáo ở Iran và qua đời tại Ispahan ngày 05.11.1660.

Tiện đây, chúng tôi xin ghi lại công trình thiết lập “Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó” với 15 cây nến lớn vào các ngày thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy Tuần Tam Nhật Vượt Qua (Tuần Thánh). Bản văn do Giáo sĩ Đắc Lộ trực tiếp dọn từ đầu, tuy với thời gian có sửa chữa chút ít nhưng vẫn giữ được lối hành văn nguyên thủy các từ ngữ cổ thế kỷ XVII. Riêng về cách thức ngắm đứng trọng thể là do sự ấn định của ngài. Chẳng hạn, sau mỗi lần ngắm xong một thứ thì tắt một ngọn nến và lưu truyền suốt gần 400 năm nay trong toàn Giáo hội Công giáo Báo Trung Nam Việt Nam, cách riêng đối với giáo phận Vinh. Mỗi lần Mùa Chay về, chúng ta nhớ nhắc nhau cầu nguyện cho ngài.

Nhớ lại hồi học chung ở Đại Chủng viện di cư Lê Bảo Tịnh 1956 - 1962, các chủng sinh của mỗi giáo phận miền Bắc được chỉ định luân phiên… Khi ngắm xong, ra ngoài, các Giáo sư và cả anh em chủng sinh đồng đánh giá các thầy Vinh ngắm hay hơn, cảm động hơn, ngân nga dài ngắn đúng nhịp, đúng điệu, đúng nghĩa…

I. SỬ LIỆU QUÝ

Giáo sĩ Đắc Lộ đến truyền giáo tại giáo phận Vinh (Nghệ - Tĩnh - Bình) là một biến cố lịch sử, mọi người, mọi thời đều công nhận. Nhưng, thử hỏi ngài vào khi nào, mấy lần, với tư cách nào, ở những nơi nào, nơi nào trước, nơi nào sau, thời gian bao lâu và kết quả như thế nào? Sách Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, sách Hành Trình & truyền giáo và bản đồ 1650 của ngài để lại có nhiều chỗ thật rõ ràng và chi tiết về ngày giờ, nhân vật, vị trí địa lý, nhưng có những điểm khác hoàn toàn vượt ra khỏi mọi dự đoán của chúng ta. Vì thế, để có thể trả lời những câu hỏi nêu trên, chúng ta dựa vào một số nguồn bổ sung khác để làm sáng tỏ. Chẳng hạn:

1. Sử Ký Hội Thánh Vắn Tắt

Trước khi tìm hiểu những điều Giáo sĩ Đắc Lộ viết trong hai cuốn sách và ghi nhận trên bản đồ 1650, chúng ta cùng tìm hiểu thêm Sử ký vắn tắt thánh Ygheregia (Sử ký Hội thánh Công giáo) của một cố Linh mục M. Fautrat Báu thuộc Hội thừa sai Paris.

Đặc biệt, trong sách “Sử ký vắn tắt thánh Ygheregia” từ trang 113 đến 150, tác giả đã đề cập đến việc Giáo sĩ Đắc Lộ giảng đạo tại Đàng Ngoài, nhất là từ trang 115 đến 117 liên quan đến ba thầy giảng người Đàng Ngoài đầu tiên có công giúp đỡ ngài trong thời kỳ này:

“Thầy Alexander có ba thầy kẻ giảng rất sốt sắng. Thầy thứ nhất tên là Phanchicô, trước làm thầy sư; thầy thứ hai tên là Anrê là người Nghệ An; khi thầy Alexander đến Nghệ An, thì mời vào nhà mình và xin người rửa tội cho 112 người bổn đạo ông ấy đã dạy sẵn. Từ bấy giờ ông ấy theo các đấng và làm kẻ giảng, đến sau sang nước Lào giảng đạo một năm, đoạn trở về; thầy thứ ba có tên là Inasu, cùng có lòng rất siêng năng đi tìm và dạy dỗ bổn đạo mới…”.

Đoạn trích dẫn trên cho thấy thầy Alexander tức linh mục Alexandre de Rhodes, thường gọi là Giáo sĩ Đắc Lộ có ba thầy giảng: thầy thứ nhất là Phanxicô, trước là tu sĩ Phật giáo. Thầy thứ hai Inhaxu, đạo đức sốt sắng, nhiệt thành tông đồ, nhưng không rõ hai thầy này quê quán ở đâu. Còn thầy thứ ba là Anrê, nói rõ là người Nghệ An. Chi tiết này giúp giải thích câu hỏi, ai là người đầu tiên giảng đạo tạo Nghệ An? Dĩ nhiên, ai cũng cho rằng Giáo sĩ Đắc Lộ là người đầu tiên truyền giáo tại Nghệ An vì trước năm 1627 lịch sử truyền giáo không thấy nói đến vị thừa sai nào đã có mặt tại vùng đất này.

Tuy nhiên, theo thiển ý trước khi Giáo sĩ Đắc Lộ đích thân đến Nghệ An thì đã có các con cái gốc Nghệ An đệ tử của ngài nói cho người dân quê mình biết những điều cần thiết về đạo Chúa. Cụ thể trong việc ban phép Rửa cho 112 tân tòng tại vùng Cửa Sót năm 1629.

2. Sách Dòng Tên Trong Xã Hội Đại Việt 1615 - 1777

Trên đây là một tài liệu quý trong đó liên quan đến ba thầy giảng đầu tiên của Giáo sĩ Đắc Lộ tại Đàng Ngoài nhưng chưa thật rõ lắm. Chúng tôi còn tìm thấy một tài liệu khác, sách Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615 - 1777 của Linh mục Tiến sĩ Đỗ Quang Chính, liên quan đến bốn linh mục dòng Tên tại Đàng Ngoài bị chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng trục xuất về Áo Môi là: Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), linh mục Pedro Marques, linh mục Gaspar d’Amaral và linh mục Paulo Saito. Vì thế các thừa sai này đã hối hả lập một nhóm tạm gọi là nhóm thầy giảng để chăm lo giáo đoàn mới tại Đàng Ngoài chờ dịp trở lại của các ngài. Nhờ chi tiết này, chúng ta biết thêm lý lịch, tên tuổi, quê quán, chức vụ, thời gian nhập đạo cũng như quá trình hoạt động chức vụ thầy giảng mà cố Linh mục M. Fautrat Báu đã nói ở trên. Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn và phân tích năm đoạn nhỏ viết trong cuốn sách của tác giả Linh mục dòng Tên Đỗ Quang Chính:

- Đoạn thứ nhất: Xác nhận tên tuổi và thêm một vài chi tiết về bối cảnh lập hội thầy giảng nhân dịp phải chia tay một cách đột xuất:

“Bốn Giêusu hữu (Thừa sai Dòng Tên) phải rời khỏi Đàng Ngoài”

Năm sáu ngày trước khi tàu Bồ Đào Nha nhổ neo về Áo Môn, Trịnh Tráng đã ra lệnh cho bốn nhà thừa sai phải lên tàu cùng về. Tin buồn loan ra, bổn đạo đổ xô đến nhà các cha khóc lóc từ biệt và nhất là xưng tội, vì sợ không còn dịp nào khác, làm các cha mỗi đêm chỉ nghỉ ngơi được một giờ.

Ai sẽ lo cho 5.602 tân tòng đây? - Các thầy giảng chăng? Oái ăm là có mấy gia đình tân tòng đang muốn gả con cho các thầy, để các thầy dạy giáo lý cho con cháu họ cùng hàng xóm láng giềng.

Một giải pháp tạm thời: Kết hợp các thầy lại trong một tập thể có lời khấn “tu sĩ” đàng ngoài. Thật ra, lúc ấy các cha chẳng có ý định lập một dòng tu; đàng khác nếu lập, thì cũng chẳng có gì là chính thức, là hợp luật; vì dù sao thì cũng phải qua nhiều giai đoạn, có Giám mục ở Áo Môn xem xét chấp nhận. Ý chính của các cha là “cầm chân” các thầy lại, để họ phục vụ giáo đoàn non trẻ này cho đến khi có các Giêsu hữu trở lại Đàng Ngoài, sau đó sẽ hay. Trong thực tế, lúc ấy chỉ có ba thầy kể từ khi gia nhập Giáo hội, “đi ở nhà thầy ngay”, có nghĩa là sống chung trong nhà các cha, trực tiếp giúp các cha trong việc dạy giáo lý, mục vụ. Ba thầy này đều là ba nhà sư mới theo Chúa Kitô: Phanxicô Đức, sinh 1594 ở Thanh Hóa, tu chùa được 17 năm, do Rhodes rửa tội 03.12.1627; hai thầy kia là Anrê Ttri và Inhaxiô Nhuận, cũng được rửa tội cuối năm 1627 sang đầu năm 1628.

Ngày 27.4.1630, trong thánh lễ cuối cùng cho bổn đạo ở nhà thờ, sau khi rước lễ rồi, ba thầy Đức, Tri, Nhuận, đặt tay trên sách Phúc âm, lần lượt tuyên hứa:

- Không lập gia đình cho đến khi có các cha dòng Tên đến, để có thể rảnh rang giúp đỡ bổn đạo;

- Tiền của, đồ vật thuộc tập thể các thầy;

- Vâng phục một thầy do các cha chỉ định làm bề trên, cho đến khi có các cha dòng Tên đến.

Một người khác là Antôn Định, cũng được tuyên hứa như trên, nhưng chỉ đóng vai trò “trợ sĩ”, để giúp ba thầy kia về mặt vật chất. Sau đó thầy Phanxicô Đức được các cha cử làm bề trên.

Khi biết tin các cha phải về Áo Môn, thầy Đức xin theo các cha đi bên đó để gia nhập dòng Tên, nhưng giáo đoàn Đàng Ngoài đang cần đến thầy, nên mãi tới năm 1643 thầy mới được nhập vào dòng Tên, trong bậc “trợ sĩ” (Sđd tr. 166 - 167).

- Đoạn thứ hai: Nói về thành quả của ba thầy giảng tại Đàng Ngoài trong thời gian các Thừa si dòng Tên vắng mặt:

“Ngoài ra, các cha còn được vui mừng vì ba sự việc cụ thể sau: Thứ nhất, lòng nhiệt thành của ba thầy giảng Phanxicô Đức, Anrê Tri, Inhaxiô Nhuận; vì trong 10 tháng trời vắng bóng các cha, ba thầy đã đi hầu hết các xứ (tỉnh) dạy dỗ, rửa tội tới 3.340 người và dựng thêm 20 nhà thờ; các thầy lại rất trung thành với lời khấn khiết tịnh, vì chẳng những đã sống khiết tịnh “cho đến khi các cha tới”, mà còn tiếp tục khấn hứa trọn đời khiết tịnh. Thứ hai, lòng đạo đức sốt sắng của các tân tòng, chẳng những sống đức Tin mạnh mẽ, can trường, lại còn góp công của dựng được 20 nhà thờ trong 10 tháng, hầu tiện lợi cho các tín hữu đọc kinh cầu nguyện. Thứ ba, tình đoàn kết, yêu thương của bổn đạo coi nhau như anh chị em, kẻ giàu sang quyền quý cũng đối xử hiền từ, nhã nhặn với mọi người, tôn trọng cả đám dân nghèo…” (Sđd tr. 173 - 174).

- Đoạn thứ ba: Nói về trở ngại của phái đoàn trong đó có Linh mục dòng Tên Bonelli và ba thầy giảng người Đàng Ngoài là Anrê Tri, Tôma Thắng và Giêrônimô trong công cuộc đi truyền giáo ở Lào. Cũng trong đoạn này nói về một mất mát lớn cho giáo đoàn Đàng Ngoài là thầy giảng Anrê Tri qua đời:

“Riêng Giovanni Battista Bonelli khởi hành đi Lào từ đầu tháng 10.1638; theo cha còn có thầy giảng Anrê Tri, thầy giảng Tôma Thắng (người đã đi Lào trước đây) và kẻ giảng Giêrônimô. Mặc dù lúc ấy Bonelli đã 53 tuổi, nhưng chấp nhận mọi nguy hiểm, miễn là đem Tin Mừng được tới triều đình và dân tộc Lào. Hành trình đầy gian khổ, vì phải trèo qua nhiều rặng núi giá lạnh, nên ngày 04.11.1638 Bonelli tắt thở trên rặng núi phân cách giữa Lào - Việt. Trước khi từ giã trần thế, cha còn đặt thầy Anrê Tri làm bề trên hai thầy kia. Nhờ Tôma Thắng dẫn đường, ba người tới triều đình Lào, nhưng vua Oupagnouvarath cùng triều thần không tiếp nhận vì thiếu “thầy Đạo Tiến sĩ phương Tây”.

Phái đoàn nán lại một năm, chờ mỏi cổ vẫn chẳng thấy Giêsu hữu nào đến, nên tất cả phải rời Lào quốc về Thăng Long. Anrê Tri nguyên là đồ đệ của Rhodes, là người rất nhiệt thành, trước khi đi Lào đã làm cho khoảng 1.000 người theo Đức Kitô; về tới Thăng Long thì qua đời” (Sđd tr. 185).

- Đoạn thứ tư: Nói về sự qua đời của thầy giảng Inhaxiô Nhuận, người đã đi theo Giáo sĩ Đắc Lộ và Linh mục Pedro Marques trong vụ trục xuất vào Nghệ An và Bố Chính năm 1629:

“Nếu ở Đàng Trong, Francisco de Pina là Giêsu hữu đầu tiên bị chết đuối ngày 15.12.1625 tại bờ biển Hội An (chôn cất tại Hội An), thì ở Đàng Ngoài cha Giaseppe Mauco la tu sĩ dòng Tên đầu tiên gửi xác trên chính đất Thanh Hóa năm 1639, không kể mấy cha khác chết mất xác trong vịnh Bắc bộ vì đắm tàu như Bernardino Reggio 24.5.1634, Gaspar d’Amaral 26.12.1646, hoặc Giovanni Battista Bonelli chết cóng trên dãy núi phân cách Lào quốc với Đàng Ngoài 04.11.1638. Nên ghi nhận rằng, vào năm 1639 - 1640, cũng có ba thầy giảng qua đời, là những người cộng tác đắc lực với các Giêsu hữu; đó là Inhaxiô Nhuận, Tôma Thắng và Tađêu. Inhaxiô Nhuận, một người có tài làm văn thơ, đã cùng hai cha Marques và Rhodes bị đầy ải ở Bố Chính, Nghệ An năm 1629; ngay từ khi theo cha Rhodes ở kinh đô năm 1628, thầy Nhuận đã nhiệt tâm, kiên trì, can đảm trong sứ vụ ròng rã cho đến năm 1639 - 1640, là năm thầy về chầu Chúa lúc mới 45 tuổi” (Sđd tr. 190).

- Đoạn thứ năm: Nói về tuổi tác của những thầy giảng đầu tiên ở Đàng Ngoài:

“Khi “chính thức” thành lập Tu hội Thầy giảng ở Đàng Ngoài vào năm 1630, chỉ có ba người tuyên khấn lần đầu tiên thì cả ba vị này nguyên là những nhà sư Phật giáo đã đứng tuổi: Phanxicô Đức 36 tuổi, Anrê Tri 34 tuổi, Inhaxiô Nhuận 39 tuổi; còn Antôn Định 37 tuổi chỉ là “ông bõ” trong tu hội” (Sđd tr. 562).

Nói tóm lại, qua năm đoạn trích nói trên, người đọc đã có dịp hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của các ngài trong hội thầy giảng do Giáo sĩ Đắc Lộ thành lập tại Đàng Ngoài đầu thế kỷ XVII.

Riêng những chi tiết nói về thầy Anrê Tri, gốc Nghệ An đối với chúng tôi hết sức quý vì nó giúp giải thích một loạt vấn đề:

- Thứ nhất: Thầy Anrê Tri nguyên là một tu sĩ Phật giáo, đã một thời làm lính tại Thăng Long. Trong tài liệu Giáo sĩ Đắc Lộ nói là một quân binh, ở đây có thể hiểu thầy bị động viên vào hạng ưu binh được tuyển chọn giữa những người có tiếng trung thành tại hai vùng đất Nghệ An và Thanh Hóa, thường trực canh phòng các dinh vua Lê, chúa Trịnh. Những ưu binh ấy được đem ra sống ở Thăng Long nơi thường xuyên qua lại của các nhà truyền giáo và nhất là trong thời Giáo sĩ Đắc Lộ giảng ở đó từ giữa năm 1627 đến 1629 và cả đến 1630.

- Thứ hai: Do thầy là người Nghệ An, với ưu điểm này chắc chắn thầy đã biết rành rẽ các sông rạch, cửa biển của địa phương.

- Thứ ba: Thầy là một trong số những người được Giáo sĩ Đắc Lộ đích thân rửa tội tại Thăng Long vào những ngày cuối năm 1627 đầu năm 1628, trước ngày giờ Giáo sĩ Đắc Lộ đến Nghệ An.

- Thứ tư: Thầy là một trong ba đệ tử thiết cốt đầu tiên của linh mục Đắc-lộ và được Giáo sĩ Đắc Lộ cho hay ý đồ phát lưu của chúa Trịnh Tráng, và có lẽ chính cá nhân thầy cũng dự đoán trước phần nào việc sắp xảy ra. Nhờ thế chúng ta dễ hiểu, thầy luôn có vẻ trong tư thế sẵn sàng giúp linh mục Đắc-lộ đối phó.

- Thứ năm: Thầy đã đặt kế hoạch xin phép về trước cùng với ông Simon người đồng hương Nghệ An để chuẩn bị, và thực sự ông Simon đã được hân hạnh đón tiếp Giáo sĩ Đắc Lộ tại nhà mình ở cửa Chúa, nay là cửa Lò. Còn thầy Anrê Tri ở xa hơn một chút và đến chậm nên không gặp tại đó mà đã gặp chỗ khác cách nhà ông Simon mấy dặm, mấy cây số.

- Thứ sáu: Khi Giáo sĩ Đắc Lộ từ trong Bố Chính trở ra Nghệ An, ngài đã ghé một vài nơi nhưng không nói rõ địa danh. Thầy An rê có vẻ như đã biết trước và thực sự đã mời được Giáo sĩ Đắc Lộ vào nhà mình. Chi tiết này vô cùng quý giá vì nó giúp xác nhận một loạt sự kiện khác nữa:

1. Thầy Anrê Tri và Giáo sĩ Đắc Lộ đã ăn ý phần nào với nhau trong việc cố gắng tái ngộ.

2. Khi vừa thấy Giáo sĩ Đắc Lộ là thầy mời vào nhà liền.

3. Thầy đã chuẩn bị sẵn sàng đâu vào đấy những điều kiện cần thiết cho 112 người trong việc lãnh nhận phép Rửa.

4. Giáo sĩ Đắc Lộ đã nhận diện, điểm danh và khảo sát phần nào trình độ hiểu biết giáo lý của họ.

5. Khi thấy mọi sự đã quá đủ thì Giáo sĩ Đắc Lộ rất vui mừng phấn khởi, cảm tạ Chúa và bắt tay vào việc cử hành bí tích cho số người hiện diện, mà chính miệng ngài đã nói và tay đã viết rằng: “Đến nỗi chúng tôi không còn phải vất vả thêm lời giảng dạy”. Chi tiết này gợi lại lần đầu tiên tại cửa Chúa, trong nhà ông Simon và lần thứ hai, dọc đường Giáo sĩ Đắc Lộ cũng ban mà không thấy nói ngài phải dạy thêm gì.

6. Với cụm từ: “Đến nỗi chúng tôi không còn phải vất vả thêm lời giảng dạy” chứng tỏ thầy Anrê Tri có thể được coi là một giáo lý viên khá sành nghề, được thực tập không phải tại quê hương Nghệ An mà ngay tại đất khách Thăng Long từ lâu trước.

7. Tất cả những điều vừa nói có thể cho chúng ta tin tưởng rằng, nhà thầy Anrê Tri mà Giáo sĩ Đắc Lộ nói không phải ở cửa Ròn, cửa Khẩu mà là ở cửa Sót, kẻ Sót vì: Sót là một cửa biển lớn, đông người, các thương thuyền nước ngoài thường qua lại buôn bán. Đàng khác từ cửa Sót ra đến bến chính Rum của tỉnh Nghệ An không xa lắm như Giáo sĩ Đắc Lộ đã nhận xét “Rồi từ đây chúng tôi kéo thẳng tới bến chính của tỉnh”.

8. Với danh nghĩa là một tu sĩ Phật giáo, điều này giúp chứng minh rằng: có thể một thời thầy Anrê Tri đã là tu sĩ của một ngôi chùa nào đó gần xa quê thầy, hay chính tại quê hương Kẻ Sót của thầy. Vì tại vùng này hiện đang có một ngôi chùa danh tiếng, sầm uát, đặc biệt đã và đang giữ được lễ hội truyền thống hằng năm. Nghĩa là năm nào cũng có lễ hội đông đảo, đua thuyền, rước tượng Lê Khôi từ thị trấn Cày, huyện Thạch Hà về chùa tại Rú Bề thuộc xã Thạch Kim rồi long trọng cử hành lễ hội.

Đó là chưa nói đến mối quan hệ có thể có giữa bản thân thầy với các chùa (nếu có) ở ranh giới hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Sở dĩ chúng tôi đưa ra vấn đề mới mẻ là vì xét theo thời gian, thầy Anrê Tri đã được Giáo sĩ Đắc Lộ ban phép rửa tại Thăng Long cuối năm 1627 đầu năm 1628, nghĩa là chính năm Giáo sĩ Đắc Lộ đặt chân đến cửa Bạng và ở lại hơn hai tháng tại những địa phương có tên như An Vực, Ke No, Van No (giáp ranh giới Nghệ An) của Thanh Hóa đợi chúa Trịnh Tráng hành quân trở về… Đàng khác, trong phúc trình linh mục dòng tên Jean Cabral năm 1647, tại Vàng Mai (giáp ranh Thanh Hóa) đã có một ngôi nhà thờ lớn, giáo dân đông và đặc biệt có một giáo hữu trước là một nhà sư danh tiếng của Phật giáo trở lại lấy tên thánh Bênêđíctô gìn giữ và chu cấp kinh phí cho nhà thờ này.

9. Thầy Anrê Tri xứng đáng với danh hiệu thầy giảng, người giáo lý viên đầu tiên đã làm việc truyền giáo tại quê hương mình không lâu trước khi Giáo sĩ Đắc Lộ đến năm 1629.

10. Tuy đã có vợ, nhưng sau khi thầy đã xin nhập tu, đã khấn hứa trong hội thầy giảng. Điề này không khó hiểu vì:

- Một là vợ thầy đã mất không lâu trước thời điểm khấn 27.4.1630. Vì biết rõ tháng 4.1629, thầy đưa mẹ, mẹ vợ và vợ chạy đón gặp Giáo sĩ Đắc Lộ để cho họ lãnh nhận phép rửa.

- Hai là nguyên hội này chưa được bề trên chấp thuận. Đàng khác, càng dễ hiểu hơn nếu nhìn về thời sơ khai, ngay chính bản thân các tông đồ như: Phêrô, Matthêu… là những người đã có gia đình, vợ con và cũng đã được Chúa chọn vào hàng ngũ tông đồ lớn, mẫu mực của Chúa.

11. Còn một điểm quan trọng khác liên quan đến thầy Anrê Tri này sau khi đã trở thành thầy giảng của Giáo sĩ Đắc Lộ. Chính Giáo sĩ Đắc Lộ đã khen thầy là một người rất sốt sắng, một tay thợ không mệt mỏi, một người rất quan tâm đến công việc rao giảng Đạo Chúa tại Nghệ An. Nhất là thầy Anrê Tri đã có lần bị quân gian đánh sắp chết, nhưng vẫn vui lòng chấp nhận vì lòng yêu mến Chúa. Nguyên văn ngài viết:

“… Thầy Anrê rất sốt sắng và tay thợ không mệt mỏi của giáo đoàn mới Đàng Ngoài, thầy nóng lòng sốt ruột muốn gặp lại chúng tôi kể từ khi chúng tôi xa vắng. Khi chúng tôi trẩy đi thì thầy đau bệnh ở lại Kẻ Chợ, thầy tới thăm chúng tôi ở nơi đày ải và cùng chúng tôi trong những việc chúng tôi giao cho thầy. Nhưng khi chúng tôi ngược nơi thầy xuôi xuống, tức thì thầy trở gót về kinh thành, tới đâu thầy cũng làm việc và sốt sắng dạy dỗ để đến lúc sẽ sinh hoa kết trái. Trong dịp hành trình này Thiên Chúa ban cho thầy có dịp tốt đẹp để kiên tâm chịu đựng. Số là trên quãng đường thầy không ngờ hơn cả, thầy bị quân gian cầm gậy đón đánh đập thầy rất tàn nhẫn (…). Thầy bị thương nhừ tử và như chết nằm tại chỗ. Sau đó thầy chỗi dậy và sau khi đã cầu nguyện cho những kẻ hành hạ mình, thì thầy tiếp tục lên đường, đau đớn, khắp mình đầy vết thương, nhưng tâm hồn đầy vui sướng vì thấy mình xứng đáng chịu một sự gì vì lòng mộ mến Thiên Chúa…”[1].

Nhân biến cố này, chúng ta hiểu rõ vai trò của một nhân vật khác có tên là Phêrô, xuất hiện một cách khá đột ngột trước không ít thắc mắc: Phêrô này là ai mà lại cộng tác với thầy Anrê Tri trong việc chuẩn bị cho số bổn đạo được phép Rửa nói trên? Vì theo lời Giáo sĩ Đắc Lộ nói, ngài đã ở “nhà hai giáo dân sốt sắng Phêrô và Anrê” trong ba ngày cư trú ở đây.

Đã có lần chúng tôi cũng như một vài ngườ khác nghĩ rằng, có thể Giáo sĩ Đắc Lộ lẫn lộn tên ông Simon (bên làng cửa Chúa) với ông Phêrô này và cho cả hai là một. Bây giờ thấy rõ vậy là không đúng vì ý Giáo sĩ Đắc Lộ muốn nói ba người khác nhau và cả ba đều là ưu binh, đều đã được Giáo sĩ Đắc Lộ làm phép Rửa trước đó. Điều không rõ là ông Phêrô này có về chung một lần hoặc về trước, về sau, hoặc về chậm hơn so với hai ông Simon và thầy Anrê Tri?

Như vậy, trước mắt chúng ta thấy khi Giáo sĩ Đắc Lộ đến đã có ít là ba người Nghệ An được nhận phép Rửa và cả ba người đã làm công tác tông đồ là đem Lời Chúa, nhận được từ Thăng Long (Hà Nội) về cho anh em bà con mình tại Nghệ An. Cho nên, chúng ta không lấy làm lạ khi nghe Giáo sĩ Đắc Lộ nói: “Đến nỗi chúng tôi không còn phải vất vả thêm lời giảng dạy”.

II. THỬ TRÍCH ĐOẠN VÀ GIẢI THÍCH

Dựa theo mấy nét hướng dẫn sơ khởi, dưới đây chúng tôi xin phép trích dẫn một vài câu, đoạn cụ thể trong sách “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài” của Giáo sĩ Đắc Lộ:

1. Chương 24, trang 148

“Rồi chúng tôi lên buồn đi từ tỉnh Thanh Hóa tới tỉnh Nghệ An và chúng tôi thấy hiện ra bến Bà Chúa, người bản xứ gọi là cửa Chúa…”.

Chính ở điểm này mà có những giải thích không ăn khớp với nhau giữa những người gốc địa phương Nghệ - Tĩnh - Bình, chẳng hạn:

- Linh mục Trần Minh Công đã giải thích một cách có tính khoa học, cửa Chúa là cửa Cờn (Càn), lạch Cờn (Càn) - nơi có đền thờ Bà Chúa rất nổi tiếng[2]

- Linh mục Trương Bá Cần nói, theo một số linh mục giáo phận Vinh thì cửa Chúa có thể là cửa Quèn, lạch Quèn[3].

- Riêng chúng tôi, xin tôn trọng tất cả các ý kiến mới mẻ ấy, nhưng vẫn đồng ý với lối giải thích truyền thống của Linh mục Đỗ Quang Chính và nhất là linh mục thừa sai Sajot Hậu khi cho rằng cửa Chúa mà Giáo sĩ Đắc Lộ nói là cửa Lò.

2. Chương 28, trang 148

“Có một quân binh tốt lành tên là Simon, trên kia chúng tôi đã nói và đã nói về những phép lạ chữa bệnh bằng nước phép[4], ông này không ở xa bến. Được tin chúng tôi tới, ông vội vã ra đón và được thuyền trưởng cho phép chúng tôi đến tận nhà ông. Ở đây, ông đã thu xếp cho rất nhiều họ hàng và bạn hữu đến xin chịu phép rửa…”.

Điểm này cho thấy rõ quê quán của ông là cửa Cờn, cửa Quèn hoặc cửa Lò nếu nơi đó là đúng sự thật như nguyên bản muốn nói.

“Ông này không ở xa bến”, nói khác đi ở gần bến, ở ngay bến. Chi tiết này có ý so sánh vớ một người khác có tên là thầy Anrê Tri mà chúng tôi đã có dịp nói tới ở phần hướng dẫn. Tiếc là tại điểm này nói Giáo sĩ Đắc Lộ có ban phép rửa lần thứ nhất trên phần đất tỉnh Nghệ An mà chỉ nói sơ qua bằng cụm từ “rất nhiều” chứ không rõ số liệu bao nhiêu.

3. Chương 28, trang 148, 149

“Một quân binh khác tên là Anrê, ông này đã bỏ kinh thành và vội vã trở về trước chúng tôi, ông tưởng sẽ gặp chúng tôi ở bên này, xa nơi ông ở chừng mấy dặm, như vậy ông có thể đưa chúng tôi về nhà và xin cho mẹ, mẹ vợ và vợ ông chịu phép rửa. Nhưng vì ông về trễ quá sau khi chúng tôi đã khởi hành, lại cũng về đêm (…). Ông đành đi theo đường bộ đưa mẹ, mẹ vợ đã có tuổi và vợ ông đi đường tắt thông qua rừng núi để gặp chúng tôi trước khi chúng tôi tới Đàng Trong. Mà vì ông sợ bị đẩy lui ở biên giới do chiến tranh giữa hai chúa, nên tất cả đã vác theo bị lúa giả vờ đem đi bán. Thiên Chúa đã ban cho họ được dễ dàng gặp chúng tôi ở nơi họ đã trù tính và được chịu ơn lành, họ đã sốt sắng mong mỏi và đã từ xa tìm đến với rất nhiều nghị lực”.

Như vậy chứng tỏ Giáo sĩ Đắc Lộ đã ban phép rửa lần thứ hai trên phần đất tỉnh Nghệ An, tại một nơi nào đó hoặc cửa Hội - nơi có giáo xứ Trang Cảnh, hoặc cửa Cương Gián - nơi có họ giáo Cương Gián, giáo xứ Kim Lâm, hoặc có thể một nơi xa hơn như cửa Sót - nơi có họ giáo Kim Đôi, giáo xứ Trung Nghĩa… vì những nơi đó thuyền bè thường phải đi qua và có khả năng cập bến. Số lượng người nhập phép Rửa lần này tí là đã có ba người gồm: mẹ, mẹ vợ và vợ thầy Anrê Tri.

Còn về cụm từ “mẹ, mẹ vợ và vợ”, theo chúng tôi cũng giống như ông Simon, có thể phỏng đoán phía quê vợ của ông là vùng cửa Hội hoặc một nơi nào đó gần nhà ông Simon hơn như Giáo sĩ Đắc Lộ nói: “chừng mấy dặm”. Còn quê nội ông có lẽ là ở vùng cửa Sót như đã nói chứ không đến nỗi vào xa hơn và cũng cần hiểu thêm rằng việc họ “vác theo bị lúa giả vờ đem đi bán” chỉ có khả năng phòng xa mà thôi.

4. Chương 28, trang 148

“Rồi từ đây chúng tôi kéo thẳng tới bến chính của tỉnh gọi là RUM, nơi ở của quan tỉnh niềm nở đón tiếp chúng tôi”.

Câu nói này cho phép chúng ta hiểu khoảng cách giữa nhà ông Phêrô và thầy Anrê Tri đến dinh quan trấn tỉnh Nghệ An hay rõ hơn là cửa Rùm, cửa Hội không xa bao nhiêu. Tại vùng đất mang tên họ Rum, Rùm, Rầm này có một cái cầu với tên gọi là cầu Rầm do Nam Triều xây dựng, tồn tại từ lâu trước cho đến khi thực dân Pháp xây dựng thành phố Vinh thì cầu này không còn nữa. Điều này chúng tôi đã viết và ghi chú trong sách Lịch Sử Giáo Phận Vinh 1996, ở trang 51, chú thích 61.

“Nơi ở của quan tỉnh niềm nở đón tiếp chúng tôi”? Vấn đề đặt ra là vị quan tỉnh Nghệ An cầm quyền thời Giáo sĩ Đắc Lộ đến khoảng tháng 5.1629 là ai, tên gì, bao nhiêu tuổi, sinh quán tại đâu…? Tài liệu cho biết, vị quan này đã niềm nở đón tiếp phái đoàn người Bồ, trong đó có Giáo sĩ Đắc Lộ và Mazkez:

“… Quan tỉnh niềm nở đón tiếp chúng tôi (…) để chúng tôi tự do giảng lời Thiên Chúa và cho dân chúng các vùng lân cận đến nghe (…). Vì thế ông rất quí mến chúng tôi…”[5].

Nhớ lại cách đó không lâu, khoảng 20.4.1629, khi phái đoàn truyền giáo trong đó có Giáo sĩ Đắc Lộ mà Mazkez vào Bố Chính (Quảng Bình) đã được Quan Trấn Tỉnh tại đó tiếp đón rất nồng hậu. Ông đã dành cho phái đoàn mọi sự dễ dàng, kể cả mọi phí tổn trong thời gian phái đoàn ở lại. Nhưng lịch sử không nói rõ tên quan trấn đó là ai. Sau nhiều cố gắng, chúng tôi đã biết được tên ông là Quan Quận Công Nguyễn Khắc Kham, quê ở xã Trung Hòa, tỉnh Bố Chính (Quảng Bình). Điều này đã được chúng tôi trình bày khá chi tiết trong cuốn “Đi Tìm Lịch Sử Giáo Hạt Bình Chính 1999” từ trang 95 - 103. Sự kiện lịch sử này hết sức quan trọng đối với Giáo sĩ Đắc Lộ, cách riêng đối với đạo Công giáo tại Bố Chính và Nghệ An thời sơ khai.

Cuối cùng, đọc bản tường thuật của Giáo sĩ Đắc Lộ về vụ phát lưu vào Đàng Trong, chúng ta thấy có nhiều trở ngại vất vả nhất là tại vùng cửa Rùm, bị mưa bão, bị dân ném đá xua đuổi, phải đói khát, túng thiếu, nhưng cũng có những điều hết sức thuận lợi[6].

Đành rằng mọi sự đều do chương trình an bài nhiệm mầu và đầy tình thương của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng phải khâm phục tài năng của Giáo sĩ Đắc Lộ và phái đoàn. Ngài là một linh mục, một nhà truyền giáo, đồng thời cũng là một nhà khoa học, đặc biệt một nhà tâm lý học tuyệt vời đến nỗi trên đường phát lưu từ Thăng Long vào Bố Chính chỉ một chuyến thuyền: người đông, thuyền chật, đường dài lâu ngày, sông biển khe suối quanh co chèo chống suốt mấy ngày đêm mà không xảy ra một điều gì bất bình đáng tiếc, khó chịu, nhất là toàn bộ ba mươi hai quân binh đều là người không công giáo phục vụ cho bốn người Công giáo trong tư thế của những nhân là: Giáo sĩ Đắc Lộ, Linh mục Marques, Thầy giảng Inhaxu Nhuận và ông bõ Antôn Định.

Thêm vào đó, sự cộng tác của ba quân binh Công giáo người Nghệ An là Simon, Phêrô và Anrê Tri, đồng nghiệp với ba mươi hai người không Công giáo này cũng đã gây được phần nào ảnh hưởng đến chuyến đi của phái đoàn. Nhất là sau khi mười hai người trong số ba mươi hai quân binh đã lãnh nhận phép rửa do chính Giáo sĩ Đắc Lộ ban thì lợi điểm đó càng được tăng lên gấp nhiều lần. Cho nên, chúng ta có thể mạnh dạn phỏng đoán rằng, khi số quân binh này từ giã phái đoàn ở Bố Chính để trở về Thăng Long sau khi hoàn tất bàn giao công việc, chắc chắn vị sự tín nhiệm cao độ ấy, nhất là viên Sĩ quan thuyền trưởng tân tòng Augustinô, Giáo sĩ Đắc Lộ đã “biên thư giới thiệu với các bổn đạo cũ ở kinh thành”[7] và sẽ không quên gửi gắm lời thăm hỏi, an ủi và tin tức cập nhật của ngài về cho các ông Simon, Anrê Tri và Phêrô mà các ông có thể sẽ gặp trên đường trở về.

Chính vì lẽ đó, khi Giáo sĩ Đắc Lộ trở ra Nghệ An, vừa thấy ngài, tức khắc ông Anrê Tri hớn hở, vồn vã mời ngài và phái đoàn về nhà mình liền. Đó là chưa kể đến óc khoa học thông minh của ngài đã làm cho quan trấn tỉnh Nghệ An tín nhiệm một cách tuyệt đối nhờ báo trước ba ngày về hiện tượng Nhật Thực 25.8, nhằm ngày lễ kính thánh Louis Gonzaga để từ đó quan tỉnh cho phép ngài được tự do giảng Lời Thiên Chúa mà không sợ ai làm khó dễ.

Lưu ý:

Vì cần hình ảnh minh chứng, chúng tôi đã tìm thấy một số trong Album, một số khác ở ngoài, tuy phong phú nhưng không hợp với nhu cầu, buộc lòng chúng tôi phải tạm qui tụ vào từng cụm trọng điểm. Do đó, khách quan có thể đánh giá thừa hay thiếu, biệt vậy chúng tôi vẫn cố gắng làm theo khả năng thủ công nghèo nàn và mong sự bổ túc của những người hiểu biết địa phương. Bởi vì, riêng hay chung, chúng tôi luôn tự coi đây chỉ là bản thảo mở đường cho công việc tìm kiếm sau này.


 Giáo sĩ Đắc Lộ - giáo sĩ alexandre de rhodes

LINH MỤC ALAXANDRE DE RHODES (ĐẮC-LỘ)

(15.3.1553 - 05.11.1660)

ĐẠI ÂN NHÂN GIÁO PHẬN VINH (NGHỆ-TĨNH-BÌNH)


Bản đồ truyền giáo đàng ngoài tokin mission - map of alexandre de rhodes


BÀI HAI 
GIÁO SĨ ĐẮC LỘ
TRUYỀN GIÁO TẠI NGHỆ AN

Những Giây Phút Đầu Tiên (Tại Thanh Hóa)

Do hai phần đất Nam Thanh Hóa và Bắc Nghệ An gối đầu với nhau cho nên trước khi đi sâu vào tìm hiểu những hoạt động của Giáo sĩ Đắc Lộ trên phần đất Nghệ An, chúng tôi xin điểm qua những giây phút đầu tiên của ngài tại vùng cửa Bạng, cửa Thánh Giuse của tỉnh Thanh Hóa và những thôn xã lân cận trong khoảng thời gian mười lăm ngày:

Thoạt tiên chúng ta chỉ thấy Giáo sĩ Đắc Lộ kể tỉ mỉ về những chi tiết liên quan đến việc ngài và các đồng nghiệp vào cửa Bạng (Thanh Hóa) đúng ngày lễ kính Thánh Giuse ngày 19 tháng 3 năm 1627. Ngài làm việc ngay tại nơi mới đặt chân đến mà ngài gọi là: “xóm Thánh Giuse và những thôn xã lân cận”[8]. Tại đây, “trong một thời gian chưa đầy 3 tuần chúng tôi đã rửa tội cho 32 người, đầu tiên là hai gia đình ông Giuse và ông Inhaxu[9]. Ngài “dựng Cây Thánh Giá trên đỉnh núi” ngày nay có tên là “Núi Do”[10] vào ngày thứ Sáu, Tuần Thánh 02.4.1627.

Sau đó được lệnh đi gặp chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đang đợi trên đường hành quân phương Nam. Về điểm này, tài liệu không nói rõ gặp ở đâu, theo hướng Bắc - Nam như thế nào và trên kênh biển, sông rạch làm sao? Tuy nhiên, nếu căn cứ theo lời diễn tả của “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài”[11], “Lịch Sử 25 Giáo Phận Việt Nam”[12] về địa phương Thanh Hóa, cũng như bản đồ tỉnh Thanh Hóa và nhất là căn cứ theo “Bản Đồ Hồng Đức”[13] vẽ chi tiết tỉ mỉ về kênh đào Nhà Lê và các nhánh sông rạch của tỉnh này cho nên chúng ta có thể phỏng đoàn hướng đi (khả dĩ) của ngài bắt đầu từ cửa Bạng (Duy-Xuyên), Đông Nam tỉnh Thanh Hóa, xích lên phía Tây Bắc để gặp chúa Trịnh Tráng đang đợi ở một trong hai con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa là sông Mã và sông Chu[14].

Giả thiết 1: Nếu gặp ở chính nguồn sông Mã là điều không thể vì quá xa so với nơi đang ở, quá chung so với chiều dài mênh mông 380 km[15] của con sông này.

Giả thiết 2: Nếu gặp ở sông Chu chính gốc hay một chỗ nào đó từ ngã ba sông Chu với sông Mã ra biển, hoặc một nhánh phụ nào đó của sông Chu nối với sông Vằng (cửa Bạng) bằng kênh đào Nhà Lê. Điều này có thể chấp nhận được phần nào chăng?

Như vậy, khi được lệnh vị sứ giả của chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng sai đến có thể đã dẫn Giáo sĩ Đắc Lộ và Mazkez cùng phái đoàn người Bồ Đào Nha đi theo một trong hai con đường:

Thứ nhất: Xuất phát từ Duy Xuyên môn (cửa Duy Xuyên hay cửa Bạng) qua Ngọc Giáp môn (cửa Ngọc Giáp) vào Hội Triều môn (cửa Hội triều, nay có tên là cửa Hới hay cửa Hội Trào nói theo bản đồ ngày nay là sông Chu và sông Mã). Cửa này xưa rộng 1.800m, “vượt cửa này vô cùng nguy hiểm”, vì thường có gió lớn trong đất liền đổ ra nước chảy xiết, gặp sóng biển ập vào, gây ra những đợt “sóng đá gà” rất nguy hiểm[16].

Thứ hai: Xuất phát từ nơi gần hơn là cửa Ngọc Giáp đi theo đường biển vào cửa Hội Triều như đã nói trên. Theo giả thiết này thời gian có lẽ không đến nỗi phải mất tới hai ngày đường như Giáo sĩ Đắc Lộ đã ghi lại.

Thứ ba: Xuất phát từ cửa Bạng, men theo sông cửa Bạng, qua kênh đào Nhà Lê và các sông rạch của tỉnh này để vào gặp chúa Trịnh Tráng. Theo chúng tôi đây là giải pháp thích hợp nhất mà người được chúa sai đến đã dẫn Giáo sĩ Đắc Lộ và phái đoàn người Bồ Đào Nha đi.

Tuy nhiên, điều quan trọng muốn nói ở đây là không rõ Giáo sĩ Đắc Lộ và chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đã gặp nhau tại điểm nào trên dòng sông rộng lớn này, để từ đó “đi theo chúa tám ngày”[17] trên đường hành quân và dừng lại theo lệnh của chúa.

I. TÌM HƯỚNG ĐI CỦA GIÁO SĨ ĐẮC LỘ

Để thi hành công việc truyền giáo tại Nghệ An, Giáo sĩ Đắc Lộ có thể có ba hướng đi:

1. Hướng Đi Đến

Không rõ lắm vì đây chỉ là một phỏng đoán dựa trên cơ sở đáng tin cậy là hai chữ Vàng Mai mà ngài viết trên bản đồ của ngài. Hay nói cách khác, ngài biết được vị trí địa lý Vàng Mai nhân dịp đi gặp chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng và ở lại những nơi như An Vực, Ke No, Van No gần ranh giới hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An để đợi chúa đi hành quân phương Nam trở về.

Trong thời gian hai tháng tức 60 ngày tức 1440 giờ đối với người vô ý thức thì có thể không hiểu thêm được gì, không làm thêm được gì còn đối với Giáo sĩ Đắc Lộ - một nhà khoa học, một nhà truyền giáo lừng danh chắc chắn ngài phải coi đó là một cơ hội ngàn vàng để nghe ngóng, tìm hiểu, vạch kế hoạch lý tưởng là đưa Lời Chúa đến cho mọi người, bất cứ ở đâu.

Điểm nổi bật nhất trong thời gian lưu lại vùng này là ngài đã tiếp xúc một cách rộng rãi với các thầy chùa, các sư cô, sư bà và đã gây được ảnh hưởng lớn lao như chúng ta thấy khi đọc vào những bản tường thuật của chính ngài viết trong hai cuốn sách “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài”, quyển một, từ chương 4 đến chương 7 và “Hành Trình và Truyền Giáo”, phần một, từ chương 5 đến chương 9. Nhờ đó mà ngài đã giảng đạo và rửa tội được cho mấy thầy chùa, mấy sư cô, sư bà, nhiều đạo hữu Phật giáo… để rồi chính những người này sau khi nhận được đức tin mạnh mẽ từ linh mục Đắc-lộ họ đã trở thành những cộng tác viên đắc lực. Cụ thể họ đã dâng nhà cửa, đất đai, chùa chiền để làm nhà thờ, làm nơi ở, nơi đọc kinh, cầu nguyện, hội họp giáo dân.

Chính vì thế mà chúng ta không lấy làm lạ khi đọc thấy năm 1647, nghĩa là chỉ cách hai mươi năm sau trong phúc trình của linh mục Jean Cabral đã viết rằng tại Vàng Mai có một ngôi nhà thờ lớn, giáo dân đông, đặc biệt có một người phụ trách với chức vị lớn tên là Bênêđíctô, nguyên là một tu sĩ Phật giáo.

Chúng tôi coi đây là một hiện tượng độc nhất xảy ra tại Nghệ An do ảnh hưởng trực tiếp từ Giáo sĩ Đắc Lộ, cũng giống như nhiều hiện tượng khác xảy ra tại Thanh Hóa và nhiều nơi khác trong thời gian Giáo sĩ Đắc Lộ hoạt động. Cụ thể như trường hợp ông Gioan Kim (trang 89…), ông Gioan (trang 92), bà Lina (trang 93)… mà Giáo sĩ Đắc Lộ kể tên trong hai cuốn sách nói trên.

Với một vài sự kiện như vậy, chúng tôi mạnh dạn phỏng đoán rằng, sự có mặt trực tiếp của Giáo sĩ Đắc Lộ trên đất Nghệ An, hoặc có mặt gián tiếp gặp gỡ vị thầy sư Bênêđíctô nơi những chùa bạn gần xa trong vùng đất thuộc Nam Thanh Hóa, tức vùng ranh giới Thanh Hóa - Nghệ An để nhờ đó mà thầy được hiểu đạo, nhận đạo và thực hành đạo khi trở về nhà. Điều này cũng dễ hiểu vì xưa nay các sư phụ Phật giáo thường có nhiều “chúng”, nghĩa là nhiều đệ tử thụ giáo có khi không phải gần sát nhà mà xa cả mấy chục cây số. Cũng càng dễ hiểu hơn bởi vì vị trí địa lý hai địa danh Van No của Thanh Hóa và Vàng Mai của Nghệ An được thấy vẽ gần bên này, bên kia ranh giới hai tỉnh.

2. Hướng Đi Vào

Xuất phát từ Thăng Long, trên chuyến thuyền nhà nước, men theo đường sông vào tỉnh Thanh Hóa, ghé thăm các nơi hồi 1627 ngài đã đi qua và đã ít nhiều hoạt động tại đấy, nhất là nơi ngài viết rõ hai chữa Ke No[18] và từ Ke No ấy ngài nhìn sang làng bên kia sông tức Van No và thấy tại đó có một nhà thờ mới xây cất đàng hoàng với một nhà trụ sở của dòng Tên[19]. Tiếp đó ngài đi ra biển tiến vào cửa Chúa - cửa Lò, vào nhà ông Simon rửa tội một số người, tiến thêm gặp ông Anrê rửa tội mấy người nữa cho đến khi vào đến ranh giới hai tỉnh Nghệ An, Bố Chính đúng vào tối thứ bảy Tuần Thánh - Lễ Phục Sinh 15.4. Vào nữa gặp quan trấn Bố Chính tên là Quan Quận Công Nguyễn Khắc Kham và được vị quan này dành cho mọi dễ dàng.

3. Hướng Đi Ra

Nhờ hướng đi này linh mục Đắc-lộ đã có dịp đi sâu vào nhiều nơi trong phần đất thuộc phạm vi tỉnh Nghệ An để giảng đạo, rửa tội và đặt cơ sở cho nền tảng Đạo Chúa tại tỉnh này.

Nếu tính cho thật đúng, thật khít, sau khi trừ thời gian ba tuần, 21 ngày ở Bố Chính, Quảng Bình và ba ngày ở nhà hai ông Phêrô và Anrê Tri, Kẻ Sót thì linh mục Đắc-lộ chính thức hoạt động ở vùng Rum là khoảng ngày 10 tháng 5 đến hết tháng 10, thời gian chưa đầy 6 tháng, ngài trở lại Thăng Long trong một vòng tròn khép kín.

Chỉ có điều muốn biết là trên đoạn đường từ cửa Rum đến Thanh Hóa ngài có ghé Vàng Mai không? Theo chúng tôi có thể có trong ba hướng đi:

Một là đi thẳng theo đường biển từ cửa Rum, cửa Hội của tỉnh Nghệ An đến những cửa sông lớn ngoài Ninh Bình… Nếu theo hướng này đương nhiên không có vấn đề gì hết.

Hai là đi một phần đường biển ra đến cửa Quèn, lạch Quèn để vào sông Mai Giang (sông Hoàng Mai - Vàng Mai), men theo kênh đào Nhà Lê (kênh đào Mã Viện), qua ranh giới, sang đất Thanh Hóa… Theo hướng đi này đương nhiên tàu phải ghé qua Vàng Mai, tiếp qua Van No, An vực, Ke No như ngài đã nói.

Ba là cũng đi một phần đường biển ra đến cửa Bạng, cửa Thánh Giuse để từ đó đi theo đường sông tiến về Thăng Long. Theo chúng tôi rất có thể phái đoàn người Bồ Đào Nha trong đó có Giáo sĩ Đắc Lộ, Linh mục Marques đã đi theo hướng này vì những lý do:

- Thứ nhất, Giáo sĩ Đắc Lộ đã kinh nghiệm được hướng đi này nhân chuyến theo chúa Trịnh Tráng về kinh thành năm 1627.

- Thứ hai, có tính tâm lý “kẻ đi trước dẫn bước người đi sau” nếu chúng ta đọc kỹ đoạn tường thuật của Giáo sĩ Đắc Lộ trong những giây phút cuối cùng của ngài tại phần đất tỉnh Nghệ An sẽ thấy rõ điều đó. Ngài viết:

“Đã qua đi mười lăm ngày kể từ khi thầy Antôn trẩy đi kinh thành. Khi thầy trở về đem của giáo dân bố thí và một thư của cha Gaspar d’Amaral thuộc dòng chúng tôi, cha tới cùng tàu người Bồ đậu ở bến tỉnh Nghệ An nơi chúng tôi đang có mặt. Chúng tôi hằng nhận thấy một dấu hiệu đặc biệt của lòng nhân lành và sự quan phòng của Thiên Chúa. Để yên ủi và nâng đỡ chúng tôi, Người đã chỉ đường dẫn lối cho chiếc tàu đến cái bến hẻo lánh này, trước đây chưa bao giờ và sau này không bao giờ có tàu người Bồ tới, vì bất an toàn và khá xa kinh thành. Tin mừng này làm cho chúng tôi đầy hoan lạc và lam tiêu tan hết những cơ cực đã qua, chúng tôi ra khỏi túp lều ông già Simêon tốt lành đã cho chúng tôi mượn và đi thẳng tới tàu vừa cập bến. Được gặp các cha chúng tôi từ rất lâu và rất mong ước chờ đợi, chúng tôi ôm nhau thân thương và mắt nhỏ lệ, giòng châu đôi bên chan hòa. Ngày còn lại là một phần ban đêm chúng tôi hỏi tin tức các cha và tin tức thế giới, từ ba năm nay chúng tôi không nghe nói tới, không biết mất còn ra sao! Vì chúng tôi đã ở gần tám tháng (…).

Ít ngày sau chúa sai một hoạn quan đem giấy thông hành để đưa tàu và các thương gia người Bồ đến kinh thành. Họ làm khó dễ cho chúng tôi muốn đi theo vì sắc lệnh trục xuất chưa bị hủy. Nhưng người Bồ nhất định từ chối nếu chúng tôi không đi cùng mấy cha họ đem theo. Sau cùng viên hoạn quan phải chịu, mặc dầu chưa có lệnh của chúa, để chúng tôi trở về kinh thành, nơi từ chừng tám tháng nay chúng tôi bị trục xuất…”[20].

Từ điểm này chúng ta thấy có một vài chi tiết sau:

- Nhờ ông bõ Antôn Định về thông tin hoàn cảnh túng thiếu mà chẳng những các linh mục dòng Tên và cả giáo dân ở kinh thành đã quyên góp gửi vào trợ cấp tạm thời.

- Nhờ thông tin của ông bõ Antôn Định mà người Bồ Đào Nha biết rõ vị trí đích xác nơi Giáo sĩ Đắc Lộ đang hoạt động để bố trí tàu vào tìm đưa về và thực sự đã có tàu đi tìm, đã đến, đã gặp. Nếu tính theo thời gian tàu đến là vào chiều ngày 2.10 đến áp ngày lễ kính hai thánh tông đồ Simon và Giuđa mà các ngài được hân hạnh cử hành thánh lễ đầu tiên trên chiếc tàu này sau gần tám tháng.

Cũng trong chi tiết này đã cho chúng ta hiểu thêm rằng, khi tàu đến, gặp được Giáo sĩ Đắc Lộ và Linh mục Marques, tàu chưa đi liền, tàu còn ở lại mấy ngày, ít là ba, bốn ngày như Giáo sĩ Đắc Lộ đã viết “ít ngày sau”.

- Trên tàu có sự hiện diện của chính Linh mục Gaspar d’Amaral, là người đã viết thư nhờ ông bõ Antôn Định đưa về cho Giáo sĩ Đắc Lộ mấy ngày trước đó cùng với một vài linh mục khác được gói gồm trong cụm từ “mấy cha”. Chúng ta không hiểu trong thư nói những gì nhưng có thể phỏng đoán: ngoài việc hỏi thăm sức khỏe thông thường Linh mục Gaspar d’Amaral còn báo tin cho Giáo sĩ Đắc Lộ và Linh mục Marques biết là chính các ngài sẽ đến tận nơi để tìm hiểu, để rút kinh nghiệm về sau.

- Trong cụm từ “mấy cha” có thể cho phép chúng ta hiểu ngoài sự có mặt của Linh mục Gaspar d’Amaral còn có thêm ít là một hai linh mục khác mà Giáo sĩ Đắc Lộ không nói rõ tên. Tuy nhiên về điểm này một tài liệu khác, sách “Để Hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên, xuất bản tại Hoa Kỳ 1994, trang 142 nói rõ hai Linh mục là Gaspar d’Amaral người Bồ Đào Nha và Linh mục Saulô Saito người Nhật Bản:

“Nhưng khi tới tỉnh Nghệ An thì thấy có một chiếc tàu người Bồ ngược lên kinh thành, có hai người của chúng ta, cha Gaspar d’Amarl, người Bồ và cha Phaolô Saito, người Nhật, sau này chết vì tử đạo ở Nhật, chịu hành hung trong hầm. Các cha liền nhập bọn và cùng đồng hành lên kinh thành, như thể vừa mới từ Macao tới; điều này làm cho giáo dân tân tòng rất vui sướng…”.

Nói tóm lại, trong chuyến đi ra này có thể Giáo sĩ Đắc Lộ không ghé trực tiếp được Vàng Mai do phải ghé qua cửa Bạng để hướng dẫn cho các linh mục đồng nghiệp để biết những hoạt động của ngài trên vùng cửa Bạng, cửa Thánh Giuse ngay từ những giây phút đầu tiên khi ngài đặt chân tới xứ Đàng Ngoài, nhưng rất có thể ngài đã đi qua vùng gần ranh giới để đến những địa điểm đã có nhà thờ Công giáo đầu tiên mà ngài nói rõ như: Ke No, Van No tức vùng ranh giới mà gần đó có Vàng Mai của Nghệ An.

II. VÀNG MAI CỬA RA VÀO THANH – NGHỆ

1. Giáo Sĩ Đắc Lộ Vào Nghệ An

Như trên chúng tôi đã nói, Giáo sĩ Đắc Lộ vào tỉnh Nghệ An là một biến cố lịch sử, mọi người, mọi thời đều công nhận như thế, nhưng thử hỏi ngài đã vào khi nào, mấy lần? Trước mắt chúng ta có thể trả lời ngay được rằng Giáo sĩ Đắc Lộ đã công khai vào Nghệ An hai lần:

Lần Thứ Nhất: Trên đường bị tống xuất từ Thăng Long vào Đàng Trong cuối tháng 3.1629, ngài đã lợi dụng thời gian bị áp tải bằng ghe thuyền với các quân binh Nhà Nước để ghé qua vùng cửa Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và các nơi như cửa Càn (huyện Quỳnh Lưu), cửa Chúa (huyện Nghi Lộc), cửa Sót (huyện Thạch Hà)… tỉnh Nghệ An.

Lần Thứ Hai: Bằng phương tiện tự túc từ cửa Gianh của tỉnh Bố Chính (Quảng Bình) ra cửa Khẩu, cửa Nhượng, cửa Sót, cửa Cương Gián, cửa Hội để từ đây lên dinh Quan Trấn gặp quan tỉnh Nghệ An. Nhưng thử hỏi, ngoài hai lần này Giáo sĩ Đắc Lộ còn có lần nào vào Nghệ An nữa hay không?

Thưa có, và có thể vào năm 1627, trong khoảng thời gian Giáo sĩ Đắc Lộ ở vùng cửa Bạng, cửa Thánh Giuse (15 ngày), tiếp đó đợi chúa Trịnh Tráng hành quân phương Nam trở về vùng An Vực, Ke No, Van No của Thanh Hóa, Ranh Giới, Vàng Mai của Nghệ An! Bởi vì căn cứ theo bản đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ cách đây (357 - 375) năm thì thấy rõ ràng hai chữ Vàng Mai nay là Hoàng Mai, và thực tế Hoàng Mai hiện vẫn là một địa phương sầm uất, một xứ đạo (Yên Hòa) khá đông giáo dân… Điều đáng quan tâm ở đây là Giáo sĩ Đắc Lộ đã đến Hoàng Mai khi nào? Muốn hiểu vấn đề này chúng ta phải nhờ đến những nguồn tài liệu khác có giá trị cao, đặc biệt:

- “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài”

& “Hành Trình và Truyền Giáo” của Giáo sĩ Đắc Lộ:

Chúng ta không thấy ngài nói rõ những địa danh nào ngoài Cvaciva (cửa Chúa), Cua Rum (cửa Rùm), Cua Sot (cửa Sót) là ba chỗ rõ ràng nhất. Thực tế hiện nay ba địa danh ấy được đổi thành cửa Lò, cửa Sót, cửa Hội.

- “Bản Đồ” của Giáo sĩ Đắc Lộ:

Không thấy đề rõ niên độ nào, nhưng căn cứ vào bản đồ này chúng ta nhận thấy, từ trong Bố Chính trở ra cho đến hết phần đất tỉnh Nghệ An có hai nơi xa nhất là: Tại Bố Chính, ngay bờ Bắc sông Gianh, Giáo sĩ Đắc Lộ đề rõ ràng hai chữ Ke Hoa thuộc xã Trung Hòa. Và cuối phần đất tỉnh Nghệ An, giáp ranh Thanh Hóa ngài đề rõ hai chữ Vàng Mai nay là Hoàng Mai. Còn bảy địa danh khác nữa nằm ở trung tâm tỉnh Nghệ An, ngay vùng Cua Rum, Cửa Rùm (Cửa Hội) đi vào gồm: Ke Len tức Khi Lan (?), Ke En nay là Làng Ênh, Cvaciva (Cửa Chúa) nay là Cửa Lò, Cua Rum (Cửa Rùm) nay là Cửa Hội, Rum nay là Cầu Rầm, Ke Vinh (Kẻ Vĩnh) nay là Vĩnh Giang, Cua Sot (Cửa Sót).

Cũng cần nói thêm về chữ RUM ở đây bởi vì trong phần đất tỉnh Nghệ An thời đó có một dòng chảy mang tên là sông Rum, cũng gọi là sông La thuộc phần đất tỉnh Hà Tĩnh ngày nay như tục ngữ đã chép:

“Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

Sông Rum[21] hết nước, họ này hết quan”

Hai chữ “Họ Này” có ý nói về dòng họ của Thi sĩ Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nếu căn cứ kỹ hơn vào bản đồ ấy chúng ta biết thêm vùng hoạt động chính của Giáo sĩ Đắc Lộ, đó là vùng lân cận sông La của tỉnh Hà Tĩnh và sông Lam của tỉnh Nghệ An.

Tại vùng sông Lam, ngày nay chúng ta thấy có nhiều làng Công giáo như: Mỹ Dụ, Phù Long, Thượng Nậm, Vạn Lộc, Qui Chính…

Tại vùng sông La này nay có các giáo xứ như: Thọ Ninh, Nghĩa Yên, Kẻ E, Kẻ Đọng, Đông Tràng, Kẻ Mui…

- Phúc Trình của Linh mục E. Ferreyra:

Đặc biệt hơn hết là nhờ bản phúc trình của Linh mục dòng Tên Emmanuel Ferreyra mà chúng ta nhận thấy rõ hơn vùng hoạt động của Giáo sĩ Đắc Lộ trước đó 48 năm (1629 - 1676). Chỉ riêng Phủ Đức Quang, gồm một phần Nam tỉnh Nghệ An và phần lớn Bắc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay mà đã có tới 90 (từ Số 65 đến Số 154) giáo điểm vào thời đó…

Sở dĩ có được con số kỷ lục ấy là nhờ sự tiếp tay của các nhà thừa sai vừa của dòng Tên, vừa của hội thừa sai Paris Pháp. Nhưng phải thành thực mà nói là nhờ Giáo sĩ Đắc Lộ, người đã đặt cơ sở, nền móng mở đường trước để các vị kế tiếp noi theo…

2. Tính Quan Trọng Của Vàng Mai

Theo lịch sử địa lý tỉnh Nghệ An, Vàng Mai này xưa là tên của một đơn vị hành chánh lớn nằm ở địa đầu huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An mà ngày nay gồm có các xã như: Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiên, Quỳnh Hợp, Quỳnh Đôi, Quỳnh Lâm, Quỳnh Dĩ… thuộc Bắc tỉnh Nghệ An đã được liệt kê vào hàng số một của các giáo điểm có tên trong bản phúc trình. Nói theo ngày nay, Vàng Mai được coi như là nơi đầu tiên của giáo hạt Thuận Nghĩa, giáo phận Vinh được đón nhận đức tin đạo Chúa ngay từ những giây phút đầu khi Giáo sĩ Đắc Lộ vào tỉnh này, năm 1627.

Về mặt tôn giáo, cho đến nay chưa thấy có ai tìm được chứng từ nào nói rõ về vai trò quan trọng của Vàng Mai trong thời đầu truyền giáo sau khi Giáo sĩ Đắc Lộ rút lui khỏi Đàng Ngoài. Tuy nhiên, qua một vài tài liệu sẵn có, chúng ta thấy Hoàng Mai dưới danh nghĩa bao quát “nơi giáp ranh tỉnh Thanh Hóa” hoặc dưới danh nghĩa chính thức “Vàng Mai”. Cho nên, dầu nói ra hay không thì Vàng Mai vẫn được hiểu ngầm là điểm nối giữa hai vùng truyền giáo Thanh Hóa và Nghệ An, gắn bó với nhau từ những vị kế thừa công trình Giáo sĩ Đắc Lộ. Cụ thể liên tục có các chứng từ của các vị sau:

- Chứng từ Giáo sĩ Đắc Lộ:

Năm 1627, Giáo sĩ Đắc Lộ đã đến, đã biết và ghi rõ hai chữ Vàng Mai trên bản đồ của ngài mà không thêm một chi tiết nào. Dầu vậy, nếu tính theo thời gian tám tháng mà ngài nói rõ đã ở Nghệ An thì xét ra chưa đủ như đã nói trên. Thử hỏi, còn hai tháng, tức 60 ngày nữa ngài ở đâu? Theo chúng tôi, phải chăng khi nói tám tháng tức Giáo sĩ Đắc Lộ muốn tính gộp luôn cả thời gian hai tháng của năm 1627 khi ngài hoạt động ở vùng ranh giới Thanh Hóa - Nghệ An trong đó có Vàng Mai.

- Chứng từ của Linh mục Gaspar d’Amaral:

Sau khi hai Giáo sĩ Đắc Lộ và Pedro Marquez rời khỏ Nghệ An cuối tháng 10 năm 1629, không rõ thừa sai nào là người tiếp nối công việc của ngài tại đây. Chỉ biết rằng, đầu năm 1632 nghĩa là ba năm sau kể từ khi Giáo sĩ Đắc Lộ rời bỏ vĩnh viễn phần đất này, theo bản điều trần của Thừa sai Gaspar d’Amaral thì ở Đàng Ngoài đã hình thành ba khu vực truyền giáo, trong đó Nghệ An có: Rum, Kẻ Vĩnh, Thanh Chương, Làng Cầu, Đậu Xá, Vàng Mai. Chứng tỏ những giáo điểm vừa nêu chính là thành quả của Giáo sĩ Đắc Lộ.

- Chứng từ Linh mục Giolamo Majorica:

-  Linh mục Girolamo Majorica sinh tại Napoli năm 1591.

-  Gia nhập dòng Tên năm 1605.

-  Đến thành Goa, Ấn Độ năm 1619.

-  Đến Đàng Trong, An Nam (Việt Nam) năm 1624 cùng với 6 linh mục dòng Tên trong đó có Giáo sĩ Đắc Lộ, Linh mục Marques và Linh mục Antonio De Fontes.

-  Bị trục xuất khỏi Đàng Trong năm 1629, ngài trốn xuống vùng Phan Rí (lúc đó còn thuộc Vương Quốc Chăm).

-  Đến Đàng Ngoài năm 1632, thường ở Kẻ Rum, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

-  Làm Bề Trên Đàng Ngoài năm 1649 (?).

-  Qua đời ngày 27 tháng 1 năm 1656 tại Thăng Long.

Thời ngài đạo Công giáo ở Đàng Ngoài phát triển mạnh. Chỉ riêng năm 1639, ngài đã rửa tội cho 2.472 người ngoại trở lại…

Sách “Lịch Sử Truyền Giáo Việt Nam 1958” của Linh mục Nguyễn Hồng, trang 221 viết:

- “Còn hai cha Majorica và cha De Fontes thông thạo tiếng nói và khu vực hơn thì đi thăm các họ đạo trong vùng Nghệ An, Thanh Hóa. Đã ba năm từ khi Giáo sĩ Đắc Lộ trong thời kỳ lưu vong, đi qua truyền giáo cho họ, họ vẫn chưa được thấy bóng người linh mục…”.

- “Suốt bốn năm liền, hai cha chia nhau đi thăm các họ, cha Majorica vùng Nghệ An, cha Antonio De Fontes vùng Thanh Hóa, họ một đôi ngày, họ bốn năm ngày”.

Chi tiết này cho phép chúng ta hiểu ngầm rằng, Nghệ An bao gồm cả Vàng Mai và cùng được hai linh mục này săn sóc. Riêng Linh mục Majorica là người ở Nghệ An lâu nhất, có thể nói là từ đầu năm 1632 cho tới lúc từ trần (đầu năm 1656) cả lúc được bầu làm bề trên của dòng Tên ở Đàng Ngoài (cuối 1637 - đầu 1638) thay Linh mục Jean Cabral phải về Ma Cao chữa bệnh ngài cũng vẫn ở Nghệ An chứ không về Thăng Long. Lẽ dĩ nhiên, trong thời gian dài như vậy bắt buộc ngài phải qua lại nhiều lần để thăm nom các bổn đạo trong xứ Đàng Ngoài, trong đó đặc biệt là các bổn đạo vùng ranh giới Nghệ An - Thanh Hóa và Vàng Mai là đầu mối quan trọng của Nghệ An. Vì tính gắn bó như vậy, chúng ta cần biết thêm sự liên hệ mật thiết giữa ngài - là tông đồ Đàng Trong ra làm tông đồ Đàng Ngoài, ở giáo phận Vinh và ngược lại. Từ đó có được một mối dây liên hệ dưới sự quan phòng nhiệm mầu của Chúa khi đưa một số đông giáo sĩ, giáo dân Vinh vào định cư ở miền Nam, nhất là Phan Thiết để lập thành nhiều giáo xứ con cái Vinh tha phương, cụ thể:

Từ năm 1820 đến năm 1887, đời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, giáo dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (hạt Bình Chính) đã chạy vào miền Nam để lánh nạn bắt đạo. Họ định cư rải rác khắp nơi và đặc biệt ở các vùng: Bình Chính (Phan Rang), Phan Rí, Long Hương, Mũi Né, Lạc Đạo, Cù Mi, Tân Lý… Đặc biệt, sau năm 1954, phong trào di cư đã đem hàng vạn giáo sĩ, giáo dân miền Bắc, trong đó có đủ mặt: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đến định cư ở giáo phận Phan Thiết và đã tạo thành những giáo xứ, giáo họ mới như: Vinh Phú, Vinh Thủy, Vinh Lưu, Vinh Tân, Vinh Thanh, Vinh An, Thuận Nghĩa, Thanh Xuân, Tân Lập, Tân Tạo, Hiệp An, Hiệp Nghĩa, Hòa Vinh, Võ Đắt. Giáo phận Phan Thiết cũng đón nhận một số tín hữu Công giáo không ít đến từ các giáo phận miền Bắc khác như: Ma Lâm, giáo phận Hải Phòng; Thanh Hải, Ba Làng, giáo phận Thanh Hóa; Chính Tâm, giáo phận Bắc Ninh.

Ở đây chúng ta muốn mở một dấu ngoặc: rất có thể linh mục Paulo Cát (Đất), người xứ Yên Đại, Nghệ An, giáo phận Vinh bị phân tháp vào Bình Thuận (Phan Thiết) và qua đời ở đó thời vua Tự Đức đã lén lúi phụ trách phục vụ cho các giáo hữu trong chốn lưu đày này. Ngài là một trong số 22 vị tử đạo của giáo phận Vinh, đã có hồ sơ đầy đủ bên Tòa Thánh. Hồ sơ này được Cố Chính Tân (Louis Dalaine Tân) điều tra và đã được Đức Giám mục Pineau Trị lập hồ sơ gửi cho Bộ Phong Thánh năm 1909, cùng với 21 vị khác dược nêu gọn quí danh trong bốn câu thơ sau:

CHÂU, THÔNG, KHOA, CẨN, TĂNG, KHIÊM, NĂNG,

TRẠCH, NGHI, HỘ, LẠNG, HIỀN, DONG, QUANG,

CAI, CHÂN, XUÂN, CÁT, NIÊN, TRÚC, LỊNH,

PHÊ, TRỊ, TÂN tra LA MÃ trình[22].

Năm 1973, một số giáo dân từ Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Qui Nhơn, Quảng Ngãi tránh chiến tranh đã chạy vào Bình Thuận và lại hình thành thêm các giáo xứ: Hiệp Đức, Tân Châu, Đông Hà, Thánh Linh, Gio Linh, Tin Mừng…

Sau ngày thống nhất đất nước 1975, một số khá đông giáo dân ở các giáo xứ miền Bắc gốc Vinh lại ào ạt chạy vào để tăng cường cho những giáo xứ đã có sẵn. Và vào tháng 8.2001, một Vị trong linh mục đoàn giáo phận Phan Thiết gốc giáo phận Vinh đã được Tòa Thánh kén chọn, đặt lên làm Giám mục phó giáo phận Phan Thiết, Đức Cha Paulô Nguyễn Thanh Hoan. Phải chăng Thiên Chúa đã xếp đặt và chuẩn bị trước cho sự kiện này???

- Chứng từ Linh mục Jean Cabral:

Đầu năm 1647, nghĩa là 20 năm sau khi Giáo sĩ Đắc Lộ đến một hái đoàn dòng Tên gồm: Linh mục Majorica, Linh mục Cardoso - Bề trên giáo đoàn Đàng Ngoài và nhất là Linh mục Jean Cabral, thanh tra viên dòng Tên Rôma đã đích thân đi đường sông từ tỉnh Thanh Hóa vào tới Vàng Mai, tỉnh Nghệ An. Với tư cách là một nhà truyền giáo, một nhà thanh tra, Linh mục Jean Cabral đã nhận xét về Vàng Mai này, nguyên văn như sau:

“Sau khi làm xong các nghi lễ và phân phát tặng quà (ở Thanh Hóa), chúng tôi lên đường đi Nghệ An, thừa sai Magiorica (Majorica), thừa sai Cácđôsô (Cardoso) và tôi, trong lúc thừa sai PhighêIra (Figuerira) ở lại (Thánh Hóa) để học tiếng với thừa sai Xơ-lê (…).

“Sau 12 hay 13 ngày đường, chúng tôi tới làng Vag May (Vàng Mai), nơi đây có một nhà thờ lớn do một giáo hữu có tên thánh là Bentô (Bênêđíctô) gìn giữ và chu cấp kinh phí. Giáo hữu này trước kia là một nhà sư, nay là một tôi tớ lớn của Thiên Chúa. Chúng tôi dâng thánh lễ, các thừa sai đã làm phép cáo giải, tôi đã cho một số đông rước lễ, tôi cũng làm phép rửa cho nhiều người…

“Vào tảng sáng chúng tôi tới làng Quêmangu (?) nơi thừa sai Calopressi đã từ trần. Ông trúm của họ đạo này có tên là Gioan Kim Đang bị tù nên chúng tôi không muốn lên bờ, nhưng giáo hữu đã đến đón chúng tôi quá làng này một ít…”[23].

Ở đây chúng tôi xin phép dừng lại ở hai địa danh:

1. Trước tiên địa danh Vàng Mai gợi lại những giây phút đầu tiên khi Giáo sĩ Đắc Lộ đặt chân lên vùng đất cửa Bạng, tỉnh Thanh Hóa ngày 19.3.1627 và sau đó khoảng ngày 13.4.1627[24] tại ranh giới Thanh Hóa - Nghệ An, nơi có các địa danh: An Vực, Thôn No = Ke No, Van No của Thanh Hóa và Vàng Mai của Nghệ An. Từ chỗ hai chữ Vàng Mai trốn trơn của năm 1627, vậy mà 20 năm sau, tức ngày 12.10.1647, trước mắt phái đoàn 3 vị linh mục thanh tra, Vàng Mai đã có một bộ mặt khác hẳn về hình thức cũng như về nhân sự. Chẳng hạn, một ngôi nhà thờ lớn, tức là một xứ đạo lớn, có nhiều giáo dân sống đạo và thực hành đạo nhiệt tâm, nhiệt tình, xưng tội, rước lễ suốt đêm.

Cao điểm của vấn đề Vàng Mai mà phúc trình Jean Cabral 1647 nói đến là một cựu nhà sư Phật giáo, có uy thế về văn hóa, đạo đức, khả năng kinh tế để làm điểm tựa cho sự sống còn của môi trường này, và làm cho nó khác hẳn với môi trước khác. Hơn thế, sau khi trở về với đạo Chúa, phúc trình không nói rõ ông là giáo sĩ hay linh mục, mà chỉ nói ông là một tín hữu, nghĩa là một giáo dân bình thường, nhưng được tặng thêm biệt danh là một tôi tớ lớn của Thiên Chúa. Điều này có thể giải thích cho lập luận nếu có về ông hoặc ông câu, hoặc ông biện, ông trùm, chánh trương, chánh xứ… trong nội bộ hoặc ngoài giáo xứ anh em. Cũng có thể ông là một bề trên của hội thầy giảng mà chính Giáo sĩ Đắc Lộ đã thiết lập ở Bắc Kỳ hồi đó.

Sự lớn mạnh quá đột phá ấy chắc chán không phải là việc bình thường, nếu không muốn nói rõ là chính bàn tay Giáo sĩ Đắc Lộ đã ít nhiều ngấm ngầm hay công khai yểm trợ cho việc phát triển ấy. Bởi vì sau chuyến đi đó, ngài còn ở lại Đàng Ngoài hơn kém 3 năm. Thử hỏi và đem so sánh về mấy nơi mà chính bản thân Giáo sĩ Đắc Lộ trụ trì và đào tạo như: Kẻ Rùm, Khi Lan có được phát triển trong tư tế vững vàng như Vàng Mai không.

2. Quêmangu là tên lạ, cả về lối viết cả về ý nghĩa. Trước tiên thử phân tích Quêmangu là gì, gồm những gì, ý nghĩa làm sao, nguồn gốc của nó là tiếng vì, tiếng Chàm hay tiếng Hoa, tiếng Tây hay tiếng Ta mà do các linh mục thừa sai nước ngoài phiên âm theo giọng nói.

Chắc chắn không phải tiếng Chàm, vì địa lý ảnh hưởng văn hóa Chàm chỉ ở Đèo Ngang trở vào cho đến Bình Thuận cũng không phải tiếng Hoa do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc trong các thời kỳ đô hộ mà chỉ có thể do tiếng người đia phương Quỳnh Lưu phát âm không rõ sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã… Nếu được phép phân tích và được phép viết rời ra chúng ta thấy đây là kiểu nói nghề nghiệp theo phong tục địa phương, chẳng hạn: Quê - Ma - Ngủ hoặc Quê - Mã - Ngư…

Nói Quê Ma Ngủ, là muốn nói một địa phương nào đó quá âm u, vắng lặng, ít ai đến, ít ai đi, chỉ dành cho ma quỷ ở, ma quỷ ngủ mà thôi. Còn nói Quê Mã Ngư, có thể muốn chỉ riêng về nhóm người chuyên đánh lưới cá ngựa, hay cá ngừ. Điểm này chúng tôi đã được mắt thấy tai nghe khi còn nhỏ, học ở Trường Tập Xuân Phong, Phủ Diễn, người dân quen kéo lưới rùng, hoặc khi lớn làm mục vụ ở các miền biển, thấy người ta đánh bắt được nhiều thứ cá như: cá ngựa, cá ngừ, mực nang, mực ống… Theo chúng tôi, chìa khóa để mở chữ này gồm có ba từ là: “Quèn”, “Mành” và “Ngư”. Ba nơi này gần nhau, nằm dựa lưng nhau như Quèn và Mành Sơn.

Cho nên khi người nước ngoài đặt chân đến đây, họ phải hỏi người địa phương cho biết vùng này là gì, thì họ sẽ trả lời, một trong ba tên vừa nói, và tên nào cũng hiểu được, chẳng hạn trong những câu đối thoại quen miệng như:

- Đây là gì?

- Đây là Quèn, đây là Mành hoặc cửa Quèn, cửa Mành.

- Đây là Quèn, Mành hả?

- Ừ! Đây là Quèn, Mành.

Quèn là cửa biển theo chữ Hán ngày xưa là cửa Tấn Quyền đọc nhanh là Quèn, là cửa Lạch mà ngoài đó có hòn Ngư cách núi Mành Sơn theo đường chim bay khoảng hai cây số. Mành Sơn là một dãy núi giống như chiếc thuyền mành lớn, cao, dài độ hai cây số. Theo bản phúc trình của Linh mục Jean Cabral nói, Linh mục Calopressi đã ở, đã làm việc và chết ở đây, nghĩa là chết tại Quêmangu này. Điều này có thể giải thích, Linh mục Calopressi đã chết một trong ai nơi là nhà thờ Quèn, nói theo tên xưa là làng Phú Nghĩa Thượng hay là Phú Nghĩa Hạ, hoặc có thể chết ở làng Mành Sơn, hiện nay vẫn là giáo xứ Mành Sơn. Còn chuyện chôn xác của ngài thì lại ở Làng Cầu, cách năm mươi cây số đường biển. Hồi đó Làng Cầu là trụ sở quan trọng của các xứ đạo ở Nghệ An do các linh mục dòng Tên coi sóc. Còn những tên khác như: Cửa Rum, Làng Cầu, Quilam sẽ thấy khi đề cập đến những chỗ khác trong tập nghiên cứu này.

- Chứng từ Linh mục Victô Trí:

Linh mục Victô Trí, người gốc Nghệ An, thụ phong linh mục năm 1670 tại Sơn Nam, được phân công phụ trách vùng Nam tỉnh Thanh Hóa tức vùng giáp ranh giới tỉnh Nghệ An.

Từ năm 1671, Linh mục Victô Trí được đổi vào Nghệ An, khi vừa vào đến ranh giới tỉnh này, ngài đã được giáo dân ở đây đón tiếp một cách nồng hậu, nguyên văn như sau:

“Cha vừa tới ranh giới tỉnh, giáo dân đã bao vây cha, xin cha ban các bí tích cho họ. Cha phải lưu lại đó gần hai tháng rưỡi.

Lòng khao khát và nhiệt thành của giáo dân đã khiến cha vô cùng xúc động và không hề lìa bỏ họ, dù hai giáo dân xấu nết bị cha quở trách vì đã bỏ vợ có đạo để lấy vợ ngoại đạo, đã đi tố cáo cha với tên lãnh binh của quan tổng đốc. Trong khoảng thời gian ngắn ấy, cha đã giải tội cho 2.618 người và ban phép rửa cho 441 người…”[25].

Theo đoạn trích này, chúng ta thấy ý tác giả muốn nói đến địa phương Vàng Mai và chỉ có Vàng Mai là ranh giới xưa cũng như nay.

- Chứng từ Linh mục E. Ferreyra:

Ngày 03 tháng 10 năm 1676, tại Kẻ Vó, tỉnh Thanh Hóa, nơi xưa kia Đức Giám mục Lambert đã đặt một cha xứ coi sóc toàn tỉnh Thanh Hóa (hồi đó chưa có Ninh Bình) và mấy huyện của tỉnh Nam Định, linh mục dòng Tên Emmanuel Ferreyra đã viết một bản phúc trình dài 41 trang, khổ giấy 19x30cm. Mục đích chính của bản phúc trình là báo cáo cho Linh mục Feliciano Pacheco, giám sát dòng Tên hai tỉnh Nhật - Hoa về các xóm đạo ở Nghệ An năm 1674 và 1675 do ngài phụ trách. Trong phúc trình này Linh mục Emmanuel Ferreyra đã liệt kê được 195 giáo điểm thuộc vùng Nghệ An, với Vàng Mai là vị trí đầu tiên, vị trí đứng số 1 kể từ ranh giới Thanh Hóa vào đến đèo Ngang, giáp ranh Bố Chính, Quảng Bình (xin xem thêm ở phần Phúc Trình nói sau).

- Chứng từ Linh mục Domenico Fuciti và E. Ferreyra:

Trước khi phải ra khỏi Đàng Ngoài tháng 10 năm 1684, hai Linh mục dòng Tên Domenico Fuciti (ở Đàng Trang từ 1658 - 1665; năm 1668 đến Đàng Trong mấy tháng; ở Đàng Ngoài từ 1669 - 1684; 1693, Đức Thánh Cha cho phép trở lại Đàng Ngoài, nhưng vì già yếu, nên chưa đi Đàng Ngoài được thì qua đời tại Áo Môn ngày 19.10.1696, thọ 71 tuổi) và Linh mục E. Ferreyra nhóm họp các thầy giảng ở Kẻ Loi, là một trong số những nơi ở của các linh mục dòng Tên, gần một cửa sông Đàng Ngoài, cũng là nơi tàu Hòa Lan đậu trước khi căng buồm ra khơi. Trong buổi họp, Linh mục E. Ferreyra phân chia trách nhiệm cho các thầy giảng địa phương tại 9 khu vực, trong đó Vàng Mai với tên gọi Ke Mai, bao gồm toàn thể xứ Nghệ An:

-   Kinh Đô, có một nhà thờ và 2, 3 nhà nguyện;

-   Ke Vo, xưa kia Đức Giám mục Lambert đã đặt một cha xứ, gồm toàn xứ Thanh Hóa và mấy huyện xứ Nam;

-   Cao Mai, trong xứ Sơn Nam;

-   Ke Loi, gồm miền hạ xứ Đông;

-   Ke Tuom, gồm miền thượng xứ Đông;

-   Ke Noi, bao gồm toàn xứ Bắc;

-   Ke Blu, bao gồm toàn xứ Đoài;

-   Ke Mai, bao gồm toàn thể xứ Nghệ;

-   Một nửa Bố Chính về phía Nam giáp Đàng Trong.

Tại mỗi nơi, E. Ferreyra cử một thầy giảng lo mọi việc gần như một cha xứ, có 5, 6 kẻ giảng phụ tá, giống như các cha phó. Thầy giảng phụ trách nhà thờ ở hàng bè (tại kinh đô) là bề trên tất cả các thầy giảng, kẻ giảng và toàn bộ 9 khu vực trên là thầy Anton Trịnh Tường, được bổn đạo gọi là “thầy cả” hay “cha cả” vì kính mến[26].

- Chứng từ Đức Giám mục Jacques De Bourges:

Theo báo cáo các linh mục ở Đàng Ngoài năm 1699, gửi lên Đức Giám mục Jacques De Bourges (Giám mục đại diện tông tòa Tây Đàng Ngoài, kiêm giám quản giáo phận Đông Đàng Ngoài, vì mãi đến năm 1702, linh mục Raimundo Lezzdi Cao, O.P, mới được tấn phong Giám mục đại diện tông tòa giáo phận Đông Đàng Ngoài) thì năm đó các linh mục dòng Tên coi sóc 26.197 bổn đạo tại 7 xứ, trong đó KE MAI là nơi ở của các cha hai tỉnh Nghệ An và Bố Chính:

Tên xứ                         Số xã      Nơi ở các cha    Số bổn đạo

Thanh Hóa                 41 chu    Ke Vo                     3.082

Nghệ An, Bố Chính   97 xã     Ke Mai                   5.658

Sơn Nam                     56          Cao Mai                 7.246

Đông, An Quảng        52 nơi    Ke Loi, Ke Tuom   3.016

Bắc, và bốn xứ nhỏ     19 xã      Ke Noi                    990

Đoài                            27 xã      Ke Blou                  6.205

Kinh đô                       ?            Hàng Bè                 ?

Tổng cộng:                 292 xã, chu, nơi                  26.197[27]

- Chứng từ Linh mục Paulô Nguyễn Hoằng:

- Sinh ngày 12.11.1839.

- Năm 1852, nhập học Tiểu Chủng Viện Xã Đoài.

- Năm 1854, đi học trường Penang Malaisia.

- Năm 1863, đi với Quan sứ An Nam sang Pháp và Tây Ban Nha rồi đến thành Rôma, Italia chầu Đức Giáo Hoàng Piô IX, ngài ban cho một tượng vàng và hình Ngài.

- Năm 1868 (02.8), thụ phong linh mục.

- Tháng 10 năm 1868, vào Kinh Đô Huế dạy học cho con Vua Tự Đức.

- Năm 1889, lập giáo xứ Yên Hòa. Tại đây, được các làng xã chung quanh nhượng đất ngài đã lập thành các họ giáo như: Trang Hộ, Nhạc Sơn (Làng Mít)…

- Năm 1902, làm nhà thờ giáo xứ Yên Hòa…

- Năm 1909, qua đời tại giáo xứ Yên Hòa.

Hiện tại năm 2002 này, Vàng Mai tức Hoàng Mai, Yên Hòa vẫn là một xứ đạo khá sầm uất với 2.933 giáo dân (1996).

Sẵn dịp đây, chúng tôi đề nghị giáo xứ Yên Hòa nên lấy lại đúng tên cũ Vàng Mai vì nó có gần 400 năm và là nơi đầu tiên trong giáo phận Vinh được lãnh nhận đức tin từ Giáo sĩ Đắc Lộ năm 1627 như đã nói một vài nơi đó đây. 


Mộ Linh mục Paulô Nguyễn Hoằng - Giáo xứ Yên Hòa

 Mộ Linh mục Paulô Nguyễn Hoằng

Tại khuôn viên nhà thờ Vàng Mai (Hoàng Mai)


Bản đồ Thanh Hóa Thừa Tuyên

Bản đồ Nghệ An Thừa Tuyên


BÀI BA 
NHỜ VÀNG MAI 
ĐI TÌM AN VỰC, KE NO, VAN NO [28]

I. TỪ LÝ THUYẾT SÁCH VỞ

1. Trích câu, đoạn liên quan

Cũng theo lời Giáo sĩ Đắc Lộ, kết thúc cuộc gặp gỡ ấy đã diễn ra “ở một cánh đồng rộng lớn gần một thôn gọi là An Vực”[29], là nơi chúa Trịnh Tráng đã dừng lại, cúng tế, sắp đặt chỗ lưu trú cho đoàn hậu cần và phái đoàn ngườ Bồ Đào Nha trong đó có Giáo sĩ Đắc Lộ. Sau đó tiếp tục hướng dẫn đoàn quân Nam tiến.

Riêng phái đoàn Giáo sĩ Đắc Lộ và người Bồ Đào Nha đã được vị hoạn quan ưu ái săn sóc chỗ ở, chỗ sinh hoạt như lịch sử đã viết:

“(…) Chúa giao chúng tôi và người Bồ cho một hoạn quan trong phủ, một người chính đáng săn sóc chúng tôi và cắt lính gác để không ai làm phiền lụy đến chúng tôi. Viên quan này thừa hành rất tốt, ông còn sửa soạn cho chúng tôi một nơi ở khá rộng, bằng gỗ, theo kiểu nhà trong xứ này, nơi chúng tôi đặt một nhà nguyện và một bàn thờ với ảnh Chúc Cứu Thế…”[30].

Căn cứ theo những chi tiết sử liệu này chúng ta thấy Giáo sĩ Đắc Lộ đã viết và vẽ những địa phương có tên như: An Vực, Thôn No = Ke No (bên này sông) và Van No (bên kia sông), gần ranh giới hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An. Chỉ tiếc là những địa phương nói đây tuy có tên trong lịch sử và riêng An Vực, Van No lại có tên trong bản đồ của chính linh mục Đắc-lộ vậy mà cho đến nay chưa ai tìm ra dấu tích gì liên quan đến những địa danh ấy. Dưới đây là mấy nét nguyên văn trích từ sách “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài” của Giáo sĩ Đắc Lộ về ba địa phương này:

·    AN VỰC

- Chương 5, trang 87:

“(…) Một hôm chúa dừng lại cùng tất cả đạo binh ở một cánh đồng rộng lớn, gần một thôn gọi là An Vực…”.

- Chương 7, trang 92:

“Từ nơi chúng tôi làm trụ sở thứ nhất, việc rao giảng Phúc Âm được truyền bá tới vùng lân cận và các thôn gần đó cũng bắt đầu trở lại. Một trong các viên quan chính yếu của tỉnh này đã mời chúng tôi đến nhà nhân ngày lễ lớn ông ăn mừng cùng rất đông người, thế là chúng tôi được dịp làm đạo sâu rộng hơn trước mặt một đám hội lớn về những mầu nhiệm chính yếu của đức tin (…) Trong số này có một ông sãi rất danh tiếng trong vùng (…) khi nhận biết đạo sai lầm của ông và sự thật đạo ta thì ông (…) chịu phép thánh tẩy lấy tên là Gioan, vợ thì gọi là Anna và tất cả gia quyến. Đa số dân xã An Vực (…) đã xin chịu phép rửa tội sau ông…”.

·    THÔN NO = KE NO

- Chương 6, trang 89, 90:

“Ngay sau khi chúng tôi có một nơi riêng để thừa hành chức vụ và giảng Phúc âm thánh, thì có rất nhiều thính giả tuôn đến và sau khi được dạy dỗ về đức tin thì họ chịu phép rửa tội. Trong số đó mấy vị sư mở đường làm gương cho dân chúng trở lại. Vị sãi chính yếu và kỳ cựu hơn cả được các đồng sự trong tỉnh cảm phục và tôn trọng như bề trên, cũng là người đầu tiên theo đức tin và Kitô giáo (…) Lấy tên rửa tội là Gioan Kim, một nhân vật có thế giá và đạo hạnh, đã thu hút được nhiều người khác thuộc cả hai giới (…) Ông liền dâng một thửa ruộng cạnh đấy thuộc về ông để dựng một nhà thờ rộng hơn, nhà thờ làm bằng gỗ như lối bản xứ do lòng sốt sắng của giáo dân tân tòng và trang trí do hảo tâm của người Bồ. Chúng tôi làm phép trọng thể ngày mồng 3 tháng 5, ngày tìm thấy thánh giá.

Đồng thời xảy ra một vụ một quân binh của chúa ngã bệnh nặng ở thôn chúng tôi đang ở gọi là NO…”.

- Chương 28, trang 147:

“… Một hôm chúng tôi tới thôn gọi là Ke No là trụ sở cũ và thứ nhất của chúng tôi, khi chúng tôi mới tới xứ Đàng Ngoài và cũng là nơi đã dựng nhà thờ Công giáo đầu tiên, thêm một bệnh viện khang trang để săn sóc các giáo dân cùng khổ và chữa các bệnh nhân, cả người lương dân tỏ lòng muốn trở lại đạo (…) Nhưng khu nhà thờ, như chúng tôi được tin về sau, không còn[31]. Bởi vì sau khi ông già Gioan Kim chết (như chúng tôi đã nói), chính ông đã dâng đất để dựng nhà thờ (…) Chúng tôi đã thấy bỡ ngỡ khi đi đày trở về, lúc qua nơi này[32]…”.

·    VAN NO

- Chương 7, trang 93:

“… Ở một thôn bên kia sông gọi là Van No có một bà lão xưa kia thờ mê tín, nhưng từ khi nhận đức tin với phép rửa tội thì hết sức nhiệt thành chinh phục mọi đồng hương. Bà đã sửa soạn cho một số đông tin theo đạo thật (…) Bà chỉ buồn phiền vì ông chồng phản đối (…) Cuối cùng làm mềm được lòng cứng rắn của ông để nhận ơn Đức Thánh Linh, sau khi ông bỏ vợ bé làm cho ông nô lệ tội lỗi thì ông chịu phép thánh tẩy và lấy tên là Giuse và với ông có tất cả những con cái của bà vợ mọn ông giữ lại trong nhà. Và hai ông bà này chuyên chú làm các việc bác ái và biến nhà mình thành một nhà nguyện thờ kính cho giáo dân tới, lại còn hăm hở làm các việc nghĩa, thêm vào việc nhà thờ (giáo dân tân tòng đã dựng ở đây) lại có một nhà thương cho người nghèo, trong đó hai ông bà thi thố các việc bác ái rất đáng khen.

Không xa nhà chúng tôi, có một bệnh xá cho một số người cùi (…) Họ đã dựng trong hàng rào họ ở một nhà nguyện để hội nhau mỗi chủ nhật để đọc kinh trước ảnh chúng tôi cho họ…”.

2. Thử phân tích, tìm hiểu địa danh

Trên đây là ba địa danh quan trọng trong sự nghiệp truyền giáo của Giáo sĩ Đắc Lộ tại Đàng Ngoài, vậy mà ngày nay không thấy nơi nào nói đến một cách đích xác trong phạm vi giáo phận Thanh Hóa:

Có người nói, Ke No và Van No là một, hiện là giáo xứ Hảo Nho thuộc hạt Phát Diệm, giáo phận Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình.

Người khác nói, An Vực nay là Mai Vực - Tây Bắc Thanh Hóa, thuộc huyện Vĩnh Lộc, giáp ranh giới Ninh Bình[33].

Riêng Linh mục Đỗ Quang Chính, trong cuốn “Dòng Tên Trong Xã Hội Đại Việt 1615 - 1777”, 2000, từ trang 138 đến 145 cho biết các địa điểm này thuộc phần đất tỉnh Thanh Hóa và nằm ở phía ngoài sông Mã: “… Tới vùng Thanh Hóa, chúa ra lệnh cho đoàn khách Tây phương ngừng tại An Vực (Yên Vực) nằm phía tả ngạn sông Mã (…) Từ An Vực, hai giáo sĩ băng ngang qua phía Vân No và các làng xã chung quanh…”.

Chúng tôi không rõ tác giả còn có những văn bản nào khác do chính tay Giáo sĩ Đắc Lộ hoặc tác giả nào của dòng Tên viết vào thời đó để có thể đem ra những giải thích như vậy. Nếu có, chúng tôi thành thực cám ơn tác giả đã cho biết thêm những chi tiết hữu ích như thế. Tuy nhiên, nếu đó cũng chỉ là giả thiết cá nhân và nếu còn được phép tham gia ý kiến thì chúng tôi nghĩa rằng: Con sông Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ trong bản đồ của ngài không nên hiểu nguyên cho sông Mã mà có thể một trong những sông khác hoặc một nhánh nào đó ngoài con sông ấy. Ý chúng tôi muốn nói đến sông Vằng, nơi có cửa Bạng (cửa Thánh Giuse) và sông Yên, nơi có cửa Ngọc Giáp (Ngọc Giáp môn, theo bản đồ Hồng Đức).

Bởi vì, bản đồ truyền giáo Đàng Ngoài 1650, trong phần đất tỉnh Thanh Hóa, Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ hai dòng sông chảy bắt nguồn từ hướng Tây đổ ra Biển Đông, nơi có cửa biển là Cua Bic (Cửa Bích, phía ngoài) và Cua Bang (Cửa Bạng, ngài đặt tên là cửa Thánh Giuse[34], nằm gần cực Nam chứ không phải Trung, càng không phải Bắc tỉnh Thanh Hóa. Trong khi theo lịch sử địa lý ngày nay của tỉnh Thanh Hóa thì:

“Tỉnh Thanh Hóa có khoảng 20 sông rạch chảy từ hướng Tây xuống Đông Nam và 200 suối. Có hai sông chính là sông Mã, dài 380 km, phát nguyên từ dãy núi Pu-va, tỉnh Lai Châu, chảy ngang tỉnh đổ ra cửa Hội Trào và sông Chu, dài 135 km, chảy từ Sầm Nưa bên Lào vào tỉnh”[35].

Vì Giáo sĩ Đắc Lộ không nói rõ tên sông gì, đặc biệt trong trường hợp con sông nói trên có liên hệ mật thiết với ba địa danh quan trọng là An Vực, Ke No và Van No. Hơn nữa hai địa điểm An vực, Ke No đã được Giáo sĩ Đắc Lộ khẳng định ở “bên này sông” sánh với “bên kia sông” là Van No và chính Van No này lại tiếp giáp với Vàng Mai thuộc phần đất cực Bắc Nghệ An qua ranh giới hai tỉnh. Cho nên vì tính cố định của ranh giới chia đôi hai tỉnh, vì tính cố định của địa điểm Vàng Mai, của cửa biển và con sông Vằng cũng như kênh đào Nhà Lê (kênh đào Hồng Đức, kênh đào Mã Viện), vì thế thiết nghĩ khó có thể chấp nhận một lối giải thích nào khác như thế.

Đàng khác, nếu lấy bản đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ ngày xưa đem sánh với bản đồ Việt Nam ngày nay nói chung, về các chiều kích của tỉnh Thanh Hóa nói riêng không thấy khác nhau bao nhiêu. Đặc biệt những chi tiết như núi Xước cắt ngang hai phần đất bên này, bên kia hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa với hai nhánh của một dòng chảy:

Nhánh phía Bắc gọi là sông Vằng, chảy theo triền núi Xước đổ ra cửa Bạng, Thanh Hóa, nơi Giáo sĩ Đắc Lộ đã cập bến đúng ngày lễ kính Thánh Giuse, 19.3.1627.

Nhánh phía Nam gọi là sông Mai Giang (sông Hoàng Mai), chảy theo triền núi Xước đổ ra cửa Cờn (cửa Quèn) Nghệ An, nơi có đền Cờn (đền Càn), đền Hương Cần.

Thêm vào đó, kênh đào Nhà Lê tức kênh đào Mã Viện nối liền các sông của hai tỉnh nơi ranh giới của hai huyện địa đầu là Nghi Sơn, Thanh Hóa và Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trong đó Hoàng Mai xưa là tổng Hoàng Mai, nay là một đơn vị hành chánh lớn của tỉnh đang thời phát triển, có nhà máy xi măng, có trường trung học, có ga xe lửa…

Về mặt tôn giáo (xem ở bài hai, mục Tính Quan Trọng Của Vàng Mai nói trên).

Mặc dầu như có lần đã nói, Giáo sĩ Đắc Lộ không thêm một chi tiết nào ngoài hai chữ Vàng Mai, thế nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Ngài đã có một định hướng tiên tri nào đó có giá trị phòng hờ giúp những thế hệ mai sau muốn nhờ địa danh Vàng Mai để tìm ra lai lịch Ke No, An Vực, Van No là những nơi ngài đã chính thức hoạt động và dựng nhà thờ ở đó. Ngược lại, cũng có thể nhờ ba địa danh này mà chúng ta nhận ra vai trò quan trọng của Vàng Mai, một trong những “vùng lân cận” gắn bó với những nơi nói trên. Và thật đúng như vậy, vì lúc này đây Vàng Mai hay nói theo ngày nay là Hoàng Mai, Yên Hòa đang là điểm tựa (điểm cứu tinh), cũng là điểm xuất phát số một giúp chúng ta nếu không tìm ra một cách tuyệt đối thì ít ra cũng được tương đối phương hướng những địa danh đã có nhà thờ, nhà nguyện, nhà thương, bệnh xá đầu tiên trong phạm vinh Nam tỉnh Thanh Hóa.

Rất tiếc trong hai sách của Giáo sĩ Đắc Lộ chưa tìm ra chỗ nào khác nói về Vàng Mai ngoài hai chữ mà ngài đã đề trên bản đồ. Nói như vậy không có nghĩa Vàng Mai không thành vấn đề. Theo chúng tôi, nguyên hai chữ Vàng Mai mà ngài đã viết một cách trang trọng ở phần Bắc tỉnh Nghệ An cũng đủ để nói lên tính cá biệt của địa phương này.

Đã hơn một lần chúng ta thấy Giáo sĩ Đắc Lộ làm một việc y hệt như thế tại Bắc tỉnh Bố Chính, Quảng Bình với hai chữ Ke Hoa nơi cửa biển sông Gianh của tỉnh này[36]. Cho nên, nếu so sánh giữa hai địa điểm Bắc Nghệ An là Vàng Mai với Bắc Bố Chính là Ke Hoa, chúng ta có thể hiểu được ý đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ muốn khẳng định rằng chính ngài đã đến, đã biết và đã làm việc ít nhiều bằng cách này cách khác tại những nơi như vậy.

Riêng với địa danh Vàng Mai, chúng ta thấy ý nghĩa này được hàm chứa trong những kiểu nói: “xóm làng lân cận”, “thôn xã lân cận”… khi ngài đang hoạt động tại những địa điểm như: cửa Bạng, Van No, An Vực, Thôn No = Ke No của tỉnh Thanh Hóa. Hơn nữa, với tư cách là một nhà truyền giáo, làm việc cho Nước Chúa chắc chắn Giáo sĩ Đắc Lộ không có thành kiến hay phân biệt đối với bất cứ nơi nào, người nào, miễn là làm sao có được cơ hội tiếp xúc để truyền rao đạo Chúa đến với hết thảy mọi người.

Còn về đường hành quân vào miền Nam, nguyên bản Giáo sĩ Đắc Lộ đã không nói rõ hướng đi cụ thể sông biển như thế nào, ra vào ở đâu…, trong khi tác giả sách “Dòng Tên Trong Xã Hội Đại Việt 1615 - 1777” viết rằng:

“Khi dẫn quân từ Thăng Long đi đánh Đàng Trong, thì đoàn quân, có lẽ xuôi sông Đáy ra cửa biển, rồi mới tạt vào An vực, Vân No, sau đó lại theo đường biển tiến xuống phía Nam”[37].

Về điểm này đặt ra một nghi vấn phụ, khi tác giả dùng kiểu nói “rồi mới tạt vào An Vực, Vân No”. Như vậy có nghĩa hai nơi này nằm ngay bên bờ biển sao?... Thực tế nếu tính theo tỉ lệ tương đối có trong bản đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ thì hai nơi này phải cách bờ biển tối thiếu 15 cây số.

Theo chúng tôi, đường hành quân của chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng không nhất thiết phải ra cửa sông Đáy, cửa Thần Phù như Linh mục Đỗ Quang Chính đã nói vì đây là nơi rất nguy hiểm[38] mà có thể hoặc ra một trong các cửa biển như cửa Tuần Bồi, cửa Đại Hải - Linh Trường, cửa Hội Triều rồi vào cửa Ngọc Giáp, tiếp theo kênh đào Nhà Lê sang sông Vằng, sông cửa Bạng. Hoặc một giải pháp an toàn hơn là tiếp tục men theo các sông rạch, kênh đào để vào sông Vằng, sông cửa Bạng hay một nháh phụ nào đó của con sông này, nơi có địa danh An Vực mà chúa Trịnh Tráng về đến kinh thành là rất thuận tiện. Nguyên văn ngài viết:

“Tất cả hành trình và con đường chúng tôi theo chúa về kinh thành, kể từ lúc rời bỏ tỉnh Thanh Hóa, đó là không đi qua đường biển mà qua đừung các sông lớn chảy khắp xứ và thông với nhau rất thuận tiện”[39]

Cuối cùng, chắc chắn chúa Trịnh Tráng phải chọn một trong hai con đường trước khi đi theo đường biển thẳng tiến vào Đàng Trong:

- Xuôi theo sông Vằng hướng ra cửa Bạng.

- Tiếp tục men theo kênh đào Nhà Lê vào tỉnh Nghệ An rồi mới xuôi ra một trong các cửa biển: cửa Càn (cửa Cờn), cửa Quyền (cửa Quèn), cửa Thai (cửa Thơi), cửa Bích (cửa Vạn Phần).

Theo chúng tôi con đường tiếp tục men theo kênh đào Nhà Lê vào tỉnh Nghệ An rồi muối xuôi ra một trong các cửa biển này là giải pháp an toàn, thích hợp hơn hết mà chúa Trịnh Tráng đã chọn khi hành quân. Bởi vì, nguyên kênh đào Nhà Lê tự thân nó đã được thiết lập để phục vụ cho những mục đích như vậy.

Nên hiểu rằng, sông Vằng được hình thành do dòng chảy phát xuất từ phía Tây men theo phía Bắc triền núi Xước đổ ra biển tạo thành cửa Bạng, cửa Thánh Giuse hay còn gọi là lạch Bạng, lạch Thánh Giuse. Ngược lại, dòng chảy theo triền phía Nam núi xước đổ ra biển tại nơi gọi là cửa Càn, cửa Cờn hay lạch Càn, lạch Cờn thì gọi là sông Mai Giang, cũng gọi là sông Hoàng Mai. Cả hai sông này được nối liền với nhau bằng kênh đào Nhà Lê.

Sở dĩ chúng tôi nói như vậy là vì tài liệu Giáo sĩ Đắc Lộ không nói rõ tên con sông nằm giữa An Vực, Thôn No, Ke No và Van No là tên sông gì, chính hay phụ…

Vẫn biết rằng có một vài ý kiến cho là tỷ lệ mà Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ trên bản đồ còn có chỗ thiếu sốt nào đó về kỹ thuật, về tỷ lệ xích, nhất là sánh với các bản đồ được vẽ vào thời nay. Chúng tôi không dám phủ nhận điều đó, nhưng nếu có thì cũng chỉ ở một mức độ rất giới hạn không đáng kể.

Xuất phát từ ý kiến như vậy, có người dám cho rằng, con sông chảy ra Cửa Bạng mà Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ trong bản đồ của ngài là sông Mã để rồi căn cứ vào đó giải thích hai vị trí An Vực và Ke No.

Chúng tôi cũng không dám phủ nhận, nhưng nếu căn cứ theo bản đồ này thì rõ ràng hai con sông mà ngài muốn diễn tả được bắt nguồn từ hướng Tây đổ ra biển hướng Đông. Riêng con sông chảy ra cửa Bạng thuộc phía Nam của tỉnh chứ không phải nằm xa về phía Trung hay Bắc địa giới Thanh Hóa. Càng không phải nằm ngoài Thanh Hóa, phía Ninh Bình, nơi có giáo xứ Hảo Nho, hạt Phát Diệm. Bởi vì, suy cho cùng Giáo sĩ Đắc Lộ đã vẽ bản đồ về tỉnh Thanh Hóa rất chính xác cả chiều ngang, cũng như chiều rộng so với bản đồ hiện có ngày nay là 235 cây số ngang và 105 cây số dọc.

Nếu tính theo từng con số cụ thể, chúng ta có thể dựa vào sách “Lịch Sử 25 Giáo Phận Việt Nam” về phần đất tỉnh Thanh Hóa sẽ thấy một bảng chỉ dẫn những địa danh nằm chung quanh thị xã tỉnh Thanh Hóa, nguyên văn như sau:

“TỪ THỊ XÃ THANH HÓA ĐI:

- Hướng Đông Nam: Khoảng 20 km là tới Hoàng Nghĩa, quê quán của Trang Quỳnh, 42 km tới Mũi Bạng và bán đảo Ba Làng (…) Năm 1627, Giáo sĩ Đắc Lộ đã giảng đạo tại đây. Đi thêm 2 km nữa là thấy thành Tĩnh Gia cũ. Núi Xước chặn bên trái đồi Ba Làng, cửa Bạng; 49 km là Khoa Trường, có đảo hòn Mê (…) đi tiếp 10 km là Sơn Châu, vào đất Nghệ An.

- Hướng Đông Bắc: Khoảng 5 km là tới cầu Hàm Rồng thời danh (…) 29 km tới Sen Cừ (…), 39 km tới đảo Hòn Mẹ (…) đây chính là khu vực cửa Thần Phù, đáng sợ ngày xưa.

- Hướng Tây Bắc: 4 km tới vùng đồi Đông Sơn, thêm 2 km nữa tới khu vực tìm thấy di tích thời “đồ đá cũ”, là thời tiền sử cổ nhất. Đi 5 km nữa tới nơi sông Mã và sông Chu (Lương) gặp nhau…

- Hướng Tây Nam: 56 km phía Tây tới Bái Thượng (…) Đi hướng Nam 18 km tới Nông Cống, phía tây huyện là núi Nưa (Na Sơn) dài 20 km, cao 400m; đi 35 km là tới huyện lỵ Như Xuân”[40].

Như vậy phải chăng nhờ địa danh Vàng Mai, Hoàng Mai, Yên Hòa mà chúng ta có thể tìm ra một cách tương đối vị trí của các địa danh như: An Vực, Thôn No = Ke No và Van No có trong sách và bản đồ của linh mục Đắc-lộ.

II. ĐẾN THỰC TIỄN

1. Một Lá Thư Từ Nguồn

Nói cách khác, trên đây là những lập luận riêng tư dựa trên những cơ sở đã trở thành lịch sử. Tự thân chúng tôi muốn tìm hiểu đến nơi đến chốn để không những cho chúng tôi mà còn cho bất cứ ai cùng quan tâm đến vấn đề này. Vì thế tình cờ, nếu được phép nói như thế, hôm 04.6.2000 nhân dịp ông Nguyễn Văn Thông, 51 tuổi (1951) và ông Nguyễn Văn Thế, 63 tuổi (1937)[41] gốc thôn Xuân An, xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là những người đang sống gần Vàng Mai, Hoàng Mai tức vùng ranh giới hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, thấy các ông có chút trình độ hiểu biết, chúng tôi đã nhờ các ông giúp tìm cho một số vấn đề nêu trên. Các ông đã làm và đã gửi kết quả cho chúng tôi trong lá thư đề ngày 22.7.2000.

Trước khi trình bày lá thư này, chúng tôi xin có lời chân thành cảm ơn riêng ông Nguyễn Văn Thông đã không qsuản ngại thì giờ, vất vả đến tận nơi, xem tận gốc, tra cứu được một phần lớn để minh họa những gì chúng tôi đã nói cũng như những tài liệu lịch sử đã có. Chúng tôi cũng xin mừng ông vì khi làm việc ấy ông đã không ngờ rằng mình đã học được một chút bài học quí về cách làm việc của nhà khoa học và cách riêng của các nhà sử học.

Đối với chúng tôi, không dám có ý kiến tiên quyết đúng hay không đúng nhưng cho phép chúng tôi suy nghĩ rằng những dẫn chứng, những lập luận nói trên tương đối đã tiếp cận được chính mục tiêu đòi hỏi.

Sau đây là nguyên văn lá thư tác giả với một số hình ảnh minh họa do ông gửi kèm và xin phép nhường quyền lại cho các nhà sử học hoặc người địa phương trên mấy địa danh: Cửa Bạng, Ba Làng, Làng Kén, Kiến Giang của tỉnh Thanh Hóa và Yên Hòa (Hoàng Mai - Vàng Mai) của tỉnh Nghệ An và bản đồ trong đó có ranh giới với những con sông mang tên như sông Vằng, sông Yên, sông Mai Giang:

“Vừa qua có người vào Nam, con đã gửi Cha toàn bộ số phim và số ảnh: lạch Càn, đền Càn, rú Xước, cầu Hoàng Mai, cầu Lau, cầu Hổ, cầu Vằng và một số điểm trên kênh đào nhà Lê - lạch Quèn[42].

Chúng con vừa làm một chuyến tìm hiểu về Vàng Mai, Hoàng Mai ra các điểm của hai huyện Tĩnh Iga, Nông Cống của tỉnh Thanh Hóa và đã thu lượm được một số điều bổ ích, học thêm được nhiều chuyện không có trong sách vở… nhất là cảm thấy dường như đã tiếp cận được mục tiêu chuyến đi của mình nếu không muốn nói là đã tìm thấy nó và đang tìm hiểu về nó.

Trong thư này con xin phép trình bày với Cha về hai điểm trong tọa độ tìm kiếm, đó là hai họ giáo xa xôi của giáo xứ Ba Làng ngày trước và nay (từ 1951) là hai họ giáo láng giềng của giáo xứ Kiến An thuộc giáo phận Thanh Hóa.

Xứ đạo Kiến An được thành lập năm 1951 bởi bốn họ giáo: Kén, An Cư, Xuân Yên, Phú Nẫm; trong đó An Cư và Xuân Yên là hai họ giáo thuộc huyện Tĩnh Gia. Giáo họ Xuân Yên mới được thành lập vào những năm 1940 - 1945. Giáo họ An Cư này có từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với họ Kén, làng Kén, cách họ Kén, làng Kén khoảng một cây số bởi cánh đồng và dòng chảy bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc, Thọ Xuân, Thanh Hóa chảy vòng vèo về Nông Cống, chảy về Ghép, ra lạch Trường, và một nhánh chảy qua làng Kén, ra sông Vằng về cửa Bạng với tên gọi là con sông Yên.

Giáo họ Kén, làng Kén đến nay qua 50 năm thành lập xứ mới và được đặt tên là Kiến An tuy vậy tên họ, tên làng vẫn giữ nguyên. Thử hỏi đây có phải là Thôn No = Ke No mà Giáo sĩ Đắc Lộ nói đến một cách chi tiết trong sách “Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài” không?

Theo linh mục chính xứ Trần Văn Niên với một số ông cựu, ông trùm, chánh trương và nhất là qua hồ sơ lưu trữ của giáo xứ, thì Kén là một họ giáo của giáo xứ Ba Làng. Và trước đây, thời phong kiến Kén thuộc phủ Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, sau khi phân chia lại Kén thuộc huyện Nông Cống.

Làng Kén là một thôn Công giáo toàn tòng với số nhân khẩu hiện nay gần 5 trăm, chuyên sống nghề nông nghiệp, xa chợ, đời sống kinh tế, văn hóa thấp. Phía Đông là cánh đồng tiếp giáp với giáo họ An Cư bởi con sông Yên, Tượng Sơn. Phía Tây là dãy An Hoành Sơn, có trong bản đồ đời Hồng Đức. Phía Nam là con sông Yên, áp sát phía Bắc là đồng ruộng.

Từ nhà thờ Kiến An đi: về hướng Đông, cách Quốc lộ 1A khoảng 10 cây số, cách Ba Làng 18 cây số. Về hướng Nam, cách ranh giới hai tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa khoảng 20 cây số theo đường chim bay. Về hướng Tây, cách đường ray xe lửa không đầy một cây số…

Linh mục chính xứ lấy ra một quyển sách xá vàng được chép tay cẩn thận mà ngài gọi là Hương Ước… đó là điều lệ của họ Kén. Trang đầu sách ghi:

“… Điều lệ này có từ năm 1720 và đến năm 1878 viết lại bằng chữ Hán và đến nay (bản này năm 1956) sao lại bằng chữ quốc ngữ…”.

Kính thưa Cha, ồDHkhỏi cần nói trong điều lệ ghi rõ những gì Cha cũng hiểu đó là những qui định, những điều khoản phải giữ, phải tránh, phải thực hiện và các hình thức thưởng phạt cho giáo dân làng Kén. Một cộng đồng tín hữu, một tổ chức họ giáo đã có những điều lệ, những qui định ghi chép cẩn thận từ năm 1720 - phải chăng dân cư làng Kén đã được diễm phúc đón nhận đức tin Đạo Chúa bởi chính Giáo sĩ Đắc Lộ trực tiếp ban phép rửa vào những năm 1627, 1629 cùng với Ba Làng để rồi qua quá trình phát triển thành một họ giáo lập nên giáo xứ Ba Làng như hiện thấy hôm nay!?

Trong giáo xứ Kiến An, cách nhà thờ làng Kén về hướng Tây Bắc khoảng 6 cây số đường chim bay và 8 cây số đường vòng, họ giáo Phú Nẫm cũng là điểm cần lưu ý. Bởi vì làng Phú Nẫm cũng nằm cạnh sông Yên, sông Yên ở đây chảy sát làng, cách nhà thờ chừng năm chục mét về phía Tây.

Theo các cụ ở đây thì trước kia họ giáo Phú Nẫm được gọi là Nếnh vì ở trong trại Nếnh, rừng cây Nếnh, nơi cha ông đã phải trốn tránh vào đây để giữ đạo trong thời kỳ bách hại. Các cụ con cái cho biết, ông bà kể lại trước đây còn có các hầm trú ẩn. Lịch sử xứ đạo minh xác thêm, năm 1886 Văn Thân bao vây họ Nếnh đốt phá nhà thờ và chém 79 giáo hữu quăng xác xuống sông Yên. Nền nhà thờ cũ cho đến nay vẫn còn và nhà thờ mới được khởi công xây dựng năm 1999 đến nay đã hoàn thành nhưng chưa làm phép khánh thành.

Cách làng Nếnh tức họ giáo Phú Nẫm khoảng hơn một cây số hướng Đông là làng Van Đô, một làng lương ở giữa cánh đồng trước đây gọi là Long Vực… Trong cuộc tiếp xúc với các cụ làng Nếnh, mấy cụ cho rằng “Nghe nói trước kia bà con ở đây có gốc gác từ làng Van Đô”. Như vậy rất co`1 thể Nếnh là nơi trước kia ông bà làng Van Đô lẩn tránh để giữ đạo sau đó không có khả năng trở về làng mình nên đã định cư lập nghiệp tại đây như nhiều nơi khác gặp thấy trong giáo phận. Giáo dân ở đây tan tác khắp nơi như Ngọc Nẫm, Thái Yên, Giảng Tín, Ba Làng và cả trong Nam sau biến cố di cư 1954, 1975 nên tuy là một họ giáo có từ lâu đời nhưng số giáo dân đến nay chỉ khoảng ba trăm.

Làng Phú Nẫm cách đường Quốc lộ 1A khoảng 13 cây số về hướng Đông, cách đường ray xe lửa khoảng một cây số rưỡi hướng Đông, cách làng Van Đô khoảng một cây số cũng về hướng Đông. Dân làng ở đây sống thuần nông, đời sống kinh tế, văn hóa hơi nhích hơn làng Kén vì chính phủ mới mở con đường lớn xuyên thôn xuống tận quốc lộ 1A.

Thưa Cha kính mến, những gì chính yếu của hai họ giáo có lịch sử nguồn gốc lâu đời nhất tại vùng núi này mà theo thiển ý con có gần gũi và liên quan đến công cuộc truyền giáo của Giáo sĩ Đắc Lộ. Hai địa danh này nếu không phải là Thôn No = Ke No và Van No thì cũng là những nơi mà có thể đích thân linh mục Đắc-lộ đã truyền giáo giữa một xứ sở nhiệt đới, sông ngòi chằng chịt, thuận tiện cho việc lưu thông thuyền bè mà các nhà truyền giáo đã dùng làm phương tiện chính yếu để nay đây mai đó.

Các họ nhỏ này được nằm cạnh sông Yên, con sông hiền hòa như chính tên gọi của nó. Con sông này tuy không lớn lắm nhưng nó kéo dài và liên quan đến ba cửa lạch là cửa Bạng, lạch Trường và cửa Ngọc Giáp (theo bản đồ thời Hồng Đức).

Một vài điểm nữa con biết thêm trong khi thực tế xứ Bền là một giáo xứ lớn, có từ lâu đời, nơi đó có ông Đỗ Hưng Viễn được truyền tụng là người đầu tiên tòng giáo. Lại có Thánh Năm tử đạo và hàng trăm vị tử đạo vô danh khác. Ở đây trước kia gọi là Mai Vực thuộc phủ Hà Huy, tỉnh Thanh Hóa.

Theo sách “Thân Thế Sự Nghiệp Của Giáo sĩ Đắc Lộ”, tác giả Phạm Đình Khiêm và Nguyễn Khắc Xuyên, xuất bản 1961 tại Sàigòn thì An Vực là nơi giáp ranh giới Ninh Bình ngày nay, là nơi tiếp cận đức tin từ Giáo sĩ Đắc Lộ một cách nồng nhiệt nhất. Chính Giáo sĩ Đắc Lộ đã dựng nhà thờ đầu tiên ở xứ Bắc (Đàng Ngoài), địa điểm gần cửa Thần Phú:

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”

Và cũng là nơi có lễ hội công giáo sầm uất nhất thế kỷ XVIII:

“Thứ nhất đền thánh Pha Pha

Thứ nhì cửa Bạng thứ ba Thần Phù”…”.

2. Suy Nghĩ Về Lá Thư

AN VỰC, KE NO, VAN NO CÒN NỮA KHÔNG?

Đọc xong lá thư trên, đáng lẽ chúng tôi khỏi có ý kiến gì vì nó đã quá rõ ràng, nhất là những điểm liên quan đến các địa danh Van No, Ke No, An Vực hay nói ngược lại An Vực, Ke No, Van No, cộng với ranh giới cố định và địa danh cố định Vàng Mai, Hoàng Mai. Tất cả những vị tir1 ấy là những cột mốc có giá trị cố định để chúng ta tìm hiểu về cả chiều sâu lẫn chiều rộng của nó. Đó là chưa nói đến địa danh cố định thứ tư cửa Bạng, nơi Giáo sĩ Đắc Lộ đến đầu tiên tại Đàng Ngoài đúng ngày 19.3.1627, ngày lễ kính Thánh Giuse và địa danh cố định thứ năm núi Do, nơi Giáo sĩ Đắc Lộ đã dựng cây thánh giá vào ngày thứ sáu Tuần Thánh, 03.4.1627.

Trước tiên, ba địa danh được Giáo sĩ Đắc Lộ viết trong sách và vẽ trong bản đồ cách 375 năm (1627 - 2003) về trước là An Vực, Ke No, Van No thì cũng chính là những địa điểm hiện đang có và chính ông Nguyễn Văn Thông đã thay chúng tôi đạp chân đến, khi ông viết những dòng này ngày 22.7.2000.

Sở dĩ chúng tôi nhấn mạnh và in đậm năm lần hai chữ cố định là cố ý để khỏi ai hiểu nhầm điều chúng tôi đang nói và để thấy rõ điều mà tác giả trình bày trong tác phẩm “Thân Thế Sự Nghiệp Của Giáo sĩ Đắc Lộ”, 1961. Để thấy rõ sự thiếu chuẩn xác này, chúng tôi xin phép nhắc lại ý của các tác giả muốn nói là:

“An Vực là nơi giáp ranh giới Ninh Bình, là nơi tiếp nhận đức tin một cách nồng nhiệt nhất. Chính Giáo sĩ Đắc Lộ dựng nhà thờ đầu tiên ở xứ Bắc (Đàng Ngoài), địa điểm gần cửa Thần Phù…”.

Chúng tôi không dám có ý kiến về những gì các tác giả nói, nhưng thiết tưởng (nếu được phép) thì giữa chúng tôi và các tác giả có sự khác biệt, thậm chí trái ngược nhau về một số điểm:

Thứ nhất, phía chúng tôi luôn luôn căn cứ vào những mốc cố định vừa có trong sách vở vừa có trong bản đồ vừa có trong thực tế hôm nay năm 2003. Còn phía các tác giả thì dựa trên cảm tình và truyền khẩu để đưa ra một địa điểm khác hẳn là vùng ranh giới Thanh Hóa - Ninh Bình. Nghĩa là hai nơi cách xa nhau 130 cây số, đúng bằng chiều dài của tỉnh Thanh Hóa xưa cũng như nay.

Thứ hai, phía chúng tôi muốn nói đến sự kiện lịch sử Giáo sĩ Đắc Lộ đã phải dừng lại cùng với hoàng tộc vua Lê, chúa Trịnh tại địa điểm gần ranh giới, tức phía Nam Thanh Hóa là An Vực, Ke No, Van No, Vàng Mai theo lệnh của chúa Trịnh Tráng. Còn phía các tác giả lại muốn nói đến nơi Giáo sĩ Đắc Lộ giảng đạo đầu tiên, địa điểm gần cửa Thần Phù thuộc phía Bắc Thanh Hóa. Hơn nữa, thực tế ngày nay cửa Thần Phù và vùng phụ cận đã được bồi đắp thành đất liền hầu như toàn bộ. Cho nên sợ dễ rơi vào câu nói của ông bà: “Khẩu thuyết vô bằng”, nói thiếu bằng chứng. Trong khi An Vực tức An Cư hoặc Long Vực; Ke No tức Làng Kén hoặc Kiến An; Van No tức Van Đô hoặc Nếnh ngày nay của Thanh Hóa cùng với Vàng Mai của Nghệ An vẫn còn đó.

Đàng khác, xét về thời điểm xuất phát năm 1961, là năm phát hành tác phẩm nói trên, nghĩa là 7 năm sau biến cố di cư 1954. Nói rõ hơn, các tác giả viết tác phẩm này tại Sàigòn, càng không phải tại những địa danh có tên như: An Cư, Làng Kén, Van Đô, Nếnh, Ba Làng, Ranh Giới, Vàng Mai. Cho nên nếu các tác giả viết tác phẩm này vào thời điểm đất nước thống nhất 1975, nhất là năm 2000, 2003 sau khi đã đến tận nơi, nghiên cứu tại chỗ, để ý đến ranh giới và nhất là căn cứ theo bản đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ thì chắc chắn sẽ không dễ gì nói suông được như vậy…

Bản đồ các sông ngoài ở Thanh Hóa và Nghệ An

Nhà thờ giáo xứ Kiến An và Giáo họ Phú Nẫm - thanh hóa



[1] LSVQĐN, chương 32, trang 157, 158

[2] “Đền Cờn trong bối cảnh truyền giáo của Giáo sĩ Đắc Lộ”, Trần Minh Công (xin xem thêm ở phần phụ bản).

[3] LSGPV, TBC, tr. 16.

[4] Theo LSVQĐN, chúng ta thấy Giáo sĩ Đắc Lộ đã hai lần nói đến tên nhân vật này:

- Lần thứ nhất: “Có một quân binh tên rửa tội là Simon, ông trở về quê quán xa kinh thành chừng mấy dặm…” (LSVQĐN, chương 18, trang 118).

- Lần thứ hai: “Có một quân binh tốt lành tên là Simon, trên kia chúng tôi đã nói (…) ông này không ở xa bến. Được tin chúng tôi tới, ông vội vã ra đón và được thuyền trưởng cho phép chúng tôi đến tận nhà ông. Ở đây, ông đã thu xếp cho rất nhiều họ hàng và bạn hữu đến xin chịu phép rửa…”.

Chứng tỏ hai ông này là một và có hai quê quán: một là quê quá ở gần kinh thành, khoảng Nam Định, Ninh Bình hay một chỗ nào đó gần Hà Nội hơn và tạm được hiểu như quê ngoại về phía mẹ hay vợ. Quê quán thứ hai là vùng cửa Chúa, tỉnh Nghệ An, được hiểu là quê nội.

Nói ông có hai quê quán cũng dễ hiểu bởi đời quân binh, lính tráng có thể lập gia đình ở bất cứ nơi nào thuận tiện.

[5] LSVQĐN, sđd chương 30 trang 152, 153

[6] Xem LSVQĐN, sđd chương 31, trang 154

[7] LSVQĐN, chương 28, trang 149

[8] LSVQĐN, chương 5, trang 84, 86, 92…

[9] Để kính nhớ ngày lễ kính Thánh Giuse và Thánh Inhaxu vị tổ phụ dòng Tên (Xem LSVQĐN, chương 3, trang 82, 83).

[10] Lịch Sử 25 Giáo Phận Việt Nam, trang 85

[11] LSVQĐN, từ chương 3 đến chương 32

[12] Lịch Sử 25 Giáo Phận Việt Nam, từ trang 77 đến trang 128

[13] Bản Đồ Hồng Đức, trang 11 - 18

[14] Lịch Sử 25 Giáo Phận Việt Nam, trang 86, 87

[15] Lịch Sử 25 Giáo Phận Việt Nam, trang 86

[16] Lịch Sử 25 Giáo Phận Việt Nam, trang 86

[17] LSVQĐN, chương 5, trang 87

[18] LSVQĐN, chương 28, trang 147

[19] Không biết ai là người đã xây nhà thờ và nhà trụ sở dòng Tên tại Van No này bởi vì Giáo sĩ Đắc Lộ không nói rõ nhưng chúng ta có thể phỏng đoán hoặc trực tiếp do ngài, hoặc gián tiếp do các thầy sư mà ngài đã làm phép rửa năm 1627, hoặc do các thầy giảng ngài sai đến hay do linh mục dòng Tên nào đó cùng làm việc đồng thời với ngài tại Đàng Ngoài.

[20] LSVQĐN, chương 32, trang 156, 157

[21] LSGPV, CVP, trang 51

[22] Câu này được giải thích như sau:

- Chữ PHÊ đây vừa có nghĩa là tên riêng của thầy Phê tử đạo, vừa có nghĩa là châu phê.

- Chữ TRỊ đây có nghĩa là Đức Cha Pineau Trị vừa là giám mục giáo phận vừa là chánh án lập hồ sơ theo lệnh Tòa Thánh về vụ này năm 1906.

- Chữ TÂN đây có nghĩa là tên riêng của cố Louis Dalaine Tân điều tra viên có đủ thẩm quyền theo giáo luật liên hệ.

- Chữ LA MÃ trình gợi ý rằng bộ hồ sơ này đã được thành lập đầy đủ và đệ trình về Tòa Thánh năm 1906.

[23] Xem LSGPV, TBC, tr. 22, 23

[24] Ngày 19.3.1627 cập bến cửa Bạng + 15 ngày ở tại cửa Bạng + 2 ngày đi theo quan dẫn đường + 8 ngày đi theo chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng bằng 25 ngày, tức ngày 13.4.1627.

[25] Hàng Giáo Sĩ Bắc Kỳ Thế Kỷ 18 và 19, Bút ký Đức Giám mục Néez, tr. 70.

[26] DTTXHĐV 2000, ĐQC, tr. ?

[27] Histoire de la Mission du Tonkin, Andrien Launay, tr. 408, 409 (Xem DTTXHĐV 2000, ĐQC, tr. 430, 431).

[28] Vấn đề này đã được tóm lược trong tập nhỏ 22 trang (tài liệu đánh máy, khổ giấy 21x29,7cm) gửi Đại chủng viện Vinh - Thanh và Tòa Giám mục giáo phận Thanh Hóa để tham khảo Mùa Hè Đại Năm Thánh 2000.

[29] LSVQĐN, chương 5, trang 87, dòng 30, 31. Phải chăng đây là cánh đồng rộng lớn Nông Cống hay một phần nào đó thuộc cánh đồng này? Để diễn tả sự rộng lớn của cánh đồng này, dân gian có câu:

“Được mùa Nông Cống

Sống khắp mọi nơi”.

[30] LSVQĐN, chương 5, trang 88, dòng 5 - 11.

[31] LSVQĐN, chương 28, trang 147

[32] LSVQĐN, chương 28, trang 147

[33] DTTXHĐV, ĐQC, sđd tr. ?

[34] LSVQĐN, chương 3, trang 82

[35] LS25GPVN, trang 86

[36] Lịch Sử Giáo Hạt Bình Chính 1998, Cao Vĩnh han, tr. 99

[37] DTTXHĐV, ĐQC, tr. 152

[38] LS25GPVN, Trần Phúc Long, trang 86

[39] LSVQĐN, chương 11, trang 101

[40] LS25GPVN, Trần Phúc Long, tr. 38

[41] Vào chữa mắt tại bệnh viện Saint Paul, đường Điện Biên Phủ, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

[42] Tiếc là số hình ảnh này đã bị thất lạc tất cả, không đến được với chúng tôi như ông đã nói.

Đi Tìm Xứ Đạo Đầu Tiên Giáo phận Vinh 1627 - 2003 : Khái quát Công cuộc Truyền giáo tại Nghệ An - đầu Thế kỷ XVII, Linh mục Cao Vĩnh Phan,

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgr3JIeR3kk_h-xB5gPYp7rDm9RC56LumWJPjoTfBoC4n_mW0jWN9_5wSQzelzwE0nO_iVa7R2Cx5Orj04fxiIJnwcz7j0nwqkZoDbz-E7RdldZhQuxUP9bDt4ANZSunmKSXBvI6trFmZG7/s1600/Ch%25C6%25B0a+%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t+t%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.