PHẦN PHÚC TRÌNH
LINH MỤC E.
FERREYRA
NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 1676
Một Nét Tiểu Sử Linh mục dòng Tên Emmanuel Ferreyra:
- Sinh
năm 1631 tại Lisbõa, Bồ Đào Nha.
- Gia
nhập dòng Tên năm ?
- Lên
đường đi truyền giáo ngày 19.4.1658.
- Ngày
04 tháng 3 năm 1673, đến Phố Hiến cùng với ba linh mục Domenico Fuciti, Filippo
Marini và Francisco Pimentel (cụ Chi). Riêng linh mục
- Năm
1675, làm bề trên dòng Tên ở Đàng Ngoài, liên tục hoạt động tại đây từ 1673 đến
1684 là năm phải bỏ Đàng Ngoài về Rôma theo lệnh của Tòa Thánh. Emmanuel
Ferreyra cho hay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 1676, ngài đã rửa tội cho 900 người
lớn. Nếu tính 11 năm ở Đàng Ngoài, ngài rửa tội hơn 20 ngàn người.
- Năm
1676, chỉ còn lại một mình ngài là thừa sai dòng Tên còn lại giúp giáo dân Đàng
Ngoài, đặc biệt là vùng Nghệ An. Vì biết rõ địa lý của vùng này ngày 03.10.1676
tại một nơi có tên là Kẻ Vó thuộc tỉnh Thanh Hóa ngài đã viết bản phúc trình
dài và chi tiết liệt kê 195 giáo điểm tiên khởi đã có người theo đạo Công giáo
do các linh mục dòng Tên, hội thừa sai Paris Pháp và các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
- Tháng
4 năm 1696, đời Đức Giáo Hoàng Innocens XII, linh mục E. Ferreyra cùng với hai
linh mục Linô Borgia Lịch và Antong Loyola Năng, cả hai vừa được thụ phong tại
Áo Môn có dịp trở lại Đàng Ngoài lần thứ hai.
- Ngày 15 tháng 5 năm 1699, ngài qua đời tại Kẻ Sặt, tỉnh Hải Dương.
BÀI BỐN
NGHIÊN CỨU PHÚC TRÌNH
1. Tầm Hiểu Biết Của Người Địa Phương
Chúng tôi rất
lấy làm tiếc, bởi vì trong cuốn “Lịch Sử Giáo Phận Vinh”, 1996 của chúng tôi đã
không có mặt bản phúc trình này. Cho nên dầu muốn dầu không phải công nhận đây
là một thiếu sót lớn, làm cho việc điều tra nguồn gốc của giáo phận nói chung
và nói riêng các giáo xứ liên hệ thiếu phần lý lịch chính xác[1].
Cho nên chúng tôi đã bỏ công tìm hiểu và nghiên cứu bản phúc trình này được bao
nhiêu hay bấy nhiêu nhằm góp phần bổ túc cho sự thiếu sót bất khả kháng của cuốn
sách nói trên.
Đã nhiều lần
chúng tôi đích thân đem bản phúc trình này đi tham khảo ý kiến một số người gốc
Nghệ - Tĩnh hiểu biết đang sống tại miền Nam, trong số đó có một vài vị linh mục
chẳng hạn như: linh mục N V K[2],
linh mục Lê Xuân Hoa, linh mục Lê Đức Trung… và mấy giáo dân có tiếng hiểu biết
nhưng chẳng được mấy khích lệ.
Nhìn vào bản
phúc trình này, chúng ta thấy có những tên rất rõ ràng, có những tên đọc chứ
trước mất chữ sau hay ngược lại. Hoặc có những tên rất khó đọc, thiếu chữ, thiếu
nét, mù mờ, mối ăn… đến nỗi chúng tôi phải dùng đến kính phóng đại truy tìm mà
vẫn không đọc được nên chúng tôi đành phải chấm dấu hỏi (?) nhường lại cho những
người hiểu biết hơn, hoặc có dịp liên hệ với người địa phương nơi đó.
Đàng khác, nếu
so sánh vị trí một số địa danh trên bản phúc trình và vị trí tự nhiên hiện tại
chúng ta thấy không ăn khớp, không liên cư liên địa với nhau cho nên gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tra cứu. Ví dụ: TRANG NỨA (số 45), MĨ DỤ (số 47)…
trong phúc trình chỉ cách nhau một cây số, vậy mà trong khi thực tế hiện nay lại
cách nhau đến hơn 20 cây số: Mĩ Dụ ra thành phố vinh 7 cây số, thành phố Vinh
ra Trang Nứa 13 cây số. Hoặc trường hợp khác như Bùi Chu - Phúc Chu (số ), Bùi Ngọa - Kẻ Gốm (số ), Kẻ Nủi (số 177), Kẻ Cường (số 179),
Chợ Gát (số 195) v.v…
Hơn nữa, có
những nơi bản phúc trình nói có Thánh Giá (X) là có nhà thờ, có
giáo dân mà ngày nay lại không thấy một vết tích nào về đạo Công giáo tại đó nữa.
Phải chăng họ
di cư đi làm ăn sinh sống nơi khác?
Hay họ đã
sáp nhập vào một nơi nào đó có Công giáo gần và lớn hơn?
Hay là thời
ông bà có đạo mà xuống hàng con cháu không còn nữa?
Hoặc do sự
khủng hoảng trong các biến cố như: bắt đạo thời các vua chúa, thời Văn Thân, thời
chiến tranh…?
Đó là chưa
nói đến sự phân bố dân cư không hợp lý giữa các phủ, huyện, tổng, xã, thôn,
làng, trang, trại, giáp, tích, vạn, kẻ, sở… Hơn thế nữa, ngày xưa đường sá giao
thông lại nhỏ hẹp, quanh co khiến cho công cuộc truyền giáo khó khăn đã đành mà
còn gây cho việc làm phúc trình của tác giả nhiều khi mất phương hướng.
Dầu vậy với
chủ trương khiêm tốn, không tìm được cả trăm phần thì ít ra cũng phải cố làm
sao đạt được đôi ba chục cũng đáng quí rồi, miễn là công việc này được coi như
bước đầu giúp cho những ai có tinh thần thiện chí, biết cách tìm hiểu về sau.
Riêng chúng
tôi, năm 1996, khi may mắn được cầm bản phúc trình của linh mục Emmanuel
Ferreyra này trên tay, chúng tôi hết sức bỡ ngỡ và lạc lõng như chim chích giữa
rừng xanh, không biết thể thức, không biết phương pháp, cơ sở nào để tìm cho ra
manh mối từng nơi một.
Nhất là khi
tác giả nói đến rất nhiều điểm trải dài trong 4 phủ bằng tiếng Việt cổ xưa, trộn
lẫn tiếng Bồ Đào Nha được nêu tên tổng quát mà không có căn cứ cụ thể. Vì thế
chúng tôi hải tự xin phép tác giả đánh số theo thứ tự từ 1, 2, 3… đến 195 trên
các địa danh của bản phúc trình, một phần cho khỏi lẫn lộn, phần khác cho khỏi
trùng lặp, gây khó khăn cho những ai muốn làm việc sau này.
Nói đến điểm
này, chúng tôi phải một lần nữa nhớ đến và thành tâm cám ơn linh mục tiến sĩ Đỗ
Quang Chính, dòng Tên, người đã tìm được bản phúc trình này tại Tổng Văn Khố
dòng Tên, Rôma năm 1959 trong thời gian còn du học tại đó. Ngài đã sao chụp,
thân tặng, giải thích và viết dùm thành bản văn tiếng Việt kê rõ tên các giáo
điểm trong bản phúc trình đó.
Tuy nhiên,
theo thiển ý chúng tôi, việc làm này rất công phu, rất giá trị nhưng chưa phải
là tuyệt đối so với một vài nét chữ nguyên bản và kiểu chữ hiện đại.
Thực tế có
những chữ trong văn bản viết rõ ràng, đọc và đối chiếu rõ ràng với các tài liệu
lịch sử về tên làng, xã, chợ chút, cầu cống tại địa phương xưa cũng như nay thấy
còn y nguyên.
Ví dụ: Kẻ
Sò, Kẻ Mành, Trang Nứa, Mỹ Dụ, Kẻ Sót… những tên như vậy vừa có trong văn bản vừa
có trong hiện tại.
Hoặc có những
tên viết lại, đọc lại hay nói lại chữ trước, chữ sau mà vị trí không thay đổi.
Ví dụ: Vàng Mai là Hoàng Mai; Văn Thai nay là Văn Thới; Kẻ Vinh nay là Vĩnh
Giang; Kẻ Thương nay là Chợ Thượng…
Ngoài ra có
những tên biến thể như: Kẻ Nhuôm nay là La Nham; Kẻ Rùm - Kẻ Rầm nay lầ Cầu Rầm…
Trái lại, có
những tên khác hẳn như: Kẻ Cuông nay là Đông Cường; Kẻ Lứ nay là Yên Lý; Kẻ Đòn
nay là Qui Chính.
2. Hình Thức Phúc Trình
Đây là bản
phúc trình hết sức quí giá cho phần đất tỉnh Nghệ An và cũng rất quí giá cho bất
cứ ai muốn tìm hiểu lịch sử thời sơ khai của đạo Công giáo tại vùng này.
Nói bản phúc
trình hay bản báo cáo cũng được vị tác giả chỉ nhắm một mục đích là tường trình
về cho Linh mục dòng Tên Filiciano Pacheco, giám sát hai tỉnh dòng Tên Nhật -
Hoa[3] biết
kết quả những hoạt động của các thành viên ở các nơi thăng trầm như thế nào.
Điều lưu ý
hy hữu là bản phúc trình này viết trong thời gian không có Đức Giáo Hoàng, bởi
vì theo lịch sử Giáo hội cho biết thì Đức Giáo Hoàng Clemente XI được chọn ngày
11.5.1669, mất ngày 22.7.1676, mãi ba tháng sau mới có Đức Giáo Hoàng kế vị tên
là Innocente XI, được chọn ngày 04.10.1676, mất ngày 12.8.1689. Nghĩa là bản
phúc trình này viết xong được một ngày trước khi có Đức Giáo Hoàng mới. Muốn biết
thêm chi tiết này xin xem thêm bảng Danh Sách Các Vị Giáo Hoàng Rôma “SUMMI PONTIFICI ROMANI” gồm 246 vị
tính đến Đức Giáo Hoàng Gioan Paulô II đương kim.
Phúc trình
này được viết rất công phu, rất khoa học. Tác giả đã tỏ ra là một con người có
năng khiếu về địa lý và hiểu biết rõ về địa lý chính trị của tỉnh Nghệ An thời
đó.
Nói cách
khác, thời này đang là thời Nhà Trịnh - Nhà Nguyễn cầm quyền. Ranh giới Đàng
Trong và Đàng Ngoài là sông Gianh. Tỉnh Bố Chính đang bị chia đôi, Nghệ An đang
là một tỉnh duy nhất (chưa có Hà Tĩnh như bây giờ), gồm bốn phủ lớn trong đó có
nhiều huyện nhỏ, nhưng không được nói ra.
Bốn phủ lớn
được kể từ ranh giới tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An trở vào cho đến giáp ranh giới
hai tỉnh Nghệ An - Bố Chính (tức Quảng Bình ngày nay), tất cả gồm 195 giáo điểm[4] được
phân bố trong bốn phủ lớn.
1. Diễn Châu Phủ
- Có
nhiều huyện nhỏ mà ngày nay chúng ta biết rõ tên, tính từ ngoài vào là: Quỳnh
Lưu, có nơi gọi là Thanh Lưu; Đông Thành nay gọi là Yên Thành và Diễn Châu.
- Gồm
42 giáo điểm: tác giả khéo chia thứ tự thành 7 hàng ngang và 6 cột hàng dọc.
2. Anh Đô Phủ
- Có 4
huyện Anh Sơn, Nghi Xuân, Hưng Nguyên và Chân Lộc nay là Nghi Lộc.
- Gồm
22 giáo điểm: 4 hàng ngang và 6 cột hàng dọc nhưng chỉ có con số 22 vì hai ô
không tên.
3. Đức Quang Phủ
- Có 3
huyện Đức Quang nay là Đức Thọ, Hương Sơn và Can Lộc.
- Gồm
90 giáo điểm: 15 hàng ngang và 6 cột hàng dọc.
4. Hà Hồng Phủ[5]
- Có 2
huyện Thạch Hà, Hà Hoa cũng là huyện Kỳ Hoa nay là Kỳ Anh.
- Gồm
41 giáo điểm: 7 hàng ngang và 6 cột hàng dọc vì 1 ô không tên.
3. Nội Dung Phúc Trình
Căn cứ theo
tinh thần văn bản chúng ta thấy tác giả có dụng ý điểm danh đến mức tối đa những
xóm làng đã và đang có sự hiện diện của Đạo Chúa trên phần đất tỉnh Nghệ An và
được phân phối trong 4 phủ như đã nói trên.
Nói chung chỉ
trong 49 năm (1627 – 1676), toàn bộ Nghệ An đã có được những xóm làng theo đạo
kỷ lục như vậy là nhờ công ơn Giáo sĩ Đắc Lộ và các nhà truyền giáo dòng Tên đi
trước cùng các vị khác trong hội thừa sai Paris Pháp tiếp tay.
Tuy vậy cũng
không lấy làm lạ lắm, bởi vì nếu nói cho đúng thì nguyên bản thân Giáo sĩ Đắc Lộ
cũng chỉ có vỏn vẹn trong một thời gian ngắn mà ngài đã đi hầu hết tỉnh Nghệ
An. Không hiểu ngài đi bằng cách gì? Đi bộ, khó khăn, mất giờ, không được mấy
nơi! Đi biển, có thể lắm, nhưng việc đó không phải dễ vì thời gian ngài đến
tính theo Dương Lịch là tháng 5, 6, 7 thời tiết tương đối; còn từ tháng 8, 9,
10 thường có bão tố, lụt lội. Đi sông, cũng thế nhưng có phần đỡ hơn và chỉ đi
được giữa tỉnh Nghệ An là nơi có sông Lam, sông La, sông Cấm; phía trong có
sông Cương Gián, sông Hộ Độ và phía ngoài có sông Bùng, sông Mai Giang. Vì hồi
đó chưa có kênh Sắt, kênh này mới được Tiên sinh Nguyễn Trường Tộ giúp đào năm
1866, nên việc nối liền các sông trong với các sông ngoài là điều không thể.
Vậy mà trong
bản đồ chính tay Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ đã có địa danh ngoài hết là Vàng Mai nay là
Hoàng Mai, Yên Hòa thuộc phần đất giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa, trong cùng là
Cua So, Cửa Sót và lên đến vùng Kẻ E, Kẻ Mui, Phố Quát…
Nói tóm lại,
việc nghiên cứu lại cuộc hành trình của Giáo sĩ Đắc Lộ trên phần đất tỉnh Nghệ
An cách đây 375 năm về trước là một việc làm hết sức ý nghĩa, hết sức quí giá,
đòi hỏi nhiều sự đóng góp nơi những người thiện chí, những người hiểu biết địa
phương và các thế hệ tương lai.
4. Giá Trị Phúc Trình
Như nhiều lần,
nhiều nơi chúng tôi đã nói đến bản phúc trình này, bởi vì phải công nhận đây là
một tài liệu hết sức quí giá chỉ có riêng tại phần đất tỉnh Nghệ An mà không có
nơi nào khác trong
Sở dĩ phải
nói bản phúc trình hết sức quí giá là vì tuổi thọ 327 năm (1676 - 2003) và do một
linh mục thuộc hội dòng Tên người Bồ Đào Nha viết, vừa bằng tiếng Việt cổ xưa
khi chữ Quốc ngữ mới được thành lập thời Giáo sĩ Đắc Lộ đến Việt Nam (1624 -
1645).
Những xóm
làng có đạo được nêu tên trong bản phúc trình này lẽ dĩ nhiên nơi trước, nơi
sau, ít nhiều năm như thế nào không rõ, nhưng theo pháp lý mà nói thì tất cả
195 giáo điểm này đều có chung một số tuổi như nhau là 327 năm tính đến năm
2003 này.
Nói đến khai
sinh, chúng ta phải liên tưởng đến những địa danh mà Giáo sĩ Đắc Lộ đã ghi tên
trên bản đồ của ngài là: Vàng Mai (Hoàng Mai), Ke Len (Khi Lan), Ke En (Làng
Ênh), Cvaciva (Cửa Chúa), Cua Rum (Cửa Rùm), Rum (Cầu Rầm), Ke Vinh (Kẻ Vĩnh),
Cua So (Cửa Sót) của tỉnh Nghệ An và địa danh thứ chín là Ke Hoa (Trung Hòa) của
tỉnh Bố Chính (Quảng Bình), tất cả đều có chung số tuổi là 375 năm.
Như vậy,
theo chữ nghĩa giấy tờ mà nói thì bản đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ là bản khai sinh thứ
nhất; bản phúc trình của Linh mục Jean Cabral, thừa sai MEP là bản khai sinh thứ
hai; và bản phúc trình của Linh mục Emmanuel Ferreyra là bản khai sinh thứ ba,
cũng là bản đầy đủ nhất.
Nói cách
khác, bản phúc trình này được coi như là bản “khai sinh tập thể” cho tất cả các
xóm đạo có tên trong bản phúc trình. Do đó nói rằng xứ này có trước, xứ kia có
sau là điều khó có thể chứng minh vì cho đến nay chưa có ai tìm được văn bản
nào khác hơn để minh chứng điều đó, ngoại trừ những địa danh được chính thức
nêu tên trong bản đồ của Giáo sĩ Đắc Lộ. Vì thế, khi viết lịch sử cho một giáo
xứ hiện có trong ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình hôm nay bắt buộc phải soi
chiếu trên bản phúc trình này mới có thể tìm ra nguồn gốc chính xác và tên tuổi
của mình.
5. Nguyên Bản Phúc Trình
Một Cuộc Gặp Gỡ Vòng Vo Hy Hữu
Tôi không nhớ
ngày tháng nào của năm 1996, nhân dịp đến thăm một người bạn ở dòng Phanxicô,
phường Đa Kao, quận 1, Sàigòn. Khi ra về, linh mục Vương Đình Khởi trao cho tôi
một bản photocopy viết dày đặc và hỏi tôi ý nghĩa làm sao.
Vì là lần đầu
tiên và hoàn toàn bất ngờ, tôi cầm trên tay mà không hiểu gì hết. Về nhà, tôi bắt
đầu suy nghĩ và nhận thấy không phải tiếng Pháp, không phải tiếng La Tinh, và
phỏng đoán tiếng Tây Ban Nha, cộng với tiếng Việt với kiểu chữ lạ. Dầu vậy tôi
cũng hiểu được một chút về nội dung nhờ mấy chữ na ná tiếng La Tinh, tiếng
Pháp.
Nhưng bằng ấy
không đủ, tôi phải nhờ đến những người khác. Trước tiên là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo,
làm việc tại UNESCO, cơ quan văn hóa thế giới, tại Thụy Sĩ, nơi tập trung cả
trăm thứ ngôn ngữ, về thăm nhà tại Gò Vấp năm 1996. Ông đã nhận lời nhưng vì sợ
xa quá, lâu quá đành phải nhờ đến một linh mục khác gần hơn. Vị này không hiểu
nên đã giới thiệu qua linh mục Bùi Đức Sinh, dòng Đa Minh, thành phố Hồ Chí
Minh. Vị này cũng không hiểu nữa và đã đưa đến linh mục Tiến sĩ Đỗ Quang Chính
- chuyên nghiên cứu những văn bản tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt cổ xưa. Biết
rõ đây là tài liệu chính mình đã sưu tập và ghi chú hồi tháng 5 năm 1968, linh
mục Đỗ Quang Chính đã viết lá thư phúc đáp đề ngày 30.12.1996 qua linh mục Bùi
Đức Sinh.
Sau khi biết
rõ nguồn gốc, tôi đã trực tiếp đến gặp linh mục Đỗ Quang Chính tại nhà riêng, số
43 đường Lê Phát Đạt, quận Tân Bình để nhờ giúp phiên dịch toàn bộ ba trang số:
373U + 373V + 374 rút từ gốc lưu trữ tại Tổng Văn Khố Dòng Tên Roma. Vì là bạn
đồng lớp, đồng trường ở Đại chủng viện di cư Lê Bản Tịnh, số 2 đường Làng 21,
Gia Định, linh mục Đỗ Quang Chính đã ân cần giúp đỡ như sẽ thấy trong hai lá
thư dưới đây:
·
Lá thư thứ nhất:
Tân
Bình, 30.12.1996
Thưa Cha
đáng kính,
Cách đây mấy
ngày, cha Bùi Đức Sinh đã trao cho tôi mấy tờ giấy cha gửi cho tôi. Vâng, tôi
xin trả lời, theo sự hiểu biết của tôi:
1. Chính
bản photocopy cha gửi cho tôi, nguồn gốc như sau: Tháng 5 năm 1968 tôi đã làm
việc ở Archivum Romanum Societas Jesu, tại Borgo S. Spirito ở Roma. Và tôi đã
chụp tài liệu này. Khoảng ba năm trước đây (1993), tôi đã gửi cho linh mục
Vương Đình Khởi một bản. Chắc cha Khởi in ra, gửi cho cha Cao Vĩnh Phan - xin
cha xem ở trang 1 là nét chữ của tôi đấy - Tài liệu này hiện lưu trữ ở Roma.
2. Còn
một bản khác, cũng giống tới 99% (thời xưa, khoảng 1745 ở Áo Môn người ta chép
lại) hiện được lưu giữ ở Lisbõa (
3. Tác
giả tài liệu là cha Emmanoel Ferreyra [Emmanuel Ferreyra], tiểu sử như sau:
- Sinh
1631 tại Lisbõa, gia nhập dòng Tên năm ?
- 19.4.1658
đi truyền giáo - ở Đàng Ngoài lần I: 1673 - 1684.
- 1684,
bỏ Đàng Ngoài về Roma vì bị Tòa Thánh gọi về.
- 1696,
trở lại Đàng Ngoài sau khi Tòa Thánh cho phép.
- 15.5.1699,
qua đời tại Kẻ Sặt.
Tài liệu Ferreyra viết năm 1676, là lúc
4. Tài
liệu bằng Bồ ngữ và Quốc ngữ, không phải Tây Ban Nha như ai
đó đã viết.
Emmanuel Ferreyra không phải là “thanh tra”, nhưng thực sự
hoạt động ở Nghệ An…
5. Dòng
đầu: Provincia
do Reino de Tonkim
Tỉnh
của vương quốc Đông Kinh
chamada
Nghean, ou
Guian
gọi là Nghệ An hay Guiam
[Nghệ An, viết chữ Bồ cũng giống như Tonkim bởi Kinh
Thành]
6. Còn
mấy dòng sau, xin dịch (trang 1)
“Được chia ra trong
bốn khu vực [phủ] với tất cả xóm làng của các Kitô hữu.
“Dấu k
chỉ những nơi, bổn đạo theo dòng Tên.
“Nơi nào không ghi dấu gì riêng, là nơi bổn đạo
theo các giáo sĩ [người Đàng Ngoài] (tức theo nhóm M.E.P) (clerigos = clercs).
“Dấu X xóm làng có nhà thờ đàng hoàng”.
7. Dịch
9 dòng đầu trang 2:
“Desdas 22 aldeas
sò sinco [v.v…]:
“Trong 22 xóm làng
này, chỉ có 5 theo các Clergos, còn 17 theo dòng Tên.
“Khu vực thứ ba: Đức
Quang Phủ gồm 90 xóm làng [có] Kitô hữu.
“Trong làng Khi Lân
là trung tâm tỉnh, có nhà riêng của cha dòng Tên [ lúc ấy là Ferreyra], và từ
đó cha đi ra ngoài thăm viếng các Kitô hữu trong tất cả các xóm làng của Nghệ
An”.
8. Dịch
trang 3:
“Khu vực thứ bốn:
Hòa Hòă phủ gồm 41 xóm làng [có] Kitô hữu”
Lưu ý:
·
Tác giả (người chép) viết sai; phải viết Hạ Hoù (Hồng) phủ. Vậy phải viết Hạ Hồng Phủ.
·
Thời đó, cũng có Thượng Hồng Phủ.
9. Những
dòng cuối trang 3, xin tóm tắt (vì con bận quá):
“Tổng số 195 xóm
làng của Nghệ An, chỉ có 39 theo Clerigos, còn 156 theo dòng Tên.
“Ở Bố Chính còn 30
xóm làng có Kitô hữu, hoàn toàn theo dòng Tên. Tổng cộng 186 làng theo dòng
Tên.
“Ở Nghệ An có 53
nhà thờ được xây dựng do các cha dòng Tên, nhưng cách Clerigos chiếm mất 18.
“Chưa có giờ làm thống
kê 5 tỉnh [xứ] còn lại. Phần nhiều ở tỉnh [xứ] Đông, Bắc, Tây đều theo dòng
Tên”.
Chúc Cha khỏe luôn.
Xin lỗi Cha, con bận quá, nên viết lạn như thế.
Kính
- Xin nhớ đây chỉ là bản do 1 copiste (Alvares) chép lại,
không phải nguyên bản với nét chữ của E. Ferreyra.
- Phải hiểu bối cảnh Giáo hội Đàng Ngoài thời ấy, mới hiểu
rõ bản báo cáo này hơn.
·
Lá thư thứ hai:
Tân
Bình, 14.01.1997
1. Đây
là những điều linh mục Emmanuel Ferreyra viết ở cuối trang ba về bản báo cáo
các xóm làng có Kitô hữu ở Nghệ An, tôi xin dịch:
“Tổng cộng tất cả
những nơi có bổn đạo sống trong bốn phủ của Nghệ An (Guião) là 195. Trong số những
nơi này chỉ có 39 theo các giáo sĩ, và các nơi khác, tức là 156, theo các cha
dòng Đức Chúa Giêsu.
“Lại còn phải thêm
30 xóm làng trong lãnh thổ Bố Chính, là nơi gần biên thùy của Đàng Trong. Tại
các làng này, người ta chỉ chấp nhận các cha dòng Đức Chúa Giêsu, và không chấp
nhận các giáo sĩ bất cứ cách nào; như vậy tổng số là 186 xóm làng theo chúng ta
(S.J) trong tỉnh (xứ) Nghệ An; chưa nói đến nhiều bến thuyền của các nhà buôn
và dân đánh cá, là những người luôn luôn sống trên sông nước, và hầu hết họ lại
theo chúng ta (S.J).
“Các nhà thờ được
xây dựng trong Nghệ An là 53: các giáo sĩ Đàng Ngoài (linh mục Việt
“Người ta chưa có
thời gian làm một bản báo cáo giống như thế về 5 tỉnh (xứ) khác của Vương Quốc
Đàng Ngoài; sẽ làm báo cáo với dịp tới. Lúc này chỉ biết cách tổng quát rằng,
nhìn chung các tỉnh (xứ) Đông, Bắc, Tây theo dòng Đức Chúa Giêsu.
“Trong tỉnh (xứ)
Nam (vùng Nam Định, Bùi Chu) các giáo sĩ có gần tới một nửa các họ đạo và phần
lớn của Thanh Hóa, nhưng họ không có được các họ đạo đó, nếu ở đây có nhiều thừa
sai (Dòng Đức Chúa Giêsu) hơn để ở tại đây và lo cho tất cả các tỉnh (xứ). Vậy
hãy xin cùng Chúa mùa màng, để Ngài phái nhiều thợ làm mùa màng của ngài.
Tại Đàng Ngoài ngày
03 tháng 10 năm 1676.
Emmanuel Ferreyra
2. Dựa
trên các manuscrits tôi chụp được về ghi ra từng xóm làng Công giáo, cuối thế kỷ
XVII sang đầu thế kỷ XVIII, chỉ thấy ghi vắn tắt trong “bán tỉnh” (Semi -
Provincia) Bố Chính có số bổn đạo trên 4.000.
Sau này, nếu
thấy được đâu đó có tên các họ đạo Bố Chính vào cuối thế kỷ XVII, sẽ thưa với
cha.
Kính chúc
cha khỏe luôn.
Kính:
Linh mục Đỗ Quang Chính
6. Cách đọc Phúc Trình
Như đã nói
trên, bản phúc trình này được viết bằng tiếng Việt cổ xưa vào thời kỳ đầu mới
thành hình. Thêm vào đó, với thời gian, nó không còn nguyên vẹn như xưa, nên
khá khó khăn trong việc tìm hiểu, tra cứu, kể cả cách đọc. Tuy nhiên, nhờ căn cứ
theo cách ghi chép chữ “quốc ngữ” vào thời đó của một số vị, nhất là những vị
cùng dòng Tên với tác giả bản phúc trình.
Dưới đây,
chúng tôi xin phép trích thư của một số vị:
· Igesico Văn Tín:
Ngày
12.9.1659, tại Kẻ Chợ, thầy giảng Igesico Văn Tín viết một bức thư nói về tình
hình giáo đoàn Đàng Ngoài, gửi thừa sai Marini lúc bấy giờ đang ở Rôma:
“Từ nam thầ [Marini]
tlẻi [trảy] vè khỏy thì hay [hai] thầ ở lạy [lại] chịu nh sự
TẤM BIA LỊCH SỬ GIÁO PHẬN VINH
1. Nhà
Truyền giáo đầu tiên: Linh mục Jean Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) 1627 - 1629.
2. Hai
Thầy sư trở lại đầu tiên: Bênêđictô quê Vàng Mai, Nghệ An và Anrê Tri quê Kẻ
Sót, Hà Tĩnh 1627.
3. Ba
tín hữu đầu tiên cũng là ba Giáo lý viên đầu tiên: Simon quê Cửa Chúa (Cửa Lò),
Nghệ An và Phêrô, Anrê Tri quê Cửa Sót (Kẻ sót, Trung Nghĩa), Hà Tĩnh 1627 -
1629.
4. Xứ
đạo đầu tiên: Vàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An 1627.
5. Ông
Trùm đầu tiên: Simon, quê Kẻ Hòa (Trung Hòa, Mỹ Hòa), Bố Chính (Quảng Bình) cuối
tháng 4.1629.
6. Thánh
lễ đầu tiên: tại Kẻ Rùm (Cầu Rầm), Nghệ An, trên tàu buôn người Bồ Đào Nha
28.10.1629.
7. Linh
mục địa phương đầu tiên: Bênêđictô Hiền, quê Đông Kiền (Yên Đại), Nghệ An 1668.
8. Linh
mục quản xứ đầu tiên: Mactinô Mật, ở Làng Cầu, Đức Thọ, Hà Tĩnh 1670.
9. Nhà
đại cách tân đầu tiên Công giáo: Phêrô Nguyễn Trường Tộ quê Bùi Chu, Hưng
Nguyên, Nghệ An) 1830 - 1871.
10.
Tử đạo đầu tiên: Thánh Phêrô Lê Tùy, tại Kẻ Đòn
(Qui Chính), Nghệ An 11.10.1833.
11. Giám
mục Thừa sai đầu tiên: Gauthier Ngô Gia Hậu 1846 - 1877.
12. Giám
mục địa phương đầu tiên: Gioan Baotixita Trần Hữu Đức, quê Thổ Hoàng, Hương
Khê, Hà Tĩnh 1951 - 1971.
Người
nghiên cứu lịch sử
LM
JBT. CAO VĨNH PHAN
Gia
Hưng, Quảng Bình
Sàigòn
2003
Phủ thứ nhất
Diem chu phủ [Diễn châu phủ]
Gồm 42 xóm đạo
X 🙵 Vàng mai X Hỏi dà 🙵 Kẻ mành 🙵 Kẻ qoèn
🙵 Kẻ tru 🙵 Kẻ quát 🙵 Thiên an X Kẻ lứ
🙵 Van thôi 🙵 Trang hậu 🙵 Văn phàn 🙵 Côn đòŭ
🙵 Kẻ rân 🙵 Kẻ dưa X 🙵 Kẻ cuôi X 🙵 Bến đền
X 🙵 Càu lửa 🙵 Kẻ ngói 🙵 Ngã ba X 🙵 Dinh tlo
🙵 Trang chè 🙵 Ban ho 🙵 Kẻ sừng X 🙵 Văn tlaỏ
🙵 Kẻ sen 🙵 Trang lao 🙵 Trang lang 🙵 Trang can
🙵 Trang nóŭ 🙵 Trang nàn 🙵 Câu dài 🙵 Chấm chốt
X 🙵 Núi tlon 🙵 Kẻ tràm 🙵 Làng dắp X Kẻ sò
🙵 Kẻ saŏ 🙵 Trăn gió 🙵 Kẻ nguôi X Trang mau
🙵 Cây quao 🙵 Trang trai
Trong 42 xóm làng này, chỉ có 4 theo các Giáo sĩ còn 38 theo Dòng [Đức Chúa Giêsu].
Phủ thứ hai
Anh đồ phủ
Gồm 22 xóm đạo
X 🙵 Kẻ ngói 🙵 Trang mối Trang nứa 🙵 Kẻ ràng
X 🙵 Mi du 🙵 An phúc Kẻ rùm 🙵 Kẻ sét
🙵 Kẻ hòŭ Kẻ leŏ 🙵 Kẻ sao 🙵 Mi trùm
🙵 Kẻ táp 🙵 Kẻ giôi 🙵 Kẻ vạc 🙵 Kẻ tanh
🙵 Kẻ nhuôm 🙵 Kẻ đòn X 🙵 Bao cỏ Kẻ nghen
Dồ lương X 🙵 Van lang
Trong số 22 xóm làng này, chỉ có 5 theo các Giáo sĩ, còn 17 theo Dòng [Đức Chúa Giêsu].
Phủ thứ ba
Đức quang phủ
Gồm 90 xóm đạo
Trong làng Khi lan, là trung tâm của tỉnh, Cha Dòng Tên [Đức Chúa Giêsu] có nhà riêng, từ đó Cha đi thăm viếng tất cả xóm [đạo] của Nghệ An.
X 🙵 Khi lan 🙵 Kẻ nẫy X Kẻ rách 🙵 Kẻ cấm
X 🙵 Kẻ lần 🙵 Trang gốm 🙵 Nhà cao X 🙵 Hàng đâu
X Kẻ lò 🙵 Trang gio X 🙵 Kim đôi 🙵 Láp cao
Nha ngà 🙵 Làng ấn 🙵 Làng hin Làng hưa
X Trang cảnh X 🙵 Phúc thọ 🙵 Kẻ vĩnh 🙵 Phúc chu
X 🙵 Be nao 🙵 Dồ huien 🙵 Của mẩy 🙵 Trang bao
🙵 Trang mây 🙵 Lai xoŭ 🙵 Cang gián X 🙵 Kim dôi xã
X 🙵 Kim dôi môm 🙵 Kẻ sót 🙵 Kẻ đòŭ khì 🙵 Chợ chế
X 🙵 Phù tăch 🙵 Hat la 🙵 Phù tăm 🙵 Phi caỏ
🙵
X Kẻ rố X Hà dĕang Dang sơn 🙵 Kẻ đăõ
🙵 Trai bãi Kẻ trải X An ấp Kẻ gồi
X Vức nam X 🙵 Bên lôi X 🙵 Kẻ mui X Kẻ phố
X Deo dù 🙵 Tam sã X 🙵 Kẻ thuong 🙵 Hà nhà
X 🙵 Hŏa huien X Lang thŏũ X Câu lim Câu cáõ
🙵 Ngay làng Kẻ hạ 🙵 Trăng cao 🙵 Kẻ nuốt
🙵 Kẻ bảo 🙵 Ba dề X 🙵 Thổ hoăng 🙵 Trai cay
🙵 Lăm thao 🙵 Bâu kê 🙵 Bang tro 🙵 Vưc mu
🙵 Van túc Van soŭ X 🙵 Hà đoŭ 🙵 Trang bôŭ
🙵 Nhà dào 🙵 Nhà douc 🙵 Lai tăch 🙵 Kiét tách
🙵 Làng giữa 🙵 Bặt tặc 🙵 Kẻ cưa 🙵 Làng tlước
Dái mouc 🙵 Ngã kẻ 🙵 Chợ dinh 🙵 Ốc kê
🙵 Cây sou 🙵 Đàŏ xơ
Trong 90 xóm làng, chỉ có 21 theo các Giáo
sĩ, còn 69 theo Dòng [Đức Chúa Giêsu].
Phủ thứ tư
Hà
Hŏa phủ [Hạ hồng phủ]
Gồm 41 xóm đạo
X 🙵 Tam cháy 🙵 Hŏa đàŏ X 🙵 Kẻ lả 🙵 Trai rôm rôm
🙵 Kẻ loi 🙵 Kẻ bàng 🙵 Kẻ nèn 🙵 Kẻ khŏai
🙵 Kẻ trển X Hŏa thu X 🙵 An nghiên 🙵 Kẻ cốt
X Kẻ nhien X Thinh bói 🙵 Kẻ sổ 🙵 Trai dất
🙵 Kẻ gác 🙵 Nhà lá 🙵 Kẻ nủi X 🙵 Kẻ sò
X 🙵 Kẻ cuồng 🙵 Kẻ báy X Kẻ khinh Chợ bức
🙵 Kẻ mùng X Tang cho Cây la 🙵 Van xếp
Van cảnh 🙵 Van cao 🙵 Dinh cao 🙵 Vàn trô
🙵 Kẻ trum 🙵 Cửa soŭ 🙵 Van khi xuênh
🙵 Trang lô 🙵 Chợ gát
Trong 41 xóm làng, chỉ có 8 theo các Giáo
sĩ, còn 33 theo Dòng [Đức Chúa Giêsu].
PHÓNG ẢNH BẢN
ĐỒ AN NAM
Thời Các Thừa Sai

Sau khi lui về Macao và ở đó
mười năm (1630-1640), giáo sĩ (Đắc Lộ) lại được phái tới Đàng Trong. Trong năm
năm, ông đã đi đi về về tất cả bốn lần… Theo bản đồ “Nước An Nam gồm có hai nước
Đang Ngoài và Đàng Trong do các cha Dòng Tên vẽ tại Paris tức Bản Đồ của Giáo
sĩ Đắc Lộ…”… (HT & TG, lời của dịch giả Hồng Nhuệ trang XI)
Lưu ý: Phóng ảnh hai tỉnh Nghệ An
Bố Chính do Lm. Cao Vĩnh Phan trích từ nguyên bản (1999) để chứng minh chính
cha Đắc Lộ đã đến truyền giáo tại những nơi có tên trong bản đồ như: Vang Mai,
Cua Rum, Ke Hoa…

BÀI NĂM
LÝ LỊCH TỪNG GIÁO ĐIỂM
Để khỏi mang
tiếng lý thuyết suông, để khỏi mất đi một công trình quí giá và nhất là để báo
đáp công ơn các vị truyền giáo thời sơ khai, chúng ta nên đem tất cả nội lực
tìm hiểu nguồn sử liệu chung của giáo phận và riêng từng giáo xứ. Đặc biệt, căn
cứ vào phúc trình của Linh mục dòng Tên Emmanuel Ferreyra ngày 03.10.1676 ghi
nhận tại Nghệ An có 195 xóm đạo. Vì dầu muốn dầu không con số 116 giáo xứ lớn
nhỏ hiện có tại Nghệ An và Hà Tĩnh hôm nay đều bắt nguồn từ những “xóm đạo” có
tên trong phúc trình ấy!
Thế nhưng, nếu
có ai bất chợt hỏi rằng giáo xứ này có nguồn gốc ra sao, lâu mau thế nào, hiếm
ai trả lời được. Hầu như giáo xứ nào ở giáo phận Vinh (Nghệ - Tĩnh - Bình) cũng
rơi vào hoàn cảnh đó. Kinh nghiệm cho hay ít ai để ý đến chuyện này, kể cả nhiều
linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận.
Trước đây đã
một lần chúng tôi làm công việc này, nhưng tiếc là điều kiện bất khả kháng thời
đó, nên thiếu mất phần đầu và là phần quan trọng bậc nhất. Hôm nay một công hai
việc, chúng tôi xin phép bổ sung những gì may mắn có được qua tìm hiểu và tiếp
xúc cá nhân với một số bà con đang sống tại những địa phương ấy. Cho nên, dựa
theo lời ông bà, cây có cội, nước có nguồn,
xứ đạo có người vun trồng, xây dựng, chúng tôi cố gắng “đi tìm xứ đạo đầu tiên giáo phận Vinh” với niềm hy vọng đóng góp
chút gì cho nguồn sử liệu giáo phận; đồng thời, khơi gợi khả dĩ tạo tiền đề cho
việc tìm hiểu thêm sau này…
Chúng tôi đã
thấy, đã đọc và cảm phục những bộ lịch sử đồ sộ của các giáo phận Sàigòn, Hà Nội,
Phát Diệm, Bùi Chu, Huế, Lạng Sơn, Nha Trang… Nhiều giáo xứ, giáo họ cũng được
ghi chép chu đáo, cẩn thận với những nhân vật nòng cốt từ giáo dân đến ban hành
giáo, linh mục, giám mục.
Dưới đây là
mấy nét tiêu biểu từng phần của phúc trình, bắt đầu từ ranh giới Thanh Hóa vào
đến Đèo Ngang, Quảng Bình, nghĩa là từ Bắc Nghệ An đến hết Nam Nghệ An, bao gồm
cả phần đất Hà Tĩnh. Bởi vì như đã biết, tỉnh Hà Tĩnh mới được vua Minh Mạng
thành lập năm 1831 sau phúc trình này 156 năm.
Phần tìm hiểu
các địa danh, chúng tôi khoanh lại trong phạm vi từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX đến
nửa đầu thế kỷ XX dựa trên một số bản đồ cổ như bản đồ Hồng Đức (1470 - 1497),
bản đồ Giáo sĩ Đắc Lộ 1650, bản đồ truyền giáo của Hội thừa sai Paris 1889, bản
đồ Địa Dư Đông Dương 1911, bản đồ Địa Dư Đông Dương 1935… Đặc biệt, Sách Tên
Làng Xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra của Viện
Nghiên Cứu Hán Nôm còn giữ nguyên các phủ
mà phúc trình 1676 ghi nhận.
Như đã nói
trên, nguyên phúc trình của Thừa sai E. Ferreyra không có số thứ tự và lẽ dĩ
nhiên không được phân chia thành chương đoạn, nhưng do nội dung quá súc tich,
nên chúng tôi tạm chia phúc trình thành hệ thống, cụ thể: Phủ Diễn Châu I, Phủ
Diễn Châu II, Phủ Anh Đô, Phủ Đức Quang I, Phủ Đức Quang II, Phủ Đức Quang III…
để tiện việc đối chiếu và theo dõi.
PHỦ DIỄN CHÂU (I)
Gồm 2 huyện Quỳnh Lưu và Đông Thành:
I. HUYỆN QUỲNH LƯU
Có 4 tổng, 69 xã, thôn, giáp, phường, sách,
trang, trại.
1. Tổng
Hoàn Hậu có 20 xã, thôn, phường,
giáp, trại: thôn Thượng An, hai thôn Phù Sa và Hoa Động, giáp Xuân Làng thuộc
xã Hoàn Hậu, thôn Nghĩa Lý thuộc xã Hoàn Hậu, Hoàn Minh, thôn Hoàn Lương, thôn
Ngọc Chi thuộc xã Bào Ngọc, Hoàn Đa, giáp Hoàn Nội, thôn An Trường thuộc xã Bào
Ngọc, thôn An Điều thuộc xã Bào An, thôn Trung Lập thuộc xã Bào Trung, thôn Ngọc
Diễn thuộc xã Bào Diễm, phường Thuận Nghĩa, trại tứ chiếng, phường Phú Mão, phường
tứ chiếng Bác Võng, phường tứ chiếng Trúc Võng, phường tứ chiếng Hàm Ngư.
2. Tổng
Thanh Viên có 21 xã, thôn, giáp,
phường: thôn Ngọc Đà Đoài thuộc xã Thanh Viên, giáp Trung Thị, thôn Đăng Trường,
thôn Bút Liễn, Thanh Đường (hai thôn Đông và Trung), thôn Thanh Đoài, giáp Ngô
Viên thuộc xã Thanh Sơn, thôn Ngọc Thanh, phường Phù Sa Đông, xã Bào Hậu, thôn
Văn Phúc thuộc xã Nhân Lý, Nhân Sơn, Nhân Huống, Đồng An (hai thôn Thuận An và
Đồng Bạch), phường Đồng Vực thuộc xã Đồng An, Tiên An, Bản Cầu, phường tứ chiếng
Cầm Trường, phường tứ chiếng Cồn Hào, phường Thủy Du, thôn Nhân Phúc.
3. Tổng
Hoàng Mai có 12 xã, thôn, giáp,
phường: thôn Trú Kỵ thuộc xã Hoàng Mai, thôn Dị Nậu thuộc xã Hoàng Mai, thôn
Quí Vinh thuộc xã Hoàng Mai, phường thịnh cư Ngọc Để, Thọ Mai, Kim Lung, Hương
Cần, thôn Phú An thuộc xã Vụ Duyệt, thôn Bảo An thuộc xã Vụ Duyệt, phường tứ
chiếng thủy cư, giúp Vĩnh Lộc thuộc xã Hương Cần, phường tứ chiếng phù cư.
4. Tổng
Quỳnh Lâm có 16 xã, thôn, phường,
giáp, sách, trang, trại: giáp Hữu Vĩnh thuộc xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Trụ, giáp Mỹ Lộc
thuộc xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoa, thôn Bất Sảo thuộc xã Xuân Lâm, thôn Lam Cầu, xã
Thạch Động, Mỹ Hoa, Thạch Cầu, Nhân Hậu, thôn Thọ Trường, Tiên Đội, trang Phúc
Lộc, trại Cây Dừa, sách Tam Lễ, trang Phú Xuân.
II. HUYỆN ĐÔNG THÀNH
Có 7 tổng, 242 xã, thôn, trang, sách, giáp,
phường.
1. Tổng
Cáo Xá có 34[6] xã, thôn: Cao Xá (thôn
Trung Song, An Lãng, Xuân Lôi, Quản Thị, Tuấn Kiệt, Hậu Song, Phong Hoa Trung,
Thịnh Khánh, Phong Hoa Đông, Tiền Song và Hậu Giáp), Hạc Linh (hai thôn Hoa
Linh và Phúc Lộc, thôn Đa Phúc), Xuân Lịch, Trang Xuân, Hương Quan, Đại Hoa
(thôn Trung Hậu, Hữu Lộc, Đông Phục, Trường Khê, Đông Hạnh, Thổ Ngõa), phường
Chùa Thị (chùa thị phường), Hương Ái, An Bồ ( thôn Tràng Thân, Mai Các, Minh Tự,
Xuân Lịch và An Xuân), Hạnh Lâm (thôn Kim Hoa, thôn Thổ Ngõa, thôn Nguyễn Thượng,
thôn Hạnh, Gia và Hậu), Hoa Lâm, phường Để Võng, Hoa Dương.
2. Tổng
Vạn Phần có 44 xã, thôn, giáp, vạn,
tộc: xã Vạn Phần (thôn Thọ Xuân, Vạn Trường, Đông Thượng, Đông Tự, Tây Thượng,
Tây Kỳ), An Lý (thôn Thượng, thôn Đông, thôn Ngoại), Đông Câu (thôn Kim Âu, Thịnh
Đại, Phúc Thịnh, Trung Mỹ), An Cư, An Ngu (thôn An Thâm, Nhà Ngu), Tây Lũy
(thôn Đông Khê, Tây Khê), Mỹ Nao (thôn Thượng, thôn Trung, thôn Mỹ Lộc), Cát
Xuyên (thôn Nội Nượng, Đồng Phần, thôn Cần Cát), An Thống Đông Lũy (thôn Nha
Nghi, Hướng Dương, Đông An, Cụ Lại), trang Đông Câu Thượng, Đông Tháp, Tiên Lý
(thôn Ông Cấu Phú Lộc, thôn Ly Bãi), Hoa Lũy, Trừng Bích, tộc Giáo Phường, vạn
Điển Tân, Đông Trai, Thừa Sủng, thôn Hoa Duệ.
3. Tổng
Quan Trung có 49 xã, thôn: Nguyễn
Xá (thôn Viên Minh, Hậu Luật, Vân Nam, Bảo Cử, An Duệ, Xa Hội, Trầm Nội, Bảo
Nham, Tiên Hồ), Giang Triều (thôn Châu Trung, Quang Trạch, thôn Như, Vân Đạm,
Quang Hà), Quan Trung (thôn Trung Phường, Vĩnh Tuy, Bảo Tháp, Viên Sơn, Hậu
Sơn, An Xá, Trường Sơn, Ngọc Lâu, Mã Lai, trại Trường Sơn Đan Trung), Thái Xá
(thôn An Nhân, Bút Trận, Thổ Sơn, Vân Tập, Cá Trà, tộc Phù Lâm thuộc thôn Đông
Đệ Nhất, thôn Hào Cường, thôn Đệ Nhất, Phú Điền, Đậu Phú, Trú Nhi, Thổ Ngõa, Nội
Phì), sở Đồn Điền Nà (tộc Quần Sở, tộc Quần Phủ, tộc Quần Điếm, tộc Quần Dài),
Sơn Triều (thôn Hợp Sơn, thôn Phú Kiến), tộc Đồn Điền Biệt sở, Hoàng Xá ( thôn
Hoa Lâm, Hà Các, Vĩnh Bình, Phú Điền, Phú Lâm), Lan Xá, phường Võng Nhi.
4. Tổng
Quan Triều có 35 xã, thôn: An Lạc
(thôn Đức Lân, Diệu Ốc, Hương Thọ, Vũ Kỳ, Hương Vũ, Thuần Vĩ), An Tập (thôn Quần
Lai, Tiên Bồng, Lịch Lộc, Ban Bác, Yeo Suối, Đồng Bồng, Đồng Mai), Vân Mộng,
thôn Tiền Thành, Xuân Lĩnh (thôn Xuân Lĩnh, thôn Quần Liêu), Quan Triều (thôn
Chân Cẩm, thôn Phúc Tăng, Long Đồng), Công Trung (thôn Thượng, Trung, Đông, Phụ
Luật), trang Cồn Trống, giáp Quần Phiếu thuộc vạn Phụng Luật, An Vinh, sách Qui
Lai, 3 trang Lâm Vương, Cự Đội và Lộc Địa, Hà Thành (Đông, Nam, Bắc Doanh, Đoài
thôn Cồn Suối).
5. Tổng
Thái Trạch có 25 xã, thôn, trang:
Quỳnh Lăng, Suối Tuyền, Đặng Công (Bài Nhị, Bái Nại, Tam Công), Đại Hộ, An Quân
(thôn Tiểu Gia, Suối Tiên, Đồng Giai), Thái Trạch (thôn Sạ Lang, Chân Canh, Tam
Công và Thạch Trụ), Chiêu Vật (thôn Lý Hoa, thôn Nhân Hậu), Thái Dương (thôn Đồng
Đức, thôn Thổ Ngõa, thôn Đồng Nhân, thôn Bái Trung), giáp Cửa Miếu, giáp Thanh
Đà (thôn Soi Hai, Trúc Hạ, Trúc Thượng, thôn Cồn Nhự), Gia Hộ (thôn Xuân Lai Mộ
Lam và Nam Giáp), giáp Đoài, trang Nước Xanh thuộc xã Phúc Trạch.
6. Tổng
Vân Trụ có 32 xã, thôn, giáp:
Tiên Đường (thôn Ngũ Gian, Trú Lệ và Kiều Liễn, trang Đương Niên), Vân Đội
(thôn Tru Pháp, thôn Ba Phiếu), Đồng An, An Lăng (thôn Hội Tâm, thôn An Lăng,
giáp Thọ Lão, thôn An Lại, thôn Liên Nội, trang Hai Mươi), giáp Bàu Vạn, Hiệp Nội,
Vân Trụ (giáp Cá Thôn, giáp Chân Nhiễm, Ngọc Long Hạ, thôn Đông Nội, thôn Nam,
giáp Mậu Long, giáp Quỳnh Côi, giáp Phú Tập, giáp Khánh Duệ, giáp Liên Trì,
giáp Nham Thị thuộc thôn Nam), Hội Nội, Quảng Động (2 giáp Trịnh Sơn và Công Luận,
thôn Đồng Kỳ), trang Trang Lươn, trang Phủ Hinh, trại Hoa Lãng, Tiên Nông (thôn
Cầu Dài, 3 thôn Tiên Nông, Đồng Duy và Đồng Mối), trang Trầm Toái, thôn Chàng
Nàng thuộc xã Vân Đội.
7. Tổng
Hoàng Trường có 23 xã, thôn:
Hoàng Trường (2 ấp Ngọc Bột và Đông Giáp), thôn Cầm Bào, thôn Tam Khôi, ấp Đông
thuộc thôn Kỳ Ngủi, thôn Thổ Ngõa, ấp Đông thuộc thôn Lục Hoa, ấp Trung thuộc
thôn Kỳ Văn, thôn Hoàng La), Dừa Trồng, Hoàng La, Đăng Cao (thôn Đông, thôn
Đoài), thôn Động Xuân, Mặc Tảo, An Lập (thôn An Do, thôn Bái Lang), An Bài
(thôn Vĩnh Nghĩa, thôn Đông Giai), Mi Khúc, trang Lăng Lăng, An Đăng (thôn Nhà
Ngói, thôn Luyện Đồng).
*
* *
Chúng ta thử
tìm hiểu 42 giáo điểm thuộc Phủ Diễn Châu lúc bấy giờ liên hệ gì đến các địa
phương xưa nay, nhất là các giáo xứ, giáo họ trong vùng?
Số 1: VÀNG MAI
Hai chữ Vàng
Mai đã được Linh mục dòng Tên E. Ferreyra viết rõ ràng, kèm theo hai dấu đặc biệt:
dấu Thánh Giá vẽ trước, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ đàng hoàng và dấu Hoa
Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hai chữ Vàng Mai đã được chính Giáo sĩ Đắc Lộ
nhận diện từ 1627 khi ngài đặt chân lên vùng đất Cửa Bạng, sau đó ở lại đợi
chúa Trịnh Tráng hai tháng tại An Vực, Ke No, Van No của Thanh Hóa và cũng ghi
nhận như vậy trên bản đồ truyền giáo 1650 của ngài.
Tất cả những
chi tiết lớn, nhỏ liên hệ Vàng Mai tức Hoàng Mai, Yên Hòa chúng tôi đã trình
bày ở phần khái quát về công cuộc truyền giáo của Giáo sĩ Đắc Lộ trong sách
này. Dưới đây, chỉ trưng dẫn một số hình ảnh thực tế đã thu thập được trong quá
trình tìm hiểu, nổi bật nhất là con sông, phong cảnh, nhà thờ, mộ Linh mục
Paulô Nguyễn Hoằng…
Ngày nay Yên Hòa nằm trong địa bàn xã Quỳnh
Trang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Thuận
Nghĩa:
- Thành
lập: Vàng Mai (Hoàng Mai) có tên từ thời Giáo sĩ Đắc Lộ đến Cửa Bạng
cùng với An Vực, Ke No, Van No (Thanh Hóa) 1627. Năm 1889, Linh mục Paulô Nguyễn
Hoằng lập giáo xứ Yên Hòa bao gồm Hoàng Mai và Quí Vinh1thêm.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 757
Năm 1996: 2.933
- Các
giáo họ:
1. Họ Yên Hòa (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10x30m (1987)
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 664 (1996)
2. Họ Quí Vinh
- Nhà thờ: 8x25m (1984)
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 448 (1996)
3. Họ Sơn Trang
- Nhà thờ: 9x28m (1903)
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 1.325 (1996)
4. Họ Dĩ Lễ
- Nhà thờ: 6x20m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 496 (1996)
Ngoài ra,
các họ Hữu Tập, Trang Họ, Nhạc Sơn, Tân Hội và Thiệu Kỳ không còn thấy tên.
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Hoàng 1889
- 1909
2.
Linh mục Diệu 1909
- 1933
3.
Linh mục Tân 1933
- 1939
4.
Linh mục Di 1939
- 1949
5.
Linh mục Bang 1949
- 1951
6.
Linh mục Thung 1951
- 1953
7.
Linh mục Chính phụ trách
8.
Linh mục Hậu phụ trách 1958
9.
Linh mục Hoàn phụ trách 1961
10.
Linh mục Thanh phụ trách 1961
11.
Linh mục Thăng 1994
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lạng, sinh
1794, quê giáo họ Dĩ Lễ (Yên Hòa), thụ phong 1833, Tử đạo 1862 (lúc bấy giờ thuộc
giáo xứ Thuận Nghĩa xem số 29 nói
sau).
Số 1: HỎI DÀ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Hỏi Dà đúng hơn là Hói Dà.
Hiện chúng
tôi chưa biết gì về địa phương này. Tuy nhiên, theo lời ông Trần Viện 72 tuổi
(1929) gốc thôn Xuân An, xã Quỳnh Xuân, huyệnh Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An hiện ở số
100 Lê Lợi, La Gi, Hàm Tân, Bình Thuận, thì: “Hói Dà nằm trước cửa làng Phương Cần. Tích xưa kể, tại đây có dân làng
ở, về sau người Xuân An đứng đầu là ông Trần Vững, 93 tuổi (1908) đấu thầu đắp
hói này lại để làm đê giữ nước thời thuộc Pháp khoảng 1944, được một năm vì bị
phá hoại nhiều đành phải bỏ. Khi đắp hói, người ta đào được nhiều ngôi mộ, hòm
đóng kiên cố bằng ván dâu nguyên vẹn. Chính tôi (ông Trần Viện) cũng có mặt và đã thấy tận mắt như thế.
Hói Dà nằm trong đê ông Trần Thúy Roanh. Tại
vùng này, ngày xưa có nhiều hói, chẳng hạn: Hói Ngay, Hói Dựng, Hói Thau, Hói
Thẻ, Hói Chảm thuộc phía ngoài vùng Xuân An. Từ Xuân An đi ra có các xóm như
Xuân Úc, xóm Thượng ra Kẻ Càn, tức Phương Cần”.
Theo thiển
ý, ngoài giải thích của ông Trần Viện nói trên, Hói Dà này có thể được hiểu bằng
một tên khác tương tự là Hói Dã hoặc Hói Dạ (theo phát âm tiếng địa phương người
Nghệ Tĩnh) vì nó cũng thuộc Mai Giang (sông Hoàng Mai), ăn sâu vào một số vùng
có tên như Hói Giám, Hói Vồ, Hói Tắt, Hói Nồi thuộc làng Thanh Dã và làng Cự
Tân cũng gọi là làng Trúc Vọng. Cả hai làng này hiện làm thành giáo xứ Thanh Dã
đông trên mười ngàn giáo dân. Đó là giả thiết chứ thực ra năm 1992, người Thanh
Dã tổ chức lễ mừng hai trăm năm thành lập làng (1792 - 1992) nghĩa là ở thời điểm
1676 Thanh Dã chưa có mặt? Đó là chưa nói đến phía bên hữu ngạn Mai Giang đối
diện với Hói Tắt, Hói Vồ thì có Hói Mơ tức Đò Mơ ngày nay.
Ngày nay Thanh Dã nằm trong địa bàn xã Quỳnh
Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, dang là một giáo xứ thuộc hạt Thuận
Nghĩa:
- Thành
lập: Năm 1914, chính thức thành lập giáo xứ.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.162
Năm 1996: 11.206
- Các
giáo họ:
1. Họ Thanh Dã (họ trị sở)
- Nhà thờ: 400m2 (1909)
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 5.715 (1996)
2. Họ Cự Tân
- Nhà thờ: 1.000m2 (1991)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 2.347 (1996)
3. Họ Lộc Thủy (Cồn Tro)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.377 (1996)
4. Họ Xuân An (Đỗ Hũ)
- Nhà thờ: 630m2 (1995)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 1.079 (1996)
5. Họ Hiền Môn (Đò Mơ, Bãi Dài)
- Nhà thờ: 8x14m
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 688 (1996)
Ngoài ra, họ
Hà Lân (Xuân Phương) không còn thấy tên.
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Tấn 1914
- 1931
2.
Linh mục Qui 1931
- 1935
3.
Linh mục Linh 1935
- 1938
4.
Linh mục Đoan 1938
5.
Linh mục Cẩn 1938
- 1942
6.
Linh mục Cương 1943
- 1949
7.
Linh mục Tấn 1949
- 1953
8.
Linh mục Tấn phụ trách 1953 - 1954
9.
Linh mục Chỉnh phụ trách 1955
- 1957
10.
Linh mục Cát 1957
- 1971
11.
Linh mục Hoàng phụ trách 1971
12.
Linh mục Ngoãn 1971
13.
Linh mục Tâm
14.
Linh mục Bá.
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Triêm, sinh
1814, nghĩa tử Linh mục Tử đạo Thánh Phêrô Lê Tùy, bị bắt tại Thanh Dã ngày
29.11.1860, trảm quyết tại Quán Bàu ngày 13.02.1861, thi hài để tại Thanh Dã
2. Linh
mục Gioan Baotixita Quí, thụ phong năm 1864, qua đời năm 1914
3. Linh
mục Phêrô Tuế, thụ phong năm 1844, qua đời năm 1861
4. Linh
mục Phêrô Khiêm, thụ phong năm 1869, qua đời năm 1910
5. Linh
mục Giuse Mỹ, thụ phong năm 1863, qua đời năm 1915
6. Linh
mục Gioan Triệu, thụ phong năm 1870, qua đời năm 1906
7. Linh
mục Paulo Giám, thụ phong năm 1892, qua đời năm 1934
8. Linh
mục Gioan Baotixita Mến, thụ phong năm 1905, qua đời năm 1918
9. Linh
mục Gioan Baotixita Hoành, thụ phong năm 1891, qua đời năm 1893
10. Linh
mục Paulo Huệ, thụ phong năm 1916, qua đời năm 1926
11. Linh
mục Gioan Baotixita Phùng, thụ phong năm 1929, qua đời năm 1942
12. Linh
mục Gioan Baotixita Lâm, thụ phong năm 1935, qua đời năm 1954
13. Linh
mục Gioan Baotixita Hồ Ngọc Cai, thụ phong năm 1941
14. Linh
mục Gioan Baotixita Hồ Sĩ Cai, thụ phong năm 1956
15. Linh
mục Gioan Baotixita Sâm, thụ phong năm 1962, qua đời năm 1988
16. Linh
mục Damien Trần Minh Công, sinh 1940 tại họ Cự Tân. Nhập dòng Xitô Phước Lý
1959, thụ phong năm 1974 tại Thụy Sĩ, Cử nhân Thần học tại Đại học Fribourg
17. Linh
mục Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên, dòng Xitô Phước Lý, thụ phong ở Thụy Sĩ
18. Linh
mục Tôma Dâng, dòng Xitô Phước Sơn, thụ phong miền
19. Linh
mục Giuse Hữu, thụ phong ở miền
20. Linh
mục Matthêu Linh, thụ phong năm 1993, dòng Xitô Phước Sơn
21. Linh
mục Gioan Cẩn, thụ phong 1994
22. Linh
mục Phêrô Hoàng Vĩnh Linh (Trọng), quê Cự Tân, thụ phong 1996, ở miền
23. Linh
mục Phêrô Hoàng Văn Thinh, thụ phong 1996, ở miền
24. Linh
mục Phêrô Hồ Văn Hưởng, quê Hiền Môn, thụ phong 1996, ở miền
Số 3: KẺ MÀNH
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Mành ngày nay gọi là Mành Sơn, một giáo xứ kỳ cựu trong giáo
phận, ngang hàng với Vàng Mai, nằm sát Cửa Quèn, phía Đông giáp biển Hải Nam,
phía Tây giáp Phú Nghĩa, phía Nam giáp Ngọc Lâm, xa xa về phía Bắc là Tân Yên
và Thanh Dã.
Không biết
danh từ Kẻ Mành được đổi thành Mành Sơn khi nào, do ai, chỉ biết rằng vị trí
nhà thờ ở miền núi Mành hay Mành Sơn.
Trước 1954,
giáo xứ Mành Sơn có 3 họ: Họ trị sở Mành Sơn, Họ văn Phú, Họ Vân Đồn. Nhưng, hiện
giờ hai họ Văn Phú và Văn Đồn không còn thấy tên trong giáo xứ Mành Sơn nữa.
Mành Sơn là
quê hương của Linh mục Gioan Bùi Cai, Tử
đạo ngày 17.5.1862, thọ 51 tuổi (1811 - 1862). Mộ ngài được xây cất cẩn thận,
cung kính trong khuôn viên nhà thờ. Ngài là một trong số 22 vị Tử đạo thời Vua
Tự Đức của giáo phận Vinh, đã có đầy đủ hồ sơ ở Tòa Thánh năm 1909 và tất cả đã
được Tòa Thánh công nhận là đáng kính và đã Tử đạo thực sự, nhưng chưa được tôn
phong.
Sau năm
1954, nhiều giáo dân Mành Sơn di cư vào
Ngày nay
Mành Sơn nằm trong địa bàn xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An, đang là
một giáo xứ thuộc hạt Thuận Nghĩa:
- Thành
lập: Tên từ 1676 là Kẻ Mành. Năm 1914, chính thức trở thành giáo xứ,
tách từ Cầm Trường.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 830
Năm 1996: 1.290
- Các
giáo họ: Chỉ còn lại duy nhất một họ trị sở Mành Sơn.
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Phương 1914
- 1915
2.
Linh mục Giuse Hòa 1915 - 1930
3.
Linh mục Coulot 1930
- 1931
4.
Linh mục Lantrade 1931 - 1932
5.
Linh mục Trần Nguyên Lịch 1932 - 1935
6.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Qui 1935 - 1937
7.
Linh mục Paulo Đặng Hữu Thới 1937 - 1943
8.
Linh mục Khiêm 1944
- 1954
9.
Linh mục Phêrô Phạm Đình Hậu Phụ
trách
10. Linh
mục Paulo Trần Ngọc Đại 1989
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Anrê Mầu, quê Mành Sơn, thụ phong năm 1823, qua đời năm 1856 tại Mành Sơn
2. Linh
mục Gioan Đại (Cai), thụ phong năm 1865, qua đời năm 1872 tại Hội Yên
3. Linh
mục Gioan Baotixita Chấn, quê Mành Sơn, thụ phong năm 1890, qua đời năm 1932 tại
Mành Sơn
4. Linh
mục Giuse Phong, quê Mành Sơn, thụ phong năm 1869, qua đời năm 1935 tại Ngọc Liễn
5. Linh
mục Phêrô Trần Văn Ngoãn, quê Mành Sơn, thụ phong năm 1961, qua đời năm 1989
6. Linh
mục Ty, ở nước ngoài
7. Linh
mục Châu, ở nước ngoài
8. Linh
mục Việt, ở nước ngoài
9. Linh
mục Trông, ở miền
Số 4: KẺ COÈN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Coèn được đọc là Kẻ Quèn.
Kẻ Quèn
nguyên là cửa Tấn Quyền hay Cửa Quyền, Cửa Quèn[8] là
cửa biển thứ hai sau Cửa Càn ở phía Đông Bắc huyện Quỳnh Lưu. Cửa bề này do nước
sông Hoàng Mai và sông Ngọc Để chảy ra.
Nói là Kẻ
Quèn, nhưng thực tế là nhắm tới hai làng lương Phú Nghĩa Thượng (Kẻ Mơ) và Phú
Nghĩa Hạ (Kẻ Hàu); đồng thời ở xa hơn khoảng 4 đến 5 km là hai làng Công giáo
Tân Yên - giáo xứ Vĩnh Yên. Cả hai giáo xứ này hiện nằm trong địa bàn hạt Thuận
Nghĩa.
Nhớ lại câu
nói của ông Phêrô Nguyễn Huy Nhiếp, thân phụ Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn
Hùng Oánh nói năm 1990 rằng: “Ở Phú Nghĩa
có đạo trước Tân Yên rất lâu”. Phải chăng lời ông nói ám chỉ đến hai chữ Kẻ
Quèn và những biến chuyển thời cuộc làm thay đổi vị trí con người tại vùng này.
Cũng chính
ông Nguyễn Huy Nhiếp cho biết, trước 1954 tại đây người ta còn thấy một thửa đất
bỏ trống rất lâu năm, không ai dám làm nhà ở trên đó, vì nghe ông bà kể lại
ngày xưa có nhà thờ Công giáo trên thửa đất hiện còn bỏ trống này.
Tiện đây,
xin trích sao một số chi tiết lịch sử với những hình ảnh liên quan đến hai địa
phương Phú Yên và Vĩnh Yên. Riêng về Tân Yên, tức giáo xứ Phú Yên, chúng tôi giới
thiệu sách “Lịch sử giáo xứ Phú Yên -
làng Tân Yên”, tài liệu lịch sử do Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Hùng
Oánh, đồng hương viết năm 1998.
Giáo xứ Phú Yên
(cũng
gọi là Tân Yên, tên xưa Yên Đò)
- Địa
chỉ: Giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Thành
lập: Năm 1920, tách từ giáo xứ Cầm Trường.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.897
Năm 1996: 746
- Các
giáo họ: Chỉ có duy nhất họ trị sở Phú Yên hay Tân Yên.
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Quỳ 1920
- 1931
2.
Linh mục Cao Hữu Hân 1931 - 1942
3.
Linh mục Hậu 1942
- 1950
4.
Linh mục Thư 1950
- 1951
5.
Linh mục Hân 1951
6.
Linh mục Nhàn 1955
7.
Linh mục Hậu 1958
- 1960
8.
Linh mục Bùi Nhật Nghiệm 1960
9.
Linh mục Hậu Phụ trách
10.
Linh mục Đại Phụ trách
11.
Linh mục Duyệt Phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Bùi Nhật Nghiệm, quê Phú Yên, thụ phong 1922, qua đời 1967 tại quê hương.
2. Linh
mục GB. Thụy, quê Phú Yên, thụ phong 1936, qua đời 1973 tại Miền
3. Linh
mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Hùng Oánh, sinh 1937 tại giáo họ Phú Yên, thụ phong
1973, linh mục miền Nam.
4. Linh
mục Phêrô Nguyễn Hữu Nhường, sinh 1942, thụ phong 1972.
5. Linh
mục Anphongsô Nguyễn Huy Quyền (Toàn), sinh 1942, thụ phong 1973.
6. Linh
mục Phêrô Nguyễn Minh Trương, sinh 1943.
7. Linh
mục Giuse Nguyễn Xuân Thảo, sinh 1947, thụ phong 1975, dòng Phanxicô.
8. Linh
mục Anphongsô Nguyễn Công Minh, sinh 1951, thụ phong 1992, dòng Phanxicô.
9. Linh
mục Giuse Nguyễn Minh Tuấn, sinh 1960.
10. Linh
mục Salêsiô Trần Minh Thái (Châu), sinh 1954, dòng Xitô Phước Lý.
Giáo xứ Vĩnh Yên
- Địa
chỉ: Giáo xứ Vĩnh Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Thành
lập: Năm 1920, tách từ giáo xứ Mành Sơn
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.349 (di cư vào
Năm 1996: 164
- Các
giáo họ: Chỉ có duy nhất họ trị sở Vĩnh Yên
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Thế 1920
- 1933
2.
Linh mục Nghi 1933
- 1937
3.
Linh mục Biển 1937
- 1950
4.
Linh mục Hậu phụ trách 1950
5.
Linh mục Đại phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Tuấn, ở miền
2. Linh
mục Huy, ở miền
Số 5: KẺ TRU
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Tru có thể đọc được là Kẻ Trù, Kẻ Trụ…
Theo chúng
tôi, Kẻ Tru có thể là Kẻ Trụ vì tại vùng này hiện có Quỳnh Tụ (Kẻ Tụ), Quỳnh
Văn (Kẻ Văn). Tuy nhiên, xét theo hướng đi của sông Hoàng Mai, hợp với sông Ngọc
Để thì không đúng lắm vì hiện vẫn có Quỳnh Văn, Quỳnh Tụ, nhưng lại nằm trên Quốc
lộ 1A, gần với Hói Vồ, Hói Tắt thuộc làng Thanh Dã và làng Cự Tân như đã nói ở số 2: Hói Dà.
Số 6: KẺ QUÁC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Quác có thể là Kẻ Quát.
Theo ông
Nguyễn Văn Quí, 79 tuổi (1922) có vợ Trần Thị Thục, 77 tuổi (1924) và ông Nguyễn
Ngọc Hoàn, 53 tuổi (1948) người Tân Yên nói đầu tháng 7.1997 rằng: “Hiện có làng Kẻ Quác mà không có dấu tích gì về đạo Công giáo tại đó”.
Vị trí làng Kẻ Quác liên hệ ngang dọc đến các xóm đạo kế cận trong vùng như
Vĩnh Yên, Song Ngọc, Mành Sơn, Văn Trường (Văn Thơi), Cầm Trường, Trường Cửu[9].
- Từ Kẻ Quác
đến Quí Hòa (làng lương kế cận) không đầy 2 km.
- Quí Hòa,
Vĩnh Yên, Kẻ Quác là một tam giác đều với đỉnh là làng Quí Hòa. Từ Quí Hòa qua
sông đến Tân Yên khoảng bảy trăm mét, theo đường chim bay.
- Từ Kẻ Quác
xuống Vĩnh Yên phải qua Quí Hòa.
- Nếu sánh với
Cầm Trường và Song Ngọc thì Kẻ Quác nằm ngang với Cầm Trường; Song Ngọc nằm xế
về phía Nam cùng trên một trục ngang; Cầm Trường qua Kẻ Quác để đến Song Ngọc.
Hay nói cách khác, Tân Yên sang Ngò phải qua Kẻ Quác.
- Kẻ Quác
ngày nay có tên là xóm Bút Luyện, còn gọi là Bút Lệnh vì theo truyền miệng người
dân nơi đây rất hiếu học, không thua kém dân Quỳnh Đôi. Nhờ ngòi “bút”, Kẻ Quác
đã “luyện” được năm sáu chục giáo viên các cấp, năm bác sĩ, hai y sĩ và nhiều
người thuộc các ngành nghề khác…
Nói về Kẻ
Quác có mấy điều đáng lưu ý:
1. Kẻ Quác
khác với Kẻ Giát hay Cầu Giát: Cầu Giát nằm trên Quốc lộ 1A, Kẻ Quác ở dưới
nông thôn, hai nơi cách nhau chừng 5 km. Ngày xưa huyện Quỳnh Lưu đóng ở nông
thôn, gần làng Kẻ Quác, làng Cầm Trường.
2. Kẻ Quác
ngày xưa đã có người theo đạo như phúc trình cho biết, nhưng về sau, có lẽ họ
đã dời sang các làng lân cận. Chẳng hạn, họ đến Cầm Trường hay đúng hơn Trường
Cửu bởi vì, Kẻ Quác với Trường Cửu chỉ cách nhau chưa đầy 2 km.
Theo tương
truyền, Cầm Trường là xứ mẹ của các xứ đạo trong vùng Quỳnh Lưu.
Trong bản
phát triển các giáo xứ Vinh thì Cầm Trường đứng đầu hơn cả trong hạt.
Thế nhưng,
xét cho cùng có thực đúng vậy không thì chưa rõ lắm, vì nguyên hai chữ Cầm Trường
không thấy có tên trong phúc trình, cũng không thấy chỗ nào nói đến trước, ngoại
trừ một lần thấy tên trong sách Tên Làng Xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 105
dưới danh nghĩa phường chứ chiếng Cầm Trường, nghĩa là sau phúc trình ít là 125
năm.
Theo chúng
tôi, Cầm Trường được gọi là giáo xứ xưa nhât trong vùng Quỳnh Lưu có lẽ do nguồn
gốc hai chữ Trường Cửu, tên của một
họ đạo ngang hàng với Kẻ Quác hay đúng hơn Kẻ Quác là tiền nhân của Trường Cửu
và chính Trường Cửu này lại là tiền thân của Cầm Trường…
Ngôi thánh
đường giáo họ Trường Cửu mà Linh mục Nguyễn Hùng Oánh chụp lại trong cuốn “Lịch
sử giáo xứ Phú Yên - làng Tân Yên”, trang 119, xin trích lại dưới đây hầu ai nấy
thấy rõ số niên hiệu 1798 (theo Album giáo phận là 1735) - năm làm nhà thờ,
nhưng phải hiểu lên trước đó cả trăm năm khi người giáo dân đầu tiên có mặt tại
đó, khi ngôi thánh đường lợp lá đầu tiên được thành hình.
Ngày nay Cầm Trường nằm trong địa bàn xã Quỳnh
Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Thuận Nghĩa:
- Thành
lập: Là một trong 18 giáo xứ đầu tiên lúc thành lập giáo phận 1846.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 868
Năm 1996: 3.588
- Các
giáo họ:
1. Họ Cầm Trường (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10x35,2m (1914)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 1.400 (1996)
2. Họ Đồng Lăng
- Nhà thờ: 9x34m (1941)
- Quan thầy: Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
- Số giáo dân: 1.161 (1996)
3. Họ Hội Yên
- Nhà thờ: 10,2x24m (1886)
- Quan thầy: Đức Mẹ Sầu Bi
- Số giáo dân: 766 (1996)
4. Họ Trường Cửu
- Nhà thờ: 5,8x12m (1735)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 251
Ngoài ra,
hai họ Thanh Sơn và Nhơn Sơn không còn thấy tên.
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Huấn 1867
- 1876
2.
Linh mục Thiện 1876
- 1884
3.
Linh mục Đức 1884
- 1913
4.
Linh mục Ái 1913
- 1933
5.
Linh mục Thế 1933
- 1935
6.
Linh mục Ninh 1935
- 1938
7.
Linh mục Đính 1938
- 1943
8.
Linh mục Khiêm 1943
- 1944
9.
Linh mục Đình 1944
- 1948
10.
Linh mục Đôn 1948 - 1959
11.
Linh mục Hậu phụ trách
12.
Linh mục Hoàn 1961
- 1995
13.
Linh mục Thăng phụ trách 1996
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Nghiêm, quê Cầm Trường, th5u phong 1864, qua đời 1889 tại Cầm Trường.
2. Linh
mục Antôn Đông, quê Cầm Trường, thụ phong 1938, qua đời tại Miền
3. Linh
mục Phêrô Quế, quê Câm Trường, thụ phong 1939.
4. Linh
mục Giuse Thanh, quê họ Đồng Lăng, thụ phong 1961…
Số 7: THIEN AN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Thien An đọc được là Thiên An.
Sách Tên
Làng Xã Việt
Phải chăng
Thiên An là Tiên An hay ngược lại vì vị trí Tiên An gần các giáo điểm như số 3: Mành Sơn, số 4: Kẻ Quèn, số 6: Kẻ
Quác và số 8: Kẻ Lứ, số 9: Văn Thơi như sẽ nói sau. Hay biết
đâu Tiên An lại là Tân An, Vĩnh An? Nhưng, nói như vậy chưa có cơ sở, vì những
làng vừa nêu mới được thành lập sau này.
Số 8: KẺ LỨ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Kẻ Lứ là tên xưa sau đổi thành Kẻ Lý nay là Yên Lý, một làng lương lớn thuộc xã Diễn Yên, phủ Diễn Châu, cách Cầu
Giát 7 km, cách thị trấn Diễn Châu 12 km, biển 4 km, Vạn Phần 2 km, Đông Tháp 3
km.
Từ Yên Lý có
đường số 9 sang Lào, có ga xe lửa tên là ga Lứ tức ga Kẻ Lứ hay Yên Lý nằm phía
ngoài Quốc lộ 1A khoảng 200 mét. Yên Lý là quê hương của Linh mục Phêrô Nguyễn
Quyền (1908 - 1980), Linh mục Trần Xuân Long (1925) hiện quản xứ Vinh Thanh,
Hàm Tân, Bình Thuận… Yên Lý cũng là quê hương của nhà khoa học Ngô Anh Linh, tức
Ngô Đình Tuấn ở Hoa Kỳ đã nghỉ hưu.
Về tôn giáo,
trước 1954 Yên Lý là một họ đạo lớn, khoảng hai ngàn giáo dân. Nhưng, về sau
nhiều người đã di tản đi lập nghiệp trong và ngoài nước.
Ngày nay Yên Lý đang là một họ giáo thuộc xứ hạt
Đông Tháp nằm trong địa bàn xã Diên Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ: 11x30m
- Quan thầy giáo họ: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 883 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ:
Số 9: VAN THÔI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Van Thôi đúng hơn là Văn Thơi.
Văn Thơi hay Văn Thai là tên cửa biển thứ 3 của Nghệ An kể từ ngoài vào, cách Cửa
Càn 15 km, cách Cửa Quèn 3 km… Tại đây, có một họ giáo nhỏ tên là Văn Thơi thuộc
xứ Song Ngọc và nhà thờ cách Song Ngọc 2 km. Kế cạnh Văn Thơi là giáo họ Văn
Trường (xem số 24 nói sau).
Văn Thơi là
quê hương của vị linh mục xưa đứng thứ
hai trong hàng giáo sĩ giáo phận Vinh có tên là Phanxicô Thụy[10]:
sinh năm 1641 tại làng Thanh Thơi (Thanh Thới, Văn Thơi, Văn Thai), thụ phong
năm 1679, qua đời năm 1689. Nói là linh mục thứ hai, bởi vì trước Linh mục
Phanxicô Thụy đã có Linh mục Bênêđictô Hiền, quê Đông Kiền, Yên Đại, thụ phong
năm 1668 tức 39 năm sau khi Giáo sĩ Đắc Lộ đến 1629. Nói cách khác, Giáo sĩ Đắc
Lộ đi khỏi Nghệ An được 39 năm thì Bênêđictô Hiền làm linh mục, và 50 năm sau
Phanxicô Thụy làm linh mục.
Ngày nay Văn Thơi đang là một họ giáo của xứ
Song Ngọc nằm trong địa bàn xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ: 11x27m (1994)
- Quan thầy giáo họ: Thánh Phanxicô
Xaviê
- Số giáo dân: 498 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ:
1. Linh mục Phanxicô Thụy, sinh
năm 1641 tại làng Thanh Thơi (Thanh Thới, Văn Thơi, Văn Thai), thụ phong năm
1679, qua đời năm 1689…
Số 10: TRANG HẬU
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu chỉ Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trước tiên
xin dừng lại ở Trang, bởi vì trong
phúc trình có khá nhiều chữ Trang mang ý nghĩa xưa cũng như nay là nơi đồng quê
hẻo lánh, rời rạc, không qui tụ thành đơn vị hành chánh lớn nhỏ: thôn, xóm, ấp,
làng, xã…
Sách Tên
Làng Xã Việt
Về Phủ Diễn
Châu này, tác giả phúc trình viết rõ ràng hai chữ Trang Hậu. Linh mục Đỗ Quang Chính ghi ra như vậy, trong khi thực tế
tại vùng này hiện có hai giáo xứ gần nhau là:
Giáo xứ Hậu Thành
(cũng
có tên là Nhuận Trạch hay Cây Vong)
- Địa
chỉ: Giáo xứ Hậu Thành, xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Thành
lập: Năm 1911, tách từ giáo xứ Bảo Nham.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 768
Năm 1996: 4.344
- Các
giáo họ:
1. Họ Hậu Thành (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10x21m (1939)
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 741 (1996)
2. Họ Hậu Trạch (Nhuận Trạch)
- Nhà thờ: 8x20m (1993)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 411 (1996)
3. Họ Đạo Đồng (Đồng Xuân)
- Nhà thờ: 13x33m (1991)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 1.522 (1996)
4. Họ Đồng Kén
- Nhà thờ: 7x21m (1935)
- Quan thầy: Đức Mẹ Thăm Viếng
- Số giáo dân: 813 (1996)
5. Họ Nguyệt Lãng
- Nhà thờ: 7x19m (1943)
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 352 (1996)
6. Họ Trung Thành (Thuần Trung)
- Nhà thờ: 7x15m (1991)
- Quan thầy: Thành Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 220 (1996)
7. Họ Đồng Tâm
- Nhà thờ: 6x11m (1987)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 258 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Huy 1911 - 1923
2. Linh
mục Chức 1923 - 1932
3. Linh
mục Tấn 1932 - 1936
4. Linh
mục Hưng 1936 - 1945
5. Linh
mục Lịch 1945 -
1958
6. Linh
mục Án 1958 -
1988
7. Linh
mục
8. Linh
mục Luyến 1994
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Đính, quê Qui Lai, Nhuận Trạch, thụ
phong 1923, qua đời tại Qui Lai, tức giáo họ Đạo Đồng.
Giáo xứ Qui Hậu (xem số 40 nói sau)
Như vậy,
Trang Hậu là tiền thân của giáo xứ nào? Có thể là cả hai, có thể là Hậu Thành?
Theo chúng tôi, Trang Hậu là Hậu Thành.
Số 11: VĂN PHÀN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Văn Phàn đúng hơn là Vạn Phần.
Theo nguyên
bản gồm có hai chữ: chữ trước không rõ, chữ sau đọc được là Phần. Tác giả sách Dòng Tên trong xã hội
Đại Việt ghi là Văn Phàn.
Theo ghi nhận
của phúc trình, Vạn Phần là một xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục dòng
Tên phụ trách. Tuy nhiên, năm 1701 Vạn Phần được ghi nhận là một trong 30 xóm đạo tại Nghệ An lúc bấy giờ đang có
nhà thờ (xem thêm số 16 nói sau).
Sách Tên
Làng Xã Việt Nam, trang 105 có tên xã Vạn
Phần và một tên khác là thôn Đông Phần,
cả hai đều thuộc tổng Vạn Phần.
Theo chúng
tôi, Vạn Phần là đúng hơn cả vì hiện tại lương cũng như giáo tại địa phương này
đều gọi chung là Vạn Phần. Ngoài ra, tại đây có một cửa cũng mang tên là Cửa Vạn
- lạch Vạn Phần, tên xưa là cửa Bích (Bích môn, bản đồ Hồng Đức) là cửa biển thứ
ba thuộc phần đất tỉnh Nghệ An kể từ ngoài vào.
Theo Đức ông
Lê Xuân Hoa, bút danh Thi sĩ Xuân Ly Băng cho biết thì từ bờ Nam qua bờ Bắc
sông Vạn Phần, ngang với Tham Bích (như sẽ nói sau) là xã Vạn Kim, địa danh
hành chánh còn địa danh tôn giáo là giáo xứ Vạn Phần. Tại đây có nhiều tay võ từng
một thời nổi tiếng, trong số đó có ông Hoàng Ngọc Võ, là bậc danh sư cũng là cận
vệ của tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Quân khu 4. Chính Đức ông Lê Xuân Hoa thời
niên thiếu cũng đã từng theo học võ với ông hồi ông còn là cận vệ tướng Nguyễn
Sơn.
Theo bảng
phát triển cách giáo xứ trong giáo phận Vinh thì Vạn Phần mới được thành lập
năm 1924, tách từ giáo xứ Đông Tháp. Điều này không hợp lý, một đàng Đông Tháp
tên xưa là Đông Thành không thấy tên trong bản phúc trình cũng như các tài liệu
viết vào thời đó. Đàng khác, chính Đông Thành, Đông Tháp cũng không thấy có
niên hiệu phát xuất…
Vạn Phần hay
lạch Vạn này đã có lần báo Thanh Niên số 250 (2137) ra ngày thứ năm, 18.10.2001
đề cập trong một trận lũ lụt và sóng biển phá hoại làm mất đi bao đất đai, mồ mả
của các bậc ông bà tổ tiên trong vùng… Điều này cũng là một bằng chứng giúp giải
thích cho việc di chuyển của các dân làng từ xưa tới nay.
Dưới đây là
nguyên văn bài bảo của tác giả Tiến Dũng:
THẢM
HỌA Ở MỘT CỬA BIỂN
Hoàng hôn đỏ bầm, loang như máu ứa cả vùng lạch
Vạn. Người đàn ông khoảng 50 tuổi nhào xuống nước, sục hai tay mò từng khúc
xương, rờ rẫm từng chiếc tiểu sành nghiêng ngả, dập dờn trong sóng nước rồi gục
đầu xuống bãi cát khóc rưng rức. Ông từ Lâm Đồng xa xôi về viếng mộ cha nhưng
cơn bảo số 5 cùng với từng đợt triều cường đã ngoạm hơn 2 km bờ lạch và cuốn
trôi hàng trăm ngôi mộ của dân xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ra
biển.
Đất Lở,
Xương Phơi
Chúng tôi ngậm ngùi chứng kiến 2 km bờ lạch
bị sạt lở có chỗ cao quá tầm đầu người, miệng hoác hàm ếch. Nhưng đau xót nhất
là nhìn thấy hàng chục chiếc tiểu sành đang nằm phơi trên mép nước, những mẫu
xương người trắng hếu dập dờn “đi” ra biển. Ông Cao Xuân Cấp, 59 tuổi, xóm trưởng
xóm 4 cho biết: “Bãi tha ma Cồn trước đây nằm ở trung tâm 4 xóm, giờ đây bị cuốn
trôi ra biển gần hết. Chúng tôi cùng với UBND xã Diễn Thành chuyển đi được 60 bộ
hài cốt. Một số ở xa bờ chưa kịp di dời thì từng đợt triều cường của cơn bão số
5 làm sạt lở sâu vào đất liền, cuốn đi hàng trăm ngôi mộ”. Ông Cấp đăm đăm nhìn
ra phía biển đang gầm gừ, thở dài: “trên chục năm nay bà con ở 4 xóm (1, 2, 4,
6) dọc trên tuyến đất lở từ bãi tắm biển Diễn Thành đến cửa biển dài 3 km đã phải
4 lần di dời làng. Xóm 4 ở đây có 80 hộ dân mà đã có 40 hộ phải “chạy” lên các
địa phương vùng cao… Từ năm 1993 đến nay đã có 17 ha đất thổ cư, đất canh tác
và đất lâm nghiệp bị cuốn trôi ra biển”. Ông Cao Bá Nhượng, thương binh 4/4, mù
hai mắt, nhà ở chỉ cách chỗ sạt lở 15m nói: “Không nhìn thấy được nhưng hằng
ngày áp tai vào nền nhà nghe dã tràng đào lỗ mà lo lắm các anh ạ! Chỉ một đợt
gió mùa đông bắc nữa thôi nhà tôi chắc sẽ bị xóa sổ. Không biết các cấp chính
quyền có biện pháp gì không? Bảo vệ cho chúng tôi với!”. Chúng tôi đến chỗ một
số ngư dân đi biển về thì một ông lão chạy đến: “Này, nhà báo ơi! Anh kêu giùm
cho bà con với. Dân chúng tôi người chết cũng không được yên, nguiờ sống thì
ngày đêm nghe dự báo thời tiết mà lo ngay ngáy. Chúng tôi đã gửi hơn đi nhiều
nơi mà chẳng thấy gì cả”. Ông lão nhìn hút dải đất giọng trầm ngâm: “Cơ sự này
nếu không có biện pháp phòng chống có ngày sóng biển sẽ ngoạm tới Quốc lộ 1A”.
Lời
Khẩn Cầu
Tôi cùng hai người bạn đang nghe bà con xóm
4 nói về tình hình sạt lở bỗng “rầm”, một mảnh đất cỡ chiếc thuyền thúng kéo
theo 2 cây phi lao đổ ập xuống lạch - cách chỗ đứng chỉ dăm bước chân. Một bác
cởi trần mặc chiếc quần xộc vác ôm lưới trên vai cười chua chát: “Ở đây lở như
vậy là chuyện bình thường. Đó là sóng còn nhẹ đấy!”.
Dọc trên dải đất lở, hàng chục chiếc ngách mới
hình thành rộng 3 đến 4 mét, dài 20 đến 30 mét chờ thủy triều lên, nước biển
theo đó thấm sâu vào đất liền làm cho đồng ruộng bị nhiễm mặn, tàn phá các công
trình thủy lợi. Hiện nay hơn 100 ha đất canh tác bị bỏ hoang. Cuộc sống của bà
con nơi vùng đất lở đã nghèo nay lại càng nghèo hơn. Để cứu lấy đất, chống sạt
lở bằng biện pháp nào? Trong thời điểm hiện nay, trả lời được câu hỏi đó thật
không đơn giản. Ông Đinh Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Diễn Thành nói: “Lạch Vạn
là cửa sông thoát lũ cho hai vựa lúa 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu. Khoảng chục
năm trở lại đây do môi trường bị ô nhiễm; rừng đầu nguồn bị chặt phá, nước lũ
cuồn cuộn đổ về; biến động của thời tiết… đã khiến các dòng chảy thay đổi gây
ra những đợt sóng thần, triều cường và lốc xoáy bất ngờ làm sạt lở trầm trọng
cho vùng lạch này”.
Cứ theo đà sạt lở như thế này, nếu không có
biện pháp hữu hiệu phòng chống thì khoảng hai năm nữa con đê ngăn mặn Diễn
Thành sẽ bị sóng biển nuốt chửng. Và khoảng 4 năm nữa thôi Quốc lộ 1A cùng các
công trình, nhà cửa… thuộc thị trấn Diễn Châu và các vùng lân cận cũng sẽ cùng
chung số phận. Nói như bà Trần Thị Hiên, ngư dân xóm 4: “Có ngày sóng vỗ trước
cửa đền Cương” (đền thờ An Dương Vương - một di tích lịch sử văn hóa của dân tộc).
Đó là một lời dự báo hoàn toàn có căn cứ.
Hiện nay từng giờ từng phút đất ở lạch Vạn vẫn
đang sạt lở. Anh Cao Bá Thành, ngư dân xóm 4 đã phải thốt lên: “Ba hôm trước vẫn
còn con đường mòn ở đây nhưng sau chuyến đi biển về đã không còn nữa. Đất lở
nhanh quá. Nếu như có bão lớn thì không biết lở đến chừng nào?”. Nhân dân địa
phương và chính quyền xã Diễn Thành tha thiết khẩn cầu các cấp có thẩm quyền sớm
có giải pháp tích cực chống sạt lở đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, đất đai
và những mộ phần còn lại.
Ngày nay Vạn Phần năm trong địa bàn xã Diễn Vạn,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Đông Tháp:
- Thành
lập: Có tên từ 1676. Năm 1921, chính thức thành giáo xứ, tách từ Đông
Tháp
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.265
Năm 1996: 2.321
- Các
giáo họ:
1. Họ Vạn Phần
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 1.741 (1996)
2. Họ Phúc Thịnh
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 580 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Chân 1924
- 1928
2.
Linh mục Lý 1928
- 1930
3.
Linh mục Nghiệm 1930
- 1940
4.
Linh mục Đôn 1940
- 1948
5.
Linh mục Báu 1949
- 1988
6.
Linh mục Án 1988
- 1995
7.
Linh mục Nho phụ trách 1995
8.
Linh mục Cai 1996
…
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Chính
2.
Linh mục Ngân
3.
Linh mục Phước
4.
Linh mục Đinh Tấn Thời, sinh 1946
5.
Linh mục Đinh Đình Chiến, sinh 1965
6.
Linh mục Giáo, thụ phong 1994
7.
Linh mục Đương, thụ phong 1994
8.
Linh mục Thăng, thụ phong 1994
9.
Linh mục Đinh Vĩ Đại, sinh 1949.
Số 12: CÔN ĐÒŬ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Theo cách
ghi chép chữ Quốc ngữ như đã nói ở mục
5. Cách đọc phúc trình, hai chữ Côn Đòŭ đọc được là Côn Đồng, đúng hơn là Cồn Đồng, tên của một họ giáo thuộc xứ
Kẻ Dừa nằm trong địa bàn xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ:
- Quan thầy giáo họ:
- Số giáo dân: 406 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 13: KẺ RÂŇ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hai chữ Kẻ Râň này có thể đọc được Kẻ Râng hoặc
Kẻ Lân…
Theo chúng
tôi có thể là Kẻ Lân, vì thực tế tại
vùng này hiện có một giáo xứ mang tên na ná là Đức Lân nằm trong địa bàn xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Đông Tháp:
- Thành
lập: Tên từ hồi 1676 là Kẻ Râň (Kẻ Lân). Năm 1888, chính thức trở thành
xứ, tách từ Phi Lộc.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 581
Năm 1996: 2.384
- Các
giáo họ:
1. Họ Đức Lân (họ trị sở)
- Nhà thờ: 14x38m
- Quan thầy: Thánh Gioan
- Số giáo dân: 236 (1996)
2. Họ Đồng Lạc
- Nhà thờ: 10x21m
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 695 (1996)
3. Họ Diệu Ốc
- Nhà thờ: 12x25m
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 847 (1996)
4. Họ Tân Lập
- Nhà thờ: 7,5x15m
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 504 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Tính 1888
- 1893
2.
Linh mục Thu 1893
- 1903
3.
Linh mục Thạc 1903
- 1910
4.
Linh mục Đạt 1910
- 1920
5.
Linh mục Hồi 1920
- 1933
6.
Linh mục Hoan 1933
- 1950
7.
Linh mục Phùng 1950
- 1955
8.
Linh mục Khoan phụ trách
9.
Linh mục Đạt II
10.
Linh mục Đông
11.
Linh mục Bảo phụ trách
12.
Linh mục Huyền phụ trách
13.
Linh mục Long
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Viêng, quê giáo họ Đức Lân, thụ phong
1874, qua đời 1951 tại quê hương
2.
Linh mục GB. Nguyễn Tấn, quê giáo họ Diệu Ốc, thụ
phong 1928, qua đời 1954
3.
Linh mục Giêgoriô Vũ Đình Khiêm, quê giáo họ Đức
Lân, thụ phong 1939, qua đời 1983 tại Bố Sơn
4.
Linh mục Vũ Văn Nghiệm, quê Đức Lân, em ruột của
Linh mục Vũ Đình Khiêm.
Số 14: KẺ DƯA
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Dưa đúng hơn là Kẻ Dừa nằm trong địa bàn xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Đông Tháp:
- Thành
lập: Tên từ hồi 1676 là Kẻ Dưa, Kẻ Dừa. Năm 1908, chính thức trở thành
giáo xứ, tách từ Phi Lộc.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 884
Năm 1996: 3.632
- Các
giáo họ:
1. Họ Kẻ Dừa (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10x27m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.080 (1996)
2. Họ Tam Thọ
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 517 (1996)
3. Họ Cồn Đồng (xem số 12 nói trên)
4. Họ Đông Ngô (Dũng Ngô)
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 422 (1996)
5. Họ Yên Mã
- Nhà thờ: 8,5x20m
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 345 (1996)
6. Họ Đông Yên
- Nhà thờ: 11x21m
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 515 (1996)
7. Họ Thanh Đạt
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 58 (1996)
8. Họ Xuân Yên
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 289 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Barbier Hòa 1908 - 1909
2. Linh
mục Laygue Kính 1909 - 1911
3. Linh
mục Khoa 1911 - 1915
4. Linh
mục Bổn 1915 - 1916
5. Linh
mục Ân I 1916 - 1919
6. Linh
mục Diệm 1919 - 1922
7. Linh
mục Hanh 1922 - 1924
8. Linh
mục Giáo 1924 - 1939
9. Linh
mục Án 1939 -
1943
10. Linh
mục Cư 1943 - 1946
11. Linh
mục Khoan 1946 - 1953
12. Linh
mục Lạng
13. Linh
mục Cát phụ trách
14. Linh
mục Cai
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 15: KẺ CUÔI
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ do các
linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Cuôi đúng hơn là Kẻ Cuồi.
Theo Linh mục
Trần Phúc Chính, quản xứ Rú Đất cho biết ngày 25.10.1997 rằng: Kẻ Cuồi chỉ còn
tên truyền tụng, không còn tên địa lý, không còn di tích. Nhưng theo ba bà cụ
giáo dân nói là gốc họ Cuồi, xứ Kẻ Dừa mà chúng tôi gặp tại nhà thờ Chí Hòa,
Sàigòn ngày 28.9.1998 thì hiện có họ Cuồi, họ Yên Mã, họ Đông Ngô, họ Đông Yên,
họ Tam Thọ, họ Cồn Đồng, họ Thanh Đạt và họ Xuân Yên thuộc giáo xứ Kẻ Dừa (xem số 14 nói trên).
Số 16: BẾN ĐỀN
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bến Đền đúng hơn là Bến Đén.
Năm 1701, tức
25 năm sau Thừa sai dòng Tên E. Ferreyra viết phúc trình này, Giám mục đại diện
Tông tòa Francois Gabriel Guisain (1665 - 1723) sai các thầy giảng đến các nhà
thờ thuộc các thừa sai dòng Tên phụ trách công bố cho giáo hữu biết sắc chỉ của
Tòa thánh về việc chia địa phận Nam Đàng Ngoài ra khỏi địa phận Ma Cao. Đồng thời
tuyên bố, Đàng Ngoài không còn thuộc quyền giám mục Ma Cao mà thuộc quyền giám
mục đại diện Tông tòa, thấy ghi tên 30 nhà thờ của Nghệ An (lúc bấy giờ Nghệ An
bao gồm cả Hà Tĩnh):
“Lang eng (Làng
Ênh), Ke lo (Kẻ Lò), Ki lan (Khi Lan), Nha cao (Nhà Cao), Dou van (Đồng
Văn), Ben den (Bến Đén), Van
phan (Vạn Phần), Ke hou (Kẻ Hồng),
Lo doi, Nui trou (Núi Trong), Lang phu, Dou trac (Đồng Trác), Ben lat (Bến Lạt), Ke roc (Kẻ Rốc), Ke nhac (Kẻ
Nhạc), An ma, Tron hue, Nga ho, Cho chua (Chợ
Chùa), Ke dou (Kẻ Đông), Trai moi (Trại Mới), Ke nui (Kẻ Nủi), Ke hau (Kẻ Hàu), An nhien (An
Nhiên), Trang mom (Trang Mõm), Ke do, Ha huyen (Hà Huyện), Bien tac, Ben loi (Bến Lợi), Ke mui (Kẻ Mui)”.
Và, 5 nhà thờ
của Bố Chính (Bắc Quảng Bình) gồm:
“Phu la, Lang doan (Làng
Đoàn), Con doi (Cồn Dừa), Ke bang, Ke doi”1thêm.
Bến Đén là một
địa phương nằm ở phía ngoài Cầu Bùng (Cầu Phùng). Trước khi đến Đông Tháp đi
theo hướng Bắc 2 km là đến Yên Lý, một họ giáo có ngôi nhà thờ nhỏ, giáo dân
nghèo, là quê hương của Võ sĩ Châu Giang, một thời nổi tiếng trong làng võ Phủ
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ngày nay Bến Đén đang là một họ giáo thuộc xứ
Đông Tháp nằm trong địa bàn xã Diên Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ:
- Quan thầy giáo họ: Đức Mẹ Lộ Đức
- Số giáo dân: 740 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 17: CÀU LỬA
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Càu Lửa có thể đọc được là Cồn Lửa, Cồn Cửa…
Xứ hạt Đông
Tháp có một họ giáo mang tên na ná là Cồn Cao. Căn cứ theo đó, chúng ta có thể
cho rằng Càu Lửa này chính là họ giáo Cồn Cao vì thấy liên cư liên địa với Số 16: Bến Đền (Bến Đén), Số 18: Kẻ Ngói như sẽ nói sau.
Ngày nay Cồn Cao đang là một họ giáo thuộc xứ
Đông Tháp nằm trong địa bàn xã Diên Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ:
- Quan thầy giáo họ: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 221 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?).
Số 18: KẺ NGÓI
Không có dấu Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ
trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Ngói nay là giáo họ Vạn Ngói của xứ Rú Đất.
Theo linh mục
Bosco Nguyễn Văn Đình, dòng Phanxicô Sàigòn cho biết năm 1998 rằng: Cách chỗ cũ Vạn Ngói chừng một cây số có hai
nền nhà thờ một cũ và một mới. Tại nền cũ có chôn xác sáu vị nói là Tử đạo,
nhưng không rõ tên, không rõ thời. Tuy vậy, vẫn được nhiều người biết tiếng đến
kính viếng sáu ngôi mộ này và đã được nhiều ơn thiêng. Vì vậy, con cháu dòng tộc
các đấng ấy hằng năm vẫn tổ chức lễ giỗ lớn chung cho cả sáu vị này.
Đường đi từ
Rú Đất đến Vạn Ngói, đến nền nhà thờ cũ, chỗ chôn xác sáu vị Tử đạo nói trên xa
khoảng 1,5 km, nghĩa là trên trục lộ Bảo Nham - Rú Đất - Vạn Ngói, nhưng Vạn
Ngói hơi lệch về hướng Tây khoảng 15 độ.
Hiện Vạn Ngói là một họ thuộc giáo xứ Rú Đất, nằm trong lòng xã Long Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Vạn Ngói được kể là mới thành lập năm 1883, do một
số ngư dân đến định cư sinh sống lập nên. Vạn Ngói lúc đầu có tên là “Cồn Thần”
vì nó nằm giữa con sông chảy bao quanh như một hòn đảo nhỏ. Về sau mới đặt tên
là Vạn Ngói, vì khi làm nhà thờ có một sự trùng hợp khá kỳ lạ, đó là người làm
ngói và người sử dụng ngói đúng một vạn niên, nên chi họ đều thống nhất đổi tên
thành Vạn Ngói.
Theo chúng
tôi, ở đây cũng như ở nhiều nơi khác, lập luận như vậy là không đúng vì nguyên
thủy của Vạn Ngói là Kẻ Ngói, có tên trong bản phúc trình 1676 của linh mục E.
Ferreyra trước mốc 1883 nói trên 207 năm.
Ngày nay Vạn Ngói đang là một họ giáo xứ Rú Đất
nằm trong địa bàn xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ an:
- Nhà thờ: 13x35m
- Quan thầy giáo họ: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 583 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ:
1. Linh
mục Phêrô Dược, quê giáo họ Vạn Ngói, thụ phong 1867, qua đời 1930 tại giáo xứ
Xã Đoài.
2. Linh
mục Bosco Nguyễn Văn Đình, sinh 24.9.1937, quê giáo họ Vạn Ngói, thụ phong
11.3.1967, dòng Phanxicô Sàigòn.
Các xứ, họ
lân cận Vạn Ngói không rõ nguồn gốc, tuổi tác như thế nào, nhưng nhờ vị trí này
chúng ta biết có ba giáo xứ kế cận là Rú Đất, Lâm Xuyên và Bảo Nham:
Giáo xứ Rú Đất
- Địa
chỉ: Giáo xứ Rú Đất, xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
- Thành
lập: Năm 1917, tách từ giáo xứ Bảo Nham
- Số
giáo dân: Năm 1945: 890
Năm 1996: 2.989
- Các
giáo họ:
1. Họ Rú Đất (Nam Sơn, họ trị sở)
- Nhà thờ: 9,5x33m (1930)
- Quan thầy: Đức Mẹ Lộ Đức
- Số giáo dân: 1.645 (1996)
2. Họ Mai Sơn
- Nhà thờ: 8x18m (1924)
- Quan thầy: Thánh Paulo Trở Lại
- Số giáo dân: 299 (1996)
3. Họ Vạn Ngói (xem trên)
4. Họ Tân Yên
- Nhà thờ: 9x18m (1974)
- Quan thầy: Thánh Têrêxa Hài Đồng
- Số giáo dân: 229 (1996)
5. Họ Qui Thuận
- Nhà thờ: 5x13m (1972)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 66 (1996)
6. Họ Tân Định (tách từ Qui Hậu 1980)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 167 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Bảng 1917
- 1936
2.
Linh mục Phúc 1936
- 1940
3.
Linh mục Phẩm 1940
- 1943
4.
Linh mục Thới 1943
- 1954
5.
Linh mục Huấn phụ trách
6.
Linh mục Thới 1957
7.
Linh mục Khôi phụ trách
8.
Linh mục Lợi phụ trách
9.
Linh mục Khôi
10.
Linh mục Chính 1994
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Dược, quê Vạn Ngói, thụ phong
1867, qua đời 1930 tại Xã Đoài
2.
Linh mục Phêrô Huy, quê Rú Đất, thụ phong 1873,
qua đời 1953 tại Xã Đoài
3.
Linh mục Phêrô Cảnh, quê Mai Sơn, thụ phong
1928, qua đời 1947 tại Trung Nghĩa
4.
Linh mục Phêrô Trọng, quê Rú Đất, thụ phong
1929, qua đời 1987 tại Xuân Phong
5.
Linh mục Đôminicô Lãng, quê Rú Đất, thụ phong
1961, qua đời 1983 tại Kẻ Dừa
6.
Linh mục Phêrô Thiện, quê giáo họ Tân Yên, thụ
phong 1965
7.
Linh mục Giuse Danh, quê Mai Sơn, thụ phong
1965, qua đời 1987 tại Làng Ênh
8.
Linh mục Gioan Baotixita Hoàng, quê giáo họ Rú Đất,
thụ phong 1965
9.
Linh mục Phêrô Nho, quê giáo họ Rú Đất, thụ
phong 1966
10. Linh
mục Phêrô Thi, quê giáo họ Rú Đất, thụ phong 1980
11. Linh
mục Bosco Nguyễn Văn Đình, sinh 1937 tại Vạn Ngói, thụ phong 1967, dòng
Phanxicô, Sàigòn.
Giáo xứ Lâm Xuyên
- Địa
chỉ: Giáo xứ Lâm Xuyên nằm trong địa bàn xã Nam Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An.
- Thành
lập: Năm 1936, tách từ giáo xứ Rú Đất.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 362
Năm 1996: 1.222
- Các
giáo họ:
1. Họ Lâm Xuyên (họ trị sở)
- Nhà thờ: 15x35m (1991)
- Quan thầy: Carôlô Bôrômê
- Số giáo dân: 842 (1996)
2. Họ Lộc Tại (Xem số 42 nói sau)
3. Họ Kim Sơn
- Nhà thờ: 10x20m (1992)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 317 (1996)
Ngoài ra, họ
Tiên Xá (Phúc Nghĩa), Phúc Đồng không còn.
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Khiêm 1936
- 1941
2.
Linh mục Cư 1941
- 1943
3.
Linh mục Hanh 1943
- 1955
4.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khôi phụ
trách
5.
Linh mục Giuse Trần Hanh 1957 - 1986
6.
Linh mục quản xứ phụ trách
7.
Linh mục Phêrô Trần Phúc Chính phụ
trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
1.
Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Đình Sáng, hiện ở
Hoa Kỳ
2.
Linh mục Giuse Phan Văn Thắng, hiện quản xứ Lập
Thạch.
Giáo xứ Bảo Nham:
Bảo Nham là
một giáo xứ lớn, thuộc huyện Yên Thành, chính thức thành lập năm 1887 (mặc dầu
theo lịch sử trước đó vào “khoảng năm 1839 - 1840, người dân Bảo Nham đã chính
thức được đón nhận Tin Mừng7) trong
đó nhiều họ được tách ra và trở thành những giáo xứ tầm cỡ như: Rú Đất (1917),
Ngọc Long (1924), Lâm Xuyên (1936).
Giáo xứ Bảo
Nham có nhà thờ bằng đá được xây dựng trên núi cao do hai Linh mục anh em
Adolphe Klingler Thái khởi công xây dựng năm 1888, khánh thành năm 1904, nghĩa
là 30 năm sau biến cố Văn Thân bách hại giáo dân, đốt phá xứ đạo Bảo Nham
(1874) như tập một số hình ảnh giáo xứ viết:
“… Cha già Thông đã xây dựng nhà thờ theo
như lời khấn hứa của ngài với Đức Mẹ và ngài đã cùng giáo dân bắt tay vào việc
trong khi kinh tế cực kỳ thiếu thốn (…) Kết quả sau 16 năm trời xây dựng, ngôi
nhà thờ đã được hoàn thành (khởi công 1888, hoàn thành 1904) nhà thờ này được gọi
là nhà thờ đá vì toàn xây bằng đá các phiến lớn nhỏ, đem từ tỉnh Thanh Hóa về để
xây dựng, chỉ trừ phân sườn mái bằng gỗ lim, lợp ngói âm dương ngoại cỡ… du
khách về tham quan xem tận mắt kỳ tích này chắc không khỏi thắc mắc: Làm sao
vào thời điểm thô sơ đó, cha ông ta có thể đưa lên cao 20m những phiến đá nặng
như thế? Chỉ có trong lịch sử mới trả lời được câu hỏi: Đó là cha ông chúng ta
đã xây dựng nhà thờ đá lên rồi lăn đá xuống đường hầm và xây thành bức tường.
Phần sườn mái, sau một thế kỷ nắng mưa, gió
bão đã hư hỏng nặng. Cuối năm 1989, giáo xứ Bảo Nham đã tu sửa lại trong vòng
ba năm trời, với kinh phí cũng chẳng dồi dào gì, nhưng giáo dân đoàn kết một
lòng đã tu sửa xong như cũ, không thay đổi dáng vóc, cơ cấu của di tích lịch sử
quí báy này”.
Thêm vào đó,
phải nói đến lèn Đức Mẹ Bảo Nham, thường gọi là lèn Đức Mẹ Lộ Đức và cũng được
Linh mục Adolphe Klingler Thông xây nằm cạnh nhà thờ đá để tôn kính Đức Mẹ Lộ Đức
và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội:
“Xét về mặt tự nhiên, núi đá này có những
nét giống núi đá Lộ Đức (ở Pháp), nên nhiều người còn gọi là lèn Đức Mẹ Lộ Đức
và theo cha Thông kể lại rằng: Tại hang lèn này giáo dân Bảo Nham thời Tự Đức
đã được cứu thoát và được nhiều ơn lành của Đức Mẹ bởi sự cầu nguyện… chính vì
thế mà sau đó cha Adolphe Klingler (cha già Thông) đã giữ lời khấn hứa mà xây dựng
ngôi nhà thờ đá để tạ ơn Đức Mẹ.
Hang lèn ngày nay là một nhà nguyện đặc biệt
dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tước hiệu cao trọng và vô cùng đáng yêu mến
mà Đức Mẹ đã tự xưng ở Lộ Đức (1858), thêm vào đó có thể nói lèn này là một di
tích đứng bên cạnh nhà thờ Đá, cũng được dâng kính Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Maria Vô
Nhiễm Nguyên Tội.
Lèn Đức Mẹ, cho tới hôm nay được bảo tồn
nguyên vẹn. Trải qua bao biến cố, nhưng chưa mất mát một viên đá, gốc cây.
Trong khi những lèn chung quanh trong địa bàn huyện Yên Thành và Diễn Châu đều
bị vô tình hay hữu ý khai thác và phá hủy.
Dẫu là mùa Xuân hay mùa Hạ, mùa Thu hay mùa
Đông rừng lá cây vẫn một màu xanh tươi tắn, mặc dầu chùm rễ của chúng chỉ bám
chặt vào những tảng đá lớn. Đứng ở góc độ nào người ta cũng vẫn thấy một vẻ đẹp
huyền ảo hùng vĩ mà hiền hòa, cởi mở mà cao cả với một sức thu hút lạ kỳ khiến
khách qua lại dù trong bức xúc cuộc sống, vẫn dành thời gian dừng chân để đếm
và leo lênh hàng trăm bậc đá.
Những hình ảnh trong hang nguyện đặc biệt
này sẽ thay lời chúng tôi nói với mọi người quang cảnh thật tuyệt vời cả về ý
nghĩa tâm linh lẫn hình thức bố trí. Ngày ngày những lời thì thầm của những
khách đến kính viếng, người ta vẫn nghe vang lên lời kinh tiếng hát của dân địa
phương yêu mến và biết ơn Đức Mẹ”.
Ngoài ra,
giáo xứ này còn có 14 chặng đường Thánh Giá do ông của Linh mục Phêrô Nguyễn
Nguyên Hanh với trợ lực của các thầy chủng sinh Đại Chủng viện xây dựng năm
1947:
“Vào năm 1947, cha già Nguyễn Nguyên Hanh với
trợ lực của các thầy chủng sinh Đại Chủng viện lúc ấy, đã đặt 14 chặng đường
Thánh Giá từ cửa hang bán lộ thiên cho tới đỉnh núi đá. Thánh Giá Chúa trong
nơi thứ 12 đứng cao chót vót, chứng kiến chặng đường lịch sử 60 năm qua. Vâng,
tất cả biến chuyển chỉ có Thánh Giá đứng vững, quả thế ở đây Thánh Giá vẫn
nguyên vẹn và đứng vững so với toàn bộ công trình xây dựng từ ban đầu”8…
Ngày nay Bảo
Nham đang là một xứ hạt thuộc địa bàn xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An:
- Thành
lập: Năm 1877, tách từ giáo xứ Hội Yên.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.826
Năm 1996: 3.627
- Các
giáo họ:
1. Họ Bảo Nham (họ trị sở)
- Nhà thờ: 16x36x37m (1904)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 1.888 (1996)
2. Họ Mỹ Khánh
- Nhà thờ: 12x30m (1992)
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 1.084 (1996)
3. Họ Thịnh Đức
- Nhà thờ: 6x14x8,5m (1957)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 572 (1996)
4. Họ Hội Yên
- Nhà thờ: 8x18m (1995)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 86 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Đoan 1887
- 1900
2.
Linh mục Nguyên 1901
- 1907
3.
Linh mục Thiên 1907
- 1909
4.
Linh mục Châu 1910
- 1925
5.
Linh mục Lưu 1925
- 1931
6.
Linh mục Hóa 1931
- 1933
7.
Linh mục Nhiên 1933
- 1935
8.
Linh mục Lạc 1936
- 1939
9.
Linh mục Thung 1939
- 1941
10. Linh
mục Hanh 1946 - 1951
11. Linh
mục Huấn 1951 - 1959
12. Linh
mục Khôi 1959 - 1970
13. Linh
mục Lợi 1970 - 1994
14. Linh
mục Bảo I 1994 …
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Trọng
2.
Linh mục Phêrô Ban
3.
Linh mục Nguyễn Chí Thiết, ở Pháp
4.
Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
5.
Linh mục Bài
6.
Linh mục Cao Đình Cai
Số 19: NGÃ BA
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trong phúc
trình có xóm đạo mang tên Ngã Ba và thực tế tại Phủ Diễn Châu này có ít là hai
Ngã Ba:
1. Ngã Ba đường bộ, gồm ba hướng: hướng
vào Nam, có giáo xứ Kẻ Sò gồm Xuân Phong và Phú Linh như sẽ nói sau; hướng lên
Lào, có nhiều giáo xứ như Bảo Nham, Ngọc Long…; và hướng ra Bắc, có giáo xứ
Đông Tháp.
2. Ngã Ba đường sông, có thể đây chính là
Ngã Ba mà phúc trình muốn nói. Về ngã ba này, người dân địa phương đã phân tích
như sau:
Ngã Ba này nằm
trên ngọn sông Phùng (sông Bùng), con sông lớn nhất thuộc vùng Phủ Diễn Châu,
được nói đến trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí - tỉnh Nghệ An, trang 66. Con
sông này chảy qua các vùng trong đó có giáo xứ Kẻ Dừa, giáo xứ Phi Lộc, tên xưa
là Đông Thành[11] - nơi có Thái Thịnh, được coi là một trong những họ
đạo cổ xưa nhất trong vùng. Nhưng thử hỏi Thái Thịnh có phải là nơi mà hai
chữ Ngã Ba phúc trình muốn nói hay không? Nếu quả đúng như vậy thì hết sức quí,
bởi vì Phi Lộc không có nguồn gốc chứng minh hoặc nếu có thì cũng là do chính
hai chữ Thái Thịnh này làm cột trụ cho lập luận ấy.
Ngày nay Phi Lộc nằm trong địa bàn xã Diễn Quảng,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Đông Tháp:
- Thành
lập: Là một trong 18 giáo xứ đầu tiên lúc thành lập giáo phận.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.481
Năm 1996: 2.572
- Các
giáo họ:
1. Họ Phi Lộc (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10x27m (1910)
- Quan thầy: Đức Mẹ Hồn Xác
- Số giáo dân: 913 (1996)
2. Họ Tân Hóa
- Nhà thờ: 10x23 (1994)
- Quan thầy: Thánh Gioan Tông Đồ
- Số giáo dân: 388 (1996)
3. Họ Đông Phú
- Nhà thờ: 8x24m (1939)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 748 (1996)
4. Họ Đa Lộc
- Nhà thờ: 7x13m (1970)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 167 (1996)
5. Họ Thái Thịnh
- Nhà thờ: 8x16m (1874)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 117 (1996)
6. Họ Phúc Nguyên
- Nhà thờ: 7,5x12,5m (1995)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 239 (1996)
Ngoài ra,
trước đây còn có các họ Bút Trân, Vạn Luật, Liên Sơn, Trang Các và Yên Đò không
còn nữa.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Cai 1875 - 1883
2. Linh
mục Tịnh 1883 - 1890
3. Linh
mục Chấn 1890 - 1907
4. Linh
mục Chức 1907 - 1910
5. Linh
mục Lộc 1910 - 1915
6. Linh
mục Khoa 1915 - 1921
7. Linh
mục Trạch 1921 - 1923
8. Linh
mục Thuyên 1923 - 1932
9. Linh
mục Hưng 1936
10. Linh
mục Tuấn 1936 - 1966
11. Linh
mục Trung phụ trách
12. Linh
mục Bảo 1971 - 1999
13. Linh
mục Huyền 1994 …
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phượng
2.
Linh mục Phùng
3.
Linh mục Mỹ
4.
Linh mục Lợi …
5. Linh mục Pháp


Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
linh mục dòng Tên phụ trách.
Dinh Tlo đọc được là Dinh Tro.
Tại vùng Phủ
Diễn Châu còn có một địa phương mang tên Dinh Chợ, đúng hơn là Chợ Dinh, hiện
là thị trấn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Từ Chợ Dinh
có một nhánh sông chảy về Phủ Diễn Châu, một nhánh chảy về Cầu Phùng (Cầu
Bùng). Giáo xứ Phi Lộc nói trên nằm chính giữa ngã ba, cách Chợ Dinh không đầy
cây số có giáo xứ Vĩnh Hòa, cũng có tên là giáo xứ Chùa Bi.
Sở dĩ nói vậy
là vì tại vùng này có một số di tích văn hóa, chẳng hạn: một ngôi chùa, một cây
đa lớn, một cổng Tam quan đang được bảo quản cẩn thận.
Điều không
rõ là hai chữ Vĩnh Hòa phát xuất từ đâu, do ai, khi nào? Bởi vì, hồi còn nhỏ
(trước năm 1945) chúng tôi còn nghe nói đến hai chữ Chùa Bi, giáo xứ Chùa Bi?
Theo chúng
tôi, nếu giữ nguyên được hai chữ Chùa Bi, hay đúng hơn giáo xứ Chùa Bi thì càng
giá trị hơn nữa. Vì biết đâu đó chính là quá trình biến đổi từ một làng Phật
giáo sang một làng Công giáo do công lao của các linh mục dòng Tên hậu bán thế
kỷ XVII. Hơn nữa, thực tế ngày nay nhiều nơi còn giữ được nét văn hóa độc đáo
đó. Chẳng hạn, xứ hạt Tân Định thuộc giáo phận thành phố Hồ Chí Minh có giáo họ
Xóm Chùa, nhà thờ Xóm Chùa. Hoặc, ngay giữa lòng thị xã Hà Tĩnh có giáo xứ Tĩnh
Giang, nhà thờ Tĩnh Giang và chùa Tĩnh Giang, một ngôi chùa khá khang trang, sầm
uất đang hoạt động bình thường. Đặc biệt, nhà thờ và ngôi chùa cùng mang tên
Tĩnh Giang này chỉ cách nhau một bức tường!
Ngày nay Vĩnh Hòa (Chùa Bi) nằm trong địa bàn xã
Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Đông
Tháp:
- Thành
lập: Năm 1946, tách từ giáo xứ Phi Lộc
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.191
Năm 1996: 1.271
- Các
giáo họ:
1. Họ Vĩnh Hòa (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10,7x20m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 955 (1996)
2. Họ Đông An
- Nhà thờ: 8x18 (1995)
- Quan thầy: Phêrô
- Số giáo dân: 180 (1996)
3. Họ Xuân Tiêu
- Nhà thờ: 7x10m (1995)
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ, Phêrô
- Số giáo dân: 136 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Triều 1946 - 1959
2. Linh
mục Báu phụ trách
3. Linh
mục Đông phụ trách
4. Linh
mục Bảo phụ trách
5. Linh
mục Huyền phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 21: TRANG CHÈ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dâu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Sách Tên
làng xã Việt Nam trang 105 - 106 về huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có những địa
danh mang tên Trang, Tràng ở đầu như:
Trang Xuân, Tràng Thân thuộc tổng Cao Xá; Trang Nước Xanh thuộc tổng Thái Thịnh;
Trang Dương Niễu, Trang Hai Mươi, Trang Lươn, Trang Phủ Hinh thuộc tổng Vân Trụ;
và Trang Lăng Lăng thuộc tổng Hoàng Trường.
Không rõ
Trang Chè với các địa danh nêu đây có liên hệ gì không và hiện tình đạo Công
giáo cũng như vị trí địa lý hiện nay ra sao?
Số 22: BAN HO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra dấu tích gì liên quan đến địa phương này. Tuy nhiên, sách tên làng xã Việt
Nam, trang 105 có thôn Ban Bác thuộc
xã An Tập, tổng Quan Triều gần thôn An Tập, thôn Diệu Ốc thuộc xã An Lạc. Hơn nữa,
Diệu Ốc và An Tập (Tân Lập) hiện là tên của hai họ giáo thuộc xứ Đức Lân như đã
nói ở số 14.
Sách Đại Nam
Nhất Thống Chí - Nghệ An, trang 60 có địa phương gò Bạn Cáp, cũng có tên là gò
Ngọa Long hay gò Xác Long thuộc huyện Yên Thành…
Trong 30 xóm
đạo có nhà thờ tại Nghệ An năm 1701 thấy có tên Nga Ho.
Trong bản đồ
truyền giáo của Hội thừa sai Paris (Pháp) 1889 có nêu tên hai trung tâm mục vụ,
trú sở của các thừa sai địa phận Nam Đàng Ngoài, thuộc Bắc sông Cả (sông lam)
là Van-lộc, nay là tên của một xứ hạt và Bo-duc
(Bố Đức) nay là tên của một họ
giáo thuộc xứ Thượng Nậm, hạt Vạn Lộc:
- Nhà thờ: 5x10m (1936)
- Quan thầy giáo họ: Thánh Phanxicô
Xaviê
- Số giáo dân: 60 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 23: KẺ SỪNG
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa ai
tìm ra vết tích gì về địa phương này. Tuy nhiên, sách tên làng xã Việt Nam,
trang 105 có thôn Thừa Sủng thuộc tổng
Vạn Phần, huyện Đông Thành.
Theo chúng
tôi, Kẻ Sừng với Thừa Sủng là một nhưng không rõ nay là địa danh nào và hiện
tình Công giáo ở đó ra sao?
Số 24: VĂN TLAỎ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Văn Tlaỏ đọc được là Văn Trương, đúng hơn là Văn Trường.
Sách tên
làng xã Việt Nam trang 105 - 106 về tổng Vạn Phần, huyện Đông Thành có thôn Vạn Trường. Ngoài ra, trong hạt
Thuận Nghĩa hiện có một họ giáo mang tên Văn
Trường thuộc xứ Song Ngọc, nằm
trong địa bàn xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ: 8x15m (1905)
- Quan thầy giáo họ: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.835 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ:
Linh mục
Phêrô Nguyễn Văn Tường, sinh 1852 tại làng Thanh Sơn, quê giáo họ Văn Trường,
thụ phong 1882, lúc bị bắt và đày ra Côn Đảo đang quản xứ Bùi Ngõa và là lĩnh sự
(người lo các giấy tờ, văn thể, văn từ) nhà chung Xã Đoài thời Đức cha Pineau,
từ trần tại Côn Đảo 1917.
Số 25: KẺ SEN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bản đồ truyền
giáo của Hội Thừa sai Paris (Pháp) năm 1889 ghi nhận Sen là một xóm đạo nằm ở miền rừng, bên bờ sông Con.
Theo chúng
tôi, Kẻ Sen và Sen là một nhưng không rõ nay là địa danh nào và có còn dấu tích
gì về Công giáo ở đó nữa hay không?
Số 26: TRANG LAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trang Lao có thể đọc được là Trang Cao, Trăng Cao.
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, sách tên làng xã Việt Nam, trang 106
có tên xã Đăng Cao thuộc tổng Hoàng
Trường, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
Về phương diện
tôn giáo, xứ Phú Vinh nằm trong địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
An có họ Đăng Cao, một họ giáo theo
truyền khẩu có từ lâu đời và Kim Loan,
phải chăng là Kim Nham, một trong những trú sở của các thừa sai mà bản đồ truyền
giáo địa phận Nam Đàng Ngoài 1889 ghi nhận.
- Họ Đăng Cao
- Nhà thờ:
- Quan thầy giáo họ:
- Số giáo dân: 867 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
- Họ Kim Loan
- Nhà thờ: 11x25m
- Quan thầy giáo họ:
- Số giáo dân: 620 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 27: TRANG LANG
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các
linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, sách tên làng xã Việt Nam,
trang 106 về huyện Đông Thành, tổng Hoàng Trường có tên hai địa danh na ná là
Trang Lươn và Trang Lăng Lăng…
Không rõ
Trang Lang và các địa danh vừa nêu có liên hệ gì với nhau chăng?
Số 28: TRANG CAN
Không có dấu
Thánh giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, trong giáo xứ Phi Lộc trước đây
thấy có tên họ giáo Trang Các mà bây
giờ không còn thấy tên nữa. Hay chính xác hơn, Trang Can, Trang Các đã được sáp
nhập hoặc dời sang một địa phương nào đó gần và lớn hơn chăng?
Số 29: TRANG NÓŬ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trang Nóŭ đọc được là Trang Nống.
Nguyên bản
in trong sách này chữ mờ không đọc được nhưng theo Linh mục dòng Tên Đỗ Quang
Chính Trang Nóŭ.
Theo Linh mục
Gentil Trần Anh Thi, người Thuận Nghĩa, dòng Phanxicô, Sàigòn cho biết năm 2000
thì: “Trước đây Linh mục Trần Thế Luân
cho biết đã đọc được trong một số tài liệu nước ngoài nào đó nói đến tên của
Thuận Nghĩa xưa là “Trang…”. Sau
này, cha Luân mất và không biết những tài liệu liên quan đến Thuận Nghĩa xưa,
trong đó Trang… (gì đó) hiện nằm ở đâu?”.
Sách Les Missionnaires Francais au Tokin et au
Theo đó, Trang - neua này không phải là Trang Nứa ở huyện Hưng Nguyên mà là một
trong những tên xưa của Thuận Nghĩa ở huyện Quỳnh Lưu. Bên cạnh đó, bản đồ truyền
giáo địa phận Nam Đàng Ngoài 1889 cũng ghi nhận Tuan-nghia, đúng hình thức chữ
và đúng vị trí của Thuận Nghĩa hiện nay. Như vậy, Trang - neua (Trang - nua;
Tuan - nghia) mà tác giả A. Forest ghi nhận chính là Trung Nóŭ (Trang Nống), một
trong 42 xóm đạo của Phủ Diễn Châu mà phúc trình E. Ferreyra ghi nhận.
Thuận Nghĩa
là sinh quán của Linh mục Thánh Phêrô Vũ
Đăng Khoa (1790 - 1838), một trong 6 vị của giáo phận Vinh đã cùng với 117
vị tử đạo được tôn phong hiển thánh tại Roma năm 1988. Ngoài ra, Thuận Nghĩa
còn là quê hương của hai linh mục có tên trong danh sách 22 vị tử đạo thuộc
giáo phận Vinh đang tiến hành những thủ tục cần thiết để chính thức tôn phong
là Linh mục Giacôbê Nguyễn Danh Thông
(1792 - 1860) và Linh mục Phêrô Nguyễn
Đình Trúc (1816 - 1862).
Thuận Nghĩa
từ trước năm 1846 được nói đến như một trung tâm mục vụ được giao cho một Thừa
sai và hai linh mục Việt
Hạt Thuận
Nghĩa có 3 giáo xứ nằm trong huyện Nghĩa Đàn và có tới 9 giáo xứ nằm trong huyện
Quỳnh Lưu. Do đó, hạt Thuận Nghĩa có thời còn gọi là hạt Quỳnh Lưu như báo cáo
1844 của Đức Giám mục Retord Liêu: “Hạt
Thuận Nghĩa: 5.246 giáo hữu” và 8 năm sau Đức Giám mục Gauthier Ngô Gia Hậu
ghi nhận: “Hạt Quỳnh Lưu: 6.050 giáo hữu”.
Hạt Thuận
Nghĩa ngày nay gồm 12 xứ: Cồn Cả, Đồng Lèn, Nghĩa Thành (Đập Bể) thuộc huyện
Nghĩa Đàn và Thuận Nghĩa, Cầm Trường, Thanh Dã, Yên Hòa (Hoàng Mai), Phú Xuân
(Đồng Lầy), Song Ngọc, Mành Sơn, Vĩnh Yên, Phú Yên (Tân Yên) thuộc huyện Quỳnh
Lưu.
Ngày nay Thuận Nghĩa đang là một xứ hạt nằm
trong địa bàn xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. (Xem thêm Thuận
Nghĩa, Quê Hương Thánh Vũ Đăng Khoa):
- Thành
lập: Tên từ năm 1676 là Trang Nóŭ (Trang Nống). Là một trong 18 giáo xứ
có mặt trước lúc thành lập giáo phận 1846.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 3.799
Năm 1996: 11.091
- Các
giáo họ:
1. Họ Thuận Nghĩa (họ trị sở)
- Nhà thờ: 14x40,5m (1902)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 3.510 (1996)
2. Họ Yên Lưu
- Nhà thờ: 14x51,5x32m (1997)
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 2.107 (1996)
3. Họ Thuận Giang
- Nhà thờ: 14x47m (1995)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.533 (1996)
4. Họ Tân Lập
- Nhà thờ: 13x35m (1990)
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 990 (1996)
5. Họ Thượng Nguyên
- Nhà thờ: 8x16m (1889)
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 968 (1996)
6. Họ Trung Nguyên
- Nhà thờ: 7,8x20m (1893)
- Quan thầy: Thánh Gia Thất
- Số giáo dân: 618 (1996)
7. Họ Hạ Nguyên
- Nhà thờ: 7x14m (1923)
- Quan thầy: Đức Mẹ Sầu Bi
- Số giáo dân: 471 (1996)
8. Họ Vạn Thủy
- Nhà thờ: 7x18m (1958)
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 595 (1996)
9. Họ Văn Phú
- Nhà thờ: 9x20m (1959)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 295 (1996)
- Các
linh mục quản xứ và quản hạt:
1. Linh
mục Vitô Thu 1730
- 1740
2. Linh
mục Hòa và Phương
3. Thánh
P. Hoàng Khanh: 1826
- 1839
4. Linh
mục Thành và Hành 1839
- 1856
5. Linh
mục Châu, Đường, Xuân 1856
- 1857
6. Linh
mục Giuse Huấn 1867
- 1871
7. Linh
mục Pr. Chấn và Gioan Vị 1871
8. Linh
mục Hiếu và Ngô Văn Thành
9. Linh
mục Nguyễn Văn Huệ 1874
10. Thừa
sai F. Louis Lebreton 1749
- 1789
11. Thừa
sai L. Francois Colombert Trung
12. Thừa
sai C. Blanck Nhàn và A. Munier
13. Thừa
sai Valentin Gassot Nhơn
14. Thừa
sai Charles Blanck Nhàn
15. Thừa
sai Louis Taillander Đức
16. Thừa
sai Louis Michaud Nhân
17. Thừa
sai Charles Hubert Jeantet
18. Thừa
sai Louis Marie Pineau Trị
19. Thừa
sai Nicolas Barbier Tâm
20. Thừa
sai Marcel Lantrade Lãng
21. Thừa
sai Alexandre Lâm
22. Thừa
sai C. Cudrey Nhơn 1884
- 1914
23. Thừa
sai Bos Bố
24. Thừa
sai H. M. Kerbaol 1934
- 1940
25. Linh
mục Hà Văn Lộc 1914
- 1917
26. Linh
mục Phêrô Triều 1917
- 1918
27. Linh
mục Nguyễn Đôn 1919
- 1933
28. Linh
mục Nguyễn Đình 1933
- 1936
29. Linh
mục Đặng Đông 1936
- 1939
30. Linh
mục Nguyễn Ngọc Lan 1939
- 1942
31. Linh
mục Trần Đức Trung 1943
- 1946
32. Linh
mục Nguyễn Văn Giám 1947
- 1948
33. Linh
mục Trần Đình An 1948
- 1951
34. Linh
mục Trần Văn Liệu (phụ tá) 1946
35. Linh
mục GB. Ngô Xuân Bá 1951
- 1953
36. Linh
mục Phạm Viết Chỉnh 1954
- 1955
37. Linh
mục Nguyễn Viết Khai phụ tá
38. Linh
mục Trần Đình Cán 1955
- 1967
39. Nguyễn
Hồng Thanh (phụ tá) 1967 - 1968
40. Linh
mục Lê Đình Phúc 1968
- 1982
41. Linh
mục Võ Thanh Tâm 1982
- 1990
42. Linh
mục Nguyễn Minh Trí từ
1990
43. Linh
mục Trần Minh Đức phụ tá từ 1999
…
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Thánh
Phêrô Vũ Đăng Khoa, sinh 1790, thụ phong linh mục 1830, tử đạo 1838
2.
Linh mục Giacôbê Nguyễn Danh Thông, sinh 1792,
thụ phong 1845, tử đạo 1860
3.
Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Trúc, sinh 1816, tử đạo
1862
4.
Linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Vượng, sinh 1812, thụ
phong 1849
5.
Linh mục Giacôbê Trần Văn Hiếu, thụ phong 1865,
qua đời tại Thuận Nghĩa 1900
6.
Linh mục Phêrô Sỹ, sinh 1840, thụ phong 1876
7.
Linh mục GB. Trần Ngọc Lễ, sinh 1899, thụ phong
1932, qua đời tại Thuận Nghĩa 1957
8.
Linh mục Giuse Trần Đình Lữ, sinh 1903, thụ
phong 1935, qua đời tại Phú Quốc 1960
9.
Linh mục Phanxicô Trần Văn Sáng, sinh 1909, thụ
phong 1939, qua đời 1985
10.
Linh mục Paulo Trịnh Thanh Nhã, sinh 1916, thụ
phong 1951, qua đời 1968
11.
Linh mục Micae Liêm, sinh 1917, thụ phong 1952,
qua đời 1977, an táng tại Yên Lưu
12.
Linh mục Agnelo Vũ Văn Đình, sinh 1924, thụ
phong 1950, Phanxicô, qua đời 1989
13.
Linh mục Benoit Trần Minh Phương, dòng Phanxicô,
sinh 1918, thụ phong 1948
14.
Linh mục Gioan Trần Văn Phán, dòng Phanxicô,
sinh 1919, thụ phong 1949
15.
Linh mục GB. Trương Văn Lộc, sinh 1923, thụ
phong 1957
16.
Linh mục Gentil Trần Anh Thi, dòng Phanxicô,
sinh 1926, thụ phong 1958
17.
Linh mục Luca Nguyễn Huy Kỳ, sinh 1936, thụ
phong 1968, linh mục Qui Nhơn
18.
Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh, dòng Phanxicô,
sinh 1938, thụ phong 1966
19.
Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Thuận, sinh 1942, thụ
phong 1976, linh mục Vĩnh Long
20.
Linh mục Phanxicô Nguyễn Thế Kỷ, sinh 1929, thụ
phong 1959, qua đời 1969
21.
Linh mục Phêrô Ngô Đình Thỏa, dòng Chúa Cứu Thế,
hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ
22.
Linh mục Giuse Lê Thanh, dòng Phanxicô, sinh
1946, thụ phong 1974
23.
Linh mục Phêrô Nguyễn Quyền, sinh 1947, thụ
phong 1994
24.
Linh mục Phêrô Nguyễn Tín, dòng Phanxicô, sinh
1948, thụ phong 1975
25.
Linh mục Ignatiô Trần Ngân, Viện phụ Xitô Phước
Lý, sinh 1949, thụ phong 1969
26.
Linh mục Phêrô Trần Đình Khoa, hiện ngụ tại Pháp
27.
Linh mục Giuse Hồ Văn Thiện, sinh 1949, thụ
phong 1994, linh mục Phan Thiết
28.
Linh mục Phêrô Khoa Ngô Công Tâm, dòng Phanxicô,
sinh 1948, thụ phong 1990
29.
Linh mục Henri Nguyễn Hữu Tinh, sinh 1952, thụ
phong 1993, Xitô Phước Lý
30.
Linh mục Ignatiô Nguyễn Duy Lam, dòng Phanxicô,
sinh 1957, thụ phong 1997
31.
Linh mục Giuse Bùi Văn Triều, sinh 1887, thụ
phong 1924
32.
Linh mục Phêrô Bùi Ngọc Đoài, sinh 1895, thụ
phong 1928
33.
Linh mục Châu Xuân Báu, dòng Chúa Cứu Thế hiện
cư ngụ tại Mỹ
34.
Linh mục Đức Thanh
35.
Linh mục Phêrô Bùi Thành, dòng Xitô Châu Sơn
36.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tuấn, sinh 1882, thụ
phong 1918
37.
Linh mục Micae Nguyễn Liêm, sinh 1917, thụ phong
1952
38.
Linh mục Gioan Baotixita Trần Thanh Đạt, sinh
1935, thụ phong 1993
39.
Linh mục Trần Tùng Mậu, dòng Xitô Phước Sơn, hiện
cư ngụ tại Thụy Sỹ
40.
Linh mục Trần Thanh Tú, linh mục giáo phận Phan
Thiết
41.
Linh mục Phêrô Thái Quang Nhàn, sinh 1921, thụ
phong 1953, linh mục Nha Trang
42.
Linh mục Nguyễn Công Vinh, linh mục giáo phận
Phan Thiết
43.
Linh mục Nguyễn Đình Khẩn, linh mục giáo phận
Phan Thiết
44.
Linh mục Nguyễn Văn Thành, sinh 1858, thụ phong
1894
45.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Linh, sinh 1911, thụ
phong 1940, linh mục Nha Trang
46.
Linh mục Lê Trọng Ngọc, sinh 1943, dòng Xitô Phước
Sơn thụ phong 1973
47.
Linh mục Phêrô Nguyễn Duy Khang, sinh 1937, thụ
phong 1994
48.
Linh mục Bênađô Vũ Sĩ Trang
49.
Linh mục Đinh Công Đoàn
50.
Linh mục Tađêô Lạng, thụ phong 1828, tử đạo ngày
19.7.1861
51.
Linh mục Giacôbê Vượng, thụ phong 1849, qua đời
và chôn cất ở Xã Đoài năm 1888
52.
Linh mục Phêrô Vĩnh, sinh 1866, thụ phong 1903,
qua đời tại Kẻ Trúa năm 1915
Số 30: TRANG NÀN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra dấu tích liên quan đến địa phương này.
Số 31: CAU DÀI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Cau Dài đúng hơn là Cầu Dài.
Trong sách
tên làng xã Việt Nam, trang 106 có thôn Cầu Dài thuộc xã Tiên Nông, tổng
Vân Trụ, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
Theo ông
Nguyễn Phúc Lâm, gốc Kẻ Sò (xem thêm số
36: Kẻ Sò nói sau) thì Cầu Dài
chính là Chợ Dàn. Tại vùng này hiện
có xứ hạt Đông Tháp, cách Quốc lộ 1A
chừng 300m về hướng Đông; cách Vạn Phần 3 km.
Vì sự liên hệ
gần gũi mật thiết như vậy, cho nên chúng ta có thể nghĩ rằng Cau Dài, Cầu Dài này là tiền thân trực hệ của địa danh xưa có tên là Đông
Thành, nay là Đông Tháp chăng?
Ngày nay Đông Tháp đang là một xứ hạt nằm trong
địa bàn xã Diên Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An:
- Thành
lập: Năm 1911, tách từ giáo xứ Phi Lộc
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.446
Năm 1996: 6.267
- Các
giáo họ:
1. Họ Đông Tháp (họ trị sở)
- Nhà thờ: 17x57m
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 1.337 (1996)
2. Họ Thành Trài
- Nhà thờ: 6x24m
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 997 (1996)
3. Họ Yên Lý
- Nhà thờ: 11x30m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 883 (1996)
4. Họ Bến Đén (xem số 16 nói trên)
5. Họ Cùng Trài
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Gioan Tông Đồ
- Số giáo dân: 631 (1996)
6. Họ Đông Kiền
- Nhà thờ: 6x15m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 394 (1996)
7. Họ Khê
- Nhà thờ: 7x15m
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 304 (1996)
8. Họ Tân Trai
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giacôbê Hậu
- Số giáo dân: 231 (1996)
9. Họ Cồn Cao
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 221 (1996)
10. Họ Vĩnh Lộc
- Nhà thờ: 7x15m
- Quan thầy: Stêphanô
- Số giáo dân: 198 (1996)
11. Họ Yên Hòa
- Nhà thờ: 6x12m
- Quan thầy: Thánh Micae
- Số giáo dân: 203 (1996)
12. Họ Yên Thịnh
- Nhà thờ: 7x15m
- Quan thầy: Thánh Paulo Trở Lại
- Số giáo dân: 76 (1996)
13. Họ Yên Thọ
- Nhà thờ: 7x15m
- Quan thầy: Thánh Gia Thất
- Số giáo dân: 56 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Trung thừa
sai
2.
Linh mục Hiền thừa
sai
3.
ĐGM Eloy Bắc thừa
sai
4.
Linh mục Nhàn thừa
sai
5.
Linh mục Đôn 1911
- 1919
6.
Linh mục Thuyên 1919
- 1923
7.
Linh mục Lan 1923
- 1929
8.
Linh mục Hiển 1929
- 1932
9.
Linh mục Bảo 1932
10.
Linh mục Tân 1932
11.
Linh mục Đạt 1933
- 1941
12.
Linh mục Đông 1941
- 1944
13.
Linh mục Lự 1944
14.
Linh mục Linh 1946
- 1948
15.
Linh mục Cai I 1948
- 1982
16.
Linh mục Hoàng 1982
- 1984
17.
Linh mục Trí 1984
- 1990
18.
Linh mục Nho 1991
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Quyền, quê giáo họ Yên Lý, thụ
phong 1942, qua đời tại miền
Số 32: CHẤM CHỐT
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Theo nguyên
bản thì như vậy, nhưng cho đến nay chưa thấy ai tìm ra nguồn tài liệu liên quan
đến địa phương này.
Số 33: NÚI TLON
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Núi Tlon đọc được là Núi Tron, đúng hơn là Núi Trong.
Địa danh này
cũng được nhắc đến 25 năm sau, khi nói đến hơn 31 “xóm đạo” đã có nhà thờ tại
Nghệ An, trong đó có núi Trong (Nui trou) (xem thêm số 16 nói trên). Tuy nhiên, hiện chưa rõ địa danh này có liên quan
đến các giáo xứ, giáo họ trong vùng hay không?
Số 34: KẺ TRÀM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương liên quan đến xóm đạo này. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu
được đây là địa danh miền giáp biển, vùng nước lợ, sác sú, có nhiều cây tràm.
Số 35: LÀNG DẮP
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 36: KẺ SÒ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạc
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
1. Kẻ Sò là vùng đất có vỏ sò thiên tạo chạy dài Si Vích cũng là họ
giáo Thanh Bích, giáp cửa Vạn Phần, qua thành Phủ Diễn Châu, men theo Quốc lộ
1A đến chân núi Đền Cuông (ngôi đền thờ An Dương Vương, nay thuộc di tích lịch
sử quốc gia) là họ Thiên Tước (Kẻ Dước), trên dải đất có mỏ sò (vỏ sò kết tụ
hàng ngàn vạn năm trước) dài độ 8 cây số, chiều ngang độ 500 mét. Dân trong
vùng thường đào, đục thành viên khối chữ nhật 20x30x10cm để xây tường nhà thay
đá gạch. Hiện mỏ sò đã tận dụng hết, chỉ còn vụn, dân lấy về trộn thêm vôi hàu,
hoặc ciment đúc thành gạch.
Kẻ Sò là địa
phương gần biển, nằm trên dải đất sò chỉ thích hợp trồn dâu nuôi tằm dệt tơ và
các vụ nông nhàn. Thế nhưng, người dân nơi đây lại đa số sống bằng nghề nông và
đánh bắt thủy hải sản.
2. Mỏ Sò là quê hương cụ Cao
Xuân Dục, quan lớn trong triều, đã có bốn đời Thượng thư của các triều đại nhà
vua hồi trước. Địa danh này hiện thuộc xã Diễn Thịnh (thôn Thịnh Mỹ xưa), huyện
Diễn Châu, kế cận Quốc lộ 1A.
Tại Kẻ Sò
ngày xưa có Chợ Sò mà sách Đại
Về sau Chợ
Sò dời ra phía Bắc, cách ngã ba thị trấn huyện Diễn Châu 1 km, cách nhà thờ
giáo xứ Xuân Phong 100 mét.
Chợ Sò hiện
là chợ thị trấn huyện Diễn Châu, nằm trên giao lộ ngã ba Diễn Châu, ngã giao
thông quan trọng: vào
Tại ngã ba
này, năm 1930 Hoàng Hậu nước Bỉ (Belgique) giúp kinh phí xây dựng đường số 7.
Nhờ vậy, chính phủ hồi đó đã đặt bia đá lớn ngay chính giữa ngã ba với kích thước
4x1 mét bằng cẩm thạch, khắc hình con sư tử đứng, trên đầu đội Triều thiên, có
Thánh giá và khắc chữ “REINE D’AUTRICHE” để ghi ơn bà.
3. Kẻ Sò cũng là quê hương của bốn
vị linh mục thế kỷ XVII, XVIII:
- Linh mục Paulo Tri 1703 - 1752: sinh
trong một gia đình Công giáo tại Kẻ Sò, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
- Linh mục Giacôbê Chiêu 1732 - …: Linh
mục Chiêu hay Phan cùng quê và họ hàng với Linh mục Paulo Tri nói trên.
- Linh mục Gioan Đậu Ngọc Châu 1809 - 1859:
sinh quán tại làng Tiền Song, thuộc giáo xứ Phú Linh, huyện Diễn Châu. Từng quản
xứ Làng Ênh, Trại Lê, Giăng, Hội Yên, Thuận Nghĩa, Phú Yên. Bị bắt ngày
21.7.1859, xử trảm ngày 21.11 cùng năm tại Quán Bàu. Hài cốt ngài được tôn kính
tại giáo xứ Đông Kiền tức Yên Đại ngày nay.
- Linh mục Giuse Nghi 1790 - 1861: sinh
1790 tại họ Hiệu Lân, làng Phong Phú, xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn
Châu. Chết rũ tù ngày 26.12.1961, đời vua Tự Đức, thọ 71 tuổi. Ngài là dưỡng tử
của Đức Giám mục Masson Nghiêm, làm mục vụ tại Lãng Điền hay Dừa Lãng, Hội Yên,
miền Mường.
Trong bản
báo cáo của Đức Giám mục Retord Liêu ngày 23.7.1839 có nêu tên 18 giáo xứ đầu
tiên của Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, trong đó có tên Đông Thành.
Phúc trình của
Đức Giám mục Gauthier Ngô Gia Hậu gửi Tòa Thánh về 21 giáo hạt (giáo xứ) thời
ngài coi sóc có tên Đông Thành.
4. Điều ngạc nhiên, sơ đồ phát
triển các xứ đạo thuộc giáo phận Vinh 1992 thấy vẽ hạt Đông Tháp phát xuất từ
Đông Thành, từ Phi Lộc, trong khi Phi Lộc không có tên trong phúc trình
03.10.1676. Do đó, Phi Lộc tạm được gọi xứ Mẹ có thể nhờ cụm từ “giáo điểm kế cận”,
gồm: Vạn Ngói, Bến Đén, Ngã Ba, Chợ Dinh là những nơi có tên trong bản phúc
trình để làm cơ sở cho việc đặt tên. Từ đó cũng có thể giáo xứ Phú Linh, hậu
thân của giáo xứ Kẻ Sò là do chính tại địa phương đã co Mỏ Sò, Chợ Sò, làng Tuấn
Kiệt nói trên.
Đàng khác,
lân cận Kẻ Sò còn có cụm: Kẻ Sò, Kẻ Nguôi, Tuấn Kiệt, Tràng Thân gần Phú Linh…
Cho nên, hai cụm dân Phi Lộc, Phú Linh đều có tuổi cùng ngang nhau là 327, chứ
không phải Phi Lộc sinh ra Phú Linh như bản vẻ của giáo phận.
Cũng cần nói
thêm vùng Kẻ Sò có giáo xứ lớn là Phú Linh với hai họ giáo ở cuối vùng Mỏ Sò là
Si (họ Lý Nhân) và Vích (họ Thanh Bích). Kể từ 1935, hai họ này cùng với Xuân
Phong, Hiệu Lân, Tuấn Đức được tách ra và lập thành giáo xứ Xuân Phong, cách thị
trấn huyện Diễn Châu khoảng 200 mét và cách vị trí Trường Tập Xuân Phong khoảng
1 km.
Ngày nay, Phú Linh và Xuân Phong đang là hai giáo xứ thuộc địa bàn hạt Đông Tháp:
Giáo xứ Phú Linh
(cũng
có tên là Đông Ca)
- Địa
chỉ: Giáo xứ Phú Linh, xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Thành
lập: Năm 1886, tách từ giáo xứ Đông Thành
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.016
Năm 1996: 5.536
- Các
giáo họ:
1. Họ Phú Linh (họ trị sở)
- Nhà thờ: 9x20m
- Quan thầy: Lễ Noel
- Số giáo dân: 1.305 (1996)
2. Họ Hậu Hòa
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 1.335 (1996)
3. Họ Trung Song
- Nhà thờ: 8x18m
- Quan thầy: Thánh Gioan Tông Đồ
- Số giáo dân: 1.447 (1996)
4. Họ Thiên Tước
- Nhà thờ: 9x29m (1989)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 750 (1996)
5. Họ
Nho Lâm
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 392 (1996)
6. Họ Tân Dạ
- Nhà thờ: 8,5x23m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 307 (1996)
Ngoài ra,
các họ Tiền Song, Phúc Môn do dân đi tứ tán nên đã tự giải thể.
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Khiêm 1884
- 1887
2.
Linh mục Nguyên 1887
- 1897
3.
Linh mục Thiện 1897
- 1900
4.
Linh mục Uyển 1900
- 1928
5.
Linh mục Chân 1928 - 1930
6.
Linh mục Lan I 1930
- 1939
7.
Linh mục Huân II 1939
- 1942
8.
Linh mục Lan II 1942
- 1955
9.
Linh mục Trọng phụ trách 1954
10.
Linh mục Đình 1955
11.
Linh mục Hoàng
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Nghĩa, quê giáo họ Trung Song, thụ phong 1888, qua đời 1920
2. Linh
mục Phêrô Giáp, quê giáo họ Hậu Hòa, thụ phong 1901, qua đời 1913
3. Linh
mục Gioan Trạch, quê giáo họ Trung Song, thụ phong 1904, qua đời 1945
4. Linh
mục Phêrô Cao Xuân Ngọc, quê Hậu Hòa, thụ phong 1910, qua đời 1947 tại Xã Đoài
5. Linh
mục Gioan Baotixita Thưởng, quê Hậu Hòa, qua đời 1950 tại quê hương
6. Linh
mục Gioan Giản, quê giáo họ Hậu Hòa, thụ phong 1915, qua đời 1944
7. Linh
mục Px. Chức, quê Thiên Tước, thụ phong 1922, qua đời 1952 tại Xã Đoài
8. Linh
mục Phêrô Phan Hiển, quê giáo họ Hậu Hòa, thụ phong 1932, qua đời 1957
9. Linh
mục Phêrô Tuấn, quê giáo họ Hậu Hòa, thụ phong 1888
10. Linh
mục Gioan Lâm, sinh 1864, quê giáo họ Trung Song
11. Linh
mục Giuse Nguyễn Huy Lợi, sinh 1909, quê Phú Linh, thụ phong 1939, qua đời 1977
tại Bảo Nham
12. Linh
mục Phêrô Nguyễn Công Bình, sinh 1919, quê giáo họ Phú Linh, thụ phong 1957,
qua đời 1977 tại Chợ Sàng (Quảng Bình)…
Giáo xứ Xuân Phong
- Địa
chỉ: Xứ Xuân Phong, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Thành
lập: Năm 1935, tách từ giáo xứ Phú Linh
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.464
Năm 1996: 1.806
- Các
giáo họ:
1. Họ Xuân Phong (họ trị sở)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 816 (1996)
2. Họ Lý Nhân (Si)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 334 (1996)
3. Họ Thanh Bích (Vích)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Trái Tim Đức Mẹ
- Số giáo dân: 385 (1996)
4. Họ Tuấn Đức
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 186 (1996)
5. Họ Hiệu
Lân
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Paulo Trở Lại
- Số giáo dân: 85 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Đông 1935
- 1936
2.
Linh mục Dũ 1936
- 1937
3.
Linh mục Ân 1937
- 1941
4.
Linh mục Đạt 1941
- 1956
5.
Linh mục Trí phụ
trách
6.
Linh mục Trọng phụ
trách
7.
Linh mục Hoàng phụ
trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Gioan Châu, thụ phong 1809, qua đời 1859 tại Xã Đoài
2. Linh
mục Phêrô Minh, quê Xuân Phong, thụ phong 1902, qua đời 1940 tại Yên Lĩnh
3. Linh
mục Giuse Di, quê Tuấn Đức, thụ phong 1921, qua đời 1949 tại Yên Hòa
4. Linh
mục Phêrô Giám, quê Xuân Phong, thụ phong 1935, qua đời 1965 tại quê hương
5. Linh
mục Phêrô Thông, quê giáo họ Thanh Bích, thụ phong 1900
6. Đức
Ông GB. Lê Xuân Hoa, sinh 1926, quê Hiệu Lân, thụ phong 1959
7. Linh
mục Anrê Dũng Lạc Lê Trọng Hồng, quê giáo họ Tuấn Đức
8. Linh
mục Phêrô Lê Hùng Tâm, sinh 1926, quê Xuân Phong, thụ phong 1961
9. Linh
mục Giuse Đặng Đình Hoàng, sinh 1927, quê Xuân Phong, thụ phong 1961
10. Linh
mục Giuse Đặng Sĩ Bình, sinh 1934, quê Xuân phong, thụ phong 1966
11. Linh
mục Phêrô Bùi Đức Thành, sinh 1953, quê giáo họ Xuân Phong, thụ phong 1995,
dòng Châu Sơn
12. Linh
mục Phêrô Đậu minh, sinh 1960, quê giáo họ Xuân Phong, thụ phong 1976, dòng
Phanxicô, Sàigòn
13. Linh
mục Gioan Baotixita Lê Đình Phương, sinh 1963, quê giáo họ Xuân Phong, thụ
phong 1998, dòng Chúa Cứu Thế, Sàigòn…
Số 37: KẺ SAŎ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Saŏ đọc được là Kẻ Song, nay là Song Ngọc
nằm trong địa bàn xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đang là một
giáo xứ thuộc hạt Thuận Nghĩa:
- Thành
lập: Có tên từ hồi 1676. Năm 1923, chính thức thành lập giáo xứ.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.052
Năm 1996: 1.858
- Các
giáo họ:
1. Họ Ngọc Thanh (Song Ngọc, họ trị sở)
- Nhà thờ: 11x32m (1825)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 844 (1996)
2. Họ Văn Thai (Xem số 9 nói trên)
3. Họ Văn Trường (Xem số 24 nói trên)
4. Họ Ngọc Sơn
- Nhà thờ: ? (1835)
- Quan thầy: Chúa Lên Trời
- Số giáo dân: 381 (1996)
Ngoài ra, họ
giáo Ngọc Mỹ không còn thấy tên?
- Các
linh mục quản xứ:
1.
Linh mục Đông 1923
- 1943
2.
Linh mục Lữ 1943
- 1944
3.
Linh mục Đông 1944
- 1946
4.
Linh mục Linh
5.
Linh mục Thư 1946
- 1950
6.
Linh mục Hậu 1950
- 1989
7.
Linh mục Tâm phụ
trách
8.
Linh mục Trí phụ
trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Biện, quê giáo họ Ngọc Thanh, thụ phong 1919, qua đời 1935
2. Linh
mục Nguyễn Văn Tường, quản lý Tòa Giám Mục thời Đức Cha Trị, thụ phong 1882,
qua đời 1917 tại Côn Đảo
3. Linh
mục Paulo Diệu, quê giáo họ Song Ngọc, thụ phong 1924, qua đời 1949
4. Linh
mục Antôn Duyệt, quê giáo họ Song Ngọc, thụ phong 1942
5.
Linh mục Giuse Lân, quê Song Ngọc, thụ phong
1994 …
Số 38: TRĂN GIÓ
Không có dấu
chỉ Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trăn Gió đọc được là Trang Gió.
Trang Gió là
một địa phương có tên từ hồi xa xưa ở phía dưới thị trấn huyện Yên Thành. Từ Chợ
Dinh (như đã nói ở số 20) có đường bộ
đi huyện Tân Kỳ, qua giáo xứ Hậu Thành, gần với giáo xứ Đức Lân.
Số 39: KẺ NGUÔI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Sách Les
Missionnaires Français au Tokin et au Siam XVIIe-XVIIIe,
Livres du histoires du Tokin, một khảo cứu về châu Á của tác giả Alain Forest,
trang 236 và 281 cho biết:
“Trong những ngày lễ nghỉ và Chúa nhật, số
người Công giáo đến nhà thờ rất đông. Riêng tại Kẻ Nguôi số người Công giáo đã vượt quá 150 người, thậm chí đạt tới
300 người. Tuy nhiên, vào thời Tây Sơn (1789), làng Kẻ Nguôi này bị đốt cháy hoàn toàn, trong đó có nhà thờ, nhà các Thừa
sai, kể cả nhà cửa của các giáo hữu…”.
Dầu vậy, hiện
chưa rõ Kẻ Nguôi là địa phương nào trong vùng Bắc Nghệ An và hiện tình đạo Công
giáo ở đó ra sao?
Số 40: TRANG MAN
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục Đàng Ngoài phụ trách.
Tác giả sách
dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615 - 1777 ghi ra như vậy. Tuy nhiên, nếu phân
tích tỉ mỉ từng nét nguyên bản phúc trình thì đây phải là
Trang Man có thẻ là Trang Mang, Trang Mưng…
Giáo xứ Qui Hậu có tên cũ là Mưng. Do đó, Trang Man và Mưng có thể
đã từng liên hệ ít nhiều với nhau. Hay nói cách khác, Trang Man là tiền thân của
Mưng và là tiền thân của Qui Hậu nằm trong địa bàn xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, tỉnh
Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Bảo Nham:
- Thành
lập: Năm 1920, tách từ giáo xứ Hậu Thành, có tên cũ là Mưng
- Số
giáo dân: Năm 1945: 520
Năm 1996: 3.578
- Các
giáo họ:
1. Họ Qui Hậu (Mưng, họ trị sở)
- Nhà thờ: 6x20m (1994)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 674 (1996)
2. Họ Làng Rào
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 1.279 (1996)
3. Họ Tân Diên
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 522 (1996)
4. Họ Cầu Trôi
- Nhà thờ: 7x15m (1994)
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 312 (1996)
5. Họ Hồng Phúc
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 291 (1996)
6. Họ Tân Lập
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 105 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hoan I 1920 - 1923
2. Linh
mục Di 1923 -
1925
3. Linh
mục Hoan III 1925 - 1929
4. Linh
mục Thân 1929 -
1943
5. Linh
mục Duyệt 1943 -
1949
6. Linh
mục Khôi 1949 -
1959
7. ĐGM
Paulo Cao Đình Thuyên 1962
8. Linh
mục Tuệ 1971
9. Linh
mục
10. Linh
mục Đương 1996 - …
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 41: CÂY QUAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, hiện trong vùng này thấy có mấy họ
giáo mang tên na ná là:
· Giáo họ Cơn Giền hay Cây Giền, cùng với
Yên Sơn, Diện Yên, Đồng Qui và Phú Ốc là những họ giáo trước đây của giáo xứ Hội
Yên mà bây giờ nói là không còn nữa.
· Giáo họ Cây Vong, tên xưa của giáo xứ Hậu
Thành
- Nhà thờ: 10x21m (1939)
- Quan thầy giáo họ: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 741 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
· Họ Đăng Cao, xứ Phú Vinh, một họ giáo
theo truyền khẩu nói có từ lâu đời (xem thêm số 26 nói trên).
Số 42: TRANG NHAI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa biết
đích xác về địa phương này, nhưng nhìn chung trong Phủ Diễn Châu, ở vùng Đông
Tháp - một vùng giáo thuộc miền biển thấy có đến ba họ giáo mang tên na ná là:
· Giáo họ Thành Trài
- Nhà thờ: 6x24m
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 997 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
· Giáo họ Cung Trài
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Gioan Tông Đồ
- Số giáo dân: 631 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
· Giáo họ Tân Trai
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giacôbê Hậu
- Số giáo dân: 741 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Tuy nhiên,
xét cho cùng rất có thể ở đây tác giả muốn nói đến một nơi khác, phải chăng là
họ giáo Lộc Tại của Lâm Xuyên, một giáo xứ thuộc miền rừng vì ở đây phúc trình
đang nói tới những giáo điểm thuộc miền rừng?
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO GIÁO PHẬN VINH
HIỂN THÁNH 19-6-1988

BÀI BẢY
PHỦ ANH ĐÔ
Gồm 2 huyện Hưng Nguyên và
I. HUYỆN HƯNG NGUYÊN
Có 7 tổng, 86[12] xã, thôn, phương, vạn,
tộc
1. Tổng
Phù Long có 22 xã, thôn: Phù Long
(thôn Nguyễn Xá, thôn Đường Quan), Phúc Hoàn (thôn Mộc Hoàn, thôn Hưng Phúc),
Dương Xá (thôn Lê Xá, thôn Hương Trà, thôn Liễu Thị), Hạ Khê, Nghĩa Liệt (thôn
Hưng Nhân, thôn An Thái, thôn An Bì, thôn An Quốc, thôn Phúc Hải), thôn Đông
Châu, sở Mộc Hoàn, phường Nội Duệ, tộc Hoàng Nghĩa, sở Đồng Luân, sở Thượng
Phù, vạn Cồn, vạn Liệt.
2. Tổng
Thông Lãng có 8 xã, thôn: Thông
Lãng (thôn Lãng, thôn Cầu, thôn Phiên, thôn Đông), Ước Lễ, Hoàng Cần, Trung
Mâu, Do Lễ.
3. Tổng
Đô An có 16 xã, thôn, vạn: Đô An
(thôn Đô An, thôn Thị Quang), thôn An Phúc, Âm Công (thôn Thành Công, thôn Xuân
Am), An Phát, Mỹ Chân (thôn Chân Đích, thôn Kim Mã, thôn An Mỹ, thôn Ngọc Hốt,
thôn Xuân Thịnh), Vạn Hến, Mỹ Tục (thôn Cự, thôn Mỹ, thôn Phú An, thôn Thượng).
4. Tổng
Hoa Viên có 9 xã, thôn, phường:
Phục Lễ, Phú Điền, Hồ Khẩu, thôn Nguyễn Phúc Tiền, Nguyễn Phúc Hậu và thôn Phúc
Xuyên, Lộc Điền, Khánh Sơn, Hoa viên, Vệ Kỳ, Do Trường.
5. Tổng
Hải Độ có 22 xã, thôn: Hương Cái
(thôn An Đỗ, thôn Ngoại Hạ, thôn Lỗ Nhi, thôn Bảo Đà), Bùi Khổng (thôn Đông,
thôn Bùi, thôn Thượng, thôn Dung), Lạp Cầu (thôn Lạch Tiền, thôn Sơn Lãng, thôn
Hương Thịnh, thôn Trường Lãng), Hải Đô (thôn Cận, thôn Truyền, thôn Cách, thôn
Hương Lại), Bùi Ngõa, Thiều Xá, thôn Nại thuộc xã Nguyệt Tỉnh, Vạn Ngói.
6. Tổng
Cảo Trinh có 11 xã, thôn, vạn, tộc:
Cảo Trinh (tộc Nhất Hộ thôn Tam, thôn Mỹ Yên, thôn Đồng Anh), Cảo Khê (thôn An
Toàn, thôn Ông Hương, giáp Tam), thôn Văn Mỹ thuộc xã Trường Đề, Đỗ Lâm Hạ, Hòa
Lương (thôn Phú Ruộng, thôn Đa Lãng, vạn võng nhi Ông Hương.
7. Tổng
La Hoàng có 4 xã: Đông Ngạn, Ba Đồn,
Hoàng Lao, La Hoàng.
Các xã, thôn trong huyện phiêu bạt: Nghĩa Liệt,
Thái Lão, Hương Cái (thôn Phúc Long, thôn Ngoại Thượng), Dung Châu.
II. HUYỆN NAM ĐƯỜNG (
Có 8 tổng, 90 xã, thôn, phường, trại, sách,
giáp, vạn
1. Tổng
Non Liễu có 20 xã, thôn, giáp:
Non Liễu, Yên Lạc, Thanh Tuyền, Non Hồ, Vân Đồn, Chung Tháp, thôn Thượng Hồng,
Nghịa Động, Tự Trì, Hồng Nhiễm, Hương Lãm (thôn Đông, thôn Tạo Lệ, thôn Nam,
thôn Khả Lãm), Thịnh Lạc (thôn Trung Lâm, thôn Nhân Hậu, giáp Đồng Nhân, thôn
An Lạc, thôn Xuân Lâm, giáp Hạ).
2. Tổng
Lâm Thịnh có 15 xã, thôn, phường,
giáp: Lâm Thịnh, thôn Chung Mỹ, Duyên La, Trường Cát, Chung Cự (thôn Ngọc Đình,
thôn Hoàng Trụ, thôn Kim Liên, thôn Vân Hội, giáp Tính, giáp Kính Ky, giáp Khoa
Cử, phường Tiểu Ca), Gia Lạc, Hữu Biệt, vạn thủy cơ Duyên La.
3. Tổng
Đại Đồng có 6 xã, thôn, giáp: Đại
Đồng, Hiến Lãng, Đồng Luân (thôn Luân, giáp Bào và giáp Châu Ngọc thuộc thôn
Bào), Nông Sơn, Lãng Khê.
4. Tổng
Hoa Lâm có 5 xã, thôn: Hoa Lâm, Động
Liệt, Hoa Ổ, thôn Đồng Điên, Tràng Các.
5. Tổng
Đô Lương có 24 xã, thôn, giáp: Đô
Lương (thôn Cẩm Hoa Thượng, thôn Cẩm Hoa Đông, giáp Nghiêm Thắng, giáp Duyên
Quang, thôn Đông Trung, thôn Hoa Viên, thôn Phúc Thị), Đại Tuyền (thôn Phú Thọ,
thôn Đông An, giáp Trung Hòa, thôn An Thành), Bạch Đường (thôn Nhân Trung, thôn
Phúc Tuyền, thôn Phúc An, thôn Nhân Bồi, thôn Miếu Đường), phường Thiên Lý,
thôn Vĩnh Sơn, phường Hồng Hoa, vạn Trung Lở, phường Đường Tháp.
6. Tổng
Thuần Trung có 6 xã, thôn: Thuận
Trung, Yết Nghi, Phật Kệ (thôn Bột Đà, thôn Phường Lịch), Trường Bộc,
7. Tổng
Bạch Hà có 5 xã: Bạch Hà, Nhân Luật,
Lưu Sơn, Thanh Thủy, Đào Ngõa.
8. Tổng
Lãnh Điền có 9 xã, vạn, sách,
thôn: Lãng Điền, Mạc Điền, Tào Nguyễn, thôn Vạn Hộ, Cấm An, An Lương, vạn Lãng
Điền, Mặc Điền, sách Tào Giang.
***
Số 43: KẺ NGÓI
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu chỉ Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Ở Phủ Diễn
Châu, chúng ta đã gặp hai chữ Kẻ Ngói (số
18) và đã đường người dân địa phương hôm nay xác nhận là giáo họ Vạn Ngói
thuộc xứ Rú Đất, hạt Bảo Nham.
Sở dĩ hai chữ
Kẻ Ngói được gặp lại ở đây là vì theo ý tác giả muốn nói tên chung của những
nơi chuyên làm nghề đất sét như nắn đúc nồi niêu, gạch ngói…
Nếu vậy thì
hơn đâu hết, chúng ta có thể phần nào xác nhận Kẻ Ngói này là tiền thân của
giáo xứ vốn có tên Kẻ Trầu, nay là Lưu Mỹ. Một giáo xứ “lâu đời khi chưa thành lập giáo
phận Vinh”1them,
nghĩa là trước năm 1846 so với 1676 là 170 năm. Hơn nữa năm 2003 này người dân
địa phương nơi đây ít nhiều vẫn tiếp tục làm nghề đất sét như vừa nói trên.
Càng cụ thể
hơn, xưa nay ở làng này có hai giai thoại: một là làm nghề đất sét thiếu vệ
sinh, nên mắt người nào ít nhiều cũng bị nhèm - triệu chứng bệnh mắt hột; hai
là trẻ con vùng này chỉ thấy mặt mẹ mà không thấy mặt cha vì phải đi kiếm đất về
cho vợ con làm từ sáng sớm: “khi đi con
đang ngủ, khi về con đã ngủ rồi”.
Ngày nay, Lưu Mỹ nằm trong địa bàn xã Trù Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Bảo Nham:
- Thành
lập: Lưu Mỹ có tên xưa là Kẻ Trầu, Kẻ Ngói (?), một torng 18 giáo xứ đầu
tiên khi thành lập giáo phận.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.520
Năm 1996: 3.119
- Các
giáo họ:
1. Họ Lưu Mỹ (họ trị sở)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 1.375 (1996)
2. Họ Tân Phương
- Nhà thờ: 18x7m (1920)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 739 (1996)
3. Họ Thượng Giáp
- Nhà thờ: 14x4,5m
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 115 (1996)
4. Họ Cẩm Sơn
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 171 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Ngũ 1879 -
1888
2. Linh
mục Nhơn 1888 - 1894
3. Linh
mục Vệ 1894 -
1913
4. Linh
mục Kiên 1913 -
1925
5. Linh
mục Châu 1925 - 1933
6. Linh
mục Phúc 1933 -
1936
7. Linh
mục Bường 1936 -
1939
8. Linh
mục Chỉnh 1939 -
1943
9. Linh
mục Kính 1943 -
1950
10. Linh
mục Lịch 1950 -
1955
11. Linh
mục Hưng 1955 -
1971
12. Linh
mục Khoan 1971 -
1986
13. Linh
mục Thanh phụ trách
14. Linh
mục Thi 1986 -
…
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Hoàng, quê Kẻ Trầu, thụ phong 1869, qua đời 1936 tại Xã Đoài
2. Linh
mục GB. Thiện, quê Kẻ Trầu, thụ phong 1860, qua đời 1954 tại Lưu Mỹ
3. Linh
mục Paulo Diệu, quê giáo họ Kẻ Trầu, thụ phong 1868, qua đời 1946
4. Linh
mục Phêrô Khoa, quê Kẻ Trầu, thụ phong 1873, qua đời 1957 tại Xã Đoài
5. Linh
mục Phêrô Kiều, quê Kẻ Trầu, thụ phong 1914, qua đời 1923 tại Kẻ Trầu
6. Linh
mục Đổng, quê Lưu Mỹ, thụ phong 1932, qua đời 1984 tại Kỳ Anh
7. Linh
mục Phêrô Nguyễn Viết Khai, sinh 1919 tại Lưu Mỹ, thụ phong 1959, qua đời 1998
tại nhà chung giáo phận Vinh số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sàigòn
8. Linh
mục Paulo Đại, quê giáo họ Lưu Mỹ, thụ phong 1959
9. Linh
mục Giuse Phan Văn Tầ, quê giáo họ Lưu Mỹ, thụ phong 1961
10. Linh
mục Gioan Baotixita Minh, quê giáo họ Lưu Mỹ, thụ phong 1992…
· Sở dòng MTG Lưu Mỹ:
- Đã khấn: 17 (1996)
- Chưa khấn: 20
Số 44: TRANG MỐI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Nguyên bản
ghi như vậy, nhưng theo chúng tôi có thể là Trang Mới và được hiểu là xóm mới, ấp
mới… nơi quy tụ một số người mới đến lập nghiệp. Dầu vậy, cho đến nay chưa thấy
ai tìm ra địa phương liên quan đến xóm đạo này.
Số 45: TRANG NỨA
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục Đàng Ngoài phụ trách.
Trang Nứa này khác Trang Nóŭ, Trang Nống tức Thuận Nghĩa bây giờ (xem số 29 nói trên).
Căn cứ theo
phúc trình đang nói thì Trang Nứa có tên cùng với 195 giáo điểm đầu tiên của
Nghệ An. Vậy mà theo tác giả sách Lịch sử giáo phận Vinh 1998 thì: “Trang Nứa có từ đầu thế kỷ XVIII”; Sách
Album giáo phận Vinh 1999: “Trang Nứa
tách từ giáo xứ Xã Đoài năm 1887”…
Theo chúng
tôi, cả hai ghi nhận nêu trên không đúng vì Xã Đoài tên xưa là Làng Đoài mới có
trong thời các vua chúa nhà Nguyễn bắt đạo. Cụ thể trong đời Đức Giám mục phó
Masson Nghiêm (1833 - 1835). Cho nên, có thể Trang Nứa cũng có tên là Thiếu Xá
như tác giả sách Lịch sử giáo phận Vinh 1998 ghi nhận, nhưng không phải đến thế
kỷ XVIII mới có mà đã có từ thế kỷ XVII. Cụ thể, trong bản phúc trình của Linh
mục dòng Tên E. Ferreyra viết ngày 03.10.1676 đã ghi nhận Trang Nứa là một
trong 24 xóm đạo thuộc Phủ Anh Đô có người theo Công giáo.
Trang Nứa là
một xứ đạo lớn xếp vào hạng cổ xưa, có dòng Mến Thánh Giá, có trường Thánh
Giuse, trường này ít lâu đổi thành trường Latinh Nghệ An, sau đổi thành Tiểu Chủng
viện Trang Nứa. Đến năm 1798, bị Tây sơn phá sạch. Năm 1803, Tiểu Chủng viện phải
dời vào xứ Hướng Phương, hạt Bình Chính, tỉnh Quảng Bình với tên gọi trường Tiểu
Chủng viện Thánh Giacôbê.
Trang Nứa là
nơi có mộ Thánh Phêrô Lê Tùy, bị xử trảm ngày 28.8, năm Minh Mạng thứ 14 âm lịch
Quý Tỵ, tức ngày 11.9.1833, ngày chính phiên chợ tỉnh, người tham dự rất đông.
Trước khi bị xử trảm, ngài đã gặp nhiều giáo dân nam nữ. Trong 3 đời vua Minh Mạng,
Thiệu Trị và Tự Đức, ngài là vị Tử đạo đầu tiên. Sau 15 năm, năm 1848 xác thánh
ngài được Đức Giám mục Masson Nghiêm cho rước về Pháp.
Ngày nay Trang Nứa nằm trong địa bàn xã Hưng
Yên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Xã Đoài:
- Thành
lập: Trang Nứa đã có tên từ 1676, nhưng chính thức được công nhận thành
giáo xứ năm 1877, tách từ Xã Đoài.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.012
Năm 1996: 5.646
- Các
giáo họ:
1. Họ Thiều Quang (Trang Nứa, họ trị sở)
- Nhà thờ: 16x45m (1993)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 786 (1996)
2. Họ Yên Thịnh (Giáp Đồng)
- Nhà thờ: 12x27m (1993)
- Quan thầy: Trái Tim Đức Mẹ
- Số giáo dân: 1.319 (1996)
3. Họ Tân Định (Giáp Trại)
- Nhà thờ: 10x27m (1993)
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 591 (1996)
4. Họ Đồng Nhân
- Nhà thờ: 10x23m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.268 (1996)
5. Họ Xuân Yên
- Nhà thờ: 10x27m (1993)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 599 (1996)
6. Họ Sơn Lãng (Rú Ráng)
- Nhà thờ: 7x15m
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 174 (1996)
7. Họ Đồng Kiếu
- Nhà thờ: 8x14m (1992)
- Quan thầy: Trái Tim Đức Mẹ
- Số giáo dân: 297 (1996)
8. Họ Tân Sơn (Thố Hố)
- Nhà thờ: 4,5x7m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 105 (1996)
9. Họ Thượng Thôn
- Nhà thờ: 8x22m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 507 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Triêm 1887 -
1891
2. Linh
mục Thế 1891 -
1895
3. Linh
mục Chiểu 1895 -
1904
4. Linh
mục Hạp 1904 -
1910
5. Linh
mục Nghĩ 1910 - 1921
6. Linh
mục Trường 1921 - 1924
7. Linh
mục Vinh 1924 -
1926
8. Linh
mục Biển 1926 -
1937
9. Linh
mục Tuyên 1937 - 1946
10. Linh
mục Sáng 1946 -
1949
11. Linh
mục Hóa, Linh mục Minh
12. Linh
mục Hữu 1949 -
1950
13. Linh
mục Hiền II 1950 -
1952
14. Linh
mục Cảnh 1952 -
1956
15. Linh
mục Bảo I 1956 -
1971
16. Linh
mục Đại 1971 -
1988
17. ĐGM
Cao Đình Thuyên 1988 - 1990
18. Linh
mục Bảo II 1990 -
1993
19. Linh
mục Hóa 1993 -
1994
20. Linh
mục Loan 1994 -
1995
21. Linh
mục Cảnh 1952 -
1956
22. ĐGM
P. Cao Đình Thuyên 1995
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Giuse Hòa, thụ phong 1914, qua đời 1930 tại giáo xứ Trang Nứa
2. Linh
mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Huyên, sinh 1911, thụ phong 1941
3. Linh
mục GB. Nguyễn Đình Luận, thụ phong 1973, quản hạt Phước Lý, Xuân Lộc
4. Linh
mục Paulo Phạm Trọng Phương, sinh 1946, thụ phong 1999, quản xứ Hòa Thuận, Bà Rịa
- Vũng Tàu
5. Linh
mục Nguyễn Văn Lợi, thụ phong 1996, giáo phận Cần Thơ.
· Sở dòng MTG Trang Nứa:
- Đã khấn: 16 (1996)
- Chưa khấn: 26
Số 46: KẺ RÀNG
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bản đồ truyền
giáo địa phận Nam Đàng Ngoài 1889, tác giả Adrien Launay ghi nhận địa danh Ke Sang (Kẻ Sàng) thuộc Tây Bắc sông
Lam, dọc theo một nhánh phụ dòng sông này là xứ đạo Da Ban (Đá Bàn) và trú sở
các thừa sai đặt tại Kim Nham, một trong những trú sở của các thừa sai Pháp.
Bên cạnh đó,
tại vùng này còn có Sơn Lãng, một họ
giáo của xứ Trang Nứa; Vạn Tằng, một
họ giáo xứ Bố Sơn…
Tuy nhiên,
theo một số người địa phương sinh sống lâu năm tại vùng sông La như bà Maria
Nguyễn Thị Quý người họ Yên Đông (Cầu Khóng - Nghĩa Yên) và chồng là ông Gioan
Baotixita Trần Bá Liêu 76 tuổi, người Thọ Ninh, cháu nội cố Linh mục Gioan
Baotixita Trần Thanh Ngoạn cho biết ngày 20.10.2003, thì: Từ Qui Chính ngược đường
Nam Đàn có xứ Mỗ Vĩnh, nơi có Chợ Rạng
lớn thuộc bờ trái sông Cả đối diện với sông Giăng nhập vào sông Cả. Đồn lính khố
xanh thời Pháp đô hộ thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ngày 13.01.1941 nổ
ra cuộc khởi nghĩa của Đội Cung chiếm đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương.
Như vậy theo
chúng tôi, Chợ Rạng và Kẻ Ràng là một. Hay nói đúng hơn, Kẻ Ràng là tiền thân của
địa phương nơi có Chợ Rạng, nằm trong địa bàn giáo xứ Mỗ Vĩnh tức Kẻ Ràng là tiền
thân của Mỗ Vĩnh.
Ngày nay Mỗ Vĩnh nằm trong địa bàn xã Thanh Khê,
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Vạn Lộc:
- Thành
lập: Có từ lâu đời với tên gọi là Thanh Chương, đặt trụ sở ở Bàn Thạch
thuộc giáo hạt Bộ Đà, từ ngày 10 tháng 5 năm 1958 thuộc giáo hạt Vạn Lộc.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 715
Năm 1996: 2.122
- Các
giáo họ:
1. Họ Mỗ Vĩnh
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Cả Giuse
- Số giáo dân: 658 (1996)
2. Họ Bàn Thạch
- Nhà thờ: 11x30m (1920)
- Quan thầy: Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ
- Số giáo dân: 997 (1996)
3. Họ Ngọc Lân
- Nhà thờ: 10x20x17m (1994)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 467 (1996)
Ngoài ra các
họ: Hoàng Cầu, Trung Lâm, Diễn Lao và Mương Cầu không còn.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục
2. Linh
mục Đoan 1874 -
1875
3. Linh
mục Tín 1875
4. Linh
mục Tân 1876
5. Linh
mục Ngọc 1878 - 1885
6. Linh
mục Năng 1888 - 1896
7. Linh
mục Thông 1896 - 1904
8. Linh
mục Chính 1904 -
1908
9. Linh
mục Tấn 1908 -
1914
10. Linh
mục Chấp 1914 -
1915
11. Linh
mục Vinh 1915 -
1922
12. Linh
mục Đỉnh 1922 -
1926
13. Linh
mục Đạt 1926 -
1933
14. Linh
mục Cao 1933 -
1935
15. Linh
mục Lịch 1935 -
1940
16. Linh
mục Lự 1940 -
1943
17. Linh
mục Huyên II 1943 - 1947
18. Linh
mục Đường III 1947
19. Linh
mục Chuyên
20. Linh
mục Khánh
21. Linh
mục Giáo
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 47: MI DU
Không có dấu
Thánh Giá, dấu chỉ Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các
linh mục dòng Tên phụ trách.
Sách Tên
làng xã Việt Nam, trang 103 về Phủ Anh Đô không có tên Mi Du, Mỹ Dụ mà chỉ thấy
thôn Mỹ Cầu thuộc xã Cổ Đạm, tổng Hữu Bằng.
Sách La Sơn
Phu Tử, trang 103 nói đến làng Mỹ Dụ,
nằm dọc Bắc sông Lam (xem thêm số 65:
Khi Lan nói sau).
Bản đồ truyền
giáo địa phận Nam Đàng Ngoài 1889 ghi nhận Mỹ
Dụ là một trong những trú sở của các thừa sai Pháp thuộc Bắc sông Lam như
sách La Sơn Phu tử ghi nhận nói trên.
Sách Hàng
Giáo Sĩ Bắc Kỳ thế kỷ 17 và 18 của Đức Giám mục Néez, trang 168 khi kể về Linh
mục Pio Mĩ Dụ, một câu chuyện rất
hay xưa nay chưa từng nghe trên đất Việt Nam và có thể trên cả thế giới?!
Ngài là một
linh mục thông minh, khác lạ, ngay thời đó mà đã đòi đi học Tây, học Tàu để lấy
bằng Cử nhân, Tiến sĩ và mong muốn được làm Giám mục. Chuyện hy hữu nhất của
ngài là không có giấy tờ hợp lệ mà vẫn được truyền chức linh mục… Ngài qua đời
vào năm nào và nơi nào không rõ. Dẫu sao cũng phải kể ngài là vị linh mục đầu
tiên của đất Mỹ Dụ.
Mỹ Dụ ở sát
quốc lộ 8 từ thành phố Vinh đi Nam Đàn và cách thành phố Vinh 7 km, sát con đê
42 dọc bờ Bắc sông Lam đúng như sổ tay địa danh việt Nam, trang 426 ghi nhận:
“Làng Mỹ Dụ ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1660 tướng Đàng Trong là
Nguyễn Hữu Dật vượt sông Lam đánh làng này, bị quân Trịnh đẩy lùi”.
Mỹ Dụ cách
núi Thành 5 km về phía Đông; cách núi Quyết tức núi Dũng Quyết hay núi Phượng
Hoàng, thành Phương Hoàng Trung Đô 6 km về phía Bắc2them.
Mỹ Dụ làm
nhà thờ mới năm 1993 dưới thời Linh mục Nguyễn Xuân Chính, với sự giúp đỡ của
bà con đồng hương trong và ngoài nước. Nhà xứ Mỹ Dụ cũng đã được tu sửa khang
trang.
Mỹ Dụ cách Cầu Rầm 6 km, Cầu Rầm cách thành phố Vinh 1 km.
Giáo dân Mỹ
Dụ di cư độ 1.500, hiện ở rải rác khắp nơi, đông nhất là Hà Lan A và Hà Lan C.
Mỹ Dụ hiện
có khá nhiều người học học thành công ở nước ngoài như: Tiến sĩ Nguyễn Quang Hảo
làm việc ở UNESCO, một tổ chức của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Thụy Sĩ; Tiến
sĩ Hồ Sĩ Bài; Luật sư Nguyễn Mạnh Thông v.v…
Giáo xứ Mỹ Dụ
được thành lập từ năm 1869, trước hết trong hạt Cầu Rầm. Nhà thờ xứ Mỹ Dụ bị
bom Mỹ phá sập năm 1968 cùng với nhà thờ Cầu Rầm, Xã Đoài… đã được khởi công
xây dựng lại năm 1994, khánh thành năm 1995 với kinh phí 980 triệu đồng.
Ngày nay Mỹ Dụ nằm trong địa bàn xã Hưng Châu,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Cầu Rầm:
- Thành
lập: Mỹ Dụ có tên từ 1676. Đến 1869, chính thức trở thành giáo xứ, tách
từ Làng Ênh.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.605
Năm 1996: 2.649
- Các
giáo họ:
1. Họ Mỹ Dụ (họ trị sở)
- Nhà thờ: 20x52m (1994)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 1.612 (1996)
2. Họ Đoài Yên
- Nhà thờ: 10x21m (1990)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 275 (1996)
3. Họ Dụ Thành
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 180 (1996)
4. Họ Nhân Hòa
- Nhà thờ: 6x12m (1938)
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 137 (1996)
5. Họ Thành Công
- Nhà thờ: 6x11m (1998)
- Quan thầy: Thánh Paulô
- Số giáo dân: 54 (1996)
6. Họ Phú Mỹ
- Nhà thờ: 8x23m (1998)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 482 (1996)
Ngoài ra,
trước đây còn có hai họ là Mỹ Hội và Phú Vinh nhưng nay không còn nữa.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Khiêm 1869
2. Linh
mục
3. Linh
mục Giáo 1875
4. Linh
mục Đoan 1875 - 1876
5. Linh
mục Tuấn 1876 - 1882
6. Linh
mục Ất 1882 -
1883
7. Linh
mục Quang 1884 - 1885
8. Linh
mục Khâm 1886 - 1889
9. Linh
mục Tân 1889 - 1895
10. Linh
mục Tràng 1895 - 1901
11. Linh
mục Truyền 1901 - 1909
12. Linh
mục Thiện 1909 - 1913
13. Linh
mục Minh 1913 -
1927
14. Linh
mục Khang 1927 - 1930
15. Linh
mục Chân 1930 -
1937
16. Linh
mục Lê 1937 -
1942
17. Linh
mục Huấn 1942 -
1944
18. Linh
mục Nhiên 1944 -
1945
19. Linh
mục Đậu 1945 -
1952
20. Linh
mục Thường 1952 -
1956
21. Linh
mục Trung 1956
22. Linh
mục Đạt I 1956 -
1958
23. Linh
mục Kiểng 1958 -
1980
24. Linh
mục Chính 1980 -
1999
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh mục Pio Mỹ Dụ
2. Linh
mục Nguyễn Đình Tuyển, dòng Xitô Châu Sơn
3. Linh
mục Quang Vinh, dòng Xitô, từ trần tại
4. Linh
mục Bường, nghĩa tử của Linh mục Cao Hữu Hân, từ trần tại Lào
5. Linh
mục Nguyễn Xuân Chính, hiện quản xứ Mỹ Dụ từ năm 1980 đến nay
6. Linh
mục Lê Hùng Tâm, qua đời 1975 tại Buôn Mê Thuột
7. Linh
mục Long, qua đời tại
8. Linh
mục Đước, qua đời tại Mỹ Dụ
9. Linh
mục Thạc, qua đời tại Ngàn sâu
10. Linh
mục Tạo, qua đời tại miền
11. Linh
mục Hậu, qua đời tại miền
12. Linh
mục Cẩn, qua đời tại Thanh Dã
13. Linh
mục Bường, qua đời tại Đồng Lèn
14. Linh
mục Huề, qua đời tại Mỹ Dụ
15. Linh
mục Nguyễn Văn Đoàn
16. Linh
mục Hồ…
Số 48: KẺ RÙM
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệm xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Rùm nay là giáo xứ Cầu Rầm.
Kẻ Rùm là vị
trí quan trọng khởi đầu cho mọi hoạt động của Giáo sĩ Đắc Lộ, Linh mục Girolamo
Majorica và các thừa sai thuộc các phái đoàn dòng Tên, Hội thừa sai Paris
(Pháp) tại Nghệ An.
Chính Giáo
sĩ Đắc Lộ đã vẽ bản đồ nước Việt
1. Vang Mai (Vàng Mai, Hoàng Mai)
2. Cua Civa (Cửa Chúa, Cửa Lò)
3. Ke Len (Khi Lan, Ki Lan, Kỳ Lân)
4. Ke En (Làng Ấn, Làng Ênh)
5. Rum (Kẻ Rum, Cầu Rầm)
6. Cua Rum (Cửa Rùm, Cửa Hội dẫn lên trung tâm thành phố Vinh,
nơi có địa phương Kẻ Rum, Cầu Rầm bây giờ)
7. Ha Huinh (Kẻ Vĩnh, Vĩng Giang)
8. Cua Sot (Cửa Sót).
Kẻ Rùm3them là nơi Giáo sĩ Đắc Lộ đã đến, đã ở,
đã gặp quan trấn tỉnh Nghệ An, đã báo trước 4 ngày về hiện tượng Nhật Thực
21.6.1629[13] và đã xảy ra đúng như vậy.
Năm 1632 - 1652,
Linh mục Girolamo Majorica đã đến tiếp nối công cuộc truyền giáo và đã ở tại
vùng này. Tại đây, ngài đã soạn thảo nhiều sách vở quí giá như đã nói trước và
đã lập thành giáo xứ Cầu Rầm lớn với trên 4.183[14] bổn
đạo.
Trong lịch sử
giáo phận Vinh, Cầu Rầm đã được nâng lên thành giáo hạt, một thời được gọi là
“địa hạt Vĩnh”, cũng gồm 5 giáo xứ như hiện nay:
- Giáo xứ Cầu
Rầm thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Giáo xứ Mỹ Dụ
thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Giáo xứ
Trang Cảnh thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- Giáo xứ Gia
Hòa thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Giáo xứ Cam
Lâm thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Ngày xưa,
giáo xứ Cầu Rầm có một vị thế rất quan trọng vì là giáo xứ của thành phố, với
nhà thờ đẹp, nhà xứ khang trang. Trong chiến tranh chống Pháp, Vinh là thành phố
“tiêu thổ kháng chiến”, nhưng nhà thờ và nhà xứ Cầu Rầm cũng như các cơ sở của
dòng Thánh Phanxicô vẫn đứng chơ vơ giữa những đống gạch vụn.
Đến năm 1967
- 1968, dưới thời Linh mục Antôn Nguyễn Duy Thường gốc Thổ Hoàng làm quản xứ,
nhà thờ và nhà xứ Cầu Rầm bị bom Mỹ đánh phá bình địa. Ngài đã dời trụ sở về họ
Trung Mỹ cũng thuộc Cầu Rầm. Đến thời Linh mục Nguyễn Bá Khôi làm quản hạt, trụ
sở hạt được dời về Cửa Tiền, chỗ hiện nay. Năm 1999, nhà thờ Cầu Rầm được tái
thiết…
Ngày nay Kẻ
Rùm, Cầu Rầm đang là một xứ hạt nằm
trong địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ:
- Thành
lập: Tên từ thời Giáo sĩ Đắc Lộ 1629 là Rum. Năm 1676 là Kẻ Rùm. Ngày
28.02.1888, chính thức thành xứ, tách từ Làng Ênh và Mỹ Dụ
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.741
Năm 1996: 4.046
- Các
giáo họ:
1. Họ Cầu Rầm (họ trị sở)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 808 (1996)
2. Họ Yên Duệ
- Nhà thờ: 8x16,5x7m (1991)
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 233 (1996)
3. Họ Trung Mỹ
- Nhà thờ: 11x30x12m (1971)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 342 (1996)
4. Họ Mỹ Hậu
- Nhà thờ: 11x30,5x12m (1996)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 529 (1996)
5. Họ Vĩnh Mỹ
- Nhà thờ: 8x22,5x5m (1974)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 552 (1996)
6. Họ Yên Pháp
- Nhà thờ: 7x18x6,8m (1978)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 447 (1996)
7. Họ Xuân Tân
- Nhà thờ: 7,5x18x8m (1952)
- Quan thầy: Đức Mẹ Truyền Tin
- Số giáo dân: 532 (1996)
8. Họ Tân Yên
- Nhà thờ: 6x15x6m (1982)
- Quan thầy: Đức Mẹ Camêlô
- Số giáo dân: 221 (1996)
9. Họ Vĩnh Giang
- Nhà thờ: 7x17x6m (1936)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 340 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Abgrall Đoài 1888
2. Linh
mục Tri 1894
- 1898
3. Linh
mục Chương 1898 - 1909
4. Linh
mục Triều 1909 - 1917
5. Linh
mục Hóa 1917 - 1919
6. Linh
mục Delalex Đề 1919 - 1920
7. Linh
mục Lý 1920 -
1921
8. Linh
mục Hiếu 1921 - 1924
9. Linh
mục Huyên 1924
10. Linh
mục Đoan 1924
11. Linh
mục Lý 1924 -
1928
12. Linh
mục Loan 1928 -
1929
13. Linh
mục Trọng 1930 -
1939
14. Linh
mục Delalex Đề 1939 - 1942
15. Linh
mục Cussac Thông 1942 - 1943
16. Linh
mục Cát 1943 -
1945
17. Linh
mục Linh 1945 -
1946
18. Linh
mục Hữu II 1946 -
1947
19. Linh
mục Trọng 1947 -
1948
20. Linh
mục Mỹ 1948 -
1954
21. Linh
mục Trung 1954 -
1956
22. Linh
mục Thường 1956 - 1985
23. Linh
mục Chính phụ trách 1985 - 1994
24. Linh
mục Châu 1995
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Giuse Nguyễn Đức Bảo, quê giáo họ Xuân Am
2. Linh
mục Phêrô Nguyễn Xuân Quí, quê giáo họ Vĩnh Mỹ
3. Linh
mục Antôn Hoàng, quê giáo họ Mỹ Hậu, hiện ở Mỹ
4.
Linh mục Antôn Kính, quê giáo họ Mỹ Hậu, hiện ở
dòng Phanxicô, Sàigòn…
Số 50: KẺ SÉT
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Sét này khác với Kẻ Sét thuộc xứ Kẻ
Mui, huyện Hương sơn.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến Kẻ Sét này. Tuy nhiên, theo sổ tay địa danh Việt
Nam, trang 560 ghi nhận địa danh “Vạn
Sét nằm ở làng Thanh Liệt, trên sông Cả, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” tức
từ ngã ba núi Thành ngược dòng sông Ngàn Cả 3 km hướng Bắc có họ giáo Kẻ Sét, tức
họ Yên Thái thuộc xứ Phù Long nằm
trong địa bàn xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ
thuộc hạt Vạn Lộc:
- Nhà thờ: 8x16m (1972)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 199 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 51: KẺ HÒŬ
Không có dấu
Thánh Giá, không có dấu chỉ Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ
và do Hội thừa sai
Kẻ Hòŭ đọc được là Kẻ Hồng.
Năm 1701, tức
25 năm sau phúc trình này, Ke Hong (Kẻ Hồng) được ghi nhận đã có nhà thờ và là
một trong 31 nhà thờ có mặt tại Nghệ An lúc bấy giờ (xem thêm số 16 nói trên).
Dầu vậy, hiện
chưa rõ Kẻ Hồng là địa phương nào và có liên quan gì với các giáo xứ, giáo họ
trong vùng hay không?
Phải chăng Kẻ
Hồng nay chính là Nam Hồng, tên xã thuộc huyện
- Thành
lập: Năm 1916, tách từ giáo xứ Qui Chính
- Số
giáo dân: Năm 1945: 990
Năm 1996: 1.413
- Các
giáo họ:
1. Họ Thượng Nậm
- Nhà thờ: 15x45m (1995)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 1.027 (1996)
2. Họ Xuân Lâm
- Nhà thờ: 6x24m (1949)
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 326 (1996)
3. Họ Bố Đức
- Nhà thờ: 5x10m (1936)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 340 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Thân 1916 -
1920
2. Linh
mục Thưởng 1920 -
1921
3. Linh
mục Hiệp 1921 -
1924
4. Linh
mục Biền 1924 -
1926
5. Linh
mục Vinh 1926 - 1927
6. Linh
mục Đức 1927 -
1931
7. Linh
mục Hóa 1931
8. Linh
mục Thung 1931 - 1934
9. Linh
mục Kim 1934 -
1940
10. Linh
mục Hòa 1940 -
1948
11. Linh
mục Nhàn 1948 -
1958
12. Linh
mục Khanh phụ trách 1948
13. Linh
mục Sâm phụ trách 1958
14. Linh
mục Trung phụ trách
15. Linh
mục Chính phụ trách
16. Linh
mục Huyên phụ trách
17. Linh
mục Điền phụ trách
18. Linh
mục Hoàng phụ trách 1994
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Huệ, qua đời tại Thuận Nghĩa…
Hoặc có thể Kẻ Hồng là tên của xứ hạt có tên xưa là
Trại Nóng, nay là Nhân Hòa nằm trong địa bàn xã Nghi Thuận,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An:
- Thành
lập: Năm 1914, tách từ giáo xứ Xã Đoài
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.264
Năm 1996: 1.810
- Các
giáo họ: Chỉ có một họ trị sở Nhân Hòa
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Thịnh 1914 -
1917
2. Linh
mục Hướng 1917 -
1946
3. Linh
mục Cảnh
4. Linh
mục Khanh 1946 -
1951
5. Linh
mục Hanh 1951 - 1955
6. Linh
mục Án 1955 -
1971
7. Linh
mục Tràng 1971 -
1988
8. Linh
mục Lợi 1988 -
1991
9. Đức
Giám mục Paulo Thuyên 1991 - 1994
10. Linh
mục Điền 1994
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Thần Đồng,
thụ phong 1903
2. Linh
mục Phêrô Hà Văn Lộc, thụ phong 1908
3. Linh
mục Gioan Baotixita Hà Văn Dong, thụ phong 1921
4. Linh
mục Gioan Baotixita Hà Văn Gia, thụ phong 1923
5. Linh
mục Phêrô Nguyễn Văn Cảnh, thụ phong 1923
6. Linh
mục Phêrô Hà Ngọc Cai, thụ phong 1926
7. Linh
mục Gioan Nguyễn Văn Đậu, thụ phong 1929
8. Đức Giám mục Phêrô Trần Xuân Hạp, thụ
phong 1959
9. Linh
mục Gioan Baotixita Hà Văn Minh, thụ phong 1991
10. Linh
mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Huyền, thụ phong 1994
Hay Xuân Hòa, tên một họ giáo của xứ Xuân Mỹ.
Hay nói cách khác, Xuân Hòa là tiền
thân của Xuân Mỹ, một giáo xứ nằm
trong địa bàn xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ
thuộc hạt Nhân Hòa:
- Thành
lập: Năm 1925, tách từ giáo xứ Mỹ Yên
- Số
giáo dân: Năm 1945: 596
Năm 1996: 1.818
- Các
giáo họ:
1. Họ Xuân Mỹ (họ trị sở)
- Nhà thờ: 12x38m (1986)
- Quan thầy: Đức Mẹ Camêlô
- Số giáo dân: 1.112 (1996)
2. Họ Xuân Sơn
- Nhà thờ: 8x16m
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 326 (1996)
3. Họ Xuân Hòa
- Nhà thờ: 7x12,8m (1991)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 153 (1996)
4. Họ Xuân La
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Trái Tim Đức Mẹ
- Số giáo dân: 227 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Đính 1937
2. Linh
mục Phùng 1937
3. Linh
mục Thưởng 1938 - 1939
4. Linh
mục Đình 1939 -
1955
5. Linh
mục Quế phụ trách
6. Linh
mục Đại phụ
trách
7. Linh
mục Tràng phụ
trách
8. Linh
mục Lợi 1971 -
1988
9. Linh
mục Nho
10. Linh
mục Cường
11. Linh
mục Phượng
12. Linh
mục Cường
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Nguyễn Tường Loan, thụ phong 1924, qua đời 1969
2. Linh
mục Giuse Nguyễn Đình Lâm, thụ phong 1929, qua đời 1971
3. Linh
mục Phêrô Nguyễn Duy Lịch, thụ phong 1933, qua đời 1979
4. Linh
mục Martinô Nguyễn Xuân Hoàng, thụ phong 1994…
Số 52: KẺ LEǑ
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ
trách.
Kẻ Leǒ có thể đọc được là Kẻ Lương, Kẻ Luông…
Bản đồ truyền
giáo của Hội thừa sai Paris 1889, ghi nhận địa danh Truong-men tức Truông Mèn nằm
phía Nam sông Ngàn Cả, giữa Vạn Lộc và Thọ Kỳ (Thọ Ninh). Cụ thể, Truông Mèn
giáp huyện Thanh Chương (Nghệ An) và huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có đường ô tô từ
Quốc lộ 8 ở Nầm (Hương Sơn) đi qua làng Lương Điền (Thanh Chương) tới Quốc lộ 7
ở thị xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Ngoài ra,
giáp hai huyện Anh sơn và Đô Lương có tên huyện Con Cuông, hay Chợ Lường nằm ở
thị xã Đô Lương, bên cạnh sông Ngàn Cả và Quốc lộ 7…
Không hiểu Kẻ
Leǒ, Kẻ Lương, Con Cuông, Truông Mèn, Chợ Lường có liên hệ gì với nhau hay
không?
Số 51: KẺ SAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Sao này khác với Kẻ Saǒ, Kẻ Song tức giáo xứ Song Ngọc thuộc Phủ Diễn Châu nói trên.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên Kẻ Sao. Tuy nhiên, sổ tay địa danh Việt Nam,
trang 328 ghi nhận Chợ Sáo nằm trên đường từ Vinh đi Nam Đàn. Ngoài ra về tôn
giáo, trong giáo xứ Mỹ Yên thuộc hạt
Nhân Hòa có họ giáo Thanh sơn (cũng
có tên Hà Thanh hay Thanh Hương).
Không rõ Chợ
Sáo hay Thanh Sơn có liên hệ gì với Kẻ Sao mà phúc trình muốn nói hay không?
Số 52: MI TRÙM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Mi Trùm có thể là Mĩ Tràm?
Nếu là Mĩ
Tràm thì có thể được hiểu đây là một vùng đất nước mặn gồm những cây tràm hay
sác sú như thường thấy ở các vùng biển nước ta. Và như vậy, rất có thể với thời
gian xóm đạo này biến thể thành những địa phương thấy có trong vùng, chẳng hạn:
- Giáo xứ Lộc
Mỹ: nằm ở cửa sông Đò Cấm, ăn thông ra biển Cửa Lò, tên xưa là Cửa Chúa, nơi
truyền thống công nhận Giáo sĩ Đắc Lộ đã đặt chân đến năm 1629.
- Giáo xứ
Xuân Mỹ: cũng nằm bên bờ sông Cấm, dưới chân núi…, gần sát kênh sắt Nguyễn Trường
Tộ, cách Lộc Mỹ chừng 10 km về phía Tây.
- Giáo xứ Mỹ
Yên: cách Xuân Mỹ một triền núi về phía Tây.
Theo thiển
ý, Mi Trùm có thể tạm nhận định là tiền thân của vùng Lộc Mỹ ngày nay. Nơi đây
có đồi Canvê trên núi, phía sau nhà thờ. Theo tương truyền Giáo sĩ Đắc Lộ đã đến,
dựng bia và dựng Thánh giá.
Lộc Mỹ xưa
là một giáo xứ lớn có nhiều họ, trong đó họ lớn hơn cả là Tân Lộc được tách ra
và lập thành giáo xứ năm 1902 với những họ giáo khác có tiếng như Mai Hương
(Mai Lĩnh), nơi nghỉ mát của các linh mục thừa sai Pháp và Yên Trạch cũng có đồi
Canvê với các tượng bằng đá.
Cùng liên cư
liên địa với Lộc Mỹ, Xuân Mỹ và Mỹ Yên, chúng ta thấy có hai giáo xứ:
- Giáo xứ Nhân Hòa, tên xưa là Trại Nóng
(xem số 51 nói trên)
- Giáo xứ Bình Thuận: tên xưa là Trại Đò,
trước thuộc Nhân Hòa. Năm 1903 tách ra lập xứ.
Cả hai giáo
xứ này không thấy có tên trong phúc trình và không hiểu có liên hệ gì với Kẻ
Sét (số 50), Kẻ Hòǔ (số 51), Kẻ Leǒ (số 52), Kẻ Sao (số 53)
hay không?
Sau năm
1975, tất cả vùng này được cải biến thành đất canh tác bằng cách đắp đê ngăn mặn
từ chân núi Lộc Mỹ qua chân núi Đông Ngàn như sẽ thấy trong một vài hình ảnh dưới
đây.
Ngày nay Lộc Mỹ nằm trong địa bàn xã Nghi Quang,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Cửa Lò:
- Thành
lập: Là một trong 18 giáo xứ đầu tiên lúc thành lập giáo phận. Trước gọi
là Chân Lộc (tức tên cũ của huyện Nghi Lộc), về sau gọi là Đá Dựng (địa điểm tại
Lập Thạch). Sau khi chia Làng Ênh (1853) cố định trụ sở chính thức ở Cửa Lò với
tên gọi là Lộc Mỹ.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.243
Năm 1996: 3.309
- Các
giáo họ:
1. Họ Lộc Mỹ (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10x28m
- Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
- Số giáo dân: 1.661 (1996)
2. Họ Đức Xuân
- Nhà thờ: 10x20x9m
- Quan thầy: Mẹ Thiên Chúa
- Số giáo dân: 991 (1996)
3. Họ Văn Sơn
- Nhà thờ: 8x16m
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 283 (1996)
4. Họ Đức Vọng
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 224 (1996)
5. Họ Đông Ngàn
- Nhà thờ: 8x16m
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 150 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Cát 1884 -
1888
2. Linh
mục Thái 1888 -
1891
3. Linh
mục Đạt 1891 -
1894
4. Linh
mục Nghị 1894 -
1910
5. Linh
mục Hạp 1910 - 1916
6. Linh
mục Thạc 1916 -
1917
7. Linh
mục Biển 1917 -
1924
8. Linh
mục Hiệp 1924 -
1932
9. Linh
mục Tần 1932 -
1933
10. Linh
mục Phúc 1933 -
1936
11. Linh
mục Loan 1936 -
1945
12. Linh
mục Hiển II 1945 -
1947
13. Linh
mục Khoa I 1948 -
1950
14. Linh
mục Định 1952 -
1953
15. Linh
mục Ân I phụ trách 1953
16. Linh
mục Định 1954 -
1958
17. Linh
mục Hanh I 1958 -
1972
18. Linh
mục Đoài 1972 -
1979
19. Linh
mục Ái phụ trách 1979 - 1985
20. Linh
mục Hướng phụ trách 1985 - 1988
21. Linh
mục Tràng phụ trách 1988
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Ái, quê Đức Vọng, thụ phong 1896, qua đời 1933 tại Cầm Trường
2. Linh
mục Giuse Chất, quê Lộc Mỹ, thụ phong 1917, qua đời 1940 tại Lập Thạch
3. Linh
mục Paulo Thạch, quê giáo họ Lộc Mỹ, thụ phong 1971…
Số 53: KẺ TÁP
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 54: KẺ GIÔI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Giôi có thể đọc được là Kẻ Giai.
Giáo xứ Mẫu
Lâm nằm trong địa bàn xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, thuộc hạt
Nhân Hòa có họ giáo mang tên na ná là Tân Giai… Phải chăng Tân Giai này chính là Kẻ
Giai, Kẻ Giôi mà phúc trình muốn
nói.
Sở dĩ nói được
vậy là vì xét theo địa lý, Tân Giai cùng nằm trong vùng ít nhiều kế cận với
Nhân Hòa - Kẻ Hòǔ (số 51), Xuân Mỹ -
Kẻ Leǒ (số 52), Mỹ Yên - Kẻ Sao (số 53), Lộc Mỹ - Mi Trùm (số 54).
Và nếu vậy
thì Tân Giai là họ gốc của giáo xứ Mẫu
Lâm, hay nói đúng hơn Kẻ Giai, Kẻ Giôi mà phúc trình muốn nói là tiền
thân của giáo xứ Mẫu Lâm, quê hương
của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức, quản hạt Văn Hạnh (1994 - 1996).
Ngày nay Mẫu
Lâm nằm trong địa bàn xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một
giáo xứ thuộc hạt Nhân Hòa:
- Thành
lập: Năm 1908, tách từ giáo xứ Mỹ Yên
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.952
Năm 1996: 1.391
- Các
giáo họ:
1. Họ Mẫu Lâm (họ trị sở)
- Nhà thờ: 11x30m (1917)
- Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
- Số giáo dân: 604 (1996)
2. Họ Tân Giai
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 179 (1996)
3. Họ Văn Phong
- Nhà thờ: 8,5x17,5m
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 446 (1996)
4. Họ Nguyệt Tĩnh
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 32 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Phong 1908 - 1910
2. Linh
mục Hiệp 1910 - 1915
3. Linh
mục Kiều 1915 - 1919
4. Linh
mục Hóa 1919 - 1922
5. Linh
mục Phúc 1922 - 1933
6. Linh
mục Hồi 1933 - 1953
Đến hồi Linh
mục Hồi đi, xứ sáp nhập với Xuân Kiều 1954. Năm 1957 kết với Mỹ Yên do Linh mục
Quế phụ trách. Về sau Linh mục Đại, Linh mục Tràng, Linh mục Danh, Linh mục
Nho…
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phêrô Liêm
2. Linh
mục Phêrô Đức
3. Linh
mục Phêrô Phước
4. Linh
mục Phêrô Duyệt
Số 57: KẺ VẠC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Vạc phải chăng là Làng Vạc, tên Nôm là làng Phác Lộ, nay
thuộc xã Nghĩa Tiến, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Vị trí Làng Vạc nằm trên đường
từ Yên Lý đi Nghĩa Đàn. Tại đây, còn có di tích văn hóa Đông sơn (dao găm và trống
đồng).
Số 58: KẺ TANH
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bản đồ truyền
giáo địa phận
Sơ đồ quá
trình phát triển các giáo xứ Vinh: Cây Chanh được thành lập năm 1922, tách từ
giáo xứ Quan Lãng…
Lịch phân
chia phiên thứ chầu lượt hàng năm của giáo phận Vinh trước đây thấy có tên giáo
xứ Cây Chanh, nay không còn?
Trong các họ
giáo thuộc xứ Quang Lãng, hạt Bồ Đà có tên họ giáo Mạc Đồng Tân tức Đồng Tân,
là tổng hợp ba họ của giáo xứ Cây Chanh: Mạc Điền, Đồng Hội và Tân Hội2them.
Ngày nay Đồng Tân đang là một họ giáo thuộc xứ
Quan Lãng nằm trong địa bàn xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ:
- Quan thầy giáo họ:
- Số giáo dân: 226 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 59: KẺ NHUÔM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Nhuôm hay Kẻ Nham nay là giáo xứ La
Nham hiện nay.
Chữ này gồm
có hai vế: vế sau do biến thể của chữ Nhuôm, vế trước có thể do một phần ông bà
tổ tiên gốc giáo họ Xuân La, thuộc giáo xứ Xuân Mỹ (gần bên) sang lập nghiệp tại
Kẻ Nhuôm, Kẻ Nham và về sau gọi chung là giáo xứ La Nham.
Theo sơ đồ
quá trình phát triển các giáo xứ Vinh thì La Nham tách từ Xuân Mỹ năm 1925,
nhưng phải hiểu rằng nguồn gốc của địa phương này cũng như Lộc Mỹ có thể đã được
chính Giáo sĩ Đắc Lộ đích thân đặt chân đến và đã làm phép rửa cho một số người
ngay từ những giây phút đầu tiên, khi ngài đặt chân đến vùng đất Cửa Chúa năm
1629[15].
Ngày nay La Nham nằm trong địa bàn xã Nghi Yên,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Nhân Hòa:
- Thành
lập: Năm 1925, tách từ giáo xứ Lộc Mỹ
- Số
giáo dân: Năm 1945: 678
Năm 1996: 1.813
- Các
giáo họ: Chỉ có duy nhất họ trị sở La Nham
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hạp 1925 -
1936
2. Linh
mục Liên 1936 -
1940
3. Linh
mục Lễ 1940 -
1944
4. Linh
mục Thuyên 1945
5. Linh
mục Đạt 1945 - 1948
6. Linh
mục Vinh 1948 -
1951
7. Linh
mục Ân II 1953
8. Linh
mục Ân I phụ trách 1955
9. Linh
mục Châu
10. Linh
mục Lợi
11. Linh
mục Chất
12. Linh
mục Điền
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Nguyễn Xuân Hoan
2. Linh
mục Nguyễn Văn Đức
3. Linh
mục Nguyễn Xuân Ân
4. Linh
mục Nguyễn Xuân Hóa
Số 60: KẺ ĐÒN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Đòn là địa phương nơi có Cầu Đòn thuộc huyện
Kẻ Đòn là
nơi Linh mục Thánh Phêrô Lê Tùy làm cha xứ, bị bắt tại giáo họ Thanh Trai, xứ
Qui Chính ngày 25.6.1833 và xử trảm ngày 11.10 cùng năm tại Nghệ An[16].
Ngài được phong Á Thánh ngày 27.5.1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Paulô II phong
Hiển Thánh ngày 19.6.1988.
Trong thời
các Đại diện Tông tòa (1666 - 1846), Kẻ Đòn cùng với Trang Đen là hai địa danh
gần nhau được nhắc đến khá nhiều. Kẻ Đòn là nhà xứ của các linh mục người Đàng
Ngoài có trách nhiệm coi sóc giáo hữu Bắc Nghệ An1them. Trang Đen còn có tên Phu Đen, năm
1683 Thừa sai Sarrante được phái đến lập Chủng viện. Hai địa danh này nằm về
phía Bắc Nghệ An gần các khu rừng, xa sông rạch và dinh trại của quan trấn2them.
Riêng về
Trang Đen còn được ghi nhận:
- Đầu năm
1713 đến khoảng 1723, Trang Đen là nơi cư trú chính của Giám mục Bélot, “trung
tâm của giáo phận” lúc bấy giờ3them.
- Những năm
1740, Đàng Ngoài có hai Chủng viện thì một ở Nghệ An (Kẻ Đòn/Trang Đen) và một ở
Sơn Nam (Kẻ Vĩnh [Vĩnh Trị]), tiếp tục hoạt động, mỗi nơi có khoảng 20 chủng
sinh4them.
Ngoài ra,
nhiều thừa sai đã qua đời tại Trang Đen này. Chẳng hạn:
- Thừa sai Sarrante, qua đời
17.02.1687
- Giám mục Bélot (1651 - 1717)
- Thừa sai Francois Gabriel
Guissan (1665 - 1723)
- Thừa sai Pierre Herbert de
Saint Gervais, qua đời 1742
- Thừa sai Louis Roux, qua đời
1752
- Thừa sai
Jean Roux, qua đời 17905them…
Ngày xưa,
giáo xứ Qui Chính gồm có 8 họ: Qui Chính, Nhật Quang, Đan Nhiệm, Trang Đen, Tân
Nghĩa, Trung Hòa, Cồn Nhân, Thanh Trai. Nhưng, ngày nay 3 họ giáo Trung Hòa, Cồn
Nhân và Thanh Trai không còn nữa.
Ngày nay Qui Chính nằm trong địa bàn xã Nam
Diên, huyện
- Thành
lập: Kẻ Đòn có tên từ hồi 1676. Sau đổi thành
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.652
Năm 1996: 4.614
- Các
giáo họ:
1. Họ Qui Chính (họ trị sở)
- Nhà thờ: 15,5x35m (1909, tái thiết
1988, mở rộng và xây tháp 1996)
- Quan thầy: Thánh Phêrô Lê Tùy
- Số giáo dân: 1.300 (1996)
2. Họ Tân Nghĩa
- Nhà thờ: 14x33m (1995)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 1.367 (1996)
3. Họ Nhật Quang
- Nhà thờ: 10x25m (1993)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 801 (1996)
4. Họ Trang Đen
- Nhà thờ: 10x25m (1993)
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 842 (1996)
5. Họ Đan Nhiệm
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 255 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Thánh Phêrô Lê Tủy, tử đạo 1833
2. Linh
mục Ngọc 1879
3. Linh
mục Khánh 1880 - 1885
4. Linh
mục Năng 1885 - 1887
5. Linh
mục Phong 1887 - 1891
6. Linh
mục Vệ 1891 -
1894
7. Linh
mục Nhơn 1894 -
1895
8. Linh
mục Chính 1895 -
1903
9. Linh
mục Thực 1903 - 1921
10. Linh
mục Phùng 1921 -
1933
11. Linh
mục Lạc 1933 -
1934
12. Linh
mục Lê 1934 -
1937
13. Linh
mục Đức 1937 - 1941
14. Linh
mục Hậu I 1941 -
1958
15. Linh
mục Huấn 1958 -
1973
16. Linh
mục Hưởng 1973 -
1979
17. Linh
mục Điền 1979 - 1995
18. Linh
mục Khôi 1995
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Thư
2. Linh
mục Hợp
3. Linh
mục Cường
· Sở dòng MTG Qui Chính:
- Đã khấn: 10 (1996)
- Chưa khấn: 32
Số 61: BAO CỎ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, sách Tên làng xã Việt
- Thôn Bào
thuộc tổng Đại Đồng, huyện
- Phường Tiểu
Ca, vạn thủy cơ Duyên La thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh…
Chưa rõ những
địa phương vừa nêu có liên hệ gì với xóm đạo Bao Cỏ mà phúc trình muốn nói hay
không?
Số 62: KẺ NGHEN
Không có dấu
Thánh Giá, không có dấu chỉ Hoa Thị, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do Hội
thừa sai Paris (Pháp) phụ trách.
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, sách Tên làng xã Việt
Ngoài ra, ở
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện có một dòng chảy đổ ra Cửa Sót mang tên là Sông Nghèn. Tại đây có Cầu Nghèn thuộc quốc lộ 1A, nối liền
hai huyện Can Lộc và Thạch Hà. Tuy nhiên, vị trí Sông Nghèn, Cầu Nghèn này quá
xa so với chủ ý tác giả phúc trình muốn nói (xem thêm số 155 nói sau).
Số 63: DỒ LƯƠNG
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Dồ Lương đúng hơn là Đô Lương.
Đô Lương xưa
chỉ là tên xã và là tên của một tổng thuộc huyện
Đô Lương
cũng là tên huyện mới thành lập, tách từ Anh Sơn ra, gồm đất hai tổng Đô Lương
và Bạch Hà cũ hồi Pháp thuộc. Huyện Đô Lương Tây Bắc giáp huyện Tân Kỳ, Đông Bắc
giáp huyện Yên Thành, Đông giáp huyện Nghi Lộc, Đông Nam giáp huyện Nam Đàn,
Tây Nam giáp huyện Thanh Chương, Tây giáp huyện Anh Sơn, sông Cả chảy ở phía
Tây và sông Rào Giang phụ lưu bên trái của sông Cả chảy về phía Đông Nam huyện.
Huyện lỵ là Đô Lương trên sông Cả, có Quốc lộ 7 chạy qua và đường tỉnh lộ Vinh
- Nam Đàn - Thanh Chương - Đô Lương chạy theo lưu vực sông Cả. Đô Lương cách Cầu
Rầm (Vinh) 65 km, cách Mỗ Vĩnh (Thanh Chương) 20 km, cách Vĩnh Hội (Cửa Rào) 125
km…
Vì thế, trước
đây khi nói đến Đô Lương, người ta hiểu đó là một vùng rộng lớn bao gồm các
giáo xứ: Bột Đà, Mỗ Vĩnh, Quang Lãng, Trung Hòa, Cây Chanh, Sơn La, Lãng Điền,
Yên Lĩnh. Còn ngày nay người ta phân biệt Bột Đà, Sơn La thuộc huyện Đô Lương;
Mỗ Vĩnh, Quan Lãng, Trung Hòa, Cây Chanh thuộc huyện Thanh Chương; Lãng Điền,
Yên Lĩnh thuộc huyện Anh Đô.
Số 64: VAN LANG
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Van Lang đúng hơn là Văn Lang.
Bản đố địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận Văn Lang là một địa danh thuộc Tây sông Cả (sông
Lam), cách Bến Thủy chừng 5 km về phía Tây
Về tôn giáo,
Văn Lang sau trở thành Quản Lãng và Lãng Điền, hai giáo xứ nằm cạnh nhau và cả hai cùng thuộc giáo hạt
Bột Đà:
Giáo xứ Quan Lãng
- Địa
chỉ: Giáo xứ Quan Lãng, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Thành
lập: Năm 1853, tách từ giáo xứ Thanh Chương (tên cũ là Giăng)
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.107
Năm 1996: 3.995
- Các
giáo họ:
1. Họ Hội Phước (họ trị sở)
- Nhà thờ: 16x42m
- Tước
hiệu: Tổng Thần Micae
- Quan thầy: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
- Số giáo dân: 1.725 (1996)
2. Họ Chính Yên
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 264 (1996)
3. Họ Đức Thịnh
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 394 (1996)
4. Họ Quan Lãng
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 471 (1996)
5. Họ Đồng Tân
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 266 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Khiêm
2. Linh
mục Hào 1884 -
1885
3. Linh
mục Trang 1888 - 1903
4. Linh
mục Tính 1903 - 1905
5. Linh
mục Cần 1905 - 1906
6. Linh
mục Ân 1906 - 1913
7. Linh
mục Chấn 1913 -
1923
8. Linh
mục Lịch 1923 - 1932
9. Linh
mục Thuyên 1932 - 1941
10. Linh
mục Đoài 1941 -
1951
11. Linh
mục Ngọc 1951 -
1954
12. Linh
mục Hòa 1954 - 1956
13. Linh
mục Thiện 1956 -
1966
14. Linh
mục Mỹ
15. Linh
mục Hương phụ trách
16. Linh
mục Quyền phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1. Linh
mục Phương
2. Linh
mục Kiều
3. Linh
mục Khanh
4. Linh
mục Thiệu
5. Linh
mục Lợi, sinh 1930, quê giáo họ Hội Phước, thụ phong 1960…
Giáo xứ Lãng Điền
- Địa
chỉ: Giáo xứ Lãng Điền, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Thành
lập: Năm 1931, tách từ giáo xứ Quan Lãng
- Số
giáo dân: Năm 1945: 672
Năm 1996: 1.834
- Các
giáo họ:
1. Họ Nguyên Suất (họ trị sở)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Sầu Bi
- Số giáo dân: 668 (1996)
2. Họ Đỉnh Tân
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 250 (1996)
3. Họ Yên Phúc
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 137 (1996)
4. Họ Khe Gia
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 109 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Bảng 1931 -
1939
2. Linh
mục Thụy 1939 -
1943
3. Linh
mục Lợi 1943
4. Linh
mục Hưởng
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)

BÀI
CHÍN
PHỦ ĐỨC QUANG (I)
Gồm 6 huyện Thanh Chương, Chân Lộc,
Thiên Lộc, Hương Sơn, La Sơn và Nghi Xuân:
I. HUYỆN THANH CHƯƠNG
Có 6 tổng, 105 xã, thôn, trang, sách, giáp,
sở, vạn, nậu:
1. Tổng
Bích Triều có 19 xã, thôn, vạn, sở:
xã Bích Triều (thôn Triều, thôn Bàng Thị, thôn Cẩm Nang), Lâm Triều (thôn Phú Lập,
thôn Thu Cẩm), Vũ Nguyên, thôn Chí Cơ, Lương Trường (thôn Trường, thôn Phú Thọ,
thôn Vạn Lộc, thôn Đặng Xá), thôn Ngũ Nhược, vạn Võng Nhi Cây Trà, thôn Cây
Trà, thôn Lương Giai, sở Lương Trường Tàm Tang.
2. Tổng
Thổ Hào có 7 xã, thôn, nậu: Thổ
Hào, Mi Sơn, Nhân Thành, Kỳ Linh (thôn An Tuyền, thôn Kỳ Linh), thôn Võng Nhi
Liên Châu, nậu Bàng Vạn.
3. Tổng
Vũ Liệt có 22 xã, thôn, trang,
giáp, vạn: Vũ Liệt, Hoàng Xá (giáp Thế Mỹ, giáp Bạch Xá, giáp Khánh Tuyền),
Minh Cảo, Thái Nhã (thôn Lai Nhã, giáp Bàn Thạch), trang Bào Quan, trang Tảo
Nha, trang Đồng Du, trang Mô Vịnh, trang Bến Thanh, Thanh La, Trung Lâm (thôn
Thượng Thọ, thôn Ngọc Lâm, thôn Chi Nê, trang Chi Quân), giáp Bích Ba, trang Ruộng
Nà, giáp Cây Khế, trang Thầy Đại, vạn Võng Nhi Sông Trà.
4. Tổng
Cát Ngạn có 16 xã, thôn, trang,
sách, vạn: Cát Ngạn Tiên Hội, La Mạc, trang Bến Bãi, trang Cây Khế, trang Thanh
Liêu, trang Cồn Biều, Cao Điền, Mạn Lâm, Đức Nhuận, Trang Nhàn, sách Chân Đốn,
sách Bồ Lô, vạn Võng Nhi Trà, vạn Võng Nhi Rạng, vạn Võng Nhi Giang.
5. Tổng
Đặng Sơn có 21 xã, thôn, vạn: Đặng
Sơn (thôn Lương Sơn, thôn Long Bố, thôn Đặng Thượng, thôn Đô Đặng, thôn Khả
Quan, thôn Phú Tuyền, thôn Nhân Hậu, thôn Xuân Độ, thôn Khả Mỹ, thôn Chi Bao),
Quang Lãng, Nam Cai, Hòa Lễ, thôn Lãng thuộc xã Lãng Thạch, sách Kệ Trường, vạn
Võng Nhi Lương, vạn Võng Nhi Miếu, vạn Võng Nhi Lũ, vạn Võng Nhi Rót, vạn Võng
Nhi Gai.
6. Tổng
Nam Hoa có 17 xã, thôn, sở: Nam
Hoa Thượng (thôn Hoành Sơn, thôn Dương Liễu), Nam Hoa Tứ, Xuân Hoa (thôn Đông Đồn,
thôn Trung Hội, thôn Tứ Trành), Tiên Hoa (thôn Xuân Mỹ, thôn Thiên Lộc, thôn
Khánh Lộc, thôn Bạch Sơn), Xuân Phúc, Trung Cần, Nam Hoa Đông (thôn Đông Viên,
thôn Hoàng Cung, thôn Dương Phổ Đông, thôn Vạn thọ, thôn Quần Xá, thôn Dương Phổ
Tứ), sở Nam Hoa, sở Hạ Phù, sở Xuân Lôi.
II. HUYỆN CHÂN LỘC
Có 4 tổng, 66 xã, thôn, phường, trang:
1. Tổng
Thượng Xá có 21 xã, thôn, phường:
Hạ Xá, Điền Xá, Hương Quan, Phù Ích, Thịnh Trường (thôn Đông Chử, thôn Xuân Tịnh,
thôn Kỳ Mạnh), Thiêm Lộc, thôn Bào Ổ, thôn Võng Nhi thuộc xã Áng Độ, trang Mai
Phụ, Vạn Lộc, Áng Độ, Thượng Xá, Hảo Hợp (thôn Thu Lũng, thôn Thận Trung, thôn
Hương Đình, thôn Bào Thủy, thôn Hoa Duệ, thôn Làng Ngoài, giáp Lập Thạch).
2. Tổng
Ngô Trường có 17 xã, thôn, phường:
Phan Xá (thôn Phan, thôn Xuân Liễu, thôn Bảo Đài), Xuân An (thôn An Toàn, thôn
Thượng Xá, thôn Trung Ngũ, thôn Mỹ Hậu), sở Đức Quang, thôn Tứ thuộc xã Ngô Trường,
thôn Tứ thuộc xã Ngô Xá, Châu An, Dũng Quyết (thôn Thượng, thôn Hạ), An Trường,
giáp Am, An Lưu, phường Thủy Cư.
3. Tổng
Kim Nguyên có 11 xã, thôn, phường:
Kim Nguyên, Cẩm Trường, Kỳ Phúc, thôn Kim Khê thuộc xã Cao Xá, Thịnh Hoa, Trí
Trại, Thược Dược, phường Võng Nhi, Kim Khê (thôn Thượng, thôn Trung), vạn Trai
Trai.
4. Tổng
Đặng Xá có 17 xã, thôn, trang: Đặng
Xá (thôn Bào Chiêm, thôn Hoàng Cam), Đăng Điền (thôn Hoàng Cam, thôn Bào Chiêm,
thôn Thủy Đạc), Hải Côn, Lộc Hải, Đông Hải (thôn Cổ Đam, thôn Bảo Lân, thôn Cổ
Bái, thôn Chính Vĩ, thôn Bảo An), Lộc Thọ, Kinh Dương, trang Liễu Cù, Lộc Châu,
Nam Sơn.
III. HUYỆN THI6N LỘC
Có 7 tổng, 85 xã, thôn, phường, trang, trại,
vạn (không kể 5 xã, thôn trong huyện đã phiêu bạt):
1. Tổng
Minh Lương có 7 xã, thôn: An Lãng
(thôn Ngọc sơn, thôn Vĩnh Ninh), Bàn Xá (thôn Quỳnh Lâm, thôn Phúc Sơn), Bình
Lãng, Minh Lương, Vâng Chàng.
2. Tổng
Độ Liêu có 17 xã, thôn: Độ Liêu
(hai thôn Nham Chiêu và Thái Xá, thôn Cao Xá, thôn Đông Xá, thôn Bùi Xá), Kiệt
Thạch (thôn Kỳ Trúc, thôn An Đồng, Yên Mỹ, thôn Vĩnh Lộc), Thổ Vượng (thôn Thượng
Hồ, thôn Đoài Thiên Nam, thôn Thượng Hòa, thôn Đông Hòa, thôn Đông Ngõa, thôn
Đông Thiên Nam), Tiếp Võ, thôn Cự Lâm.
3. Tổng
Nga Khê có 15 xã, thôn: xã Nga
Khê (thôn Khố Nội, thôn Bào Ích, thôn Điền Xá), Bạt Trạc (thôn Sơn Nê, thôn
Đoài Khê, thôn Đông Sơn, thôn Cự Khê, thôn Gia Hanh, thôn Đại Bản), Đông Lâm
(thôn Khánh Đường, thôn An Hội, thôn Cốc Hòa), Ốc Khê (thôn Nam, thôn Ốc, thôn
San).
4. Tổng
Nội Ngoại có 13 xã, thôn, phường,
vạn: Nội Thiên Lộc (thôn Thuần Chân, thôn Yên Trí), Ngoại Thiên Lộc (thôn Đoài,
thôn Trung, thôn Phổ Minh), Tả Thiên Lộc (thôn Tả Thượng, thôn Tả Hạ), Tỉnh Thạch,
Hữu Thiên Lộc, vạn Hoàng Kim, phường Võng Nhi, phường Thượng Trụ, Quảng Khuyến.
5. Tổng
Phù Lưu có 20 xã, thôn, phường,
trang: Phù Lưu Thượng, thôn Kim Chùy, Phù Lưu (thôn Phù Lưu, thôn Thanh Lương,
thôn Hạ Yến, thôn Ngọc Mỹ, thôn Đại Lữ), Đỉnh Lữ, Vũ Cái, Phú Viên (thôn Phiên
Xá, thôn Phù Lưu), Ích Hậu (thôn Ích Hậu, thôn Đông Thượng, thôn Đông Trung,
thôn Phan Xá), Phù Lưu Tràng, Yên Điềm, phường Huyện Thị, Yên Định, Trà Lộc.
6. Tổng
Canh Hoạch có 7 xã, vạn: Canh Hoạch,
Mỹ Lộc, Thi HOạch, Thu Hoạch, Kim Đôi, Xuân Hải, Phù Phao.
7. Tổng
Vĩnh Luật có 6 xã, trại: Vĩnh Luật,
Xuân Tình, Linh Đỗ, trại Vĩnh Tuy, Mai Phụ, trại Cồn Triều, Quảng Khuyến, Anh
Hoa, thôn Thượng Ywến, thôn Bảo Ngột Đoài, Ích Hậu.
IV. HUYỆN HƯƠNG SƠN
Có 8 tổng, 49 xã, thôn, vạn, giáp, phường:
1. Tổng
Đỗ Xá có 9 xã, thôn, vạn: Đỗ Xá,
thôn Đông Tức, Dương Trai, Bảo Thịnh, Lạc Bồ (thôn Tứ, Đông Trường, Tứ Mỹ), vạn
Đỗ Gia.
2. Tổng
An Ấp có 6 xã, thôn, giáp: An Ấp,
thôn Thọ Lộc, Tuần Lễ, giáp Ông Bùi, Phúc Dương, giáp An Bài.
3. Tổng
Hữu Bằng có 6 xã, trại, phường: Hữu
Bằng, Tình Di, Thủy Mai, trại Hậu Di Yên, Tình Diễm, phường Ngân Phố.
4. Tổng
Dị Ốc có 4 xã Dị Ốc, trại Đầu,
Tiên Bì, Liệt Đồn.
5. Tổng
Đồng Công có 5 xã, thôn: Đồng
Công, Phụng Công, thôn Bào, Trung Hòa (thôn Phúc An, thôn Bào).
6. Tổng
Thổ Hoàng có 5 xã, vạn: Thổ
Hoàng, Bào Lăng, Đông Ấp, vạn Thổ Hoàng, vạn Đỗ Gia.
7. Tổng
Thổ Lỗi có 9 xã, trại: Thổ Lỗi,
trại Hà Linh, trại Bằng Bản, trại Dã, Chu Lễ, Phúc Lộc, Xuân Dũng, Nam Trạch,
trại Động Khi.
8. Tổng
Bào Khê có 5 xã: Bào Khê, Bằng Thụ,
Lâm Thao, Hòa Duyệt, Vân Cù.
V. HUYỆN LA SƠN
Có 7 tổng, 60 xã, thôn, trang:
1. Tổng
An Việt có 15 xã, thôn: An Việt
Thượng (thôn Trường Xuân, thôn Thọ Kỳ, thôn Vĩnh Thái, vạn Phúc Trung, thôn
Vĩnh Khái, thôn Đại Dịch, thôn Vạn Phúc Đông, thôn An Hội), An Đồng, An Trung,
An Thái (thôn Thiên Tôn, thôn An Phú), Kính Kỵ, Ngải Lăng, An Việt Hạ.
2. Tổng
An Hồ có 8 xã: An Hồ (thôn Nội
Duyên, thôn An), Bùi Xá (thôn An Thượng Tứ, thôn Hạ Tứ, thôn Trung Ngũ), Lãng
Ngạn, thôn An Thọ, Nhân Thọ.
3. Tổng
Hòa Lâm có 14 xã, thôn, trang:
Hoa Lâm, Cổ Ngụ (thôn Trung Lễ, thôn Đông Khê, thôn Thượng, thôn Thụy Vân), An
Ninh (thôn Chế, thôn Hậu, thôn Tiền), Quang Chiếu (thôn Đại An, thôn Gia, thôn
Quang Chiếu), Thanh Lãng, Tộ Vượng, trang Đồng Cần.
4. Tổng
Lai Thạch có 5 xã: Lai Thạch,
Nguyệt Ao, Phúc Hải, Hằng Nga, Thông Lưu.
5. Tổng
Thịnh Cảo có 6 xã, thôn: Thịnh Cảo,
Vĩnh Đại, Ngũ Lộc (hai thôn Phú Vinh và thôn An Phú),
6. Tổng
Tự Đồng có 7 xã, thôn: Tự Đồng,
Quang Tễ (ba thôn Trung, Chính và Hạ), thôn Rạng thuộc xã Quang Tễ, Lai Đồng,
thôn Ngũ Khê, thôn Cẩm Trang, Đồng Văn.
7. Tổng
Thượng Bồng có 6 xã, phường: Thượng
Bồng, Hạ Bồng, An Duệ, Hoa Duệ, Lễ Cương, phường Tăng Xây.
VI. HUYỆN NGHI XUÂN
Có 5 tổng, 45 xã, thôn, trang:
1. Tổng
Phan Xá có 5 xã: Phan Xá, Tiên Điền,
Tiên Bào, Mỹ Dường, Uy Viễn.
2. Tổng
Tam Chế có 15 xã, thôn: Tam Chế
Thượng, Hoa Phẩm, thôn Thượng thuộc xã An Lạc, thôn Gia Tuyền thuộc xã An Lạc,
thôn Trung Lộc thuộc xã An Lạc, thôn Trung Lao thuộc xã An Lạc, Tam Chế Hạ, Lộc
Châu, thôn Võng Nhi Trung, thôn Võng Nhi Ngoại, đội Thổ Châu thuộc xã Võng Nhi,
thôn Miêu Nha, thôn Võng Nhi A Bì, thôn Phú Giang, thôn Tháp Sơn.
3. Tổng
Cổ Đạm có 8 xã, thôn, trang: Liêu
Đông, Cương Giản, Cương Đoán, Phù Lạp, Cổ Đạm (ba thôn Kỳ Phi, An Giám và Mỹ Cầu),
thôn Vân Hải thuộc xã Cổ Đạm, Động Giản, trang Nước Ra.
4. Tổng
Hoa Viên có 6 xã, thôn: Hoa Viên,
thôn Hồng, Khải Mông, Tiên Cầu, Tả Úc, Cồn Mộc.
5. Tổng
Đan Hải có 6 xã, trang: Đan Hải,
Đan Tràng, Đan Phố, Đan Uyên, Hội Thống, trang Đô Uyên.
* * *
Số 65: KHI LAN
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Khi Lan có tài liệu ghi là Ki Lan, Ke Len, Kỳ Lân. Chẳng hạn:
1. Bản đồ 1650 của Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ thấy
có tên Ke Len.
2. Phúc trình Linh mục dòng Tên E.
Ferreyra năm 1676, ghi là Khi Lan ở
vị trí đầu tiên của Phủ Đức Quang.
3. Thời Đại diện Tông tòa, trong bản kê
khai 30 xóm đạo có nhà thờ tại Nghệ An vào năm 1701 (lúc bấy giờ Nghệ An bao gồm
cả Hà Tĩnh) thấy ghi tên Ki Lan.
4. Lịch sử Tổng quát Hội Thừa sai Paris
(Pháp), Đàng Ngoài, Bộ I, tác giả Adrien Launay, trang 367 viết: “Đức Cha De Bourges hồi đó đã lập tại Nghệ
An một Tiểu Chủng viện làm tăng thêm số ơn gọi linh mục”.
Tiểu chủng
viện này được định rõ là ở Ke Len,
rõ hơn là Kỳ Lân như Linh mục Nguyễn Hữu Trọng viết: “… Đến năm 1684 hoặc 1685, Đức Cha De Bourges đã thiết lập tại Nghệ An
một Chủng viện ở làng Kỳ Lân”[17]. Tuy nhiên, hiện Ke Len hay Khi Lan, Ki
Lan, Kỳ Lân này là ở đâu?
Sách Đại Nam
Nhất Thống Chí - Hà Tĩnh, trang 49 khi viết về tên những ngọn núi tại Nghệ An
ghi nhận: “núi Kỳ Lân, ở phía Tây núi Dũng Quyết, trông hình như con thú nằm. Cũng
có tên nữa gọi là Miêu Nhi Phong (núi Con Mèo)”.
5. Sách La Sơn Phu Tử của tác giả Hoàng
Xuân Hãn, trang 45, 115, 126
Chính vì lẽ
đó khi nói cũng như khi viết hai chữ Kỳ Lân dầu muốn dầu không, tác giả cũng muốn
nói đến vị trí của nó phải là sát gần hay đúng hơn chung quanh chân núi Kỳ Lân,
gần là Mỹ Dụ (số 46) đã nói ở phủ Anh
Đô trước đây. Còn chuyện trú sở hoạt động của dòng Tên tại làng Kỳ Lân bị biến
động phải dời lên làng Kẻ Mui lại còn giá trị hơn nữa, vì đó chính là lời của
Linh mục Thừa sai E. Ferreyra: “Dòng Tên
có 7 trú sở tại Đàng Ngoài, trú sở thứ 7 ở Nghệ An trước tại làng Ki Lan, nhưng
vừa rồi có truy nã nên đã tạm dời tới làng Kẻ Mui”[18].
Số 66: KẺ NẪY
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Nẫy đọc được là Kẻ Nậi, đúng hơn Kẻ Nại.
Theo bản đồ
địa dư Đông Dương 1935 ghi nhận Kẻ Nại
nằm gần với Gôi Vị (Gôi Mỹ), Chợ Gôi, Xóm Đò, Yên Bài (một họ giáo của xứ Đông
Tràng) thuộc bờ Bắc sông Ngàn Phố, sánh với phía bên kia sông này là Đông Tràng
(xem số 137 sẽ nói sau).
Kẻ Nại là một
trong những xóm đạo được nhắc đến khá nhiều trong thời kỳ khai phá của các thừa
sai dòng Tên, Hội thừa sai Pháp.
Kẻ Nại là
quê hương của Bênêđictô Uyển, Linh mục thế kỷ 18. Kẻ Nại còn là nơi chôn cất
Linh mục Tađiô Lý Thanh (1615 - 1695), bên cạnh Linh mục Đôminicô Trạch [19] một
trong những người đầu tiên dấn thân phục vụ công cuộc truyền giáo[20].
Đồng thời Kẻ Nại cũng là một trong hai “nhà mụ” (sở dòng Mến Thánh Giá) đầu
tiên của Nghệ An đầu thế kỷ 18…
Sách Hàng
Giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ 17 và 18, bút ký của Đức Giám mục Néez, trang 188 cho biết
“Linh mục Tôma Mi, quán ở làng Trang Trai (Trang Trài, nay là họ Thành Trài, xứ Qui Chính), cách quê Linh mục
Bênêđictô Uyển vài giờ đường…”.
Thực tế, đường
bộ từ họ Thành Trài thuộc xứ Qui Chính vào đến Kẻ Nại tức họ Yên Bài thuộc xứ
Đông Tràng chừng 7 km đường chim bay, 15 km đường rừng, 25 km đường sông.
Như vậy Kẻ Nại,
một trong hai cơ sở dòng Mến Thánh Giá đầu tiên có mặt tại Nghệ An chính là địa
danh Kẻ Nại mà phúc trình Thừa sai
Ngày nay tại
vùng này có họ giáo Yên Bài thuộc xứ
Đông Tràng, nằm trong đìa bàn xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 9x23m
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 417 (1996)
Số 67: KẺ RÁCH
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, sách La Sơn Phu Tử, Hoàng Xuân
Hãn trang 17, 21, 150, 213 nói đến một địa danh mang tên na ná là xã Lại Thạch,
quê hương của ông Phan Huy Kính, đậu Thám hoa năm Quí Hợi (1743).
Bên cạnh đó,
sách lịch sử giáo phận Vinh 1998, trang 230 về giáo xứ Mỹ Yên thuộc hạt Nhân
Hòa có tên họ giáo Vạn Ốc Phù Thạch nhưng tiếc là hiện nay họ giáo này không
còn tên nữa…
Chưa rõ Kẻ
Rách mà phúc trình muốn nói có liên hệ gì với các địa danh vừa nêu hay không?
Số 68: KẺ CẤM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Cấm là cư dân nơi có sông Cấm, bến đò Cấm.
Hiện trong
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có một dòng chảy mang tên sông Cấm. Con sông này bắt
nguồn từ sông Lam qua thành phố Vinh, qua Kẻ Gai, Trang Nứa, Bùi Chu, Xã Đoài,
Trung Hậu, Nhân Hòa, Đò Cấm, Lộc Mỹ,
ra Cửa Lò và ngược lại. Như đó đây đã nói, con sông này được nối với kênh sắc
Nguyễn Trường Tộ, nhưng không hiểu địa danh Kẻ Cấm nói đây được định vị trí ở
chỗ nào? Có thể La Nham, Bình Thuận, Thanh Phong là những giáo xứ hiện đang nằm
trên bờ sông này chăng?
Số 69: KẺ LẦN
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu chỉ Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Lần khác với Kỳ Lân tức Ki Lan, Ke Len, Khi Lan (xem số 65).
Kẻ Lần là một trong những trụ sở chính của Nghệ An được nhắc tới
khá nhiều trong thời kỳ khai phá của các thừa sai dòng Tên cũng như trong thời
các đại diện Tông tòa (1666 - 1846).
Cụ thể, Công
đồng đầu tiên diễn ra tại Phố Hiến ngày 14 tháng 02 năm 1670 dưới sự chủ trì của
Đức Giám mục Lambert de la Motte qui
tụ ba thừa sai Deydier, De Bourges và Bouchard cùng với 9 linh mục người Đàng
Ngoài, trong đó có hai linh mục thụ phong năm 1668 là Bênêđictô Hiền 56 tuổi,
Gioan Huệ 48 tuổi và 7 tân linh mục gồm Martin
Mật 68 tuổi, simon Kiên 60 tuổi, Antôn Quế 56 tuổi, Philipphê Nhan 52 tuổi,
Giacôbê Chiêu 46 tuổi, Léon Văn Trụ 46
tuổi, Vitô Tri 30 tuổi.
Dịp này, Đức
Giám mục Lambert de la Motte phân công địa bàn hoạt động mục vụ và chỗ ở cho 9
linh mục bản xứ coi sóc các bổn đạo Đàng Ngoài. Riêng tại Nghệ An và Bắc Bố
Chính được phân công:
“Linh mục Léon Tru (Văn Trụ) ở Ke Lan (Kẻ Lần), phụ trách Nam Nghệ An và Bắc Bố Chính (Quảng Bình); Linh mục Martin Mật ở Lang Cau (Làng Cầu), phụ trách Bắc Nghệ An”1them.
Trong sách
Histoire de la Mission du Tonkin - Documents Historiques (1658 - 1757), Adrien
Launay chương 3, trang 93 viết:
“… Linh mục Mactinô Mật, thường trú tại xứ
Lang Cau, có trách nhiệm coi sóc các nhà thờ tính từ xứ Lang Cau này ra tới
giáp tỉnh Thanh Hóa, Linh mục Lêông Trụ, thường trú tại xứ Ke Lan, coi sóc các
nhà thờ tính từ xứ Ke Lan này vào tới Bắc sông Gianh”.
Về Lang Cau
tức Làng Cầu (như sẽ nói sau ở số 103)
là một họ đạo thuộc Bắc sông Lam, nằm sát Thọ Kỳ tức Thọ Ninh bây giờ.
Riêng Ke Lan tức Kẻ Lần này trước hết là một xứ đạo thuộc phía Nam sông Lam tức Nam
Nghệ An và thuộc Phủ Đức Quang như phúc trình ghi nhận.
Hơn nữa, căn
cứ theo lịch sử địa lý tỉnh Nghệ An xưa cũng như nay, chủ yếu Bắc Nghệ An được
tính từ Bắc sông Lam ra đến ranh giới Thanh Hóa. Còn Nam Nghệ An được tính từ
Như vậy, Kẻ
Lần phải là một địa danh nào đó nằm trong vùng Đức Thọ, Can Lộc hay Nghi Xuân
(Hà Tĩnh) bây giờ. Đồng thời, Kẻ Lần phải là nơi gần với sông rạch thuận tiện
cho việc di chuyển bằng ghe thuyền, phương tiện chính cho hoạt động mục vụ lúc
bấy giờ.
Với một bề
dày lịch sử hoạt động mục vụ như thế, vậy mà cho đến nay Kẻ Lần chưa rõ là địa
phương nào và hiện còn dấu vết gì về Công giáo tại đó nữa hay không? Tuy nhiên,
theo bàn đồ địa dư Đông Dương 1935 ghi nhận Khe Lan - nơi có một ngôi chùa, gần với Khe Lỗ, xóm Tăng; cách Làng
Cầu, Thọ Ninh, sông Lam chừng 20 km về phía Nam, cách sông Ngàn Phố chừng 15 km
về phía Đông. Tại khu vực Khe Lan, bản đồ hành chánh Việt Nam thực hiện sau
1975 thấy có Hồ Khe Lang và cho đến nay Khe Lan, Khe Lang, Hồ Khe Lang vẫn còn…
Số 70: TRANG GỐM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Sách lịch sử
giáo phận Vinh 1998, trang 227 về xứ hạt Xã Đoài ghi nhận một chi tiết đáng tin
cậy là “giáo họ Trung Mỹ tức Trung Hậu hay Kẻ Gốm và Mỹ Lộc nhập lại”.
Từ đó cho phép chúng ta hiểu Trang Gốm
là tiền thân của Kẻ Gốm nay là Trung Hậu.
Kẻ Gốm được
nhắc đến khá nhiều trong tiểu sử Đức Giám mục phụ tá Guilaumme Clément Masson
Nghiêm (1833 - 1835)[21]
và tiểu sử Linh mục Tử đạo Thánh Phêrô Hoàng Khanh[22].
Kẻ Gốm -
Trung Hậu là nơi có mộ Thánh Phêrô Hoàng Khanh và ngôi thánh đường được xây dựng
năm 1998 để dâng kính ngài.
Và, nếu vậy
thì Kẻ Gốm, Trang Gốm tức Trung Hậu, Trung Mỹ cùng với Bùi Chu, Phúc Chu (số 84 sẽ nói sau) là tiền thân của xứ chính tòa Xã Đoài.
Xã Đoài trở
thành trung tâm giáo phận từ 1846, năm thành lập giáo phận
Nhà thờ thứ nhất: Năm 1846 giáo phận
Vinh được thành lập. Tòa Giám mục ở Xã Đoài, nơi đây có Dinh Giám mục, hai Tiểu
Chủng viện và nhà thờ chính tòa thô sơ. Năm 1885, Thừa sai Abgrall Đoài vừa mới
tới, đã mô tả nhà chung Xã Đoài như sau:
“Dinh Giám mục là một nhà gỗ, kiểu Việt Nam,
không tầng gác, xây gạch - Chủng viện là mộ nhà lối Châu Âu, hai tầng, một loại
nhà kho lớn, xây cất vụng về, lại đang đổ nát. Nhà cha chính và sở quản lý cũng
lối Châu Âu. Nhà lẫm cũng đẹp bằng Dinh Giám mục. Ngoài ra, còn có một chục nhà
tranh cho các thừa sai qua đường, cho các linh mục Việt Nam, các thầy giảng và
khách. Nhà thờ Xã Đoài ở sát nhà chung, là một lán tranh, trống trải. Chung
quanh các nhà đó, chu vi một dặm là làng Xã Đoài, có 500 dân, toàn tòng. Quanh
làng là một hào rộng 2m, đầy ắp nước, có cắm chông nhọn hoắt…”1them.
Tuy vậy, nhà
thờ này đã từng là nơi diễn ra nhiều biến cố vui buồn thời đầu giáo phận:
- Năm 1842,
Đức Giám mục Jean Gauthier Ngô Gia Hậu, Giám mục phó địa phận Tây Đàng Ngoài,
đã đến ở Xã Đoài, sau khi thụ phong ở Kẻ Nón và khi lên làm Đại diện Tông tòa đầu
tiên của giáo phận Vinh mới thành lập, người đã lấy nhà thờ này làm nhà thờ
Chính tòa.
- Năm 1848,
tại đây, người đã tấn phong thừa sai Masson Nghiêm làm Giám mục phó.
- Năm 1853,
Giám mục phó Masson Nghiêm qua đời và được mai táng trong nhà thờ này.
- Năm 1868,
tại nhà thờ này, Đức Giám mục Yves Croc Hòa thụ phong phó Giám mục.
- Năm 1877,
Đức Giám mục Gauthier Ngô Gia Hậu qua đời và được mai táng tại đây.
- Năm 1885,
Đức Giám mục Croc Hòa sau khi mất tại Hồng Kông, thi hài được đưa về mai táng tại
đây.
Như thế nhà
thờ thứ nhất đã từng là nhân chứng những giai đoạn đau thương cuối thời bách hại,
những tan hoang thời phục hồi sau hòa ước và thời đạo bắt đầu tự do…
Nhà Đại Cách Tân đầu tiên người Công giáo
Vinh, ông Paulo Nguyễn Trường Tộ đã có mặt ở đây vào đầu giai đoạn bi hùng này.
Nhà thờ thứ hai: Đức Giám mục Louis
Pineau Trị lên, thụ phong tại Kẻ Sở. Năm 1889: xây nhà thờ chính tòa đã chuẩn bị
thời Đức Giám mục Croc Hòa. Ngày 29.3.1890, bốn quả chuông được đưa về tới Xã
Đoài.
- Năm 1892,
dâng hiến giáo phận cho Mẹ Maria trong nhà thờ chính tòa này.
- Năm 1889,
ngày 25.8 đưa thi hài các Đức Giám mục vào.
- Năm 1900,
ngày 27.5, điện từ Rôma về đưa tin Đức Giáo Hoàng đã phong Chân Phước 64 vị,
trong đó có 5 vị của Vinh, chuông nhà thờ giáo phận reo vui, cả giáo phận liên
hoan và Chầu Thánh Thể tạ ơn. Đặc biệt:
1. Nhà thờ
thứ hai là một công trình kiến trúc qui mô, hoành tráng, kích thước: 16x60m; có
3 ngọn tháp tròn.
2. Bộ chuông
hiếm có vì hợp âm của nó:
- Chuông 1 nặng 14 tạ, nốt Mi
giáng;
- Chuông 2 nặng 10 tạ, nốt Pha;
- Chuông 3 nặng 7 tạ, nốt Xon;
- Chuông 4 nặng
4 tạ, nốt Xi giáng.
3. An nghỉ
trong nhà thờ chính tòa 2 này: Đức Giám mục Gauthier Ngô Gia Hậu, Đức Giám mục
Masson Nghiêm, Đức Giám mục Croc Hòa, Đức Cha Francoise Belleville Thọ, Đức
Giám mục Anrê Lêô Giuse Eloy Bắc, Đức Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Đức.
4. Pho tượng
Mẹ lịch sử: Giáo phận được dâng hiến cho Mẹ ngày 15.8.1892, quả tim treo nơi cổ
Mẹ ghi tên con cái giáo phận và bản dâng khấn giáo phận.
5. Lễ tấn
phong tại đây: Đức Giám mục Belleville Thọ (04.6.1911), Đức Giám mục Eloy Bắc
(12.4.1913), Đức Giám mục Trần Đình Nhiên (15.5.1963).
6. Tại đây,
ngày 14.4.1938, Đức Giám mục Eloy Bắc mừng Ngân khánh Giám mục và Kim khánh
Linh mục do Đức Khâm mạng Tòa Thánh chủ sự.
7. Tại đây,
cử hành trọng thể lễ mừng tạ ơn sau
khi Đức Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Đức tấn phong ở Thanh Hóa về
(16.9.1951).
8. Tại đây,
hàng trăm linh mục giáo phận Vinh lần lượt được phong chức hằng năm dưới các thời
giám mục.
9. Tại đây,
ngày 06.01.1971 lễ an táng Đức Giám mục GB. Trần Hữu Đức.
10. Ngày
21.7.1968, gần 2 chục máy bay Mỹ ném bom vùng Xã Đoài, nhà thờ thứ hai hoàn
toàn sụp đổ, nhưng tượng Đức Mẹ mang quả tim chứa lời hứa của toàn giáo phận
năm 1892 vẫn y nguyên.
Nhà thờ thứ ba: Khởi công xây dựng ngày
13.10.1977 thời Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Năng và được cung hiến trọng thể ngày
03.3.1979, do Đức Giám mục đắc cử Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp.
- Ngày
04.3.1979, khánh thành nhà thờ và lễ Tấn phong Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp.
- Nhà thờ thứ
ba này được xây dựng do công sức chủ yếu của Linh mục quản lý hồi đó, nay là Đức
Cha Phó Paulo Cao Đình Thuyên và phần đóng góp về lao động của tất thảy các
giáo xứ.
- Kích thước
nói chung như nhà thờ thứ hai, nhưng qui mô hơn, hiện đại hơn, bộ tháp chuông
cao hơn, có tháp vòm phía sau: chiều rộng: 16,5m, chiều dài: 60m, tháp cao:
32m, đôm cao 24m. Đặc biệt, tại nhà thờ chính tòa này:
1. Ngày
04.3.1979, lễ tấn phong đức Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, do Đức Tổng
Giám mục giáo phận Hà Nội Giuse Trịnh Văn Căn chủ sự.
2. Ngày
19.11.1992, lễ tấn phong Đức Giám mục phó Paulo Cao Đình Thuyên.
3. Năm 1991
- 1992, cử hành Năm Thánh kỷ niệm 100 năm dâng hiến giáo phận cho Mẹ Maria và
146 năm thành lập giáo phận.
4. Ngày
15.8.1991, khai mạc trọng thể Năm Thánh
giáo phận.
5. Ngày
17.6.1992 cao điểm lễ tạ ơn, qui tụ
hàng vạn tín hữu trong ngoài giáo phận, đông đảo giám mục, linh mục và tu sĩ về
hiệp thông.
6. Ngày
15.8.1992, lễ bế mạc Năm Thánh giáo
phận.
7. Suốt
trong Năm Thánh, những đoàn tín hữu hành
hương từ các giáo xứ, các địa phương trong và ngoài giáo phận không ngừng đổ
về nhà thờ chính tòa, nơi có tượng Đức Mẹ lịch sử.
8. Cũng tại
đây, có nhiều linh mục lần lượt được phong chức.
9. Ngoài những
thi hài các Giám mục đã an táng ở nền nhà thờ cũ, về sau đã đưa thêm thi hài Đức
Giám mục Paulo Nguyễn Đình Nhiên và Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Năng vào đây.
10. Ngày
22.11.1988, Đức Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp (Vinh) và Đức Giám mục Paulo
Phạm Tần (Thanh Hóa) chủ sự thánh lễ đồng tế, khai giảng Đại Chủng viện Vinh
Thanh.
11. Ngày
04.3.1993, lễ trọng do Đức ông Claudio Celli và Đức ông Nguyễn Văn Phương, phái
đoàn Tòa Thánh thăm Vinh, chủ sự.
12. Ngày
15.01.1995, Đức Hồng Y Paulo Phạm Đình Tụng về thăm Vinh, chủ sự thánh lễ.
Ngày nay Xã Đoài đang là một xứ hạt nằm trong địa
bàn xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An:
- Thành
lập: Xã Đoài có tên từ thế kỷ XVIII, một trong 18 giáo xứ đầu tiên khi
thành lập giáo phận 1846. Từ đó, Xã Đoài trở thành trung tâm của giáo phận.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 3.260
Năm 1996: 8.201
- Các
giáo họ:
1. Họ Xã Đoài (Giáp Đông và Cửa Tiền)
- Nhà thờ: 16,5x60x32m
- Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
- Số giáo dân: 1.428 (1996)
2. Họ Trung Hậu (Trung Mỹ)
- Nhà thờ: 13x40m (1996)
- Quan thầy: Thánh Phêrô Hoàng Khanh
- Số giáo dân: 1.469 (1996)
3. Họ Bùi Chu (xem số 84 nói sau)
4. Tân Yên (T. Hưng, T. Thành, Yên
Nghĩa)
- Nhà thờ: 12x33m (1997)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.766 (1996)
5. Họ Ngọc Liễn
- Nhà thờ: 240m2 (1970)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 1.159 (1996)
6. Ngọc Thành (Ngọc Đường, Đức Thành)
- Nhà thờ: 11,5x30m (1981)
- Quan thầy: Đức Trinh Nữ Vương
- Số giáo dân: 948 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Khanh 1863 -
1900
2. Linh
mục Hanh 1990 - 1906
3. Linh
mục Đồng 1906 - 1909
4. Linh
mục Chương 1909 - 1932
5. Linh
mục Cao Hữu Tạo 1932 - 1937
6. Linh
mục Chân 1937 - 1946
7. Linh
mục Linh phụ tá 1946
8. Linh
mục Cán 1946 - 1955
9. Linh
mục Sáng 1956 - 1985
10. Linh
mục Cường 1985 - 1992
11. ĐGM
Cao Đình Thuyên 1992 - 1994
12. Linh
mục Nguyễn Văn Đức 1994 - 2003
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Bentô Đào, quê Làng Đoài, thụ phong năm
1817
2. Linh
mục Phanxicô Xaviê Khiêm, quê Kẻ Gốm, thụ phong năm 1823
3. Linh
mục Luca Hòa, quê Làng Đoài, thụ phong năm 1823
4. Linh
mục Gioan Thường, quê Làng Đoài, thụ phong năm 1823
5. Linh
mục Antôn Xuân, quê Kẻ Gốm, thụ phong năm 1845
6. Linh
mục Đông, quê Xã Đoài, thụ phong năm 1845
7. Linh
mục Phanxicô Xaviê Chân, quê họ Kẻ Gốm, thụ phong 1794, qua đời 1862
8. Linh
mục Gioan Baotixita Khang, quê họ Xã Đoài, thụ phong 1863, qua đời 1900
9. Linh
mục Paulô Vạn, quê họ Trung Hậu, thụ phong năm 1864, qua đời năm 1897
10. Linh
mục Phêrô Chấn, quê Trung Hậu, thụ phong 1866, qua đời 1878
11. Linh
mục Giuse Huấn, quê họ Xã Đoài, thụ phong năm 1866, qua đời năm 1898
12. Linh
mục Phêrô Giáo, quê họ Kẻ Gốm, thụ phong năm 1882, qua đời năm 1902
13. Linh
mục Phêrô Điểm, quê Ngọc Liễn, thụ phong năm 1882, qua đời năm 1917
14. Linh
mục Giuse Chân, quê Trung Hậu, thụ phong năm 1890, qua đời năm 1898
15. Linh
mục Giuse Chức, quê Ngọc Liễn, thụ phong năm 1891, qua đời năm 1910
16. Linh
mục Giuse Cẩn, quê Trung Hậu, thụ phong năm 1905, qua đời năm 1909
17. Linh
mục Giuse Lâm, quê Ngọc Liễn, thụ phong năm 1906, qua đời năm 1907
18. Linh
mục Giuse Lân, quê họ Ngọc Liễn, thụ phong năm 1906, qua đời năm 1919
19. Linh
mục Paulo Hiệp, quê họ Ngọc Liễn, thụ phong năm 1908, qua đời năm 1932
20. Linh
mục Phêrô Vợi, quê họ Ngọc Liễn, thụ phong năm 1908, qua đời năm 1931
21. Linh
mục Paulo Kinh, quê họ Xã Đoài, thụ phong năm 1911, qua đời năm 1938
22. Linh
mục Paulo Hóa, quê họ Trung Hậu, thụ phong năm 1912, qua đời năm 1948
23. Linh
mục Phêrô Điền, quê Đức Thành, thụ phong năm 1913, qua đời năm 1930
24. Linh
mục Paulo Đạt, quê họ Trung Hậu, thụ phong năm 1922, qua đời năm 1974
25. Linh
mục Phêrô Hiên, quê họ Bùi Chu, thụ phong năm 1924, qua đời năm 1974
26. Linh
mục Phanxicô Nguyễn Thường Tín, quê họ Bùi Chu, thụ phong năm 1952, qua đời năm
1989
27. Linh
mục Phêrô Đậu Đình Triều, quê Tân Hưng, thụ phong năm 1957, quản hạt Văn Hạnh
28. Linh
mục Giuse Tràng, quê họ Giáp Đông, thụ phong năm 1960
· Sở dòng MTG Xã Đoài:
- Khấn trọn: 36 (1996)
- Khấn tạm: 17
- Tập sinh: 56
Số 71: NHÀ CAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chưa tìm ra
địa danh liên quan đến xóm đạo này. Tuy nhiên, trong thời các Đại diện Tông tòa
1701, theo ghi nhận của Thừa sai Guissain thì Nha Cao (Nhà Cao) là một trong 30
xóm đạo có nhà thờ tại Nghệ An.
Ngoài ra, bản
đồ địa dưa Đông Dương 1935 cũng như thực trạng trong vùng Nghi Xuân có địa
phương mang tên Trảo Nha, thuộc
Chưa rõ Nhà
Cao mà phúc trình ghi nhận có liên hệ gì với những địa danh vừa nêu hay không?
Số 72: HÀNG ĐÂU
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hàng Đâu có lẽ là nơi mà ngày nay gọi
là Quán Thầu Đâu? Nếu vậy thì nó
cách nhà thờ Cầu Rầm 3 km về phía Bắc hướng ra Xã Đoài. Chính tại Quán Thầu Đâu
này, phần lớn trong số 22 vị tử đạo thời Phân tháp, đời vua Tự Đức đã hy sinh
vì đạo Chúa.
Số 73: KẺ LÒ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Kẻ Lò tức Cửa Lò ngày nay.
Điều không
rõ, ý tác giả phúc trình muốn nói chung tên vùng hay riêng một vị trí nào đó. Bởi
vì, thực tế vùng Cửa Lò đang là một giáo hạt gồm nhiều giáo xứ, trong đó nhiều
họ giáo có gốc gác từ lâu đời như Lộc Mỹ, Làng Ênh, Tân Lộc, Lập Thạch…
Về điểm này,
tác giả Lịch sử giáo phận Vinh 1998, viết: “Giáo
hạt Cửa Lò là một vùng gồm nhiều họ đạo có từ lâu đời. Như làng Ênh được nói đến
từ đời các thừa sai dòng Tên. Trong phúc trình năm 1844, Đức Giám mục Retord
Liêu chỉ nói đến “Đá Dựng” (5.330 giáo hữu); còn trong phúc trình năm 1852, Đức
Giám mục Hậu lại nói tới “Chân Lộc” (5.055 giáo hữu) và “Cửa Lò” (2.693 giáo hữu).
Theo sơ đồ của Tòa Giám mục Vinh hiện nay
thì Lộc Mỹ là gốc của Tân Lộc và Làng Ênh là gốc của Lập Thạch; còn Lộc Mỹ và
Làng Ênh có gốc chung là Chân Lộc (Đá Dựng)…”[23].
Theo chúng
tôi, Kẻ Lò là tên chung của dân cư vùng Cửa Lò (Cửa Chúa) mà Giáo sĩ Đắc Lộ đã
ghi tên trong sách, cũng như trong bản đồ truyền giáo 1650 của ngài. Ngoài ra,
theo truyền thống một số thừa sai cũng công nhận như vậy.
Đàng khác,
theo sơ đồ phát triển các giáo xứ Vinh thì Kẻ Nhuôm tức La Nham được tách ra từ
Lộc Mỹ và lập thành giáo xứ năm 1925. Hai nơi này chỉ cách nhau một con sông và
một dải đồng ruộng.
Ngày nay Lộc Mỹ nằm trong địa bàn xã Nghi Quang,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc hạt Cửa Lò:
- Thành
lập: Là một trong 18 giáo xứ có tên trước lúc thành lập giáo phận. Trước
gọi là Chân Lộc, tên cũ huyện Nghi Lộc,
về sau gọi là Đá Dựng, địa điểm tại Lập Thạch. Năm 1853, Làng Ênh trở thành
giáo xứ, trú sở chính thức của Đá dựng cố định ở Cửa Lò và lấy tên là Lộc Mỹ.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.243
Năm 1996: 3.309
- Các
giáo họ:
1. Họ Lộc Mỹ
- Nhà thờ: 10x28m
- Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
- Số giáo dân: 1.661 (1996)
2. Họ Đức Xuân
- Nhà thờ: 10x20x9m
- Quan thầy: Mẹ Thiên Chúa
- Số giáo dân: 991 (1996)
3. Họ Văn Sơn
- Nhà thờ: 8x16m
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 283 (1996)
4. Họ Đông Ngàn
- Nhà thờ: 8x16m
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 150 (1996)
5. Họ Đức Vọng
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 224 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Cát 1884 -
1888
2. Linh
mục Thái 1888 -
1891
3. Linh
mục Đạt 1891 -
1894
4. Linh
mục Nghị 1894 -
1910
5. Linh
mục Hạp 1910 -
1916
6. Linh
mục Thạc 1916 -
1917
7. Linh
mục Biển 1917 -
1924
8. Linh
mục Hiệp 1924 - 1932
9. Linh
mục Tần 1932 -
1933
10. Linh
mục Phúc 1933 -
1936
11. Linh
mục Loan 1936 - 1945
12. Linh
mục Hiển II 1945 -
1947
13. Linh
mục Khoa II 1948 -
1950
14. Linh
mục Định 1952 - 1953
15. Linh
mục Ân I phụ trách 1953
16. Linh
mục Định 1954 - 1958
17. Linh
mục Hanh I 1958 -
1972
18. Linh
mục Đoài 1972 - 1979
19. Linh
mục Ái phụ trách 1979 - 1985
20. Linh
mục Hướng phụ trách 1985 - 1988
21. Linh
mục Tràng phụ trách 1988
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Ái, quê giáo họ Đức Vọng, thụ
phong năm 1896, qua đời năm 1993 tại Cầm Trường
2.
Linh mục Giuse Chất, quê giáo họ Lộc Mỹ, thụ
phong năm 1917, qua đời năm 1940 tại Lập Thạch
3.
Linh mục Paulo Thạch, quê giáo họ Lộc Mỹ, thọ
phong năm 1971…
Số 74: TRANG GIO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan địa phương này.
Số 75: KIM ĐÔI
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu chỉ Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trong phúc
trình ba lần nhắc đến hai chữ Kim Đôi, cả ba đều đã có nhà thờ và do các linh mục
dòng Tên phụ trách, nhưng được phân biệt là Kim Đôi (số 75) nói đây
và Kim Đôi Xã (số 92), Kim Đôi Môm (số 93) sẽ nói sau.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận Kim Đôi
là một địa danh nằm ở bờ Nam sông Lam, cách Xuân Mỹ (Xuân Mỹ nói đây khác với
giáo xứ Xuân Mỹ thuộc huyện Nghi Lộc) chừng 3 km về phía Đông Bắc, cách Làng Cầu
(xem số 103 sẽ nói sau) chừng 12 km về
phía Tây Bắc.
Ngoài ra, ở
vùng Cửa Sót, huyện Thạch Hà cũng có một địa danh mang tên Kim Đôi, hiện là một
trong 7 họ giáo của xứ Trung Nghĩa nằm trong địa bàn xã Thạch Kim, huyện Thạch
Hà, một giáo xứ thuộc hạt Văn Hạnh.
Theo chúng
tôi, Kim Đôi mà phúc trình muốn nói
đây phải là địa danh mà bản địa dư Đông Dương ghi nhận nói trên.
Số 76: LÁP CAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 77: NHA NGÀ
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ
trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, từ ngã ba núi Thành xuôi sông
Lam qua chợ Sàng đến bãi Do Nha, Phú Mỹ, Mỹ Dụ, Bến Thủy. Nói rõ hơn, tại bãi
Do Nha có họ giáo Phú Mỹ, cách ngã ba núi Thành chừng 2 km.
Như vậy rất
có thể bãi Do Nha này là biến thể của hai chữ Nha Ngà, hay nói cách khác Nha
Ngà là tiền thân của Do Nha và là tiền thân của giáo họ Phú Mỹ thuộc xứ Mỹ Dụ
bây giờ:
- Nhà thờ: 8x23m (1943)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 482 (1996)
Số 78: LÀNG ẤN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Làng Ấn phải chăng là Làng Ênh.
Làng Ênh là
một vùng quê ở giữa cánh động rộng lớn, dân đông, chủ yếu sinh sống bằng nghề
nông.
Làng Ênh hiện
là một giáo xứ nằm trong vùng Cửa Lò, Cửa Hội, Yên Đại với những giáo xứ lân cận
như: Làng
Theo lịch sử
truyền giáo Làng Ênh đã từng trú sở, trung tâm mục vụ của các thừa sai Pháp[24],
nơi phát xuất các xứ đạo chung quanh. Theo ông Nguyễn Hữu Đôn, cố nội của ông
Nguyễn Đình Thông thì: “Cách đây hơn 150
năm, Làng Ênh là xứ đạo trung tâm, các nơi khác hằng năm qui tụ về đây để ngắm
nguyện, tổ chức lễ mừng Chúa Phục Sinh. Vì thế, giáo dân ở các nơi xa mang theo
cơm gạo về đó ăn cho tới khi dự lễ xong mới trở lại nhà mình…”.
Tại Làng
Ênh, khi đào sâu dưới lòng đất người ta thấy có vỏ ốc sò bị vùi lấp lâu năm, chứng tỏ khu vực này ngày xưa là một
dòng chảy đưa đón các nhà truyền giáo thời sơ khai, trong đó có thể có con thuyền
của Giáo sĩ Đắc Lộ đã ghé đến đây… Nhưng về sau dòng chảy này bị bồi lấp như hiện
thấy hôm nay.
Như vậy, hai
chữ Làng Ấn, Làng Ênh, Làng Eng, Làng En có lẽ là địa danh Ke En mà Giáo sĩ Đắc Lộ đã đến trong thời
gian 6 tháng rưỡi của năm 1629 ngài lưu trú tại vùng Rum (Cầu Rầm) và ghi nhận
trên bản đồ truyền giáo 1650.
Ngày nay Làng Ênh nằm trong địa bàn xã Nghi
Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Cửa
Lò:
- Thành
lập: Tên từ hồi Giáo sĩ Đắc Lộ 1629 là Ke En. Thời Thừa sai
- Số
giáo dân: Năm 1945: 774
Năm 1996: 1.341
- Các
giáo họ:
1. Họ Làng Ênh
- Nhà thờ: 6,7x25m
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 689 (1996)
2. Họ Ân Hậu
- Nhà thờ: 8x24m (1994)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 396 (1996)
3. Họ Tân Thành
- Nhà thờ: 7x15m (1990)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 255 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Bảo 1884 -
1893
2. Linh
mục Đoàn 1893 - 1901
3. Linh
mục Thể 1901 - 1905
4. Linh
mục Tính 1905 -
1910
5. Linh
mục Trạch 1910 -
1921
6. Linh
mục Hiển 1921 -
1923
7. Linh
mục Khoa 1923 -
1927
8. Linh
mục Tân 1927 - 1931
9. Linh
mục Biện 1931 -
1937
10. Linh
mục Đường 1937 - 1945
11. Linh
mục Thư 1945 - 1946
12. Linh
mục Huyên II 1947 - 1951
13. Linh
mục Khâm 1951 -
1958
14. Linh
mục Liêm phụ trách
15. Linh
mục quản hạt phụ trách
16. Linh
mục Liêm I phụ trách 1963 - 1967
17. Linh
mục Nho 1967 - 1974
18. Linh
mục Danh 1974 - 1987
19. Linh
mục Thiện 1988
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Matthêu Thọ, quê giaó họ Làng Ênh, thụ
phong năm 1867, qua đời năm 1876 tại Kẻ Tiếu.
2.
Linh mục Thế, quê giáo họ Ân Hậu, thụ phong
1892, qua đời năm 1915 tại Ân Hậu.
3.
Linh mục Phêrô Vệ, quê giáo họ Ân Hậu, thụ phong
1892, qua đời năm 1939 tại Yên Phú.
4.
Linh mục Gioan Baotixita Hồi, quê giáo họ Làng
Ênh, thụ phong năm 1904, qua đời năm 1942 tại giáo xứ Lộc Thủy.
5.
Linh mục Phanxicô Xaviê Đông, quê giáo họ Ân Hậu,
thụ phong năm 1910, qua đời năm 1951 tại Kẻ Đông.
6.
Linh mục Paulo Quyền, quê giáo họ Làng Ênh, thụ
phong năm 1912, qua đời năm 1921 tại Mỹ Hòa.
7.
Linh mục Thân, quê giáo họ Làng Ênh, thụ phong
năm 1927, qua đời năm 1965 tại Văn Thành…
Số 79: LÀNG HIN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến xóm đạo này, nhưng theo thiển ý chúng tôi, qua
thời gian biến chuyển, có thể địa danh này đã cùng với Làng Ấn (số 78) làm thành giáo xứ Làng Ênh chăng?
Số 80: LÀNG HƯA
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ
trách.
Hiện trong lịch
sử giáp phận không thấy có tên giáo xứ, giáo họ mang tên Làng Hưa. Tuy nhiên, ở
giáo hạt Xã Đoài về xứ Làng
Bản tin truyền
hình VTV3, lúc 19 giờ ngày 23.9.2002 nói về lũ lụt tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh thấy rõ hình ảnh cột mốc cây số “K - NƯA 15 km”…
Bản đồ hành
chính Việt Nam thực hiện sau 1975 về huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận đèo Keo Nưa nằm ở phía Nam sông Ngàn Phố,
giáp biên giới Việt - Lào.
Theo chúng
tôi, Làng Hà chính là tiền thân của Mỹ Yên có tên xưa là Đồng Yên hay nói đúng
hơn Làng Hưa là tiền thân của giáo xứ
Mỹ Yên.
Ngày nay Mỹ Yên nằm trong xã Nghi Phương, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Nhân Hòa:
- Thành
lập: Năm 1888, tách từ xứ hạt Xã Đoài
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.367
Năm 1996: 3.343
- Các
giáo họ:
1. Họ Mỹ Yên (Đồng Yên)
- Nhà thờ: 416m2
- Quan thầy: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
- Số giáo dân: 1.077 (1996)
2. Họ Thanh Sơn
- Nhà thờ: 384m2
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.404 (1996)
3. Họ Trại Giáo (Đồng Nghĩa)
- Nhà thờ: 118m2
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 862 (1996)
Ngoài ra,
hai họ Vạn Ốc Phù Thạch và Làng Hà không còn.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Giáo 1888 -
1891
2. Linh
mục Chức 1891 -
1903
3. Linh
mục Tân 1903 -
1911
4. Linh
mục Tính 1911 -
1915
5. Linh
mục Hiệp 1915 -
1921
6. Linh
mục Lộc 1921 -
1922
7. Linh
mục Hoàng 1922 -
1923
8. Linh
mục Thĩnh 1923 - 1937
9. Linh
mục Bang 1937 -
1939
10. Linh
mục Hưu 1939 -
1943
11. Linh
mục Quế 1943 - 1953
12. Linh
mục Đại
13. Linh
mục Tràng phụ
trách
14. Linh
mục Danh phụ trách 1996
15. Linh
mục Nho
16. Linh
mục Cường
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Phúc, quê họ Cồn Đồng, thụ phong
1933, di cư vào
Số 81: TRANG CẢNH
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, không có dấu chỉ Hoa Thị, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ
và do các linh mục thừa sai Paris (Pháp) phụ trách.
Trang Cảnh
là một giáo xứ nằm bên bờ biển Cửa Hội. Cho nên, khi nói đến Trang Cảnh là nói
đến Bến Thủy, Cửa Hội, Làng Ênh và ngược lại. Còn việc nói rằng Trang Cảnh được
thành lập năm 1914 tách từ giáo xứ Làng Ênh là một điểm son, hầu bổ sung cho nhận
định của Làng Ấn (số 78) chính là
giáo xứ Làng Ênh và cũng là cơ sở giúp giải thích cho những trường hợp tương tự
như đã được nói đến trong phúc trình. Bởi vì, con số 195 giáo điểm có tên trong
phúc trình năm 1676 này chỉ mới là những họ đạo nhỏ, chưa được công nhận thành
giáo xứ theo giáo luật.
Ngày nay Trang Cảnh nằm trong xã Nghi Xuân, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Cầu Rầm:
- Thành
lập: Tái thành lập năm 1914, tác từ giáo xứ Làng Ênh
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.093
Năm 1996: 2.139
- Các
giáo họ:
1. Họ Trang Cảnh
- Nhà thờ: 15x41,6m (1996)
- Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
- Số giáo dân: 416 (1996)
2. Họ Thịnh Lộc (Trác Võ)
- Nhà thờ: 9,6x27m (1996)
- Quan thầy: Thánh Gioan Tông Đồ
- Số giáo dân: 749 (1996)
3. Họ Thượng Lộc
- Nhà thờ: 11x30m (1996)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 272 (1996)
4. Họ Vạn Cảnh
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 702 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Paulô Hợp 1914 - 1933
2. Linh
mục Paulô Diệu 1933 - 1935
3. Linh
mục Phêrô Ngọc 1935 - 1945
4. Linh
mục Giuse Đường 1945 - 1952
5. Linh
mục Mỹ phụ
trách
6. Linh
mục Trung phụ
trách
7. Linh
mục Thường phụ trách
8. Linh
mục Giuse Nhà
9. Linh
mục Phêrô Nho
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Giuse Bính, quê Trang Cảnh, thụ phong
1850, qua đời 1876 tại giáo xứ Phi Lộc.
2.
Linh mục Gioan Baotixita Cảnh, quê Trang Cảnh,
thụ phong 1876, qua đời 1913 tại giáo hạt Bình Chính, Quảng Bình.
3.
Linh mục Gioan Baotixita Nhơn, quê Trang Cảnh,
thụ phong 1888, qua đời 1931 tại giáo xứ Trang Cảnh.
4.
Linh mục Tôma Vân, quên Trang Cảnh, thụ phong
1891, qua đời 1898 tại Mai Hương.
5.
Linh mục Gioan Khoan, quê Trang Cảnh, thụ phong
1894, qua đời 1926 tại giáo xứ Xã Đoài.
6.
Linh mục Gioan Baotixita Hồ, quê Trác Võ, thụ
phong 1901, qua đời 1951 tại Trác Võ.
7.
Linh mục Paulô Tước, quê Trang Cảnh, thụ phong
1901, qua đời 1928 tại xứ Hướng Phương, hạt Bình Chính, Quảng Bình.
8.
Linh mục Paulô Thực, quê Trang Cảnh, thụ phong
1903, qua đời 1932 tại giáo xứ Tân Lộc.
9.
Linh mục Dụ, quê Thịnh Lộc, thụ phong 1913, qua
đời 1917 tại Xuân Phong.
10. Linh
mục Thế, quê Trang Cảnh, thụ phong 1919, qua đời 1938.
11. Linh
mục Paulô Lưu, thụ phong 1876, qua đời 1913.
Số 82: PHÚC THỌ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa danh mang đúng tên này. Tuy nhiên, trong giáo xứ Kẻ Gai hiện có hai
họ giáo mang tên na ná là Phúc Long, Phúc Điền.
Theo chúng
tôi Phúc Long, Phúc Điền là biến thể của hai chữ Phúc Thọ hay nói cách khác, Phúc
Thọ là tiền thân của giáo xứ Kẻ Gai.
Ngày nay Kẻ Gai nằm trong địa bàn xã Hưng Tây,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Xã Đoài:
- Thành
lập: Kẻ Gai là một họ đạo có tên cuối thế kỷ XVIII. Năm 1853 chính thức
thành xứ.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.194
Năm 1996: 4.360
- Các
giáo họ:
1. Họ Kẻ Gai
- Nhà thờ: 10x30m (1928)
- Quan thầy: Chúa Kitô Vua
- Số giáo dân: 1.675 (1996)
2. Họ Hưng Thịnh
- Nhà thờ: 7,5x18m (1991)
- Quan thầy: Thánh Paulo
- Số giáo dân: 1.087 (1996)
3. Họ Thượng Khê
- Nhà thờ: 6x12m (1992)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 530 (1996)
4. Họ Phúc Long
- Nhà thờ: 7x12m (1937)
- Quan thầy: Đức Mẹ Truyền Tin
- Số giáo dân: 610 (1996)
5. Họ Khoa Đà
- Nhà thờ: 6x12m (1996)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô
- Số giáo dân: 246 (1996)
6. Họ Phúc Điền
- Nhà thờ: 6x12m (1940)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 212 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục
2. Linh
mục Ngọc 1876 - 1883
3. Linh
mục Long 1884
- 1896
4. Linh
mục Thế 1896
5. Linh
mục Chương 1896 - 1898
6. Linh
mục Bường 1898 -
1899
7. Linh
mục Tân 1899 -
1913
8. Linh
mục Vệ 1913 - 1921
9. Linh
mục Nhơn 1921 -
1924
10. Linh
mục Đoan 1924 -
1927
11. Linh
mục Kinh 1927 -
1939
12. Linh
mục Đức II 1939 -
1942
13. Linh
mục Lê 1942 -
1960
14. Linh
mục Tín 1960 - 1989
15. Linh
mục Phước 1989 -
nay
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Huy, quê Kẻ Gai, thụ phong 1818, qua đời
?.
2.
Linh mục Gioan Ngãi, quê Kẻ Gai, thụ phong 1865,
qua đời 1869 tại Xã Đoài.
3.
Linh mục Phêrô Kiên, quê giáo họ Kẻ Gai, thụ
phong 1902, qua đời 1905.
4.
Linh mục Gioan Baotixita Mân, quê giáo họ Kẻ
Gai, thụ phong 1904, qua đời 1949 tại Thanh Lạng.
5.
Linh mục Phêrô Phẩm, quê Kẻ Gai, thụ phong 1913,
qua đời 1959 tại quê hương.
6.
Linh mục Gioan Baotixita Nhiên, quê giáo họ Kẻ
Gai, thụ phong 1915, qua đời 1938 tại Khoa Đà.
7.
Linh mục Gioan Baotixita Năm, quê Khoa Đà, thụ
phong 1923, qua đời 1924 tại giáo họ Khoa Đà.
8.
Đức Giám
mục Phêrô Nguyễn Năng, quê giáo họ Kẻ Gai, thụ phong 1941, tấn phong 1971,
qua đời 1978 tại giáo xứ Xã Đoài.
9.
Linh mục Phêrô Hồ, quê giáo họ Kẻ Gai, thụ phong
1941, di cư vào
10. Linh
mục Phêrô Hữu, quê giáo họ Kẻ Gai, thụ phong 1944, qua đời 1955 tại giáo xứ Xã
Đoài.
11. Linh
mục Paulo Trí, quê Kẻ Gai, thụ phong 1961.
12. Linh
mục Paulo Khôi, quê giáo họ Kẻ Gai, thụ phong 1975.
13. Linh
mục Giuse Đức, quê giáo họ Kẻ Gai, thụ phong 1981.
14. Đức Hồng Y Paulo Phạm Đình Tụng, Tổng
Giám mục giáo phận Hà Nội, gốc giáo họ Thượng Khê.
Số 83: KẺ VĨNH
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Vĩnh này khác với Kẻ Vĩnh tức Vĩnh Trị ở Hà Nội.
Kẻ Vĩnh nói
đây có tên là Vĩnh Giang, vì vùng này có một dòng chảy gọi là sông Vĩnh Giang,
một nhánh phụ của sông Lam.
Kẻ Vĩnh hay đúng hơn chữ Vĩnh này là tiền thân của chữ Vinh vì theo cách viết của các thừa sai
người Pháp có khi nhớ khi quên dấu ngã, dần dần chỉ còn chữ Vinh mà không có dấu
ngã.
Theo kỷ yếu
Năm Thánh giáo phận Vinh 1992 của Tòa Giám mục Xã Đoài, trang 100 - 101 thì chữ
Vĩnh này là hậu thân của chữ Vạng, Kẻ Vạng mà không thấy nói nguyên do từ đâu? “… Thoạt tiên vùng trung tâm thành phố bây giờ từ xa xưa có tên Việt cổ
là Vạng (Kẻ Vạng ở phía Bắc sông Kẻ Lách ở
Cũng về chữ
Vĩnh, Vinh này, sổ tay địa danh Việt Nam, tác giả Đinh Xuân Vịnh, trang 720 - 721
viết: “Vinh là thị xã thành lập về đời
Thành Thái năm 1891 cùng một lúc với thành phố Huế, tỉnh lỵ Nghệ An, nay là
thành phố Vinh, bắc giáp huyện Nghi Lộc, Đông và Đông Nam giáp sông Cả ngăn
cách với huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp huyện Hưng Nguyên. Nguyên là đất
trấn Vinh Doanh về đời Lê, có thôn Vĩnh Yên, xã Yên Trường, tổng Yên Trường,
huyện Chân Phúc và làng Yên Vinh, còn gọi là Làng Vang, nơi Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài
thành phia Tây thành trì Nghệ An, cạnh sông
Vĩnh Giang, trở nên thông dụng thay thế tên cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh)”.
***
Kẻ Vĩnh là địa
phương nằm bên bờ sông Vĩnh Giang các nhà truyền giáo ngày xưa thường xuyên qua
lại và dùng làm bàn đạp đặt chân lên đất liền, nơi mà ngày xưa gọi là Rum nay
là giáo xứ Cầu Rầm. Có thể nói rõ hơn, Giáo sĩ Đắc Lộ đã đích thân tới đây, đã
vẽ và đề tên địa danh Ha huinh (Ke
Vinh, Kẻ Vĩnh) đồng thời với Vang mai
(Vàng Mai), Ke len (Kỳ Lân), Ke en (Làng Ênh), Cua civa (Cửa Chúa), Cua rum
(Cửa Rùm), Rum (Cầu Rầm), Cua sot (Cửa Sót) của Nghệ An và Ke hoa (Kẻ Hòa) của Bố Chính (Quảng
Bình).
Ngày nay Vĩnh Giang đang là một họ giáo nằm
trong địa bàn xứ hạt Cầu Rầm, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An:
- Nhà thờ: 7x17x6m (1936)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 340 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 84: PHÚC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Phúc Chu này
nếu đúng theo tên gọi của nó thì chưa biết vị trí nằm ở đâu. Hiện ở huyện Nghi
Lộc, xế nhà thờ chính tòa Xã Đoài, đối diện với Đại Chủng viện Vinh, ngang qua
sông Cấm, có một họ giáo tên là Bùi Chu, trước thuộc huyện Hưng Nguyên nay thuộc
huyện Nghi Lộc, cách Bùi Ngõa, Bùi Khổng hai cây số, cách Trang Nứa một cây số.
Theo chúng
toi Phúc Chu chính là Bùi Chu, nhưng không hiểu Phúc Chu đổi thành Bùi Chu và Kẻ
Ngói đổi thành Bùi Ngọa khi nào. Bởi vì, hai nơi này đều có tên trong phúc
trình và xưa nay cả hai đều nằm gần nhau, đều thuộc huyện Hưng Nguyên.
Bùi Chu rất
dễ lẫn lộn với làng Bùi Chu ở huyện Thượng Nguyên, tỉnh Nam Định, trên sông Bùi
Chu, nay thuộc xã Xuân Thiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Sách hàng
giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ 17 và 18, trang 45 - 46 của Đức Giám mục Louis Néez có
nói đến hai chữ Bùi Chu nằm trong tiểu sử của Linh mục Mactinô Mật, một trong 9 linh mục đầu tiên người Đàng
Ngoài và là cha xứ đầu tiên ở Làng Cầu,
phụ trách các xứ đạo mạn Bắc Nghệ An
tức từ Làng Cầu trở ra cho tới giáp Thanh Hóa. Khi qua đời “Cha được mai táng trong nhà thờ làng Bùi Chu mà cha cai quản trong những
năm cuối đời cha”.
Ghi nhận
trên đây đã được tác giả Lê Ngọc Bích trích dẫn, minh chứng bằng bản đồ vị trí
Làng Cầu và cho biết thêm một vài chi tiết:
“Có một thời
gian trong nhiều năm, cha Mật đảm trách khu vực mạn Bắc Nghệ An, trụ sở chính ở
Làng Cầu. Nhiệm sở sau cùng là xứ Bùi Chu (Nghệ An) và qua đời tại đây ngày 05
tháng 3 năm 1684, thọ 84 tuổi. An táng trong nhà thờ Bùi Chu (Bút ký Đức cha
Néez, tr. 46), tổng Anh Đô, huyện Hưng Nguyên (huyện Nghi Lộc, Nghệ An)”[25].
Chúng tôi nhớ,
năm 1972 có dịp đọc bản tiểu sử này trong cuốn bút ký bằng tiếng Pháp của Đức
Giám mục Louis Néez (1680 - 1764) tại một thư viện ở Sàigòn, trong đó nói đến
hai địa danh Làng Cầu và Bùi Chu. Vì còn ở trong những năm chia cắt đất nước,
không tiện tìm hiểu ngành ngọn hai địa danh này, nên chưa dám có ý kiến gì. Mãi
đến nay, khi đọc sách của tác giả Lê Ngọc Bích nói khá chi tiết về “xứ Bùi Chu (Nghệ An”, “An táng trong nhà thờ Bùi Chu, tổng Anh
Đô, huyện Hưng Nguyên (huyện Nghi Lộc, Nghệ An)”.
Lẽ dĩ nhiên
là người trong cuộc đang tìm hiểu, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì chưa bao giờ
dám nghĩ đến một sự kiện lịch sử như vậy. Tuy nhiên, vì muốn có thêm bằng chứng
xác thực hơn, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm ở một vài nguồn sử liệu khác để
xem Bùi Chu này có phải là họ giáo Bùi Chu thuộc xứ Xã Đoài, giáo phận Vinh, tỉnh
Nghệ An hay là một giáo xứ, một nhà thờ nào đó của giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam
Định?
Dưới đây là
một vài dòng liên quan đến Linh mục Mactinô Mật rút ra từ sách “Nos Pères dans la Foi - Notes sur le
Clergé Catholique du Tonkin de 1666 à 1763” của thừa sai Marillier, một
linh mục thuộc Hội thừa sai Paris (Pháp), trang 10 - 11:
- Năm
1670, Mactinô Mật thụ phong, vào phụ trách địa hạt Nghệ An trải dài từ Làng Cầu
tới Thanh Hóa;
- Năm
1673, sợ bị tố cáo với quan Tổng đốc, phải lánh đi nơi xa xôi hẻo lánh;
- Năm
1676, vì hồi đó các linh mục không được ở lâu quá 3, 4, 5 năm, nên ngài phải đổi
ra Kiên Lao, Lam sơn (
- Năm
1681, ngài làm cha xứ Bùi Chu;
- Năm
1864, ngài qua đời, thọ 84 tuổi.
Theo tài liệu
này, chúng ta thấy có những điểm khá rõ nét, nhưng riêng về chi tiết qua đời và
chôn cất không thấy nói rõ ở đâu. Trong khi Đức Giám mục Néez nói rõ ngài mất
và an táng trong nhà thờ Bùi
Có lẽ phải
công nhận tài liệu của Đức Giám mục Néez và Marillier là thuyết phục hơn cả.
Nhưng, dầu sao vẫn còn tồn tại một câu hỏi lớn đặt ra cho giáo họ Bùi Chu và
Tòa Giám mục Xã Đoài, rằng: ngôi mộ được tìm thấy gần đây trong nhà thờ Bùi Chu
là của ai, Tây hay Ta, người Vinh hay người giáo phận khác, qua đời năm nào,
bao nhiêu tuổi?
Theo chúng
tôi, Ban hành giáo và các vị có chức năng trong giáo họ Bùi Chu nên sắp xếp
cách nào để ngôi mộ được đặt lại chỗ cũ hay dời lên một nơi xứng đáng hơn trong
khuôn viên nền nhà thờ mới với một tấm bia ghi rõ: Khai quật năm nào, lý do gì,
hiện trạng ra sao, có phải là Linh mục Mactinô Mật như Đức Giám mục Néez đã nói
hay là của một Linh mục nào khác, nhằm đề phòng sau này có ai muốn tìm lại ngôi
mộ ấy.
Điều biết
rõ, Phúc Chu, Bùi Chu tại Nghệ An là quê hương của Tiên sinh Nguyễn Trường Tộ và
là họ giáo duy nhất nằm trong địa bàn xã Hưng Trung thuộc giáo xứ chính tòa Xã
Đoài:
- Nhà thờ: 23x9,3m (1923)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 1431
- Các linh mục con cái giáo họ:
1. Linh mục Phêrô Hiên, quê Bùi Chu, thụ
phong 1924, qua đời 1974
2. Linh mục Phanxicô Nguyễn Trường Tín,
quê Bùi Chu, thụ phong 1952, qua đời 1989…
Số 85: BE NAO
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu chỉ Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và
do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 86: DỒ HUIEN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Dồ Huien có thể là Đồ Huyên, Đồ Huyện hay Chợ Huyện.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, trong bản đồ địa dư Đông Dương
1935 ghi nhận Đan Uyên, Đồ Uyên nằm ở phía Nam sông Lam, giáp
biển, thuộc huyện Nghi Xuân, cách Cửa Hội khoảng 15 km về phía Nam. Ngoài ra, ở
vùng phía Bắc cửa Sót thuộc huyện Can Lộc (Thạch Hà) còn có hai địa danh mang
tên tương tự là Huyện Thị và Xuân Huyện nằm gần với Phú Nghĩa (Trung
Nghĩa), Kim Đôi.
Theo chúng
tôi, cõ lẽ Huyện Thị và Xuân Huyện là đúng hơn cả vì tại vùng này hiện đang có
họ giáo Chợ Huyện (Mỹ Lộc), một thời là tên gọi của giáo xứ Trung Nghĩa, hạt
Văn Hạnh. Hơn nữa, thực tế nơi đây đang có Chợ Huyện, một chợ tầm cỡ trong huyện
như sách Đại Nam nhất thống chí nêu trên.
Ngày nay Mỹ Lộc (Chợ Huyện) đang là một họ giáo thuộc xứ Trung Nghĩa, nằm trong địa
bàn xã Thạch Bằng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 10x20m (1876)
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 1.896 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ:
1. Linh mục Gioan Baotixita Bân, quê Mỹ
Lộc, thụ phong 1912, qua đời 1920 tại giáo xứ Tràng Đình…
Số 87: CỦA MẨY
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 88: TRANG BAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 89: TRANG MÂY
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 90: LAI XOǓ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Lai Xoǔ đọc được là Lai Xông.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 91: CANG GIÁN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Cang Gián thường gọi là Cương Gián.
Cương Gián
là một cửa biển nhỏ nằm giữa Cửa Hội và Cửa Sót. Tại Cương Gián này có hai giáo
họ Cam Lâm và Cương Gián vốn một thời là những họ đạo thuộc xứ Gia Hòa. Đến
ngày 05 tháng 3 năm 1895, Cam Lâm cùng với Cương Gián mới được nâng lên thành
giáo xứ mang tên là Cam Lâm nằm
trong địa bàn xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An, đang là một giáo xứ
thuộc hạt Cầu Rầm:
- Thành
lập: Cương Gián, Cang Gián có tên từ 1676. Ngày 05.3.1895, cùng với Cam
Lâm tách từ Gia Hòa lập thành giáo xứ lấy tên là Cam Lâm, cũng gọi là Kim Lâm.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 355
Năm 1996: 568
- Các
giáo họ:
1. Họ Cam Lâm (họ trị sở)
- Nhà thờ: 10x27x15m (1993)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 357 (1996)
2. Họ Cương Gián
- Nhà thờ: 9x19x8m (1906)
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 211 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Đạt 1895 -
1898
2. Linh
mục Tín 1898 -
1905
3. Linh
mục An 1905 - 1909
4. Linh
mục Hồi 1909 -
1915
5. Linh
mục Hiền 1915 - 1920
6. Linh
mục Tường 1920 - 1926
7. Linh
mục Hân 1926 -
1931
8. Linh
mục Gia 1931 - 1932
9. Linh
mục Cao 1932 -
1933
10. Linh
mục Hợp 1933 -
1943
11. Linh
mục Phẩm 1943 - 1951
12. Linh
mục Tính 1951 -
1953
13. Linh
mục Tính phụ
trách
14. Linh
mục Chính phụ trách
15. Linh
mục Châu phụ
trách
16. Linh
mục Thìn phụ
trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Vinh, quê Cương Gián, qua đời tại giáo
xứ Xã Đoài.
2.
Linh mục Thuận, quê Cương Gián, hiện ở Úc.
Số 92: KIM ĐÔI XÃ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kim Đôi xã nay là xã Thạch Kim?
Như đã nói
trên, trong phúc trình có tới ba xóm đạo mang tên Kim Đôi, cả ba nơi đều đã có
nhà thờ đàng hoàng và do các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kim Đôi như
đã nói ở số 75, còn hai xóm đạo Kim Đôi xã nói đây và Kim đôi mõm sẽ nói sau,
chắc chắn chúng thuộc vùng Cửa Sót xã Thạch Kim, trước thuộc huyện Can Lộc, nay
thuộc huyện Thạch Hà.
Trở lại Kim
Đôi xã, thiết tưởng phúc trình có ý nói đến một vùng rộng lớn thuộc Bắc Cửa Sót
(xem số 94 sẽ nói sau). Đồng thời là
trung tâm của vùng này như sách Đại Nam nhất thống chí Hà Tĩnh trang 60 ghi nhận
trạm Kim Đôi tức trạm Cửa Sót ở làng Kim
Đôi huyện Can Lộc. Nam suốt đến trạm Hổ Độ, Bắc suốt đến trạm Uy Viển thuộc
huyện Nghi Xuân.
Nếu vậy thì Kim Đôi xã mà phúc trình đề cập chính
là xã Thạch Kim bây giờ.
(xem thêm số 93 dưới đây).
Số 93: KIM ĐÔI MÕM
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Tác giả sách
Dòng Tên trong xã hội Đại Việt ghi là Kim
dôi môm. Tuy nhiên, đây phải là Kim
đôi mõm nếu phân tích tỉ mỉ nguyên bản phúc trình và vị trí địa lý vùng
này. Về địa danh Kim Đôi có những điểm
đáng lưu ý:
1.
Nó thuộc phạm vi Cửa Sót, mà sách Đại Nam nhất
thống chí Hà Tĩnh, Quyển 13, trang 54, 60 nói là cửa Tấn sót, trạm Cửa Sót tức trạm Kim Đôi ở làng Kim
Đôi.
2.
Bản đồ địa dư Đông Dương 1935 ghi nhận tại vùng
Cửa Sót, phía Nam có Mũi Sót nhô ra biển,
phía Bắc có địa danh Kim Đôi.
3.
Giáo sĩ Đắc Lộ ghi nhận Cua Sot trên bản đồ 1650.
4.
Trên đường bị áp tải vào Đàng Trong (Bố Chính,
Quảng Bình), Giáo sĩ Đắc Lộ đã đi qua đây.
5.
Khi từ Bố Chính trở ra Nghệ An trên con thuyền
mà giáo dân tân tòng Bố Chính đã tặng để tỏ lòng biết ơn ngài đã vào, đã ở lại
nhà hai giáo dân sốt sắng Phêrô, Anrê Tri và ban phép rửa cho 112 người trong
ba ngày cư trú ở đây…
Tất cả những
điều nói trên có thể là giả thiết, nhưng thiết tưởng không sai sự thật cho lắm.
Riêng về Kim đôi mõm, phải chăng là vùng Mũi Sót mà tác giả muốn so sánh địa danh này với cái mõm của con vật,
cụ thể mõm con chó. Bởi vì, địa thế Mũi Sót xưa nay trông giống như vậy.
Từ Kim Đôi
này phát xuất một số nhân vật đạo đời. Chẳng hạn, dòng họ ông bà Nguyễn Thìn, gốc
Kim Đôi, dời cư ra Làng Thơi sau sang làng Tân Yên, Quỳnh Lưu (Nghệ An). Xuống
hàng con, ông Nguyễn Lưu Phương có Nguyễn Văn Đức là con thứ sáu, sinh con đầu
lòng là Nguyễn Trung Hiếu di cư vào Nam 1954, năm 1975 di tản sang Mỹ. Ông Hiếu
đã đỗ ba Tiến sĩ, là Nhân viên Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ. Ngoài ra, hai người em của
ông là Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thảo và Linh mục Tiến sĩ Nguyễn Công Minh
cùng nhiều cháu chắt là Bác sĩ, Cử nhân…
Ngày nay Kim Đôi đang là một họ giáo thuộc xứ
Trung Nghĩa nằm trong địa bàn xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 12x35m (1977)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 2.690 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ:
1. Linh
mục Gioan Baotixita Minh, quê họ Kim Đôi, thụ phong 1888, qua đời 1927
2. Linh
mục Phanxicô Xaviê Lý, quê giáo họ Kim Đôi, thụ phong 1891, qua đời 1939 tại
gáio xứ Làng Truông
3. Linh
mục Gioan Baotixita Vinh, quê giáo họ Kim Đôi, thụ phong 1894, qua đời 1931 tại
quê hương
4. Linh
mục Phêrô Thọ, quê Kim Đôi, thụ phong 1917, qua đời 1937 tại gáio xứ Ninh Cường
5. Linh
mục Antôn Ngọc, quê giáo họ Kim Đôi, thụ phong 1941, qua đời 1966 tại giáo xứ
Nghĩa Yên
6. Linh
mục Chuyên, quê Kim Đôi, thụ phong 1963, qua đời 1994 tại Xã Đoài
7. Linh
mục Giuse Nguyễn Thanh Hương, quê giáo họ Kim Đôi, thụ phong 1966…
Số 94: KẺ SÓT
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Sót là địa danh dân cư sinh sống tại
vùng Cửa Sót (Cua Sot).
Chính Giáo
sĩ Đắc Lộ đã ghi rõ hai chữ “Cua Sot”
này trên bản đồ 1650 của ngài (xem thêm các số
75, 92, 93).
Thông thường
xưa cũng như nay, khi nhắc đến Kẻ Sót, Cửa Sót người ta liên tưởng đến một vùng
dân cư chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản mà phần đông là Công giáo
thuộc các xứ đạo trong vùng. Đứng đầu là giáo xứ Trung Nghĩa với các họ có tên trong phúc trình như Kim Đôi, Chợ Huyện
(Vĩnh Lộc), Đông Kỳ và Cương Gián nay thuộc xứ Cam Lâm.
Ngày nay Trung Nghĩa nằm trong địa bàn xã Thạch
Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Văn Hạnh:
- Thành
lập: Tên từ năm 1676 là Kẻ Sót,
Kim Đôi xã, Kim Đôi mõm. Năm 1875,
tách khỏi Kẻ Nhím lập thành giáo xứ lấy tên Phú Nghĩa, sau gọi là Trung Nghĩa.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 4.121
Năm 1996: 8.843
- Các
giáo họ:
1. Họ Trung Nghĩa (họ trị sở)
- Nhà thờ: 15x45m (1995)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.973 (1996)
2. Họ Trung Cự
- Nhà thờ: 10x30m (1919)
- Quan thầy: Chúa Kitô Vua
- Số giáo dân: 1.292 (1996)
3. Họ Xuân Hải
- Nhà thờ: 11x21m (1985)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 805 (1996)
4. Họ Kim Đôi (xem số 93 nói trên)
5. Họ Đông Kỳ (xem số 95 nói sau)
6. Họ Mỹ Lộc (xem số 121 nói sau)
7. Họ Tân Phong
- Nhà thờ: 5,5x11m (1980)
- Quan thầy: Trái Tim Đức Mẹ
- Số giáo dân: 473 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Trúc 1875
2. Linh
mục Huấn 1885 - 1888
3. Linh
mục Hoàn 1888 - 1889
4. Linh
mục Khâm 1889 - 1911
5. Linh
mục Cao Hữu Hân 1911 - 1926
6. Linh
mục Điền 1926 -
1930
7. Linh
mục Lý 1930 -
1935
8. Linh
mục Huệ 1935 - 1939
9. Linh
mục Lễ 1939 -
1942
10. Linh
mục Cảnh 1942 -
1947
11. Linh
mục Lâm 1947 -
1948
12. Linh
mục Hiêng 1948 -
1950
13. Linh
mục Ái 1950 -
1952
14. Linh
mục Phước 1952 - 1956
15. Linh
mục Hợp 1956
16. Linh
mục Ái 1967
17. Linh
mục Định
18. Linh
mục Đức
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Giuse Thiện, quê Trung Cự, thụ phong
1873, qua đời 1886 tại Hòa Ninh
2.
Linh mục Gioan Baotixita Bân, quê Mỹ Lộc, thụ
phong 1912, qua đời 1920 tại Tràng Đình
3.
Linh mục Gioan Baotixita Ninh, quê Trung Nghĩa,
thụ phong 1928, qua đời 1932 tại quê hương
4.
Linh mục Giue Phác, quê Trung Nghĩa, thụ phong
1952
5.
Linh mục Antôn Hưởng, quê Trung Cự, thụ phong
1994…
(Xem thêm họ Kim Đôi (số 93) nói trên)
Số 95: KẺ ĐÒǓ KHÌ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Đòǔ Khì đọc được là Kẻ Đồng Khì.
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, trong giáo xứ Trung Nghĩa thuộc hạt Văn Hạnh có họ Đông Kỳ.
Theo chúng
tôi, Đông Kỳ chính là biến thể của Kẻ Đồng Khì. Hay nói đúng hơn, xóm đạo Kẻ Đồng Khì này là tiền thân của họ
giáo Đông Kỳ đang có hôm nay:
- Nhà thờ: 8,5x16m (1939)
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 214 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 96: CHỢ CHẾ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Sách Đại Nam
nhất thống chí Hà Tĩnh, trang 81 ghi Chợ
Chế ở xã Quả Phẩm, huyện Nghi Xuân, là một chợ lớn ở huyện này.
Sách Tên
Làng Xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 102 ghi nhận xã Tam Chế Thượng, xã Tam
Chế Hạ thuộc tổng Tam Chế, huyện Nghi Xuân. Trang 99 ghi nhận Đan Chế, tên của
một xã thuộc tổng Trung, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngoài ra, bản
đồ địa dư Đông Dương 1935 ghi nhận Đan Chế nằm ở phía Tây sông Nghèn, thuộc
vùng giáo xứ Lộc Thủy, hạt Văn Hạnh bây giờ. Đan Chế cùng với Lộc Yên, Châu
Lâm, Lặc Sơ và Đan Cảnh là tên của những họ giáo trước đây thuộc xứ Lộc Thủy,
nay không còn nữa.
Theo chúng
tôi, Chợ Chế ở xã Quả Phẩm, huyện Nghi Xuân là đúng và hợp
vùng đang xét hơn cả. Điều chưa rõ là hiện nay Chợ Chế thuộc địa phương nào
trong huyện Nghi Xuân và hiện tình Công giáo ở đó như thế nào?
Số 97: PHÙ TĂCH
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Phù Tăch đọc được là Phù Thạch.
Sách La Sơn
Phu Tử, Hoàng Xuân Hãn, trang 44, 45 và 115 viết về Phù Thạch nằm trong vùng Hồng Lam và là Trấn sở Nghệ An, đã ghi nhận
như sau:
- “La giang (sông La) quanh co hai khúc, Đông tiến rồi lại Bắc tiến
gặp Lam giang (sông Lam) ở phía
- “Trong thời Mạc, trị sở chắc chắn vẫn ở
đây. Đầu đời Trung Hưng, Phù Thạch vẫn là lị sở. Năm Dương Hòa thứ bảy (1614)
các quan xin lập vọng từ Chiêu Trưng D(ại Vương, tức là Lê Khôi, con anh vua Lê
Lợi…”.
Bản đồ địa
dư Đông Dương cũng ghi rõ Phù Thạch
nằm ở bờ Bắc sông Cả (sông Lam), nơi có sông Linh Giang, Hói Ban cách Gia Hòa
(nằm bên bờ Nam sông Cả) chừng 15 km về phía Đông Bắc.
Ngoài ra, về
phương diện tôn giáo trước đây có tên họ Yên Trạch thuộc xứ Gia Hòa, một giáo xứ
có bề dày lịch sử với những họ giáo khá kỳ cựu như: Tả Ao[26],
Vạn Thổ Chu, Vạn Ngọc Lân…
Ngày nay Gia Hòa nằm trong địa bàn xã Xuân An,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Cầu Rầm:
- Thành
lập: Ngày 14.12.1889, tách từ giáo xứ Mỹ Dụ
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.253
Năm 1996: 2.218
- Các
giáo họ:
1. Họ Gia Hòa
- Nhà thờ: 13x28x15m
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 804 (1996)
2. Họ Xuân Hòa
- Nhà thờ: 10x20m
- Quan thầy: Chúa Kitô Vua
- Số giáo dân: 631 (1996)
3. Họ Yên Lĩnh
- Nhà thờ: 8x20m
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 462 (1996)
4. Họ Yên Hòa
- Nhà thờ: 5x17m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 254 (1996)
5. Họ Tả Ao
- Nhà thờ: 4x7m
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 67 (1996)
Ngoài ra các
họ: Khải Mông, Vạn Thổ Chu, Vạn Ngọc Lân, Thổ Chu, Yên Trạch không còn.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Dược 1889 - 1884
2. Linh
mục Phong 1894 -
1904
3. Linh
mục Tường 1904 -
1920
4. Linh
mục Vĩnh 1920 -
1927
5. Linh
mục Minh 1927 -
1938
6. Linh
mục Cai 1938 -
1943
7. Linh
mục Đồng 1943 -
1953
8. Linh
mục Tính 1953 - 1987
9. Linh
mục Châu 1987 -
1994
10. Linh
mục Thìn 1994 …
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Chất
2.
Linh mục Tôn
3.
Linh mục Lạc
4.
Linh mục Ân
5.
Linh mục Ngọc
6.
Linh mục Vĩnh (dòng Phanxicô, Nha Trang)…
Số 98: HAT LA
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 99: PHÙ TĂM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 100: PHI CAỎ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Phi Caỏ hay đúng hơn là Phi Quả (xem số 103 nói sau).
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, sách Tên làng xã Việt Nam, trang 99,
100 về huyện Thanh Chương có tên giáp Phi Nha thuộc tổng Bích Triều và xã Minh
Cảo thuộc tổng Vũ Liệt?
Số 101:
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Sách tên
làng xã Việt Nam, trang 100 ghi nhận Nam Hoa Đông là tên của một xã thuộc tổng
Nam Hoa, huyện Thanh Chương.
Điều không
rõ là hiện nay Nam Hoa Đông thuộc địa phương nào và hiện tình Công giáo ở đó ra
sao?
Số 102:
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Nam Hǒa Tứ đọc được là Nam Hoa Tứ.
Sách tên
làng xã Việt Nam, trang 100 có tên xã Nam Hoa Tứ thuộc tổng Nam Hoa, huyện
Thanh Chương.
Cũng như Nam
Hoa Đông nói trên, chúng tôi chưa rõ hiện nay Nam Hoa Tứ được đổi thành tên gì
và vị trí chính xác ở đâu, hiện tình Công giáo ở đó như thế nào? Tuy nhiên,
giáo xứ Kỷ Tùng nằm trong địa bàn xã Đức La, Đức Xá, Đức Quang, huyện Đức Thọ
có một họ giáo mang tên tương tự là Hạ Tứ:
- Nhà thờ: 9x27m
- Quan thầy: Đức Mẹ Truyền Tin
- Số giáo dân: 166 (1996)
Số 103: LÀNG CAU
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ
và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Làng Cau đúng hơn là Làng Cầu.
Làng Cầu từng là trụ sở chính của Nghệ An, được nhắc đến nhiều trong thời khai phá của
các thừa sai dòng Tên như phúc trình 1647 của Linh mục dòng Tên Jean Cabral ghi
nhận:
“… Lang Cau (Làng Cầu) là trụ sở chính của Nghệ An (…) Chúng tôi đã ở lại đây 7 hay 8 ngày, bởi vì
các giáo hữu của tỉnh này là tốt hơn hết về sự nhiệt tình cũng như về số lượng.
Nhà thờ khá khang trang và ở một nơi khá riêng rẽ, để có thể hội họp đông mà
không gây sự chú ý. Tôi muốn chờ đợi tất cả những giáo hữu muốn gặp tôi và họ
đã đông đến nỗi không thể tìm được chỗ ở cho họ trú ngụ.
Một số người phải đi bộ 4 hay 5 ngày đường
hoặc hơn, người ta đã báo trước cho họ, cùng với vợ con. Số người xưng tội rước
lễ đông đến nỗi các thừa sai không còn thời giờ đọc kinh nguyện. Họ ban phép
cáo giải suốt đêm và tôi đã phải thức dậy và đi đến nhà thờ bảo họ là phải đi
nghỉ một lúc; cũng có nhiều người xin lãnh phép Rửa và vì Mùa Chay đã bắt đầu
nên giáo hữu đã làm việc đền tội một cách nghiêm khắc và sốt sắng lạ lùng.
Làng này hầu như toàn tòng và phải thấy là
khi chúng tôi thức dậy và đánh hiệu lệnh cầu nguyện có một âm điệu dịu dàng và
cao siêu vang lên như thế nào: đó là trong tất cả các gia đình người ta đã đọc
bổn và đọc kinh cầu…”[27].
Đến thời các
Đại diện Tông tòa, đầu năm 1670 Đức Giám mục Lambert de la Motte phân công địa bàn hoạt động mục vụ và chỗ ở cho
9 linh mục bản xứ coi sóc các bổn đạo Đàng Ngoài, trong đó: “Linh mục Martin Mật ở Lang Cau (Làng Cầu),
phụ trách Bắc Nghệ An; Linh mục Léon Tru
(Văn Trụ) ở Ke Lan (Kẻ Lần), phụ trách Nam Nghệ An và Bắc Bố Chính
(Quảng Bình)”[28].
Hay rõ hơn,
khi đề cập vấn đề nêu trên tác giả Adrien Launay viết: “Linh mục Mactinô Mật, thường trú tại xứ Lang Cau, có trách nhiệm coi
sóc các nhà thờ tính từ xứ Lang Cau này ra tới giáp tỉnh Thanh Hóa. Linh mục
Lêông Văn Trụ, thường trú tại xứ Ke Lan, coi sóc các nhà thờ tính từ xứ Ke Lan
này vào tới Bắc sông Gianh”[29].
Một xứ đạo
đã từng là trụ sở chính - trung tâm mục vụ của Nghệ An (lúc bấy giờ bao gồm cả
Hà Tĩnh) - vậy mà cho đến nay chưa rõ vị trí chính xác của Làng cầu này nằm ở
đâu?
Có người
nói: “Lang Cau có thể ở trong vùng Hưng
Nguyên của Nghệ An (xứ Mỗ Vĩnh có họ lẻ là Làng Cầu) và Kẻ Lân có thể trong
vùng Đức Thọ - Can Lộc của Hà Tĩnh”[30]…
(?!).
Chúng tôi
ghi nhận ý kiến nêu trên và mong tác giả cung cấp thêm tư liệu xác thực liên
quan đến Làng Cầu. Riêng chúng tôi, xin được trưng dẫn một số tư liệu về vị trí
Làng Cầu:
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 cho thấy vị trí Làng
Cầu nằm gần trung tâm Thịnh Quả (tức tổng Thịnh Quả hay tổng Thịnh Cảo[31])
trên cùng một dãy với Thọ Ninh (Thọ Kỳ), Yên Phú (An Phú), Chợ Thượng, cầu Chợ
Thượng… thuộc tổng Việt Yên, phía Bắc là sông Ngàn Cả, phía Đông là ngã ba Rú
Thành, phía Nam là sông La, phía Tây là đường ray xe lửa Bắc Nam. Đường ray này
cắt ngang sông La (phía Nam) tại cầu Chợ Thượng (Yên Thượng), cách nhà thờ Thọ
Ninh chừng 500 mét và sông Ngàn Cả phía Bắc tại cầu Yên Sơn (Yên Xuân), hai cầu
cách nhau chừng 8 km.
Như chúng ta
biết, Nghệ An với Hà tĩnh vốn là một khối Hoan Châu nhưng có thời được tách
thành hai tỉnh riêng biệt và có thời lại sáp nhập thành một. Mỗi lần như thế, hầu
hết các làng xã được đổi ra tên mới. Cụ thể năm 1953, riêng tại vùng “La sơn
huyện” này, phần lớn các xã mang tên Đức ở đầu như: Đức Châu, Đức Tùng, thuộc tổng
Thịnh Quả; Đức Minh (Liên Minh, Thọ Ninh), Đức Tân (Yên Thượng), Đức Yên (Nghĩa
Yên) thuộc tổng Việt Yên…
Thực trạng
vùng này ngày nay vẫn còn tên truyền tụng Thịnh Quả trong đó Đức Tùng là trung tâm của Thịnh Quả xưa.
Hay nói cách khác, vị trí Làng Cầu mà bản đồ Đông Dương ghi nhận nêu trên nay
thuộc xã Đức Tùng, giới bạn bởi Hói Đài ở phía Bắc phát xuất từ rú Thiên Nhẫn
(rú Nghìn) ở hía Tây đổ ra sông Ngàn Cả tại xóm Làng Đài, nơi có chùa Làng Đài.
Hói Tròi ở phía
Ngày nay địa
danh Làng Cầu, Chợ Cầu tuy tuy không còn nữa, nhưng vẫn còn tên xóm Chợ Cầu, bến
Chợ Cầu, vực Chợ Cầu. Nói cách khác, Làng Cầu với Chợ Cầu rất có thể đã từgn ít
nhiều có mối liên hệ, qua lại với nhau nên mới có một bến đò chung mang tên bến
Chợ Cầu…
Như vậy, ý
kiến cho rằng Làng Cầu là họ giáo xưa của xứ Mỗ Vĩnh[32] nằm
trong địa bàn huyện Thanh Chương, Phủ Anh Đô là không phù hợp. Bởi vì, Làng Cầu mà tác giả phúc trình đang nói tới
thuộc Phủ Đức Quang chứ không phải thuộc Phủ Anh Đô!
Nói tóm lại,
địa danh Làng Cầu mà phúc trình 1647 của Thừa sai Jean Cabral, phúc trình 1676
của Thừa sai E. Ferreyra ghi nhận cũng như Làng Cầu có tên trong bản đồ địa dư
Đông Dương 1935 là một. Điều chưa rõ là hai chữ Làng Cầu đã được đổi thành tên
gì, chỉ biết rằng vị trí Làng Cầu trước
đây hiện nằm trong địa bàn xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Hay nói cách
khác, Làng Cầu nằm bên bờ Bắc sông La, cách Thọ Ninh (xã Liên Minh) bởi Hòi
Tròi và cách xã Đức Châu bởi Hói Đài. Hiện trong địa bàn xã Đức Tùng này không
còn người theo Công giáo.
Số 104: KẺ PHUỐNG
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ
và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Kẻ Phuống là nơi trước kia có Chợ Phuống, hay là giáo xứ Văn Thành nằm ngang cùng một dãy với Kẻ
Mui, Phố Quát nên buôn bán khá phồn thịnh.

- Thành
lập: Năm 1922, tách từ giáo xứ Mỗ Vĩnh
- Số
giáo dân: Năm 1945: 679
Năm 1996: 1.962
- Các
giáo họ:
1. Họ Văn Thành (họ trị sở)
- Nhà thờ: 14x36m (1994)
- Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
- Số giáo dân: 592 (1996)
2. Họ Phúc Yên
- Nhà thờ: 9x22m (1996)
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 861 (1996)
3. Họ Ao Điền
- Nhà thờ: 8x20m
- Quan thầy: Đức Mẹ
- Số giáo dân: 353 (1996)
4. Họ Xuân Tân
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 685 (1996)
Ngoài ra,
các họ Lương Điền, Trung Thành, Hào Phú, Như Thành, Cồng Vọng không còn?
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Vinh 1922 -
1924
2. Linh
mục Trường 1924 - 1928
3. Linh
mục Mục 1928
- 1930
4. Linh
mục Đức 1930 -
1937
5. Linh
mục Biện 1937 -
1939
6. Linh
mục Kính 1939 -
1943
7. Linh
mục Thân 1943 -
1956
8. Linh
mục Chuyên 1964 - 1973
9. Linh
mục Khánh 1973
10. Linh
mục Giáo …
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 105: KẺ RỐ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, ở giáo xứ Mỹ Dụ thuộc hạt Cầu Rầm
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có họ giáo mang tên na ná là Kẻ Mú. Và, tại xã Thạch Long, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh có một nơi gọi là Chợ
Rú mà người dân địa phương thường qua lại buôn bán. Tại Chợ Rú không có người
theo đạo Công giáo nhưng cách đó chừng 2 km có giáo xứ Lộc Thủy, hạt Văn Hạnh.
Không rõ những
địa danh vừa nêu liên hệ như thế nào với Kẻ Rố?
Số 106: HÀ DĔANG
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Hà Dĕang có thể đọc được là Hà Hương.
Sách Tên
làng xã Việt
Tại vùng
phía Tây ngã ba Núi Thành, có đền Cửa Vương nằm ở phía Nam Hói Tròi thuộc xã Đức
Châu, huyện Đức Thọ. Hai nơi này hiện không có người Công giáo.
Không rõ Hà
Dĕang với những địa phương vừa nêu có liên hệ với nhau như thế nào?
Số 107: DANG SƠN
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ
và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Sách Tên
làng xã Việt Nam trang 101 về tổng Đặng Xá, huyện Chân Lộc có xã Nam Sơn, không
rõ có liên hệ gì không?
Số 108: KẺ ĐĂÕ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Đăõ đọc được là Kẻ Đọng.
Kẻ Đọng là một
giáo xứ nằm trong địa bàn xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đang là một
giáo xứ thuộc hạt Nghĩa Yên:
- Thành
lập: Có tên từ hồi 1676. Năm 1918 tách khỏi Đông Tràng lập thành giáo xứ.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.565
Năm 1996: 2.418
- Các
giáo họ:
1. Họ Kẻ Đọng (họ trị sở)
- Nhà thờ: 12x26x31m (1995)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 1.740 (1996)
2. Họ Kẻ E
- Nhà thờ: 8x25m (1990)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 561 (1996)
3. Họ Kẻ Trúa
- Nhà thờ: 8x20m (1960)
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 117 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Đông 1918 - 1935
2. Linh
mục Lễ 1935 -
1936
3. Linh
mục Báu 1936 - 1938
4. Linh
mục Hữu 1938 -
1939
5. Linh
mục Lưu Bang 1939 - 1944
6. Linh
mục Lưu Kim 1944
7. Linh
mục Lưu Lĩnh 1944 - 1951
8. Linh
mục Lưu Hạnh 1951
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Lễ, quê Kẻ E, thụ phong 1918, qua
đời 1947 tại Lập Thạch
2.
Linh mục Phanxicô Xaviê Quyền, quê Kẻ E, thụ
phong 1923, qua đời 1953 tại Xã Đoài
3.
Linh mục Phêrô Đông, quê Kẻ Đọng, thụ phong
1924, qua đời 1953 tại Gia Hòa
4.
Linh mục Phêrô Nghi, quê giáo họ Kẻ E, thụ phong
năm 1928, qua đời năm 1972
5.
Linh mục Phanxicô Xaviê Án, quê Kẻ Đọng, thụ
phong 1935, qua đời 1970 tại Nhân Hòa
6.
Linh mục Phanxicô Dũng, quê Kẻ E, thụ phong
1938, qua đời 1948 tại Đan Sa
7.
Linh mục Gioan Hưởng, quê họ Kẻ E, thụ phong
1942, qua đời 1979 tại Qui Chính
8.
Linh mục Phêrô Định, quê Kẻ Đọng, thụ phong
1951, qua đời 1987 tại Trung Nghĩa
9.
Linh mục Phêrô Thái, quê Kẻ Đọng, thụ phong năm
1962
10. Linh
mục Phêrô Phan Đình Cư, Kẻ Đọng, thụ phong 1937, qua đời 1974 tại Miền
Số 109: TRANG BÃI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trang Bãi đúng hơn là Trại Bãi.
Hiện chưa
tìm ra địa phương liên quan đến địa danh này.
Số 110: KẺ TRẢI
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ
và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Kẻ Trải đúng hơn là Kẻ Trãy.
Kẻ Trãy nay
là làng Tri Lệ thuộc huyện Hương Sơn, gần Làng Gôi thuộc giáo xứ Kẻ Đọng. Hiện
tại làng Tri Lệ kh6ong còn dấu tích gì về Công giáo?
Số 111: AN ẤP
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Theo sách
Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 101 thì An Ấp nguyên là một tổng
hành chánh thuộc huyện Hương Sơn gồm có 6 xã, thôn, giáp là: xã An Ấp, thôn Thọ
Lộc, xã Tuần Lễ, giáp Ông Bùi, xã Phước Dương, An Bài.
Về phương diện
tôn giáo, hiện nay những nơi có ngườ theo đạo Công giáo ở An Ấp là Kẻ E tức Mai
Tốc thuộc Xã Sơn A2, một họ giáo của xứ Kẻ Đọng; Yên Bài, Kẻ Sét, của
xứ Đông Tràng thuộc hạt Nghĩa Yên.
Số 112: KẺ GỒI
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ
và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Kẻ Gồi nay là làng Gối Mỹ.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 Chợ Gồi nằm cạnh Gồi Vị, gần Kẻ Nại như đã nói ở số 67.
Những địa danh vừa nêu nằm ở bờ Bắc sông Ngàn Phố sánh với phía bên kia sông
này là Đông Tràng, một giáo xứ nằm trong địa bàn huyện Hương Sơn.
Làng Gối Mỹ, nơi hiện có Chợ Gồi được mô tả:
Từ Đông Tràng, nơi có Chợ Choi qua đò sang Gôi, Chợ Gôi tức họ Yên Bài thuộc xứ
Đông Tràng, vượt núi Kẻ Đọng để sang đò Vạn Rú, Vạn Lộc sang Nam Đàn. Chợ Gôi
cách Qui Chính 7 km đường hcim bay, 15 km đường bộ, 25 km đường sông.
Ngày nay Yên Bài là một họ giáo thuộc xứ Đông
Tràng, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 9x23m
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 417 (1996)
Số 113: VỨC
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Sách Tên
làng xã Việt Nam, trang 101 về tổng Đặng Xá, huyện Chân Lộc thấy có tên xã Nam
Sơn. Còn trong giáo hạt Ngàn Sâu đang có một giáo xứ mang tên là Thọ Vực thuộc
địa bàn hạt Ngàn Sâu, xã Hà Linh, huyện Hương Khê:
- Thành
lập: Năm 1973, tách từ giáo xứ Vạn Căn
- Số
giáo dân: Năm 1945: 394
Năm 1996:
- Các
giáo họ:
1. Họ Thọ Vực
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 385 (1996)
2. Họ Vĩnh Yên
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 161 (1996)
3. Họ Trại Trăn
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 189 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Ân 1937 -
1938
2. Linh
mục Mục 1938 -
1939
3. Linh
mục Năm 1939 -
1940
4. Linh
mục Triều 1940 -
1945
5. Linh
mục Tạo 1946 -
1951
6. Linh
mục Lưu 1951 -
1953
7. Linh
mục Phúc phụ
trách
8. Linh
mục Duyệt phụ
trách
9. Linh
mục Thìn phụ trách
10. Linh
mục Phượng phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phanxicô Xaviê Chỉnh, quê giáo họ Thọ Vực,
thụ phong 1951, qua đời 1974 tại Đại chủng viện Vinh - Thanh.
2.
Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Tâm, quê ?,
thụ phong ?, hiện ở Mỹ.
Số 114: BÊN LÔI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bên Lôi đúng hơn là Bến Lợi.
Bến Lợi là một
họ đạo cũ của giáo xứ Kẻ Mui, cách thị trấn Đức Thọ 15 km.
Điều chưa rõ
là hiện nay Bến Lợi được đổi thành tên gì và có trực thuộc giáo xứ Kẻ Mui nữa
hay không?
Số 115: KẺ MUI
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Địa danh này
được thấy viết khác nhau trong một vài văn bản kê khai theo niên biểu như sau:
- Ngày
22.12.1679 trong thư gửi quyền Đại diện Tông tòa, Linh mục E. Ferreyra cho biết
dòng Tên có 7 trú sở tại Đàng Ngoài trong đó ghi nhận: “Trú sở thứ 7 ở Nghệ An, trước tại làng Ki Lan (Khi Lan), nhưng vừa rồi
do có truy nã nên tạm dời tới làng Kẻ Mui…”.
- Năm 1684,
thừa sai
- Năm 1707[34],
Đức Giám mục De Bourges kê khai chi tiết về địa điểm, nhà thờ, số giáo dân do
các thừa sai dòng Tên phụ trách trong đó ở Nghệ An có 4 cơ sở:
“- Đông
Thành 25 nhà thờ nhà nguyện 2.555 bổn đạo
- Làng
Einh (Ênh) 30 nhà thờ nhà nguyện 2.636 bổn đạo
- Kẻ Muy
(Mui) 25 nhà thờ nhà nguyện 2.120 bổn đạo
- An Nhiên 33
nhà thờ nhà nguyện 4.130 bổn đạo”.
Thời sơ khai
Kẻ Mui được ghi nhận như thế, nhưng khi thành lập giáo phận năm 1846, Kẻ Mui chỉ
là một giáo xứ thường và có khi đã được đổi tên sang Hương Sơn như bản tổng kết
ngày 07.12.1874 của Đức Giám mục Gauthier Ngô Gia Hậu nói về những thiệt hại
sau biến cố Văn Thân năm đó[35].
Kẻ Mui ngày
nay đang là một giáo xứ lớn. Theo nhận định của một số bà con Việt Kiều về thăm
quê dịp Đại Năm Thánh 2000 nhà thờ Kẻ Mui đẹp vào hạng nhất nhì giáo phận. Dưới
đây là bài báo “Nét mới ở giáo xứ Kẻ
Mui” của tác giả Phùng Ngọc Cẩn, đang trên báo Công giáo và Dân tộc năm 1996:
“Giáo xứ Kẻ Mui tọa lạc trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà tĩnh, trải dài theo đường số 8 từ biên giới Việt Lào đến
giáp ranh giới Nghệ An. Giáo xứ gồm 11 họ đạo với khoảng 7.000 giáo dân, sống rải
rác trên một địa bàn rộng lớn.
Đối với những ai xuôi ngược trên đường số 8,
giáo xứ Kẻ Mui được nhận diện từ xa bởi mái vòm của ngôi thánh đường cao 28
mét, một biểu trưng cho sức sống mới của một xứ đạo vùng cao.
Ngôi thánh đường mới với kiến trục đẹp là
thành quả và niềm tự hào của người giáo dân Kẻ Mui. Ngôi thánh đường cũ của
giáo xứ đã xuống cấp trầm trọng và ngôi thánh đường mới đã được cố linh mục
Phùng Mai Lĩnh cùng toàn thể bà con giáo dân nghĩ đến từ năm 1989. Cố linh mục
Phùng Mai Lĩnh đã kêu gọi sự tiết kiệm của mọi người cũng như gom góp những
nguyên vật liệu mà các họ đạo có được như cát, sỏi, cốp pha… Ngoài ra các họ đạo
trong giáo xứ còn chia nhau lao động công quả, bảo đảm đầy đủ nhân lực trong
khi thi công. Bất cứ lúc nào nghe tiếng chuông báo tin, dù giữa trưa hè oi bức
hay giữa đêm khuya rả rích mưa dầm, mọi người đều luôn luôn sẵn sàng bốc vác xi
măng, sắt thép. Suốt hơn hai mươi năm, cuối cùng ngôi thánh đường mới đã thành
hình và ngày 24.10.1996, Đức Giám mục giáo phận Vinh đã dâng thánh lễ đồng tế
cùng với 40 linh mục trong giáo phận khánh thành thánh đường giáo xứ Kẻ Mui.
Cùng với ngôi thánh đường mới, quang cảnh
nhà xứ cũng đã trở nên tươi sáng hơn. Các dãy nhà được tu sửa lại để người giáo
dân từ các họ đạo xa về vào những dịp lễ lớn có chỗ trú chân. Sự dời dân về quần
tụ chung quanh nhà thờ cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Giáo xứ Kẻ Mui những năm gần đây còn có thêm
nhiều khởi sắc khác, nhất là từ khi linh mục Phan Duy Thông được bổ nhiệm làm
linh mục chánh xứ từ cuối năm 1990. Ngài quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục,
luôn động viên và khích lệ con em trong giáo xứ đi học. Từ một giáo xứ mà xưa
nay chưa có một giáo dân nào có được một tấm bằng Cử nhân thì nay đã có 25 em
đang theo học các trường Đại học trong cả nước.
Mới đây được sự giúp đỡ, linh mục chánh xứ
đã cho xây dựng ở địa bàn giáo họ Yên Hòa (vùng chài lưới) một ngôi trường học
mới tạo điều kiện xóa mù chữ cho con em trong khu vực. Mùa hè vừa qua, giáo xứ
còn tổ chức các lớp Anh văn hoàn toàn miễn phí với khoảng 100 em theo học.
Ngoài ra còn có các lớp học đàn, học nhạc.
Có thể nói được giáo xứ Kẻ Mui đã có được
nhiều nét đẹp trong những năm gần đây”.
Ngày nay Kẻ Mui nằm trong địa bàn xã Thông
Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Nghĩa Yên:
- Thành
lập: Có tên từ 1676. Năm 1905 chính thức thành xứ, tách từ Đông Tràng.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.342
Năm 1996: 6.847
- Các
giáo họ:
1. Họ Kẻ Mui
- Nhà thờ: 14x50m (1996)
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 773 (1996)
2. Họ Tịnh Di
- Nhà thờ: 9x29m
- Quan thầy: Đức Mẹ Truyền Tin
- Số giáo dân: 398 (1996)
3. Họ Yên Quát
- Nhà thờ: 8x20m
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 705 (1996)
4. Họ Trang Mỹ (Kẻ Mõ)
- Nhà thờ: 7x15m
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 303 (1996)
5. Họ Kim Cương
- Nhà thờ: 7x15m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 884 (1996)
6. Họ Tân Thành (Đồng Đều)
- Nhà thờ: 7x20m
- Quan thầy: Thánh Anna
- Số giáo dân: 335 (1996)
7. Họ Đức Vọng
- Nhà thờ: 5,5x10m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 945 (1996)
8. Họ Hà Tân
- Nhà thờ: 5x7m
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 182 (1996)
9. Họ Yên Hòa
- Nhà thờ: 10x25m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.142 (1996)
10. Họ Khe Sắn
- Nhà thờ: 9x25m
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 1.230 (1996)
Ngoài ra các
họ: Vạn Nẫm và Phố Châu không còn?
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hướng 1905 - 1909
2. Linh
mục Vĩnh 1911 -
1913
3. Linh
mục Đông 1913 - 1918
4. Linh
mục Khang 1918 - 1921
5. Linh
mục Giảm 1921 -
1929
6. Linh
mục Dũ 1929 -
1936
7. Linh
mục Lễ 1936 -
1938
8. Linh
mục Báu 1938 - 1943
9. Linh
mục Đề I 1944 - 1951
10. Linh
mục Khang II 1951 -
1953
11. Linh
mục Tính phụ trách 1953
12. Linh
mục Khang II 1954 -
1956
13. Linh
mục Lĩnh 1956 - 1994
14. Linh
mục Thông 1994 …
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Phúc, sinh 1874, quê Kẻ Mui, thụ
phong 1909, qua đời 1947 tại Điên Yên
2.
Linh mục Phêrô Cần, quê Kẻ Mui, thụ phong 1823
3.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Yên, sinh 1836, quê Kẻ
Mui, thụ phong 1875, qua đời 1906 tại Bảo Nham
4.
Linh mục Inhaxiô Bùi Quang Diệm, sinh 1921, quê
Kẻ Mui, thụ phong 1951, dòng Chúa Cứu Thế, Sàigòn
5.
Linh mục Gioan Hồ Hán Thanh, sinh 1930, quê Kẻ
Mui, thụ phong 1966, giáo phận Buôn Mê Thuột
6.
Linh mục Phêrô Bùi Văn Huyên, sinh 1932, quê Kẻ
Mui, thụ phong 1965
7.
Linh mục Gioan Baotixita Cát, sinh 1930, quê Kẻ
Mui, thụ phong 1966, qua đời 1988 tại Phúc Lộc.
Số 116: KẺ PHỐ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Theo những
gì tìm hiểu sơ khởi thì vùng này có những tên phố:
- Phố Su
(xem số 153: Cây Sou nói sau).
- Phố Châu
là tên của một họ giáo thuộc xứ Kẻ Mui trước đây nhưng nay không còn nữa.
- Phố Quát
nguyên là tên của một khu phố, cũng là tên của một họ giáo thuộc xứ Kẻ Mui xưa
nay nhưng không rõ diễn tiến thời cuộc thay đổi như thế nào mà hiện chỉ thấy
còn lại Yên Quát, tên của một họ giáo thuộc xứ Kẻ Mui.
Như vậy phải
chăng Phố Quát là tiền thân của Yên Quát thuộc giáo xứ Kẻ Mui nằm trong
địa bàn xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 8x20m
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 705 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ:
1. Linh mục Phêrô Nguyễn Đăng Khoa, quê
Phố Quát, xứ Kẻ Mui, Hương Sơn, Hà Tĩnh…
Số 117: DEA DÙ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Không rõ nguồn
gốc như thế nào, nhưng theo chúng tôi Dea
Dù là gốc hay tiền thân của Tịnh Di, tên của một xã thuộc tổng Hữu Bằng,
huyện Hương Sơn[36] và là tên của một họ giáo
thuộc xứ Kẻ Mui nằm trong địa bàn xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 9x22m
- Quan thầy: Đức Mẹ Truyền Tin
- Số giáo dân: 398 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 118: TAM SÃ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Tam Sã có thể là Tam Sa, Tam Đa.
Tam Đa hiện
nằm trong địa bàn xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ
thuộc hạt Văn Hạnh:
- Thành
lập: Năm 1973, tách từ giáo xứ Trại Lê
- Số
giáo dân: Năm 1945: 849
Năm 1996: 1.316
- Các
giáo họ:
1. Họ Tam Đa
- Nhà thờ: 14x42m (1992)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 436
2. Họ Tân Hưng
- Nhà thờ: 11x32m (1996)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 489
3. Họ Hưng Long
- Nhà thờ: 12x24m
- Quan thầy: Đức Mẹ Thăm Viếng
- Số giáo dân: 269
4. Họ Xuân Yên
- Nhà thờ: 10x23m (1995)
- Quan thầy: Thánh Anna
- Số giáo dân: 138
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Ngân 1937 -
1953
2. Linh
mục Hiền 1953 -
1956
3. Linh
mục Hợp 1965 -
1975
4. Linh
mục Hướng phụ trách
5. Linh
mục Thư 1994
6. Linh
mục Hoàng phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Trần An, quê Tam Đa, thụ phong
1930, qua đời 1963 tại Thổ Hoàng
2.
Linh mục Phêrô Trần Đình Báu, sinh 1901, quê Tam
Đa, thụ phong 1934 qua đời 1988 tại Vạn Phần
3.
Linh mục Thi, ở Cộng Hòa Liên Bang Đức
4.
Linh mục Khánh
Số 119: KẺ THUONG
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Thuong đúng hơn là Kẻ Thượng.
Kẻ Thượng là cư dân của địa phương nơi
có Chợ Thượng, cầu Chợ Thượng…
Sách Đại Nam
nhất thống chí Hà Tĩnh - Văn hóa Tùng thư 1965, trang 78 liệt kê các tên chợ
thuộc huyện La sơn, trong đó: “Chợ Thượng
ở xã Việt Yên Thượng, thuộc huyện La Sơn. Mặt trước chợ có sông lớn, buôn
bán rất sầm uất, các hàng, các hiệu liên tiếp san sát, là một chợ lớn ở vùng
này”.
Sách Tên
làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra của Viện
nghiên cứu Hán Nôm, trang 102 - 103 ghi nhận huyện La Sơn, tỉnh Nghệ Tĩnh có: “Tổng An Việt có 15 xã, thôn: An Việt Thượng (thôn trường Xuân, thôn Thọ Kỳ, thôn Vĩnh Thái, vạn Phúc Trung,
thôn Vĩnh Khánh, thôn Đại Dịch, thôn Vạn Phúc Đông, thôn An Hội), An Đồng, An
Trung, An Thái (thôn Thiên Tôn, thôn An Phú), Kính Kỵ, Ngải Lăng, An Việt Hạ”.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1927 - 1938 định rõ vị trí cầu
Chợ Thượng và Chợ Thượng nằm ở bờ
Bắc sông La như sách Đại Nam nhất thống chí Hà Tĩnh ghi nhận nói trên. Bên cạnh
đó, bản đồ này cũng cho thấy các địa danh thuộc tổng An Việt Thượng mà sách Tên
làng xã ghi nhận, nhưng phần lớn đã được đổi ra những tên tương tự, chẳng hạn: Thọ Ninh (Thọ Kỳ), Yên Phú (An Phú),
Yên Thái (An Thái), Tràng Xuân (Trường Xuân), Văn Hội (An Hội), vạn Phúc Đồng
(vạn Phúc Đông)… thuộc xã Việt Yên Thượng
(An Việt Thượng) nằm ở phía Bắc
sông La, giáp với Thịnh Quả (tổng Thịnh Cảo), Làng Cầu (xem số 103 nói trên). Sánh với bên kia sông
La là Yên Đông (An Đông), Yên Trung (An Trung)… thuộc xã Việt Yên Hạ (An Việt Hạ).
Tóm lại, về
mặt hành chánh An Việt Thượng (Việt Yên Thượng, Yên Thượng) là tên xã bao gồm
Thọ Kỳ (Thọ Ninh), An Phú (Yên Phú), Chợ Thượng, cầu Chợ Thượng… Về mặt tôn
giáo Kẻ Thượng đã được Thừa sai dòng Tên E. Ferreyra liệt kê là một trong số 90
xóm đạo thuộc phủ Đức Quang.
Như vậy, Kẻ Thượng chính là tiền thân của họ
giáo Yên Thượng nằm trong lòng xã Đức
Tân và là tiền thân của giáo xứ Thọ Kỳ
tức Thọ Ninh bây giờ.
Cũng cần nói
thêm, Thọ Ninh là nơi một thời đặt trụ sở Tòa Giám mục phó của địa phận Tây
Đàng Ngoài. Cũng là nơi có mộ hai Giám mục thừa sai nằm trong nhà thờ cũ và đã
tìm thấy đúng như thế khi đào rạn móng làm nhà thờ mới năm 1994. Thọ Ninh còn
là quê hương của trên dưới 150 linh mục, tu sĩ nam nữ trong ngoài giáo phận.
Ngày nay Thọ Ninh nằm trong địa bàn xã Liên Minh
(Đức Minh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Nghĩa
Yên:
- Thành
lập: Tên hồi 1676 là Kẻ Thượng, sang đầu thế kỷ XIX có tên là Thọ Kỳ, một
trong 18 giáo xứ có mặt lúc thành lập giáo phận 1846. Đầu thế kỷ XX Thọ Kỳ đổi
thành Thọ Ninh.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.859
Năm 1996: 2.800
- Các
giáo họ:
1. Họ Thọ Ninh
- Nhà thờ: 16x47m (1995)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 1.574 (1996)
2. Họ Yên Phú
- Nhà thờ: 14x35m (1992)
- Quan thầy: Đức Mẹ Thăm Viếng
- Số giáo dân: 956 (1996)
3. Họ Yên Lĩnh
- Nhà thờ: 10x25m (1993)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 163 (1996)
4. Họ Yên Thượng
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 94 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Thánh Phêrô Hoàng Khanh 1840 - 1841
2. Linh
mục Khánh 1878 - 1880
3. Linh
mục Dược 1880 - 1889
4. Linh
mục Nguyên 1889 - 1893
5. Linh
mục Lý 1893 -
1938
6. Linh
mục Uyển 1938 -
1942
7. Linh
mục Paulô Nhiên 1942 - 1945
8. Linh
mục Antôn Thường 1945 - 1952
9. Linh
mục Gioan Đậu 1952 - 1968
10. Linh
mục Giuse Hứa 1968 - 1975
11. Linh
mục Gioan Luyện 1975 - 1994
12. Linh
mục Paulô Hoàng 1994 …
- Các linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Liêm
2.
Linh mục Thuần
3.
Linh mục Điều
4.
Linh mục Hòa
5.
Linh mục Phong
6.
Linh mục Nguyên
7.
Linh mục Khiêm
8.
Linh mục Trị
9.
Linh mục Đạt
10. Linh
mục Thiện
11. Linh
mục Tưởng
12. Linh
mục Nhơn
13. Linh
mục Nhiên
14. Linh
mục Lĩnh
15. Linh
mục Kính
16. Linh
mục Tính
17. Linh
mục Quì
18. Linh
mục Khang
19. Linh
mục Luận
20. Linh
mục Hiền
21. Lm.
Trần Thanh Ngoạn
22. Linh
mục Đình
23. Linh
mục Hanh
24. Linh
mục Sâm
25. Linh
mục Hóa
26. Linh
mục Trọng
27. Linh
mục Tạo
28. Linh
mục Sinh
29. Linh
mục Tạ
30. Linh
mục Minh
31. Linh
mục Kinh
32. Linh
mục Hợp
33. Lm.
Vương Đình Ái
34. Lm.
Vương Đình Bích
35. Linh
mục Lan
36. Linh
mục Tâm
37. Linh
mục Hải
38. Lm.
Vương Đình Tài
39. Lm.
Vương Đình Lâm
40. Lm.
Vương Đình Khởi
41. Linh
mục Toàn
42. Linh
mục Cường
43. Lm.
Nguyễn Đình Thục
44. Linh
mục Hoàn
45. Linh
mục Lệ
46. Linh
mục Cường
47. Linh
mục Anh
48. Linh
mục Lương
49. Linh
mục Minh
50. Linh
mục Truyền
51. Linh
mục Chỉnh
52. Linh
mục Định
53. Linh
mục Ngân
54. Linh
mục Hiền
55. Linh
mục Hùng
56. Linh
mục Huệ
…
Số 120: HA NHÀ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 121: HŎA HUIEN
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hŏa Huien phải chăng là Hà Huyện hay Hòa Duyệt?
Năm 1701, tức
25 năm sau Thừa sai dòng Tên E. Ferreyra viết phúc trình này, Giám mục Đại diện
Tông tòa Francois Gabriel Guisain (1665 - 1723) sai các thầy gỉng đến các nhà
thờ thuộc các thừa sai dòng Tên phụ trách công bố cho giáo hữu biết sắc chỉ của
Tòa Thánh về việc chia địa phận Nam Đàng Ngoài ra khỏi địa phận Ma Cao. Đồng thời
tuyên bố: Đàng Ngoài không còn thuộc quyền giám mục Ma Cao mà thuộc quyền giám
mục Đại diện Tông tòa, thấy ghi tên 30 nhà thờ của Nghệ An (lúc bấy giờ Nghệ An
bao gồm cả Hà Tĩnh) trong đó có họ đạo Hà Huyện (Ha Huyên) này.
Số 122: LANG THŎŨ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Lang Thŏũ đọc được là Làng Thôông, đúng hơn là Làng Thông.
Làng Thông
là cư dân địa phương thuộc huyện Nam Đàn, thuộc hữu ngạn sông La, trên cùng một
dãy với Thọ Ninh, cách cầu Chợ Thương chừng 3 km về phía Tây.
Về tôn giáo,
tại Làng Thông có họ giáo Làng Vực thuộc xứ Thọ Ninh nên ảnh hưởng tiếng địa
phương vùng này và gọi là Làng Thôông. Dầu vậy, hiện chúng tôi chưa rõ họ giáo
Làng Vực này nay được đổi thành tên gì hay đã sáp nhập vào họ giáo nào trong
vùng.
Số 123: CÂU LIM
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo
đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 124: CÂU CÁÕ
Không có dấu
Thánh Giá, phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Câu Cáõ đọc được là Cầu Cóng, đúng hơn là Cầu Khóng.
Cầu Khóng là
tên của một địa phương nơi có hòi Cầu Khón cũng là tên của một họ giáo nay có
tên là họ Yên Đông thuộc xứ hạ Nghĩa
Yên, huyện Đức Thọ.
Cầu Khóng là
quê hương của Linh mục tử đạo Phêrô Đinh Ngọc Năng (cũng có tên Lê Đình Năng),
sinh 1817 tại Cầu Khóng, làm mục vụ ở Kẻ Đông, Thanh Chương, Lương Sơn (Thạch
Hà), bị bắt năm 1861 (ngày 03 tháng 5 âm lịch) tại xã Thược Dược, huyện Nghi Lộc,
trảm quyết 16.11.1891, an táng tại Nghĩa Yên; Linh mục Lê Duy Lượng, Giáo sư Đại
Chủng viện Vinh Thanh từ năm 2000 và nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ trong ngoài
giáo phận.
Ngày nay Cầu Khóng đang là một họ giáo thuộc xứ
hạt Nghĩa Yên, xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 9x25m (1946)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 669 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (xem
thêm số 126 nói sau)
Số 125: NGAY LÀNG
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa danh mang đúng tên này. Tuy nhiên, bản đồ địa dư Đông Dương 1935 ghi
nhận ba địa danh nằm cạnh nhau, mang ý nghĩa tương tự như Làng Hạ, Làng Trung,
Làng Chính thuộc xã Chính Trung. Ba
nơi này hiện thuộc khu vực đường ray xa lửa Bắc
Về tôn giáo,
Chính Trung đang là một họ giáo thuộc
xứ Đông Cường nằm trong địa bàn xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 6 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 126: KẺ HA
Không có dấu
Thánh Giá, phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Kẻ Ha đúng hơn là Kẻ Hạ.
Sách Tên
làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX ghi nhận tổng Việt Yên, huyện La Sơn có hai xã
là An Việt Thượng và An Việt Hạ. An Việt Thượng như đã nói ở
số 119: Kẻ Thượng. Riêng An Việt Hạ gồm:
An Đồng, An Trung, An Thái (thôn Thiên
Tôn, thôn An Phú), Kính Kỵ, Ngải Lăng.
Căn cứ theo
bản đồ địa dư Đông Dương thì xã Việt Yên Hạ thuộc mạn Nam sông La và cũng bao gồm
những xóm làng như thế nhưng đã được thay đổi tên gọi chút ít, chẳng hạn: Yên
Đông (An Đồng), Yên Trung (An Trung) [Đức Yên], Yên Phú (An Phú), Cẩn Kỵ (Kính
Kỵ), hói Cầu Khóng…
Về tôn giáo,
tại vùng Việt Yên Hạ này đang có xứ hạt Nghĩa Yên. Hay nói cách khác, Kẻ Hạ là tiền thân của An Việt Hạ (Việt Yên Hạ) và là tiền thân của giáo xứ Nghĩa Yên hôm nay.
Cũng cần nói
thêm, trong địa bàn xã An Việt Hạ (Việt Yên Hạ), nơi có giáo xứ Nghĩa Yên bây
giờ, sách Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ 17 và 18, trang 149 - 167 khi viết về linh
mục Giuse Phước (1689 - 1732) cho biết thêm: Năm 1712, cuộc bắt đạo lan rộng
nhanh chóng trong xứ Nghệ An, làng Ngai Lang (Ngải Lăng) thuộc xã An Việt Hạ,
nơi Linh mục Gioan Phước đặt nhà xứ. Lúc bấy giờ làng Ngải Lăng này là một làng
lương.
Ngày nay Nghĩa Yên đang là một xứ hạt nằm trong
địa bàn xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ An:
- Thành
lập: Tên hồi 1676 là Kẻ Hạ. Các thừa sai chọn làm sở hạt và cư ngụ tại
đây. Năm 1943, thời thừa sai Lantrade và Linh mục Lý làm quản hạt, Nghĩa Yên
chính thức tách khỏi Thọ Ninh lập xứ và trở thành trung tâm của giáo hạt.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.177
Năm 1996: 4.091
- Các
giáo họ:
1. Họ Yên Định
- Nhà thờ: 12x35m (1936)
- Tước hiệu: Chúa Kitô Vua
- Quan thầy: Thiên Thần Bản Mệnh
- Số giáo dân: 753 (1996)
2. Họ Tân Định
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đa Minh
- Số giáo dân: 1.032 (1996)
3. Họ Yên Trung
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 650 (1996)
4. Họ Yên Đông
- Nhà thờ: 9x25m (1946)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 669 (1996)
5. Họ Yên Xá
- Nhà thờ: 11x30m (1993)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 636 (1996)
6. Họ Thượng Ích Ngoại
- Nhà thờ: 6x12m (1980)
- Quan thầy: Đức Mẹ Camêlô
- Số giáo dân: 236 (1996)
7. Họ Thượng Ích Nội
- Nhà thờ: 5x10m
- Quan thầy: Đức Mẹ Thăm Viếng
- Số giáo dân: 81 (1996)
8. Họ Ngọc Lâm
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 11 (1996)
9. Họ Tường Vân
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 23 (1996)
· Sở dòng MTG Nghĩa Yên:
- Đã khấn: 7
- Chưa khấn: 23
CÁC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH

- Các
linh mục quản hạt và quản xứ:
1. Thừa
sai J. Gallon Đức 1848 -
1868
2. Thừa
sai A. Arsac Vọng 1868 - 1886
3. Thừa
sai F. Frichot Thanh 1886 - 1898
4. Thừa
sai P. Mỹ 1898
- 1900
5. Thừa
sai P. Báu 1910
- 1925
6. Thừa
sai Martin Tín 1925
- 1938
7. Thừa
sai M. Lantrade Lãng 1938 - 1945
8. Lm.
Giuse Vương Đình Ái 1945 - 1950
9. Lm.
Phanxicô Xaviê Sáng 1950 -
1952
10. Linh
mục Võ Bảng 1952 -
1953
11. Linh
mục Antôn Ngọc 1957 -
1966
12. Lm.
Pr Nguyễn Văn Huyền 1972 - 1975
13. Linh
mục P. Trần Đình Khang 1975 - 1982
14. Lm.
Phêrô Nguyễn Văn Đức 1982 - 1991
15. Lm.
Tôma Nguyễn Văn Cường 1991 …
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục
Phêrô Đinh Ngọc Năng, sinh 1817 tại Cầu Khống (Yên Đông), tử đạo
16.11.1891, an táng tại Nghĩa Yên
2.
Linh mục Phúc
3.
Linh mục Bá
4.
Linh mục Quang
5.
Linh mục Hảo
6.
Linh mục Bích
7.
Linh mục Cát
8.
Linh mục Ân
9.
Linh mục Bân
10. Linh
mục Diệm
11. Linh
mục Thung
12. Linh
mục Tôn
13. Linh
mục Hiền
14. Linh
mục Hậu I
15. Linh
mục Tùy
16. Linh
mục Cường
17. Lm.
Đức Minh (Bính)
18. Linh
mục Lượng
19. Linh
mục Ninh
20. Linh
mục Lượng
21. Linh
mục Lê Huy Lượng
22. Linh
mục Tuệ
23. Linh
mục Cao
24. Linh
mục Thư
25. Linh
mục Đình
26. Linh
mục Hiến
27. Linh
mục Chương
Số 127: TRĂNG CAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 128: KẺ NƯỚT
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Nướt tức Làng Nướt ngày nay.
Làng Nướt, họ
Nướt trước trực thuộc xứ Đông Cường nhưng không rõ vì lý do gì mà nay không còn
tên nữa. Có thể họ giáo này đã cùng với Làng
Thị, Thôn Thị làm thành họ giáo
lấy tên là Thôn Thị chăng? Bởi vì thực
tế cũng như bản đồ Đông Dương ghi nhận Làng Nướt và Làng Thị chỉ cách nhau chưa
đầy một cây số. Hay nói cách khác, Kẻ Nướt tức Làng Nướt là tiền thân của họ
giáo Thôn Thị đang có hôm nay.
Ngày nay họ
giáo Thôn Thị thuộc xứ Đông Cường nằm
trong địa bàn xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 5 (1996) ?
- Các linh mục con cái giáo họ:
1. Linh mục Gioan Baotixita Trần Quang
Minh, thụ phong 1941, từ trần tại xứ Vinh Hà, hạt Bình Giã, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
Số 129: KẺ BẢO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Bảo hay Kẻ Bản phải chăng nay là Tri Bản nằm trong địa bàn xã Hòa Hải,
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Ngàn Sâu:
- Thành
lập: Năm 1917, tách từ giáo xứ Thổ Hoàng.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 273
Năm 1996: 765
- Các
giáo họ:
1. Họ Tri Bản
- Nhà thờ: 10x21m (1984)
- Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
- Số giáo dân: 503 (1996)
2. Họ Thượng Thu
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 262 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Mỹ Thừa
sai
2. Linh
mục Nghiêm Thừa sai
3. Linh
mục Thạc 1917 -
1921
4. Linh
mục Tân 1921
- 1930
5. Linh
mục Tính 1930 -
1939
6. Linh
mục Mục 1939 -
1946
7. Linh
mục Chân 1948 -
1961
8. Linh
mục Đề 1951
- 1956
9. Linh
mục An phụ
trách
10. Linh
mục Bang phụ
trách
11. Linh
mục Huy phụ
trách
12. Linh
mục Hành phụ
trách
13. Linh
mục Duyệt phụ
trách
14. Linh
mục Dũ phụ
trách
15. Linh
mục Phượng
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Hiếu, dòng Xitô Phước Sơn (Bà Rịa -
Vũng Tàu)
2.
Linh mục Đình, dòng Xitô.
Số 130: BA DỀ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 131: THỔ HOĂNG
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Thổ Hoăng đúng hơn là Thổ Hoàng.
Sách Tên
làng xã Việt
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận vị trí Thổ Hoàng thuộc tả ngạn sông Ngàn Sâu, cách
ngã ba Hói Rào họ Hòa Duyệt thuộc xứ Vĩnh Hội chừng 8 km.
Sách Đại Nam
nhất thống chí Hà Tĩnh trang 12, 25 cho biết, hồi thuộc Đời Nhà Minh huyện
Hương Khê gọi là huyện Thổ Hoàng sau cho hợp với huyện Hương Sơn. Đến năm Tự Đức
21 (1868) trích ra cho thuộc vào phủ Thống Hạt.
Sách Sổ tay
địa danh Việt Nam trang 632 ghi “Thổ Hoàng là làng thuộc tổng cùng tên ở huyện
Hương Sơn, sau năm 1869, thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
Về tôn giáo,
Thổ Hoàng và Làng Truông được coi như là hai giáo xứ mẹ của vùng Ngàn Sâu. Thổ
Hoàng là sinh quán của ba bậc vị vọng trong hàng giáo phẩm giáo phận Vinh:
1. Linh mục Paulô
Nguyễn Hoằng[37]
Vị Quan Lớn Dưới Triều Vua Tự Đức.
- Sinh
ngày 12.11.1839.
- Năm
1852, nhập học Tiểu Chủng viện Xã Đoài.
- Năm
1854, đi học trường Penang
- Năm
1863, đi với Quan sứ An Nam sang Pháp và Tây Ban Nha rồi đến thành Roma Italia
chầu Đức Giáo Hoàng Piô IX, Ngài ban cho một tượng vàng là hình Ngài.
- Năm
1868 (02.8), thụ phong Linh mục.
- Tháng
10 năm 1868, vào Kinh Đô Huế dạy học cho con Vua Tự Đức.
- Năm
1889, lập giáo xứ Yên Hòa.
- Năm
1909, qua đời tại giáo xứ Yên Hòa.
2.
Đức Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Đức[38], cháu gọi
Linh mục Paulô Nguyễn Hoằng nói trên bằng cậu ruột.
- Sinh
24.6.1891.
- Năm
1903, nhập học Tiểu Chủng viện Xã Đoài.
- Năm
1908, nhập học Đại Chủng viện Xã Đoài và đổi tên thành Gioan Baotixita Trần Hữu
Đức (hồi còn nhỏ có tên là Long).
- Năm
1920, đi học trường Penang
- Năm
1927, thụ phong Linh mục.
- Năm
1951, tấn phong Giám mục tại Thanh Hóa.
- Năm
1971, sau 20 năm làm Giám mục, ngài qua đời tại giáo xứ Xã Đoài.
3.
Đức Giám mục Paulô Trần Đình Nhiên[39].
- Sinh
10.10.1891 tại họ giáo Tân Lập.
- Năm
1927, thụ phong Linh mục.
- Năm
1963, tấn phong Giám mục Phó.
- Năm
1969, qua đời tại họ giáo Bùi Ngọa, giáo xứ Xã Đoài.
Ngày nay Thổ Hoàng nằm trong địa bàn xã Phương
Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Ngàn sâu:
- Thành
lập: Có tên trong phúc trình 1676 của Thừa sai dòng Tên E. Ferreyra.
Năm 1865, chính thức thành xứ, tách từ Ngàn Sâu.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.985
Năm 1996: 2.055
- Các
giáo họ:
1. Họ Thổ Hoàng (Phương Trạch, họ trị sở)
- Nhà thờ: 11x31m (1957)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 471 (1996)
2. Họ Thổ Vượng
- Nhà thờ: 6,5x16,5m
- Quan thầy: Thánh Paulô
- Số giáo dân: 436 (1996)
3. Họ
- Nhà thờ: 9x24m
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 302 (1996)
4. Họ Tân Lập
- Nhà thờ: 8x22m (1920)
- Quan thầy: Đức Mẹ Thăm Viếng
- Số giáo dân: 250 (1996)
5. Họ Tân Thành (Trại Bắc)
- Nhà thờ: 8x28m (1992)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 238 (1996)
6. Họ Thổ Mỹ
- Nhà thờ: 6x16m (1919)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 136 (1996)
7. Họ Phương Mộ
- Nhà thờ: 7,5x18m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 122 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hiếu 1865 - 1876
2. Linh
mục Phan 1876 - 1892
3. Linh
mục Hoành 1892 - 1893
4. Linh
mục Tính 1893 - 1903
5. Linh
mục Lân 1903
6. Linh
mục Hiếu 1903 - 1936
7. Linh
mục Phúc 1936 - 1942
8. Linh
mục Bá 1942 - 1952
9. Linh
mục An 1952 - 1955
10. Linh
mục Bang 1962
11. Linh
mục Thìn
12. Linh
mục Cẩn
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Đức Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Đức, quê
giáo họ Thổ Vượng, thụ phong 1927, tấn phong 1951, qua đời 1971.
2.
Đức Giám mục Paulô Nguyễn Đình Nhiên, quê giáo họ
Tân Lập, thụ phong 1927, tấn phong 1963, qua đời 1969.
3.
Linh mục Paulô Nguyễn Hoằng, quê giáo họ Phương
Tân, thụ phong 1868, qua đời 1909 tại giáo xứ Yên Hòa.
4.
Linh mục Giuse Đường, quê giáo họ Phương Trạch,
thụ phong 1921, qua đời 1968 tại Thượng Bình.
5.
Linh mục Gioan Baotixita Lưu, quê giáo họ Thổ
Hoàng, thụ phong 1924, qua đời 1963 tại Gia Phổ.
6.
Linh mục Phêrô Hân, quê giáo họ Thổ Hoàng, thụ
phong 1927, qua đời 1981 tại Vĩnh Hội.
7.
Linh mục Phêrô Hậu, quê giáo họ Phương Trạch, thụ
phong 1932, qua đời 1989 tại giáo xứ Song Ngọc.
8.
Linh mục Giuse Hòa, quê giáo họ Thổ Hoàng, thụ
phong 1934, qua đời 1969 tại giáo xứ Xã Đoài.
9.
Linh mục Antôn Thường, quê giáo họ Phương Trạch,
thụ phong 1936, qua đời 1985 tại giáo xứ Cầu Rầm.
10. Linh
mục Phêrô Hạnh, quê giáo họ Thổ Hoàng, thụ phong 1940
11. Linh
mục Augustino Bài, quê giáo họ Phương Trạch, thụ phong 1944, qua đời 1977 tại
giáo xứ Mỹ Hòa, Quảng Bình.
12. Linh
mục Giuse Luyện, quê giáo họ Thổ Hoàng, thụ phong 1952.
13. Linh
mục Phanxicô Hoàn, quê giáo họ Phương Trạch, thụ phong 1957, qua đời 1996 tại
giáo xứ Cầm Trường.
14. Linh
mục Giuse Bá, quê giáo họ Thổ Hoàng, thụ phong 1965…
Số 132: TRAI CAY
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trai Cay đúng hơn là Trại Cày.
Trại Cày là cư dân địa phương nơi có Đồn Cày mà bản đồ địa dư Đông Dương
1935 ghi nhận đã có nhà thờ Công giáo (catholique). Vị trí Đồn cày này nằm ở
phía Tây Đập Khoach, sánh với phía Đông đập này là Nam Huân.
Bên cạnh đó,
theo lịch sử giáo phận thì Trại Cày là tên xưa của Nam Huân tức giáo xứ Tân
Thành. Như vậy, Trại Cày là tiền thân của Nam Huân và là tiền thân của giáo xứ
Tân Thành.
Ngày nay Tân Thành nằm trong địa bàn xã Nhân Lộc,
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Nghĩa Yên:
- Thành
lập: Tên hồi 1676 là Trại Cày. Năm 1936, chính thức thành xứ, tách từ
Tràng Đình.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 509
Năm 1996: 2.436
- Các
giáo họ: Chỉ có duy nhất họ Tân Thành.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hạt 1936 -
1942
2. Linh
mục Chức 1942 -
1943
3. Linh
mục Quì phụ trách 1943
4. Linh
mục Chất 1943 -
1951
5. Linh
mục Hiền 1951 -
1952
6. Linh
mục Bảo phụ
trách
7. Linh
mục Thạch phụ trách
8. Linh
mục Từ phụ
trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 133: LĂM THAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Lăm Thao đúng hơn là Lâm Thao.
Sách Đại
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận Lâm Thao nằm hai bên tả hữu ngạn sông Ngàn Phố. Vị
trí được mô tả cụ thể: từ ngã ba Linh Cảm tức ngã ba Tam Soa ngược dòng sông La
lần lượt có các bến đò: Nướt, Đại Ngàn, Chợ Bộng, Lâm Thao, Phùng, cửa Rào tức họ Hòa Duyệt thuộc xứ Vĩnh Hội bây giờ.
Số 134: BÂU KÊ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bâu Kê đúng hơn là Bào Khê.
Sách La Sơn
phu tử, tác giả Hoàng Xuân Hãn trang 48 cho biết núi Gia Hanh, Làng Gia Hanh
có khi gọi là núi Bào Khê, làng Bào Khê.
Sách Tên
làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 101 cho biết thôn Gia Hanh thuộc xã Bạt Trạc, tổng Nga Khê, huyện Thiên Lộc, nay
là huyện Can Lộc.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận Bàn Khê
(Bào Khê) thuộc phía Tây sông Nghèn, cách Tràng Đình chừng 500 mét về phía Bắc,
cách Chợ Nhe, Chợ Cát 1 km phía Nam.
Ngoài ra, sổ
tay địa danh Việt Nam còn ghi nhận một địa danh Bào Khê khác nguyên là tổng thuộc
huyện Hương Sơn mà năm 1867 đời vua Tự Đức đổi là tổng Hương Khê, cho thuộc huyện
Hương Khê mới lập gồm các tổng Hương Khê, Phương Diền, Chu Lễ, Phúc Lộc, Quì Hợp.
Theo chúng
tôi, có lẽ Bào Khê ở huyện Can Lộc
là đúng hơn vì phúc trình đang nói đến vùng này. Điều chưa rõ là Bào Khê nay được
đổi thành tên gì, hiện tình Công giáo ở đó ra sao và có liên quan gì với các họ
giáo của xứ Trành Đình gần đó hay không?
Số 135: BANG TRO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 136: VƯC MU
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này. Tuy nhiên, hiện có một giáo xứ mang tên
tương tự là Thọ Vực nằm trong địa
bàn xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc địa
bàn hạt Ngàn Sâu:
- Thành
lập: Năm 1937, tách từ giáo xứ Vạn Căn.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 394
Năm 1996: 735
- Các
giáo họ:
1. Họ Thọ Vực
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 385 (1996)
2. Họ Trại Trăm
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 189 (1996)
3. Họ Vĩnh Viễn
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 161 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Ân 1937 - 1938
2. Linh
mục Mục 1938 - 1939
3. Linh
mục Năm 1939 - 1940
4. Linh
mục Triều 1940 - 1945
5. Linh
mục Tạo 1946 - 1951
6. Linh
mục Lưu 1951 - 1953
7. Linh
mục Phác
8. Linh
mục Hân phụ trách
9. Linh
mục Duyệt
10. Linh
mục Thìn
11. Linh
mục Phượng
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phanxicô Xaviê Chỉnh, quê giáo họ Thọ Vực,
thụ phong 1951, qua đời 1974 tại Đại Chủng viện Vinh Thanh.
2.
Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Tâm, ở Mỹ.
Số 137: VAN TÚC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Van Túc đúng hơn là Vạn Tác.
Theo lịch sử
phát triển của giáo phận thì Vạn Tác được hiểu là tên của một vùng lớn bao gồm
những giáo xứ tên tuổi nay vẫn còn như: Kẻ Mui, Kẻ Đọng và Đông Tràng. Sau khi
tách Kẻ Mui và Kẻ Đọng, Vạn Tác chỉ còn lại một mình Đông Tràng. Cho nên, khi
nói đến Vạn Tác người ta hiểu ngay là Đông Tràng và ngược lại. Vì theo tương
truyền, tại đây tập trung một nhóm ngư dân gọi là Vạn Tác, về sau, năm 1868 làm
nhà ở trên đất lấy tên là Đông Tràng và trở thành giáo xứ mẹ cho cả vùng này.
Về vị trí
Đông Tràng, bản đồ địa dư Đông Dương 1935 ghi nhận Đông Tràng, nơi có Chợ Choi
nằm bên bờ Nam sông Ngàn Phố sánh với bên kia sông là Kẻ Nại, Chợ Gôi (Kẻ Gôi)
(Xem số 66, 119 nói trên), cách ngã
ba Linh Cảm chừng 2 km về phía Tây.
Đông Tràng
còn là quê hương thầy giảng Phêrô Phê, cùng Tử đạo một lần với 22 vị của giáo
phận Vinh có tên ở Tòa Thánh, nhưng chưa được phong chân phước.
Ngày nay Đông Tràng nằm trong địa bàn xã Sơn Châu,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Nghĩ Yên:
- Thành
lập: Có tên từ 1676 và là một trong 18 giáo xứ đầu tiên lúc thành lập
giáo phận 1846.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.460
Năm 1996: 1.901
- Các
giáo họ:
1. Họ Đông Tràng (họ trị sở)
- Nhà thờ: 14x50m (1995)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 1.053 (1996)
2. Họ Yên Bài
- Nhà thờ: 9x23m
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 417 (1996)
3. Họ Phúc Nghĩa
- Nhà thờ: 9,7x20m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 380 (1996)
4. Họ Bình Hòa
- Nhà thờ: 8x20m
- Quan thầy: Đức Mẹ Đi Viếng
- Số giáo dân: 51 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Trí 1879 - 1884
2. Linh
mục Tuyên 1884 - 1885
3. Linh
mục Triêm 1888
4. Linh
mục Quang 1888 - 1925
5. Linh
mục Minh 1926 - 1933
6. Linh
mục Diệm 1935 - 1941
7. Linh
mục Đoài 1941 - 1944
8. Linh
mục An
9. Linh
mục Kim 1944 - 1949
10. Linh
mục Diệm II 1949 - 1950
11. Linh
mục Ngọc 1950 - 1957
12. Linh
mục Luyện 1957 - 1975
13. Linh
mục Hứa 1975 - 1979
14. Linh
mục Hạnh phụ trách
15. Linh
mục Thông phụ trách
16. Linh
mục Tùng 1994
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phan
2.
Linh mục Miêng
3.
Linh mục Uyển
4.
Linh mục Năm
5.
Linh mục Paulô Cao Văn Luận
6.
Linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Hán
7.
Linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Hồng
8.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Học
9.
Linh mục Tâm
10. Linh
mục Phái
11. Linh
mục Hoàng
12. Linh
mục Hòa
13. Linh
mục Hậu
14. Linh
mục San
15. Linh
mục Kiên.
…
Số 138: VẠN SOŬ
Không có dấu
Thánh Giá, phần chữ xiên gạch dưới, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục người Đàng Ngoài phụ trách.
Vạn Soŭ đọc được là Vạn Sông phải chăng là Văn Giang nằm ở bờ Bắc sông Ngàn Phố,
cách Linh Cảm chừng 3 km, cách Đông Tràng 2 km, Kẻ Nại, Chợ Gôi 1 km như bản đồ
địa dư Đông Dương 1935 ghi nhận.
Theo chúng
tôi Vạn Sông chính là Văn Giang, nhưng chưa rõ hiện tình Công
giáo tại đây ra sao?
Số 139: HÀ ĐOŬ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hà Đoŭ đọc được là Hà Đông.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 hai lần ghi nhận vị trí Hà
Đông thuộc tả ngạn sông Ngàn Sâu, vùng trung tâm thị trấn huyện Hương Khê.
Sánh với bên kia sông là giáo xứ Ninh Cường và các họ Vạn Hương, Thượng Thạnh…
Như vậy, Hà Đông mà phúc trình muốn nói là tiền
thân của hai họ giáo Hòa Nam, Hòa Trung và là tiền thân của giáo xứ
Ninh Cường, trung tâm mục vụ của hạt Ngàn
Sâu hôm nay.
Ngày ninh Ninh Cường đang là xứ hạt nằm trong địa
bàn xã Gia Phổ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Tên từ hồi 1676 là Hà Đông. Năm 1916, tách khỏi Làng Truông lập xứ
lấy tên là Ninh Cường.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.895
Năm 1996: 2.925
- Các
giáo họ:
1. Họ Ninh Cường (họ trị sở)
- Nhà thờ: 13x45x25m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 1.157 (1996)
2. Họ Hòa
- Nhà thờ: 8x15m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 704 (1996)
3. Họ An Hòa (Tân Hòa)
- Nhà thờ: 8x24m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 467 (1996)
4. Họ Gia Hương (Vạn Gia, Hòa Trung và
Vạn Hương)
- Nhà thờ: 12x30m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 487 (1996)
5. Họ Thượng Thạnh
- Nhà thờ: 8x18m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 110 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Năm 1916 - 1919
2. Linh
mục Thọ 1919 - 1937
3. Linh
mục Lễ 1937 - 1940
4. Linh
mục Kim 1940 - 1944
5. Linh
mục Bang 1944 - 1946
6. Linh
mục Dũ quản hạt từ
1946
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Gioan Hướng, quê họ Vạn Gia, thụ phong
1913, qua đời 1917 tại Đông Tràng
2.
Linh mục Gioan Baotixita Hiển, quê họ Vạn Hương,
thụ phong 1919, qua đời 1935 tại Làng Truông
3.
Linh mục Gioan Baotixita Nhã, quê họ Hòa Trung,
thụ phong 1919, qua đời 1943 tại Yên Giang
4.
Linh mục Gioan Baotixita Mục, quê họ Giang
5.
Linh mục Paulô Tần, quê họ Giang
6.
Linh mục Gioan Baotixita Diệm, quê họ Vạn Gia,
thụ phong 1937, qua đời 1966 tại Tiếp Võ
7.
Linh mục Gioan Baotixita Hướng, quê họ Ninh Cường,
thụ phong 1961, qua đời 1991 tại Trung Nghĩa
8.
Linh mục Gioan Baotixita Hành, quê họ Vạn Gia,
thụ phong 1965
9.
Linh mục Gioan Baotixita Phượng, quê họ Ninh Cường,
thụ phong 1994…
Số 140: TRANG BÔŬ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trang Bôŭ đọc được là Trang Bông.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên nay. Tuy nhiên, theo bản đồ địa dư Đông Dương
1935 có một vài địa danh mang tên na ná, chẳng hạn: Đồn Bông, Hạ Bồng, Thượng Bồng
thuộc phía Tây sông Ngàn Sâu, miền rừng núi, giáp biên giới Việt Lào. Ngoài ra
còn có Thôn Bồng cũng thuộc phía Tây sông Ngàn Sâu, sánh với bên kia sông là Chợ
Nướt (Kẻ Nướt) như đã nói ở số 128.
Theo chúng
tôi, có thể Thôn Bồng chính là biến thể của hai chữ Trang Bông hay nói cách
khác, Trang Bông là tiền thân của Thôn Bồng. Điều chưa rõ là hiện tình Công
giáo tại Thôn Bồng như thế nào và có liên hệ gì đến các họ giáo của xứ Đông Cường
hay không?
Số 141: NHÀ DÀO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 142: NHÀ DOUC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 143: LAI TĂCH
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Lai Tăch đúng hơn là Lại Thạch.
Sách Tên
làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 102 ghi nhận Lại Thạch là tên tổng cũng là tên của một xã thuộc huyện La Sơn,
nay là huyện Đức Thọ.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 cho biết vị trí làng Lại
Thạch thuộc phía Tây sông Nghèn, Bắc giáp làng Nguyệt Ao, Đông giáp xứ
Tràng Đình, Tây giáp với xứ Đông Cường.
Sổ tay địa
danh Việt Nam trang 370 viết: Lại Thạch
là tên tổng thuộc huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, sau đổi thuộc huyện
Thiên Lộc, rồi huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, có các xã Lại Thạch, Nguyệt Ao, Hằng
Nga… xã ở huyện Can Lộc, bên sông Minh (sông Nghèn).
Điều chưa rõ
là Lại Thạch này có liên hệ gì với
các họ giáo của Tràng Đình và Đông Cường hay không?
Số 144: KIÉT TĂCH
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kiét Tăch đọc được là Kiết Tách.
Sách Tên
làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX cho biết Kiệt Thạch là tên của một xã thuộc tổng
Độ Liêu, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận vị trí làng
Kiệt Thạch thuộc phía Tây sông Nghèn, sát gần họ giáo Yên Mỹ, Tràng Đình,
núi Sơn Huy. Cách Cự Lâm tức giáo xứ Kim Lâm chừng 500 mét về phía Đông; cách
Bàn Khê (số 134 nói trên), xã Bạt Trạch
thuộc tổng Nga Khê, huyện Thiên Lộc 1,5 km, Chợ Nhe 2 km về phía Nam; cách Lai
Thạch (số 143 nói trên) 3 km phía
Tây; cách làng Nguyệt Ao, quê hương của nhà địa lý lừng danh Nguyễn Thiếp 3 km
phía Tây Bắc.
Sổ tay địa
danh Việt Nam trang 349 viết: Kiệt Thạch
là xã xưa của huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, nay là xã Thanh Lộc thuộc huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Như vậy, Kiệt
Thạch mà phúc trình muốn nói chính là Kiệt Thạch mà bản đồ địa dư Đông Dương
ghi nhận nay là xã Thanh Lộc. Về tôn giáo Kiệt Thạch là tiền thân của họ giáo
Yên Mỹ và là tiền thân của giáo xứ Tràng Đình đang có hôm nay.
Ngày nay Tràng Đình nằm trong địa bàn xã Yên Lộc,
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Nghĩa Yên:
- Thành
lập: Năm 1903, tách từ Trại Lê và Thọ Ninh (lúc này Thọ Ninh bao gồm
Nghĩa Yên, Kẻ Tùng, Đông Cường, Tràng Đình…).
- Số
giáo dân: Năm 1945: 584
Năm 1996: 2.568
- Các
giáo họ:
1. Họ Tràng Đình (họ trị sở)
- Nhà thờ: 12x40m (1990)
- Quan thầy: Thánh Têrêxa Hài Đồng
- Số giáo dân: 1.285 (1996)
2. Họ Yên Mỹ
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 1.091 (1996)
3. Họ Kim Long
- Nhà thờ: 10x15m (1995)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 1.570 (1996)
4. Họ Yên Cái
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 22 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Kiên 1903 - 1913
2. Linh
mục Ân 1913 - 1915
3. Linh
mục Khâm 1915 - 1918
4. Linh
mục Bân 1918 - 1920
5. Linh
mục Tâm 1921 - 1924
6. Linh
mục Khang 1924 - 1931
7. Linh
mục Cảnh 1932 - 1939
8. Linh
mục Diệu 1939 - 1948
9. Linh
mục Lữ 1948 - 1951
10. Linh
mục Hiền I 1952
11. Linh
mục Ngân 1952 - 1964
12. Linh
mục Bảo phụ trách
13. Linh
mục Hành phụ trách
…
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 145: LÀNG GIỮA
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 cho thấy trong vùng gần với Tràng Đình, Nam Huân (Trại Cày)
có một số địa danh mang tên làng như Làng Cảnh, Làng Hò, Làng Mới…
Không rõ
Làng Giữa có liên hệ gì với những địa danh vừa nêu hay không và hiện tình Công
giáo tại đó ra sao?
Số 146: BẶT TẶC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Sách Tên
làng xã Việt Nam, trang 101 có tên xã Bạt
Trặc thuộc tổng Nga Khê, huyện Thiên Lộc.
Sổ tay địa
danh Việt Nam trang 53 viết: “xã Bạt Trạc
ở huyện Thiên Lộc, nay là xã Vĩnh Lộc,
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
Chưa rõ Bạt Trạc tức Vĩnh Lộc ngày nay liên hệ như thế nào với các giáo xứ, giáo họ
trong vùng?
Số 147: KẺ CƯA
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Cưa có thể là Kẻ Cường, giáo xứ Đông Cường.
Đông Cường hiện nằm trong địa bàn xã Đức
Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đang là một giáo xứ thuộc hạt Nghĩa Yên:
- Thành
lập: Tên hồi 1676 là Kẻ Cưa, Kẻ Cường. Năm 1923 chính thức thành xứ,
tách từ Thọ Ninh.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 802
Năm 1996: 1.069
- Các
giáo họ:
1. Họ Đông Cường (họ trị sở)
- Nhà thờ: 8x24m (1980)
- Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
- Số giáo dân: 281 (1996)
2. Họ Cẩn Kỷ
- Nhà thờ: 7x20m (1898)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 329 (1996)
3. Họ Nhân Thi
- Nhà thờ: 5x16m (1900)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 189 (1996)
4. Họ Hòa Yên
- Nhà thờ: 5x15m (1993)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 103 (1996)
5. Họ Đồng Hòa
- Nhà thờ: 5x16m (1991)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 74 (1996)
6. Họ Bồng Sơn
- Nhà thờ: 4x10m (1900)
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 82 (1996)
7. Họ Thôn Thị
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 5 (1996)
8. Họ Chính Trung
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 6 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Đạt 1923 - 1924
2. Linh
mục Nghi 1924 - 1927
3. Linh
mục Chính 1927 - 1933
4. Linh
mục Ngân 1933 - 1937
5. Linh
mục Giám 1937 - 1943
6. Linh
mục Hạnh 1943 - 1951
7. Linh
mục Lĩnh 1951 - 1956
8. Linh
mục Khang phụ trách
9. Linh
mục Đức phụ trách
10. Linh
mục Cường phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Giuse Nhàn, quê giáo họ Đông Cường, thụ
phong 1940, qua đời năm 1996 tại Trang Cảnh
2.
Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Minh, quê
giáo họ Chợ Nướt, thụ phong năm 1941, từ trần tại xứ Vinh Hà, hạt Bình Giã, tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu
3.
Linh mục Phêrô Thanh, quê giáo họ Đông Cường, thụ
phong năm 1971…
Số 148: LÀNG TLƯỚC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Làng Tlước đọc được là Làng Trước.
Giáo xứ Làng
Truông nằm trong địa bàn xã Gia Hương, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có ba họ
giáo Lạc Thượng, Lạc Trung, Lạc Hạ.
Theo chúng
tôi, Làng Trước mà phúc trình muốn nói có thể là họ giáo Lạc Thượng hay nói
đúng hơn Làng Trước là tiền thân của họ giáo Lạc Thượng:
- Nhà thờ: 13x36x11,5m
- Quan thầy: Thánh Antôn và Thánh Phêrô Khanh
- Số giáo dân: 881 (1996)
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
Số 149: DÁI MOUC
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các Linh mục người Đàng Ngoài phụ
trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 150: NGÃ KẺ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận xóm Ngã Ba
nằm giữa ngã ba sông Nghèn và sông Già thuộc huyện Can Lộc. Không rõ Ngã Kẻ
phúc trình muốn nói và Ngã Ba này có liên hệ gì không?
Số 151: CHỢ DINH
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này. Tuy nhiên, trong bản đồ địa dư
Đông Dương có địa phương mang tên là San Dinh, gần với Nam Huân tức giáo xứ Tân
Thành ở phía Bắc.
Chưa rõ Chợ
Dinh với San Dinh này liên hệ với nhau như thế nào và hiện tình Công giáo tại
đó ra sao?
Số 152: ỐC KÊ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Ốc Kê đúng hơn là Ốc Khê.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận ba địa danh có thể do biến thể của hai chữ Ốc Kê
này là Đoài Khê, Thanh Khê, Ốc Nhiêu nằm gần nhau, thuộc vùng giữa Tràng Đình, Nam Huân (Tân
Thành) và Trại Lê.
Ngoài ra,
sách Đại Nam nhất thống chí Hà Tĩnh, trang 76 có cầu Ô Khê ở thôn Triều Đông, huyện La Sơn. Còn trong địa bàn xứ
Tràng Lưu, hạt Ngàn Sâu có họ giáo mang tên Đô Khê.
Theo chúng
tôi, có thể Ốc Kê là Đô Khê và nếu vậy thì Đô Khê tức Ốc Khê chính là tiền thân
của giáo xứ Tràng Lưu cũng có tên là Kẻ Mắt thuộc địa bàn xã Lộc yên, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1875, tác từ giáo xứ Làng Truông, có tên cũ là Kẻ Mắt.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.378
Năm 1996: 3.749
- Các
giáo họ:
1. Họ Tràng Lưu (họ trị sở)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 525 (1996)
2. Họ Giang Lĩnh
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 258 (1996)
3. Họ Hà Mầng
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Anna
- Số giáo dân: 373 (1996)
4. Họ Đồn Điền (Trại Buôi)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Hoàng Khanh
- Số giáo dân: 417 (1996)
5. Họ Đồng Lưu
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 330 (1996)
6. Họ Tân Lộc
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 233 (1996)
7. Họ Đô Khê
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 260 (1996)
8. Họ Tràng Thị
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 168 (1996)
9. Họ Vĩnh Phúc
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 385 (1996)
10. Họ Tân Phương
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 478 (1996)
Ngoài ra ba
họ Vĩnh Lộc, Tân Yên và Xóm Đông không còn
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Cẩm 1872 - 1892
2. Linh
mục Chuyên 1892 - 1901
3. Linh
mục An 1902 - 1904
4. Linh
mục Chiểu 1904 - 1907
5. Linh
mục Đình
6. Linh
mục Chấn 1907 - 1913
7. Linh
mục Thưởng 1913 - 1920
8. Linh
mục Thuận 1920 - 1921
9. Linh
mục Bổn 1921 - 1930
10. Linh
mục Đỉnh 1930 - 1934
11. Linh
mục An 1934 - 1942
12. Linh
mục Đông 1942 - 1943
13. Linh
mục Giám 1943 - 1945
14. Linh
mục Hoàn 1945
15. Linh
mục Tạo 1945 - 1946
16. Linh
mục Bảng 1946 - 1951
17. Linh
mục Huề 1951 - 1953
18. Linh
mục Bân 1953 - 1956
19. Linh
mục Bang 1956
20. Linh
mục Thái phụ trách 1962
21. Linh
mục Quí
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Paulô Tri, quê giáo họ Kẻ Mắt, thụ
phong năm 1890, qua đời năm 1943 tại Thịnh Lạc
2.
Linh mục Gioan Baotixita Phúc, quê giáo họ Kẻ Mắt,
thụ phong năm 1915, qua đời năm 1956 tại Tiếp Võ
3.
Đức Giám mục Paulô Cao Đình Thuyên, quê giáo họ
Tràng Lưu, thụ phong năm 1960, tấn phong năm 1992…
Số 153: CAY SOU
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Cay Sou đọc được là Cay Su, đúng hơn là Cây Sâu.
Cây Su hay
Cây Sâu, nay gọi là Ngàn Sâu - tên gọi chung của một vùng rộng lớn thuộc miền rừng,
cũng là tên của giáo hạt nằm trọn trong địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Làng Truông
là tên của xứ mẹ, trung tâm cho cả vùng Hương Khê được nhắc tới nhiều trước và
sau khi thành lập giáo phận 1846.
Làng Truông
là nơi Linh mục Thánh Phêrô Hoàng Khanh bị bắt khi đang coi sóc giáo xứ này năm
1842.
Ngày nay
Làng Truông nằm trong địa bàn xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh,
đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Ngàn Sâu:
- Thành
lập: Làng Truông có tên từ hồi 1676. Có lúc gọi là Ngàn Sâu. Chính thức
thành xứ năm 1865 khi chia thành Làng Truông và Thổ Hoàng.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.259
Năm 1996: 5.500
- Các
giáo họ:
1. Họ Làng Truông (họ trị sở)
- Nhà thờ: 15,5x44m (1989)
- Quan thầy: Thánh Đa Minh
- Số giáo dân: 1.169 (1996)
2. Họ Cây Khế
- Nhà thờ: 10,2x27x10m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 458 (1996)
3. Họ Cây Thị
- Nhà thờ: 10x25x7m
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 406 (1996)
4. Họ Thịnh Lạc Thượng
- Nhà thờ: 13x36x11,5m
- Quan thầy: Thánh Antôn và Hoàng Khanh
- Số giáo dân: 811 (1996)
5. Họ Thịnh Lạc Trung
- Nhà thờ: 12x50x7m (1991)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 1.044 (1996)
6. Họ Thịnh Lạc Hạ
- Nhà thờ: 7x24m
- Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
- Số giáo dân: 510 (1996)
7. Họ Thuận Hội
- Nhà thờ: 8x18x6m
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 298 (1996)
8. Họ Vĩnh Phúc
- Nhà thờ: 12x38x13m
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 249 (1996)
9. Họ Trại Nại
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 257 (1996)
10. Họ Vạn Nguyên
- Nhà thờ: 5,8x22x5m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 304 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Trung 1865 - 1884
2. Linh
mục Tri 1889 -
1891
3. Linh
mục Ngữ 1892 - 1894
4. Linh
mục Đông 1934 - 1938
5. Linh
mục Kiều 1938 - 1954
6. Linh
mục Dũ phụ trách 1954 - 1955
7. Linh
mục Triều phụ trách 1955 - 1960
8. Linh
mục Lợi 1960 - 1954
9. Linh
mục Đạt 1993
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Gioan Baotixita Cát, quê Thịnh Lạc, thụ
phong 1872, qua đời 1888 tại Lộc Mỹ.
2.
Linh mục Gioan Baotixita Lộc, quê Thịnh Lạc, thụ
phong 1876, qua đời 1893 tại Xã Đoài.
3.
Linh mục Gioan Baotixita Huệ, quê Cây Khế, thụ
phong 1922, qua đời tại Thakhek, Lào.
4.
Linh mục Gioan Baotixita, quê, thụ phong, qua đời.
5.
Linh mục Gioan Tạo, quê Thịnh Lạc, thụ phong
1924, qua đời 1973 tại Vĩnh Hội.
6.
Linh mục Phanxicô Xaviê Khang, quê Vĩnh Phúc, thụ
phong 1916, qua đời 1957 tại giáo xứ Giáp Hạ.
7.
Linh mục Phêrô Trương Bá Cần, sinh 1930, thụ
phong 1958, hiện ở Sàigòn.
Số 154: ĐÀŎ XƠ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Đàŏ Xơ đọc được là Đồng Xơ.
Bản đồ địa
dư Đông Dương 1935 ghi nhận Đông Xá
nằm trong địa bàn huyện Can Lộc thuộc phía Đông sông Nghèn, gần đường Quốc lộ
1A, cách Tiếp Võ chừng 5 km về phía Tây Bắc, cách Cự Lâm (Kim Lâm) chừng 5 km về
phía Tây Nam.
Ngoài ra,
trong xứ Trại Lê, huyện Can Lộc có một họ giáo mang tên Đồng Bàn.
Không rõ Đồng
Xơ, Đông Xá và Đồng Bàn có liên hệ gì với nhau hay không?
BÀI
TÁM
PHỦ HÀ HOA
Gồm hai huyện Kỳ Hoa và Thạch Hà:
I. HUYỆN KỲ HOA
Có 6 tổng, 173 xã, thôn, trang, phường, trại,
giáp, tích, vạn:
1. Tổng Hoa Duệ có 20[40] xã, thôn: Hoa Duệ (thôn Quí Vinh, Triều Thượng,
Hoa Hạch), Tam Lộng (thôn Kinh Nỗ, Bảo Ngập, Phú sơn, Thượng Lộng, Bảo Am),
Vĩnh Lại, Thạch Lâu (thôn Đại Tăng, Bảo Lâu, Đồng Loan, Nà Trung), Hương Cần,
Quan Duệ (thôn Ngô Xá, thôn…, Hương Duệ (thôn Hằng Hà, Vĩnh Lộc), vạn Hà Bi.
2. Tổng Vân Tản có 38 xã, thôn, giáp, phường:
Vân Tản (thôn Giáp Luận, Hậu Côn, Hậu Thượng, Trường Ngoại, Trường Nội, Lạt
Đông, Lạt Đoài, Cấm Đoài, An Lãng, giáp Hoa Khê, Mỹ Lộc, An Hậu, Lỗ Khê, Cấm
Đông), Thạch Khê (thôn Cát Thiên, Nhân Lộc, Hoa Vinh, Hữu Quyền, Hoa Liễn, Hoa
Lù, Na Trường, Mỹ Lộc), Kỳ La, Quyết Nhược (thôn An Toàn, An Xá, An Ốc, An
Bình), Vân Phong (thôn Xá Hộ, Trường Ngoại, Ông Át), Nhược Thạch, Cẩm Bào, thôn
Thiện Trị, trại Tuấn Nghĩa, Hoa Hương, Hải An, phường Trung Hòa, phường Giang Phải.
3. Tổng Thổ Ngõa có 14 xã, thôn, tích, trại,
vạn: xã Thổ Ngõa (thôn Thổ Ngõa, Khả Luật, Vân Đồn, Thượng Lộc, Nước, Thượng
Minh, Hạ Minh), Phường Hoàng (thôn Xuân Lộc, Hữu Lễ, An Thị, Cồn Mộc), Ngõa Cầu
(thôn Lai Trung, Lai Lộc, Thượng Lộc).
4. Tổng Lạc Xuyên có 14 xã, thôn, tích, trại,
vạn: xã Lạc Xuyên (thôn Đông, Lạc Hạ, Đan Châu, Trung, Cầu Thượng), Tư Dụng,
Hóa Dục, Dư Lạc (thôn Đông Phù, Thượng Trung, Lại Lộc), tích Ly Hà, xã Nhượng Bạn,
trại Văn Thai Nhự Cáy, vạn Trúc Võng.
5. Tổng Cấp Dẫn có 30 xã, thôn, vạn: Cấp Dẫn
(thôn Yên Lạc, Tăng Phú, Hữu Lễ, Xuân Cẩm, Thạch Hoa, Như Nhật, Sơn Ổi, Dị Nậu
(thôn Hoa Hạ, Hoàng Giang, Mạc Khê, Dạ Độ, Sơn Kinh, Hậu Độ, Hoài Liệt (thôn
Phú Dẫn, Hương Sơn, Liệt Thượng, Liệt Hạ), Kỳ Nam (thôn Phú Thượng, Long Trì, Bảo
Trung, Đông Hải, Trảo Nha, Đồng Trụ), trại Voi, trại Bào Trai, xã Suối Sa (thôn
Cồn Sơn, Sạ Xá), Án Độ, Long Ngâm, trại Đồng Đồng.
6. Tổng Đỗ Chữ có 57 xã, trang, thôn, trại,
phường, tích: Đỗ Chữ (thôn Sơn Luật, Long Phượng, Bà Đỗ, Long Ngâm, Sơn Triều,
Phú Duyệt, Xuân Chử), Hà Trung (thôn Vĩnh Lộc, Văn Trường, Nhân Lý, Biểu Duệ,
Đan Du, Chi La, Đại Đồng, Mỹ Lũ, Duy Suối, Hoa Hạ, Đồng Nai, Hà Trung), Phú
Nghĩa (thôn Quyền Hành, An Hưng, Lạc Dị, Hưng Nhân), Hoằng Lễ (thôn Phúc Sơn,
thôn Đào, thôn Vĩnh Lại, thôn Bến Đình, thôn Địa Phác, thôn Rào, thôn Đại Hào,
thôn Phúc Lâm, thôn Con Bò, thôn Nhân Hòa, thôn Thầu Đầu), xã Bỉnh Lễ (thôn Thượng,
thôn Điều, thôn Phác Môn, thôn Vĩnh Trung, thôn Hòa Luật, thôn Nhân Phác, thôn
Vĩnh Ái), Hiệu Thuận, Xuân Điện, trang Eo Kênh, trang Vạn Tích, trang Yên Điền,
trang Đồng Nghĩa, thôn Vạn Cảnh, phường Trung Hóa, phường Võng Nhi, trại Cấy Gạo,
trại Vọng Liễu, sách Tăm, trại Bá Canh, xóm Long Hoa Long Thủy, phường Diên Tượng,
tích Ngân Tượng, phường Trú Tượng.
Các thôn trang trong huyện phiêu biệt: thôn
Bạo Tuyền, thôn Thì Hạ, trang Hội An, thôn Hải Khẩu.
II. HUYỆN THẠCH HÀ
Có 7 tổng, 54 xã, thôn, trang, sở, giáp, đội,
vạn:
1. Tổng Thượng Nhất có 7 xã, đội, vạn: Tông
Lỗ, Hà Hoàng, Hương Bạo, Ngụy Dương, Hoàng Cần, hai đội Cồn Cát và Phan Long, vạn
Trúc Võng.
2. Tổng Thượng Nhị có 8 xã, sở: Trung Tiết,
Đức Lâm, Đại Tiết, Phất Náo, Hoa Thư, Đại Mại, Đồng Môn, sở Đồn Điền.
3. Tổng Hạ Nhất có 9 xã, trang, giáp: Hoàng
Hà, Bích Hội, thôn Nam thuộc xã Chỉ Châu, thôn Nguyễn Xá thuộc xã Chỉ Châu, Ngu
Xá, trang Bàng Tuấn, Thủ Chỉ, giáp Trung Thủy.
4. Tổng Hạ Nhị có 7 xã, giáp, trang: Phong
Phú, Hoa Mộc, giáp Thiên Lăng, Dương Luật, trang Đan Trản, Đạm Thủy, giáp Đình
Côi.
5. Tổng Trung có 9 xã, vạn: Đan Chế, Đồng
Lưu, vĩnh Lưu, Ngọc Điền, Phù Việt, Ngọc Lũy, Châu Lâm, Đan Hoạch, vạn Kỳ
Xuyên.
6. Tổng Đông có 8 xã: Thái Hòa, Đông Bàn Thạch,
Y Trụ, Việt Xuyên, Tiên Lương, Bạng Châu, Hoa Dũng, Đô Hành.
7. Tổng Đoài có 6 xã: Bàn thạch, Trải Nha, Dục
Vật, Cổ Kênh, thôn Thượng Suối thuộc Suối Thạch, thôn Hạ Suối thuộc xã Suối Thạch.
Số 155: KẺ NGHÈN
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hai chữ Kẻ
Nghen (số 62) ở Phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ
An với Kẻ Nghèn (số 155) ở Phủ Hà
Hoa, tỉnh Hà Tĩnh đang nói đây là hai xóm đạo hoàn toàn khác nhau: Kẻ Nghen
chưa có nhà thờ và do các Linh mục thuộc Hội thừa sai Paris (Pháp) phụ trách,
còn Kẻ Nghèn đã có nhà thờ đàng hoàng và do các Linh mục dòng Tên phụ trách.
Trong phần đất
tỉnh Hà Tĩnh hiện có Cầu Nghèn dài …, thuộc Quốc lộ 1A, bắc ngang huyện lỵ hai
huyện Can Lộc và Thạch Hà, cách thị xã Hà Tĩnh chừng 25 km.
Số 156: CON TLÓŬ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Con Tlóŭ đọc được là Cồn Trống.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 157: BÊN CHĂN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 158: TRAI VO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trai Vo đúng hơn là Trại Vó.
Chúng ta
chưa biết địa phương này nằm ở đâu, bởi vì trong phúc trình có hai chữ làm
chúng ta phải cân nhắc là Kẻ Vó, đượng khẳng định ở Thanh Hóa[41],
nơi Linh mục E. Ferreyra viết phúc trình này dài 41 trang khổ giấy 19x30cm đề
ngày mồng 3 tháng 10 năm 1676[42].
Còn Trai Vo đang nói đây phải chăng là Bãi Võ, Tiếp Võ?
Theo chúng
tôi, Trai Vo này là Tiếp Võ, một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Nghĩa Yên, xã Thuận
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1914, tách từ giáo xứ Tràng Đình.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 529
Năm 1996: 1.513
- Các
giáo họ:
1. Họ Mẫu Tâm
- Nhà thờ: 12x35m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 1.202 (1996)
2. Họ Yên Thịnh
- Nhà thờ: 5x12m
- Quan thầy: Đức Mẹ Thăm Viếng
- Số giáo dân: 170 (1996)
3. Họ Yên Lạc
- Nhà thờ: 8x12m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 141 (1996)
Ngoài ra,
các họ Ninh Võ và Phúc Lộc không còn.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Phức 1914 - 1915
2. Linh
mục Ân 1915 - 1917
3. Linh
mục Bân 1917 - 1918
4. Linh
mục Thung 1918 - 1919
5. Linh
mục Ân II 1919 - 1924
6. Linh
mục Nhiên 1924 - 1926
7. Linh
mục Lạc 1926 - 1933
8. Linh
mục Triều 1933 - 1940
9. Linh
mục Phúc 1940 - 1950
10. Linh
mục Diệm phụ trách
11. Linh
mục Huyên
12. Linh
mục Bảo
13. Linh
mục Từ
- Các
linh mục con cái giáo xứ: (?)
Số 159: TAM CHÁY
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chưa nhận diện
được vì trong phúc trình (số 118) có
tên Tam Sã thuộc phủ Đức Quang và tạm được nhận định là giáo xứ Tam Đa và ở đây
là Tam Cháy, đã có nhà thờ đàng hoàng?
Số 160: HŎA ĐÀŎ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hŏa Đàŏ đọc được là Hòa Đồng.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 161: KẺ LÁ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này, tuy nhiên trong bảng danh sách “TLXVN”,
trang 99 thấy có tên xã Kỳ La thuộc tổng Vân Tản; xã Chi La thuộc tổng Đỗ Chữ
và đặc biệt thực tế xưa cũng như nay sông La là tên sông chính của tỉnh Hà
Tĩnh… không biết có liên hệ gì không?
Số 162: TRAI RÔM RÔM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trai Rôm Rôm hay đúng hơn là Trại Rôm Rôm.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này, tuy nhiên trong bảng danh sách “TLXVN”,
trang 99 thấy có tên Trại Đồng Đồng thuộc tổng Cấp Dẫn, huyện Kỳ Hoa, không biết
có liên hệ gì không?
Theo chúng
tôi, Trai Rôm Rôm, Trại Rôm Rôm chính là Trại Đồng Đồng và ngược lại. Điều
không hiểu là hiện nay Trại Rôm Rôm hay Trại Đồng Đồng là địa phương nào trong
Phủ Hà Hoa và hiện tình đạo Công giáo ở đó như thế nào?
Số 163: KẺ LOI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Loi có thể là Kẻ Lối?
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này, tuy nhiên ở vùng Can Lộc hiện nay có một chợ mang
tên là Chợ Lối, gần Chợ Gát (số 195)
thuộc giáo xứ Tam Đa sẽ nói sau.
Theo chúng
tôi, Kẻ Lối là một địa phương nơi có chợ Lối bây giờ. Điều không hiểu là hiện
tình Công giáo ở đó như thế nào?
Số 164: KẺ BÀNG
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa danh chính xác, nhưng thấy có những tên na ná như: Thạch Bằng, tên một
xã thuộc huyện Thạch Hà; Chợ Vang, có tên trong sách ĐNNTC - HT, trang 80 và Hà
Vàng, họ giáo thuộc giáo xứ Tân Hội, hạt Ngàn Sâu; Cát Vàng, hạt Ngàn Sâu?
Theo chúng
tôi, Kẻ Vang là đúng hơn cả và nếu vậy thì hiện nay Kẻ Vang, Kẻ Bàng đang là một
giáo xứ thuộc địa bàn hạt Ngàn Sâu, xã Hương Điền, huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1938, tách từ giáo xứ Thổ Hoàng.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 637
Năm 1996: 641
- Các
giáo họ:
1. Họ Kẻ Vang
- Nhà thờ: 8,5x23,5m (1940)
- Quan thầy: Thánh Micae
- Số giáo dân: 412 (1996)
2. Họ Gia Phương
- Nhà thờ: 9x21m (1993)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 229 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Quì 1938
2. Linh
mục Hiền 1951
3. Linh
mục Huy 1951 - 1958
4. Linh
mục Bang phụ trách
5. Linh
mục Thìn phụ trách
6. Linh
mục Cẩn phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Giuse Chân, quê giáo họ Kẻ vang, thụ
phong 1916, qua đời 1966 tại họ Hiền Môn.
2.
Linh mục Phêrô, quê giáo họ Gia Phương, thụ
phong 1923, qua đời 1956 tại giáo xứ Tri Bản.
3.
Linh mục Phêrô Huyên, quê giáo họ Kẻ Vang, thụ
phong 1928, qua đời 1978 tại Yên Lĩnh.
4.
Linh mục Giuse Hứa, quê giáo họ Kẻ Vang, thụ
phong 1963, qua đời 1979 tại giáo xứ Đông Tràng.
5.
Linh mục Phêrô Tập, quê giáo họ Kẻ Vang, thụ
phong 1994.
Số 165: KẺ NÈN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 166: KẺ KHŎAI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Khŏai đọc được là Kẻ Khâu, đúng hơn
là Kẻ Khẩu.
Kẻ Khẩu cũng
có tên là Hải Khẩu[43]
vì tại vùng Kỳ Anh hiện còn có một cửa biển mang tên là Cửa Khẩu. Nếu nói được
vậy thì hiện nay, tại vùng này đang có một xứ đạo mang tên là giáo xứ Quí Hòa,
thuộc địa bàn hạt Kỳ Anh, xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Tái thành lập năm 1863, tách từ giáo xứ Dũ Lộc.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.097
Năm 1996: 2.953
- Các
giáo họ:
1. Họ Quí Hòa
- Nhà thờ: 16x45x14m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 2.195 (1996)
2. Họ Đồng Nại
- Nhà thờ: 13x30m
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 493 (1996)
3. Họ Yên Hòa
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 265 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Pháp 1863 - 1866
2. Linh
mục Khánh 1866 - 1876
3. Linh
mục Tuấn 1876 - 1878
4. Linh
mục Yên 1878 - 1885
5. Linh
mục Châu (thừa sai) 1890 - 1897
6. Linh
mục Nguyên
7. Linh
mục Thành
8. Linh
mục Điểm 1905 - 1913
9. Linh
mục Đình
10. Linh
mục Thường
11. Linh
mục Xuân 1917 - 1936
12. Linh
mục Lễ 1936 - 1937
13. Linh
mục Phụng 1938 - 1944
14. Linh
mục Đổng 1944 - 1945
15. Linh
mục Lộc
16. Linh
mục Triều
17. Linh
mục Bá
18. Linh
mục Thái phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Hoàng Bảo, quê giáo họ Quí Hòa,
thụ phong 1959.
Số 167: KẺ TRỂN
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này, tuy nhiên hiện nay tại vùng Can Lộc - Thạh Hà còn
có Chợ Trển hay Chợ Trện (theo cách gọi của người địa phương vùng đó) mà sách
ĐNNTC - HT nói “Chợ Trẹn ở làng Đông Bàn”. Ngoài ra, trong các họ giáo thuộc xứ
Kẻ Đọng có một họ giáo mang tên Kẻ Trúa, không hiểu có liên hệ gì không?
Theo chúng
tôi, Kẻ Trển là địa phương nơi có Chợ Trẹn, Chợ Trển, Chợ Trện, nhưng không hiểu
hiện tình Công giáo ở đó như thế nào?
Số 168: HŎA THU
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra vị trí chính xác về xóm đạo này, chỉ biết rằng trong sách Tên làng xã Việt
Nam, trang 99 có Hoa Thư, là tên của một xã thuộc tổng Thượng Nhị, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo chúng
tôi, Hoa Thu với Hoa Thư là một. Điều không hiểu hiện nay Hoa Thu, Hoa Thư là địa
phương nào trong huyện Thạch Hà và hiện tình đạo Công giáo ở đó ra sao?
Số 169: AN NGHIÊN
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
An Nghiên nay là giáo xứ An Nhiên.
Theo nhiều
linh mục lớn tuổi thường hay gọi An Nhiên là Nhành Nhanh hay Kẻ Nhím, cụ thể
trong trường hợp ba vị chưa được phong thánh là Gioan Bùi Cai, Phêrô Cao Hữu Hiền
và Phêrô Phê thấy nói các ngài bị bắt ở họ giáo Nhành Nhanh, Kẻ Nhím[44].
Để dễ hiểu hơn, chúng ta lần lượt căn cứ theo hai cuốn sách nhan đề “Dòng Tên
Trong Xã Hội Đại Việt (1615-1773)” của Linh mục Tiến sĩ Đỗ Quang Chính và “Lịch
Sử Giáo Phận Vinh (1846-1996)”, của Linh mục Trương Bá Cần để tìm hiểu thêm một
vài đặc điểm của địa phương này:
·
Sách Dòng
Tên Trong Xã Hội Đại Việt:
- Trang 427: Năm 1701, trong văn thư
công bố sắc lệnh của Tòa Thánh về việc phân chia địa phận Đàng Ngoài Việt Nam
ra khỏi địa phận Macao Trung Quốc thấy nêu những tên (có lẽ còn thiếu vì lý do
này hay lý do khác, các thầy giảng đã không thể đến được) như:
“… Xứ Nghệ An:
Lang-eng, Dou-trac, Ke-hau, Ke-lo, Ben-lat, An-Nhien, Ki-lan, Ke-roc, Trang-mom, Nha-cao, Ke-nhac, Ke-do,
Dou-van, An-ma, Ke-nghen, Ben-den, Tron-hue, Ha-huyen, Van-phan, Nga-ho,
Bien-tac, Ke-hou, Chou-chua, Ben-loi, Lo-doi, Ke-dou, Ke-mui, Nui-trou,
Trai-moi, Lang-phu, Ke-nui…”
- Trang 430: Năm 1707, Đức Giám mục
Bourges đã kê khai chi tiết về địa điểm, nhà thờ, số bổn đạo do các giáo hữu chịu
trách nhiệm coi sóc như:
Nghệ An có 4 cơ sở:
- Đông Thành 25
nhà thờ nhà nguyện 2.555 giáo dân
- Làng Einh [Enh] 30 nhà thờ nhà nguyện 2.636
giáo dân
- Kẻ Muy 25
nhà thờ nhà nguyện 2.120 giáo dân
- An Nhiên 33
nhà thờ nhà nguyện 4.130 giáo dân
·
Sách Lịch
sử giáo phận Vinh 1998:
- Trang 61: Trong phúc trình của Đức
Giám mục Jean Denis Gauthier Ngô Gia Hậu chỉ nói đến Kẻ Nhím năm 1844 có 4.636
giáo dân và năm 1852 có 5.223 giáo dân mà không nói đến An Nhiên.
- Trang 69 - 71: Năm 1861, trong một vài
nét tiểu sử của 22 vị tử đạo chưa được phong á thánh thấy nêu tên An Nhiên (Yên
Nhiên), Nhành Nhanh (Kẻ Nhím), Kẻ Đông…
- Trang 97: Năm 1874, cũng chính Đức
Giám mục Gauthier Ngô Gia Hậu đã tổng kết trong một bức thư đề ngày 7.12 về những
thiệt hại của Công giáo địa phận lại không thấy có tên An Nhiên mà chỉ thấy Kẻ
Nhím với 22 giáo họ, 3.800 giáo hữu, trong đó 1.000 giáo hữu bị đốt nhà, 6 giáo
hữu bị tàn sát.
- Trang 28 - 45: Ngoài ra, trong phần tiểu
sử các thừa sai Pháp ở Việt Nam và tiểu sử các Linh mục Việt Nam ở Nghệ - Tĩnh
- Bình từ 1670 đến 1846 còn thấy nói đến một tên khác là Kẻ Nhiên (xem thêm số 171 nói sau)…
Ngày nay An
Nhiên đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Văn Hạnh, xã Thạch Hạ, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Tên từ hồi 1676 là An Nhiên, nhưng mãi đến năm 1860 mới được tách
ra từ Kẻ Nhím và lập thành giáo xứ.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.508
Năm 1996: 3.032
- Các
giáo họ: Trước đây, An Nhiên có thêm ba họ giáo là Văn Hạnh, Lộc Thủy
và Xóm Nha. Sau khi họ giáo Lộc Thủy (tách ra 1914), họ giáo Văn Hạnh (tách ra
1939) và họ giáo Xóm Nha (tách ra 1993) nhập vào Văn Hạnh lấy tên là Hạnh Đức,
An Nhiên chỉ còn lại duy nhấ một họ trị sở.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Phong 1880 - 1885
2. Linh
mục Đoài 1885 - 1889
3. Linh
mục Hiếu 1889 - 1896
4. Linh
mục Ái 1896 -
1913
5. Linh
mục Thành 1913 - 1935
6. Linh
mục Diệm 1935 - 1942
7. Linh
mục Phúc II 1942 - 1952
8. Linh
mục Hiêng 1952 - 1956
9. Linh
mục Trọng 1956 - 1964
10. Linh
mục Tần phụ trách 1964 - 1991
11. Linh
mục Đức phụ trách 1991 - 1994
12. Linh
mục Triều phụ trách 1994 - 2001
13. Linh
mục Tâm 2001 - nay
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Cao
2.
Linh mục Linh
3.
Linh mục Thế
4.
Linh mục Bảo
5.
Linh mục Chuyên
6.
Linh mục Thung
7.
Linh mục Hiền
8.
Linh mục Hiên
9.
Linh mục Đề
10. Linh
mục Ninh
11. Linh
mục Võ Tá Khánh
12. Linh
mục Nguyễn Trọng Thể
Số 170: KẺ CỐT
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 171: KẺ NHIÊN
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Tác giả sách
Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1777 ghi ra như vậy. Tuy nhiên, đây phải là
Kẻ Nhím nếu phân tích kỹ từng nét nguyên bản phúc trình. Có lẽ ở đây tác giả
sách Dòng Tên trong xã hội Đại Việt đã căn cứ theo bản đô truyền giáo 1889 của
Thừa sai Adrien Launay để ghi nhận địa danh này.
Kẻ Nhím là
tên của một xóm đạo có đồng thời với An Nghiên - An Nhiên (số 169), Hòa Thắng - Kẻ Cường (số
…), Kỳ Anh - Dinh Cầu (số …)… Kẻ
Nhím cũng là tên của một vùng từ đó sinh ra các giáo xứ hiện nay như: Văn Hạnh,
Lộc Thủy, Giáp Hạ, Trung Nghĩa, Hòa Thắng, Tĩnh Giang…
Ngày xưa, có
khi thay vì Kẻ Nhím có người gọi là Nhành Nhanh. Chẳng hạn sách Sáu Ông Phúc Lộc
Tử Vì Đạo 1910 nói đến họ Nhành Nhanh thuộc xứ Kẻ Nhím, nơi Linh mục Gioan Bùi
Cai, quê giáo xứ Mành Sơ huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An làm chánh xứ; Linh mục
Phêrô Cao Hữu Hiền, quê Quảng Bình làm phó xứ và Thầy Paulô Lịnh, quê xứ Trại
Lê huyện Can Lộc làm thầy giảng. Tất cả bị bắt vì Đạo Chúa tháng 12 năm 1861, Tử
đạo năm 1862 tại Quán Bàu, Nghệ An.
Trong thời
các thừa sai hoạt động, Kẻ Nhím có khi được gọi theo tên huyện, huyện Thạch Hà
(như báo cáo … ngày …), Văn Hạnh chỉ là một họ lẻ thuộc giáo xứ An Nhiên, nhưng
được chọn làm trụ sở hạt (từ 1939). Các Thừa sai giữ chức quản hạt và cư ngụ tại
đây thường xuyên. Các ngài đã xây dựng nhà thờ - nay vẫn còn y nguyên, nhà trụ
sở hạt: hai lầu bằng gỗ - nay được thay thế bằng ngôi nhà mới (1990) do kỹ sư
Nguyễn Văn Đức, người địa phương thiết kế dựa trên ngôi nhà này) và các dãy nhà
phụ cận, nay cũng được thay thế bằng những ngôi nhà có qui mô hơn.
Sau năm
1945, các linh mục thừa sai không còn nữa, Văn Hạnh chỉ còn là nơi qua lại của
các cha xứ chung quanh đến đây dân Thánh lễ. Năm 1950, Văn Hạnh chính thức tách
khỏi An Nhiên lập xứ và là trung tâm của giáo hạt với hai họ là Văn Hạnh và Hạnh
Tiến. Đến năm 1996, thời Linh mục Nguyễn Văn Đức, quê Mẫu Lâm quản hạt, Văn Hạnh
đón nhận thêm họ giáo Hạnh Đức vốn nằm trong địa bàn xứ Văn Hạnh nhưng trực thuộc
xứ An Nhiên.
Năm 2000,
trong chương trình thành lập giáo phận mới Hà Tĩnh - Quảng Bình với kích thước:
rộng 33 mét, sâu 66 mét, cao 40 mét do Sở Xây Dựng Hà Nội thiết kế đang trên đà
thi công phần móng…
Thực tế,
Giáp Hạ - An Nhiên - Lộc Thủy làm thành một tam giác mà Văn Hạnh là trung tâm.
·
Giáo xứ
Văn Hạnh
- Địa
chỉ: Giáo xứ Văn Hạnh, xã Thạch Trung, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thành
lập: Năm 1939, tách từ giáo xứ An Nhiên.
- Các
giáo họ:
1. Họ Văn Hạnh
- Nhà thờ: cũ 13,5x33m
- Quan thầy: Đức Thánh Micae
- Số giáo dân: 2.442 (1996)
2. Họ Hạnh Tiến
- Nhà thờ: 12x27m (1996)
- Quan thầy: Thánh Khanh
- Số giáo dân: 518 (1996)
3. Họ Hạnh Đức
- Nhà thờ: 22x12m (1995)
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 649 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hiêng
2. Linh
mục Phúc III
3. Linh
mục Phan Văn Tần 1966 - 1993
4. Linh
mục Nguyễn Văn Đức 1993 - 1996
5. Linh
mục Đậu Đình Triều 1996 - nay
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Hanh, quê giáo họ Hạnh Đức
2.
Linh mục Cao, quê giáo họ Hạnh Đức
3.
Linh mục Hiên, quê giáo họ Hạnh Đức
4.
Linh mục Kính, quê giáo họ Văn Hạnh
5.
Linh mục Long, quê giáo họ Văn Hạnh
6.
Linh mục Paulô Nguyễn Văn Cừ, quê giáo họ Văn Hạnh,
thụ phong 2000, hiện quản xứ Ninh Cường, hạt Ngàn Sâu.
·
Giáo xứ
Giáp Hạ
Như đã nói
trên, Kẻ Nhím là một vùng lớn gồm những giáo xứ ngày nay có tên tuổi như: Văn Hạnh,
Giáp Hạ, Hòa Thắng, Tĩnh Giang… Tuy nhiên, theo lịch sử giáo phận thì Giáp Hạ
là Kẻ Nhím và ngược lại Kẻ Nhím là Giáp Hạ. Điều này có thể đúng vì trú sở hồi
đó thay đổi thường xuyên nên có thời đóng tại Giáp Hạ là chuyện thường tình vì
trước khi chưa đắp đê ngăn mặn (khoảng năm 1950 - 1955) là một địa bàn thuận tiện
cả đường thủy lẫn đường bộ dùng làm bàn đạp để giao lưu đến các địa điểm phụ cận
trong vùng Kẻ Nhím.
Ngày nay tại
Giáp Hạ có khuynh hướng muốn đổi và đã thực sự đổi tên này ra Chân Thành với lý do muốn đề cao hai vị
Linh mục có công lớn trong việc hình thành và xây dựng giáo xứ thời sơ khai là:
Linh mục Chân. Theo lịch sử giáo phận thì Linh mục Chân quản xứ từ năm 1933 đến
năm 1941 (sau Linh mục Quì 1931 - 1933) và Linh mục Thành, không thấy tên trong
danh sách các Linh mục quản xứ kế tiếp nhau có trong sách Album giáo phận.
Theo chúng
tôi, việc làm này rất dễ gây tranh luận và xáo trộn chung cho giáo phận, bởi vì
không những riêng Giáp Hạ mà còn trên 150 giáo xứ khác cũng có những lý do như
thế và hơn thế nữa. Chẳng hạn, giáo xứ Thổ Hoàng có đến ba bậc vị vọng trong
hàng giáo phẩm giáo phận là Linh mục Paulô Nguyễn Hoằng, một vị Quan lớn dưới
triều vua Tự Đức; Đức Giám mục tiên khởi giáo phận Gioan Baotixita Trần Hữu Đức;
và Đức Giám mục Paulô Trần Đình Nhiên. Thử hỏi họ có thể lấy tên của ba vị đó
làm thành tên cho giáo xứ mình được không?
Hoặc giáo xứ
Phú Yên có ngôi thánh đường đẹp, xây bằng bê tông cốt sắt năm 1937, kiên cố đến
nỗi bom B.52 của Mỹ trút xuống hồi 1968 phá sập hoàn toàn nhà xứ mà ngôi thánh
đường này không hề sứt mẻ gì hết… Thử hỏi, giáo xứ Phú Yên có thể lấy tên hai vị
Linh mục Kiến trúc sư Bùi Nhật Nghiệm và Linh mục chánh xứ Cao Hữu Hân để thay
thế tên giáo xứ Phú Yên được không? Và vân vân…
Đó là chưa
nói đến tính bề dày lịch sử của một địa phương vốn có tên là Kẻ Hạ, Kẻ Nhím với
trên 325 tuổi, tức có trước năm 1676. Ngược lại, nếu là Chân Thành thì người ta
chỉ hiểu nó mới được vài ba năm tuổi mà thôi. Rõ ràng là giá trị tính lịch sử
không còn nữa.
Hiện Giáp Hạ
đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Văn Hạnh, xã Thạch Trung, thị xã Hà Tĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Giáp Hạ là một họ đạo theo truyền khẩu có từ lâu đời (có ý kiến
cho là Kẻ Nhím ngày xưa). Dẫu sao họ đạo này trong một thời gian dài vốn trực
thuộc giáo xứ Hòa Thắng, đến năm 1931 mới được tách ra lập thành giáo xứ.
- Nhà
thờ: cũ: 12x45m
- Quan
thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số
giáo dân: Năm 1945: 884
Năm 1996: 2.212
- Các
giáo họ:
1. Họ Giáp Hạ
- Nhà thờ: 12x45m
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 2.131 (1996)
2. Họ Hoàng Yên (Chợ Mướp)
- Nhà thờ: 5x12m
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 81 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Quì 1931 - 1933
2. Linh
mục Chân 1933 - 1941
3. Linh
mục Khang I 1941 - 1957
4. Linh
mục Chính 1958 - 1962
5. Linh
mục Hướng 1963
6. Linh
mục Ninh 1964
7. Linh
mục Phan Văn Tần phụ trách
8. Linh
mục Nguyễn Văn Huyền
9. Linh
mục Đậu Đình Triều phụ trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Khắc tự, quê Kẻ
Nhím, thụ phong 1828.
2.
Linh mục Gioan Bùi Cai, quê Kẻ Nhím, thụ phong
1875, qua đời 1905 tại Kẻ Cường.
3.
Linh mục Augustino Nguyễn Trinh Phượng, dòng
Phanxicô, Sàigòn.
Số 172: THINH BÓI
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Chưa biết
chính xác ở đâu, nhưng hiện thấy ở hạt Văn Hạnh, về giáo xứ Trại Lê có tên họ
giáo Thịnh Lạc; về giáo xứ Vĩnh Phước có tên họ giáo Thịnh Đức… Không hiểu có
liên hệ gì không?
Số 173: KẺ SỔ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Sổ phải
chăng là Kẻ Sót và nếu là Kẻ Sót thì chúng tôi đã phân tích ở các số 75, 92, 93
và 94 rồi (xem thêm Lịch sử giáo phận Vinh 1996, trang 49, chú thích 59).
Số 174: TRAI ĐẤT
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trai Đất đúng hơn là Trại Đất.
Trại Đất phải
chăng nay là Trại Bắc, tên của một họ giáo thuộc xứ Thổ Hoàng thuộc hạt Ngàn
Sâu, huyện Hương Khê. Tuy nhiên, xét theo vùng thấy không đúng vì phúc trình
đang nói tới Phủ Hà Hoa, trong khi Trại Bắc thuộc Phủ Đức Quang.
Số 175: KẺ GÁC
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hai chữ Kẻ
Gác có thể đọc được là Kẻ Các, Kẻ Cát, Kẻ Gát hay Chợ Gát (xem số 195 nói sau) hoặc Kẻ Gai - tên của một
họ giáo thuộc giáo xứ Vạn Thành, hạt Văn Hạnh.
Theo chúng
tôi, Kẻ Gác chính là Kẻ Gai và nếu vậy thì có thể nói Kẻ Gai, Kẻ Gác là tiền
thân của giáo xứ Vạn Thành.
Ngày nay Vạn
Thành đang là một giáo xứ thuộc địa bàn xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà
Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1925, tách từ giáo xứ Kẻ Đông.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 650
Năm 1996: 1.994
- Các
giáo họ:
1. Họ Vạn Thành
- Nhà thờ: 16x47m (1996)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 1.588 (1996)
2. Họ Kẻ Gai
- Nhà thờ: 8x15m (1984)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 154 (1996)
3. Họ Tân Yên
- Nhà thờ: 10x18m (1993)
- Quan thầy: Trái Tim Đức Mẹ
- Số giáo dân: 94 (1996)
4. Họ Bến Đá
- Nhà thờ: 10x18m (1993)
- Quan thầy: Thánh Vũ Đang Khoa
- Số giáo dân: 158 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hoan 1925 -
1936
2. Linh
mục Bảng 1936 -
1939
3. Linh
mục Đông 1939 - 1945
4. Linh
mục Thung 1945 - 1952
5. Linh
mục Hợp 1952 -
1956
6. Linh
mục Thanh 1956 -
1978
7. Linh
mục Lượng 1979 -
1988
8. Linh
mục Huyên 1988 -
nay
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Gioan Baotixita Lưu Duy Liên
2.
Linh mục Paulô Nguyễn Văn Huấn
3.
Linh mục Samuel Trương Đình Hòe.
Số 176: NHÀ LÁ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chưa tìm ra
chứng liệu liên quan đến địa phương này, vì theo chúng tôi hồi đó toàn là nhà
lá.
Số 177: KẺ NỦI
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Nủi là một
làng xưa, nay vẫn còn y nguyên. Kẻ Nủi nằm gần Chợ Gát, gần các giáo xứ Trại
Lê, Tam Đa…
Số 178: KẺ SÒ
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này, ngoài một vài giáo điểm như số 94: Kẻ Sót, số 173: Kẻ
Sổ…
Số 179: KẺ CUỒNG
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Kẻ Cuồng
đúng hơn là Kẻ Cường, tên xưa của giáo xứ Hòa Thắng, hạt Văn Hạnh như tác giả Lịch
sử giáo phận Vinh (1946-1996) ghi nhận ở trang 261: “Giáo xứ Hòa Thắng được thành lập năm 1880, tách từ Kẻ Nhím, có tên cũ
là Kẻ Cường”.
Ngày nay Hòa
Thắng đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Văn Hạnh, xã Thạch Tượng, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1880, tách từ Kẻ Nhím (Giáp Hạ), có tên cũ là Kẻ Cường.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.786
Năm 1996: 3.328
- Các
giáo họ:
1. Họ Hòa Thắng (Kẻ Cường)
- Nhà thờ: ? (1943)
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 1.336 (1996)
2. Họ Thủ Chỉ
- Nhà thờ: 9x25m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.122 (1996)
3. Họ Làng Khe
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 840 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Hoàng 1880 - 1882
2. Linh
mục Quang 1882
3. Linh
mục Cai 1887 -
1905
4. Linh
mục Thận 1905 -
1916
5. Linh
mục Hoan 1916 -
1933
6. Linh
mục Đường 1933 - 1936
7. Linh
mục Nhiên 1936 -
1937
8. Linh
mục Hưu 1937 -
1938
9. Linh
mục Lễ
10. Linh
mục Hiêng 1940 -
1948
11. Linh
mục Lâm 1948 -
1954
12. Linh
mục Hiển 1955 -
1957
13. Linh
mục Trọng phụ
trách
14. Linh
mục Diệm 1958 -
1967
15. Linh
mục Trọng phụ
trách
16. Linh
mục Hợp
17. Linh
mục Huyên phụ trách
18. Linh
mục Hóa 1993
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Thu, quê giáo họ Thủ Chỉ, thụ
phong 1892, qua đời 1902 tại quê hương.
2.
Linh mục Giuse Lý, quê giáo họ Thủ Chỉ, thụ
phong 1918, qua đời 1956 tại quê hương.
3.
Linh mục Gioan Thuyên, quê giáo họ Thủ Chỉ, thụ
phong 1918, qua đời 1945 tại giáo xứ La Nham.
4.
Linh mục Phêrô Triều, thụ phong 1940, ở miền
Nam.
Số 180: KẺ BÁY
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 181: KẺ KHING
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 182: CHỢ BỨC
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ
trách.
Hiện nay
chưa tìm ra địa danh mang đúng tên này, tuy nhiên có hai nơi dễ gợi ý để tìm
như:
- Về phương
diện xã hội, thực tế xưa cũng như nay tại vùng này có chợ mang tên là Chợ Vực
mà sách “ĐNNTC - HT”, trang 33 nói “Chợ Vực
ở xã Mỹ Duệ, huyện Cẩm Xuyên”?
- Về phương
diện tôn giáo, hiện trong hạt Ngàn Sâu có một giáo xứ mang tên na ná là Thọ Vực,
không biết có liên hệ gì không?
Theo chúng
tôi, Chợ Bức đang là nơi ngày nay có giáo xứ Thọ Vực thuộc địa bàn hạt Ngàn
Sâu, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1937, tách từ giáo xứ Vạn Căn.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 349
Năm 1996: 735
- Các
giáo họ:
1. Họ Thọ Vực
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 385 (1996)
2. Họ Vĩnh Viễn
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 161 (1996)
3. Họ Trại Trăn
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 189 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Ân 1937 -
1938
2. Linh
mục Mục 1938 -
1939
3. Linh
mục Năm 1939 -
1940
4. Linh
mục Triều 1940 -
1945
5. Linh
mục Tạo 1946 -
1951
6. Linh
mục Lưu 1951 -
1953
7. Linh
mục Phác
8. Linh
mục Hân phụ
trách
9. Linh
mục Duyệt
10. Linh
mục Thìn
11. Linh
mục Thượng
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phanxicô Xaviê Chỉnh, quê giáo họ Thọ Vực,
thụ phong 1951, qua đời 1974 tại Đại Chủng viện Vinh - Thanh.
2.
Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Tâm, ở Hoa Kỳ.
Số 183: KẺ MÙNG
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Đây là địa
danh mang chữ “KẺ” chót thứ thì trong bản phúc trình.
Nói như vậy
chúng tôi muốn lưu ý người đọc rằng, trong phúc trình có rất nhiều tên mang chữ
“Kẻ” ở đầu. Có chữ chúng tôi đã tìm được và hiện liên hệ mật thiết với những
nơi đã thành giáo xứ, giáo họ trong giáo phận Vinh. Tuy nhiên, số tìm ra được
như vậy còn hạn chế, nhất là thời nay nhiều tên cũ đã được thay thế bằng tên mới
mà xét về ý nghĩa không liên quan với nhau. Riêng ở Hà Tĩnh, có hai phủ là Phủ
Đức Quang và Phủ Hà Hoa, nhất là Phủ Hà Hoa chỉ có 51 xóm đạo đã có đến 16 xóm
đạo mang chữ “Kẻ” như: số 155: Kẻ
Nghèn, số 161: Kẻ Lả, số 163: Kẻ Loi, số 164: Kẻ Bàng… và số 183: Kẻ
Mùng đang nói đây.
Riêng hai chữ
Kẻ Mùng xưa ấy, nay có lẽ là Hà Mưng, một giáo họ thuộc xứ Tràng Lưu và nếu
đúng vậy thì Hà Mưng chính là tiền thân của giáo xứ Tràng Lưu cũng có tên là Kẻ
Mắt. Chữ Kẻ Mắt này rất có giá trị để khẳng định niên tuế của giáo xứ Tràng
Lưu, nhưng tiếc là hai chữ Kẻ Mắt không có tên trong phúc trình.
Ngày nay
Tràng Lưu đang là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Ngàn Sâu, xã Lộc Yên, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1875, tách từ giáo xứ Làng Truông.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.378
Năm 1996: 3.749
- Các
giáo họ:
1. Họ Tràng Lưu (Kẻ Mắt)
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita
- Số giáo dân: 525 (1996)
2. Họ Giang Lĩnh
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 258 (1996)
3. Họ Đông Lưu
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình
- Số giáo dân: 330 (1996)
4. Họ Hà Mầng
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Anna
- Số giáo dân: 373 (1996)
5. Họ Tân Lộc
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Giuse
- Số giáo dân: 233 (1996)
6. Họ Đô Khê
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 260 (1996)
7. Họ Đồn Điền
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô Hoàng Khanh
- Số giáo dân: 417 (1996)
8. Họ Tràng Thị
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 168 (1996)
9. Họ Tân Phương
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 478 (1996)
10. Họ Vĩnh Phúc
- Nhà thờ:
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 385 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Cẩm 1872 - 1892
2. Linh
mục Chuyên 1892 - 1901
3. Linh
mục An 1902 -
1904
4. Linh
mục Chiểu 1904 -
1907
5. Linh
mục Đình
6. Linh
mục Chấn 1907 -
1913
7. Linh
mục Thưởng 1913 -
1920
8. Linh
mục Thận 1920 -
1921
9. Linh
mục Bổn 1921 -
1930
10. Linh
mục Đỉnh 1930 -
1934
11. Linh
mục An 1934 -
1942
12. Linh
mục Đông 1942 -
1943
13. Linh
mục Giám 1943 -
1945
14. Linh
mục Hoàn 1945
15. Linh
mục Tạo 1945 -
1946
16. Linh
mục Bảng 1946 -
1951
17. Linh
mục Huề 1951 -
1953
18. Linh
mục Bân 1953 -
1956
19. Linh
mục Bang 1956
20. Linh
mục Thái phụ trách 1962
21. Linh
mục Quí
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Paulô Tri, quê giáo họ Kẻ Mắt, thụ
phong 1890, qua đời 1943 tại Thịnh Lạc.
2.
Linh mục Gioan Baotixita Phúc, quê giáo họ Kẻ Mắt,
thụ phong 1915, qua đơi 1956 tại Tiếp Võ.
3.
Linh mục Paulô Cao Đình Thuyên, quê giáo họ
Tràng Lưu, thụ phong 1960, tấn phong 1992, Giám mục giáo phận Vinh.
Số 184: TANG CHO
Với dấu
Thánh Giá vẽ trước, phần chữ xiên gạch
dưới, biểu hiệu xóm đạo đã có nhà thờ và do các linh mục người Đàng
Ngoài phụ trách.
Số 185: CÂY LA
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ
trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này, tuy nhiên trong bảng danh sách Tên làng xã
Việt Nam, trang 99 thấy có tên xã Chi La thuộc tổng Đỗ Chữ, huyện Kỳ Hoa? Ngoài
ra, còn có những tên như:
- Sông La,
sông chính của tỉnh Hà Tĩnh.
- …
Số 186: VAN XẾP
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trong phúc
trình về Phủ Hà Hoa này có đến 5 giáo điểm với tên gọi mang chữ Van, Vàn ở đầu
như: số 186: Van Xếp đang nói đây và số 187: Van Cảnh, số 188: Van Cao, số 190: Vàn
Trô, số 193: Van Khi Xuênh sẽ nói
sau. Không biết 5 giáo điểm này ngày xưa cũng như ngày nay có liên hệ gì với
nhau không?
Số 187: VAN CẢNH
Không có dấu
Thánh Giá, với phần chữ xiên gạch dưới,
biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do các linh mục người Đàng Ngoài phụ
trách.
Van Cảnh đúng hơn là Vạn Cảnh.
Trong bảng
danh sách TLXVN, trang 99 thấy có tên Vạn Cảnh, thuộc tổng Đỗ Chữ, huyện Kỳ
Hoa.
Trong các
giáo xứ thuộc giáo phận Vinh hiện nay, ở hạt Văn Hạnh về giáo xứ Lộc Thủy thấy
có tên họ giáo Đan Cảnh[45]
nay được ghi nhận là không còn nữa.
Không biết Vạn
Cảnh và Đan Cảnh có liên hệ với nhau như thế nào? Theo chúng tôi có lẽ hai nơi
là một?
Tuy Vạn Cảnh,
Đan Cảnh hiện nay không có tên trong các họ giáo của giáo xứ Lộc Thủy, nhưng dẫu
sau Vạn Cảnh, Đan Cảnh cũng được coi là một trong những giáo điểm cổ xưa nhất
góp phần hình thành nên giáo họ, giáo xứ Lộc Thủy hiện có hôm nay. Hay nói cách
khác, Van Cảnh, Vạn Cảnh là tiền thân của Lộc Thủy, một giáo xứ thuộc địa bàn hạt
Văn Hạnh, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1914, tách từ giáo xứ An Nhiên.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 2.310
Năm 1996: 3.851
- Các
giáo họ:
1. Họ Lộc Thủy
- Nhà thờ: 10x25m (1993)
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 2.177 (1996)
2. Họ Tân Lâm
- Nhà thờ: 10x25m (1993)
- Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
- Số giáo dân: 676 (1996)
3. Họ Tiến Thủy
- Nhà thờ: 9x25m (1991)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 529 (1996)
4. Họ Thanh Thủy
- Nhà thờ: 12x34m (1996)
- Quan thầy: Thánh Antôn
- Số giáo dân: 496 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Lâm 1907 -
1907
2. Linh
mục Nguyên 1913
3. Linh
mục Nhơn 1913 - 1916
4. Linh
mục Hồi 1916 -
1922
5. Linh
mục Thiện 1922 -
1928
6. Linh
mục Hiêng 1928 -
1934
7. Linh
mục Hưu 1934 -
1937
8. Linh
mục Hiển 1937 -
1940
9. Linh
mục Lâm 1940 -
1948
10. Linh
mục Phước 1948 - 1952
11. Linh
mục Điều 1952 -
1953
12. Linh
mục Thung 1953
13. Linh
mục Tần phụ
trách
14. Linh
mục Ái
15. Linh
mục Tần phụ
trách
16. Linh
mục Đức phụ
trách
17. Linh
mục Tần 1993 -
nay
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
Số 188: VAN CAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này, nhưng theo chúng tôi rất có thể là một địa
phương nào đó gần và có liên hệ mật thiết với địa phương Dinh Cầu tức Kỳ Anh
nói sau.
Số 189: DINH CAO
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Dinh Cao sau
trở thành Dinh Cầu, nơi một thời là trung tâm của tỉnh Nghệ An. Đến năm (?), đời
vua (?) trung tâm này được dời ra xã An Tường, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Còn Dinh Cầu nay chính là huyện Kỳ Anh.
Dinh Cầu là
địa điểm quan trọng thuộc địa bàn truyền giáo huyện Kỳ Hoa (Kỳ Anh), đồng thời
cũng là cầu nối liền với vùng Bắc Bố Chính, tỉnh Quảng Bình - phía trong đèo
Ngang giúp cho công việc truyền giáo của hai nơi được tiến hành một cách dễ
dàng.
Sở dĩ nói Kỳ
Anh là Dinh Cầu ay ngược lại là vì chính Dinh Cầu, một trong những giáo điểm cơ
sở có tên trong bản phúc trình và hiện đang nằm trong vùng đất Kỳ Anh.
Ngày nay,
Dinh Cầu tức giáo xứ Kỳ Anh đang là tên của một giáo xứ lớn, kỳ cựu, đồng thời
là tên của giáo hạt thuộc địa bàn xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Tái thành lập năm 1937.
- Số
giáo dân: Năm 1943: 620
Năm 1996: 892
- Các
giáo họ:
1. Họ Dinh Cầu
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 792 (1996)
2. Họ Trại Cày
- Nhà thờ:
- Quan thầy:
- Số giáo dân: 100 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Đức Thừa sai
2. Linh
mục Nam Thừa sai
3. Linh
mục Phước Thừa sai 1891 - 1905
4. Linh
mục Châu Thừa sai 1905 - 1921
5. Linh
mục Khanh Thừa sai 1921 - 1922
6. Linh
mục Mỹ Thừa sai 1922 - 1934
7. Linh
mục Bổn Thừa
sai
8. Linh
mục Bảng II 1945 - 1946
9. Đức
Giám mục Nguyễn Năng 1946 - 1952
10. Linh
mục Lộc phụ trách 1959
11. Linh
mục Đổng 1965
12. Linh
mục Triều
13. Linh
mục Bá
14. Linh
mục Thái
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Paulô Nguyễn Bá Triêm, quê giáo họ Dinh
Cầu (Kỳ Anh), thụ phong 1871, qua đời 1891 tại giáo xứ Trang Nứa.
2.
Linh mục Phêrô Năng, quê giáo họ Dinh Cầu (Kỳ
Anh), thụ phong 1885, qua đời 1913 tại Kẻ Tùng.
3.
Linh mục Phêrô Hoan, quê giáo họ Dinh Cầu (Kỳ
Anh), thụ phong 1921, qua đời 1929 tại giáo xứ Quí Hòa.
4.
Linh mục Khoa.
5.
Linh mục A, Phanxicô.
6.
Linh mục Lê Đức Trung, giáo phận Phan Thiết.
7.
Linh mục Phổ, Phanxicô.
8.
Linh mục Gioan Ngư, quê giáo họ Quí Hòa, thụ
phong 1891, qua đời 1894 tại giáo xứ Làng Truông.
Số 190: VÀN TRÔ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này, tuy nhiên hiện nay trong các họ giáo của
giáo xứ Kim Lâm, hạt Nghĩa Yên có một họ giáo mang tên Văn Thọ và trong các họ
giáo của giáo xứ Nhượng Bạn, hạt Văn Hạnh có một họ giáo mang tên Vạn Te… Không
biết Văn Thọ và Vạn Te có liên hệ gì với Vàn Trô hay không?
Theo chúng
tôi, rất có thể Vàn Trô chính là họ giáo Vạn Te của giáo xứ Nhượng Bạn, một
giáo xứ thuộc vùng cửa biển Nhượng hiện có hôm nay. Muốn biết thêm về giáo xứ
Nhượng Bạn xin xem thêm số 192: Cửa
Sou nói sau.
Số 191: KẺ TRUM
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Trong các họ
giáo của giáo xứ Kẻ Đọng, hạt Nghĩa Yên có một họ giáo mang tên là Kẻ Trúc,
không hiểu Kẻ Trum trong phúc trình với Kẻ Trúc trong giáo xứ Kẻ Đọng có liên hệ
gì không? Theo chúng tôi Kẻ Trúc chính là Kẻ Trum hay nói cách khác Kẻ Trum là
tiền thân của Kẻ Trúc và là tiền thân của giáo xứ Kẻ Đọng đang có hôm nay.
Ngày nay Kẻ
Đọng là một giáo xứ thuộc địa bàn hạt Nghĩa Yên, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Năm 1918, tách từ giáo xứ Đông Tràng.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.565
Năm 1996: 2.418
- Các
giáo họ:
1. Họ Kẻ Đọng
- Nhà thờ: 12x31x26m (1995)
- Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
- Số giáo dân: 1.740 (1996)
2. Họ Kẻ E
- Nhà thờ: 8x25m (1990)
- Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Số giáo dân: 561 (1996)
3. Họ Kẻ Trúa
- Nhà thờ: 8x20m (1990)
- Quan thầy: Thánh Giuse Thợ
- Số giáo dân: 117 (1996)
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Đông 1918 - 1935
2. Linh
mục Lễ 1935 -
1936
3. Linh
mục Báu 1936 -
1938
4. Linh
mục Hưu 1938 -
1939
5. Linh
mục Bang 1939 -
1944
6. Linh
mục Kim 1944
7. Linh
mục Lĩnh 1944 -
1951
8. Linh
mục Hạnh 1951
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
1.
Linh mục Phêrô Lễ, quê giáo họ Kẻ E, thụ phong
1918, qua đời 1947 tại giáo xứ Lập Thạch.
2.
Linh mục Phanxicô Xaviê Quyền, quê giáo họ Kẻ E,
thụ phong 1923, qua đời 1953 tại giáo xứ Xã Đoài.
3.
Linh mục Phêrô Đông, quê giáo họ Kẻ Đọng, thụ
phong 1924, qua đời 1953 tại giáo xứ Gia Hòa.
Số 192: CỬA SOŬ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chưa tìm ra
địa phương mang đúng tên này, nhưng nhờ có chữ “Cửa” mà chúng ta có thể ước
đoán đây là một trong hai cửa biển còn lại của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc phía Nam cửa
Sót mà tên thường gọi là cửa Nhượng và cửa Khẩu. Cửa Khẩu như đã tạm nói sơ qua
ở số 166: Kẻ Khẩu, còn cửa Nhượng
theo sách ĐNNTC-HT trang 58 nói ở làng Nhượng bạn, phía Nam huyện Cẩm Xuyên. Tại
đây hiện có giáo xứ Nhượng Bạn cũng có tên là Văn Hội thuộc địa bàn hạt Văn Hạnh,
xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh:
- Thành
lập: Cẩm Nhượng (Văn Hội) là một giáo xứ có từ lâu đời, được tách từ
giáo xứ Kẻ Đông, không rõ năm nào.
- Số
giáo dân: Năm 1945: 1.588
Năm 1996: 1.983
- Các
giáo họ:
1. Họ Nhượng Bạn
- Nhà thờ: 10,5x37,5m
- Quan thầy: Thánh Phêrô
- Số giáo dân: 1.299 (1996)
2. Họ Song Yên (Hội Yên và Yên Giang)
- Nhà thờ: 11,5x18,5m
- Quan thầy: Đức Mẹ
- Số giáo dân: 191 (1996)
Ngoài ra, họ
giáo Vạn Te… không còn.
- Các
linh mục quản xứ:
1. Linh
mục Khanh 1870
2. Linh
mục Đức 1876 -
1883
3. Linh
mục Ất 1883 -
1887
4. Linh
mục Thông 1887 - 1896
5. Linh
mục Năng 1896 -
1901
6. Linh
mục Nhơn 1901 - 1913
7. Linh
mục Lân 1913 -
1919
8. Linh
mục Tân 1919 -
1921
9. Linh
mục Khoa 1921 -
1923
10. Linh
mục Thung 1923 - 1931
11. Linh
mục Bường 1931 - 1936
12. Linh
mục Đường 1936 -
1943
13. Linh
mục Hoàn 1943 -
1945
14. Linh
mục Giám 1945 -
1946
15. Linh
mục Trung 1946 -
1952
16. Linh
mục Lâm 1952 -
1971
17. Linh
mục Bài phụ
trách
18. Linh
mục Ninh phụ
trách
19. Linh
mục Chất phụ
trách
- Các
linh mục con cái giáo xứ:
Số 193: VAN KHI XUÊNH
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra địa phương mang đúng tên này, tuy nhiên trong sách TLXVN, sđd trang 99 về
tổng Trung, huyện Thạch Hà có một địa phương mang tên là Vạn Kỳ Xuyên. Theo
chúng tôi, Vạn Kỳ Xuyên chính là hậu thân của Van Khi Xuênh. Có điều không hiểu
hiện nay Vạn Kỳ Xuyên, Vạn Khi Xuênh là địa phương nào trong huyện Thạch Hà và
có vết tích gì về đạo Công giáo ở đó nữa hay không?
Số 194: TRANG LÔ
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Hiện chưa
tìm ra chứng liệu liên quan đến địa phương này.
Số 195: CHỢ GÁT
Không có dấu
Thánh Giá, chỉ có dấu Hoa Thị vẽ trên, biểu hiệu xóm đạo chưa có nhà thờ và do
các linh mục dòng Tên phụ trách.
Chợ Gát ở gần
Truông Bát, gần Chợ Gát có họ giáo Phương Mỹ thuộc xứ Trại Lê. Từ Chợ Gát có đường
xuống Hà Tĩnh, đường đó qua Cầu Sông. Từ Chợ Gát đi theo đường lên Hương Sơn phải
qua Làng Nủi (số 177).
Trong sách
ĐNNTC - HT, trang 82 có nói đến CHợ Gát, mà người vùng Nghệ Tĩnh hay dùng lẫn lộn
chữ Cát hay Gát.
Gần Chợ Gát
có họ giáo Phương Mỹ thuộc xứ Trại Lê, quê hương Thầy giảng Paulô Lịnh (1818 -
1862). Thầy là nghĩa tử của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Trúc, quê xứ Thuận Nghĩa,
Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cả hai cha con cùng bị bắt vì Đạo Chúa và bị giảo quyết
cùng lúc ngày 11.7.1962 tại Quán Bàu, Nghệ An, thọ 24 tuổi, xác để tại Xã Đoài.
Ngày nay
Phương Mỹ đang là một họ giáo thuộc giáo xứ Trại Lê, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh:
- Nhà thờ: 13x35m (1997)
- Quan thầy giáo họ: Thánh Augustinô
- Số giáo dân: 855
- Các linh mục con cái giáo họ: (?)
[1] Ngay cả sách “Lịch Sử Giáo
Phận Vinh”, 1998 của linh mục Trương Bá Cần viết sau chúng tôi mà cũng không
nói đến bản phúc trình này.
[2] Chúng tôi đã gặp linh mục
này 3, 4 lần hồi còn sinh thời nhưng nhớ một lần đầu năm 1997 được ngài trả lời
một câu làm chúng tôi nếu không kiên tâm thì đã bỏ cuộc rồi. Ngài nói “Các anh
không thực tế, biết bao nhiêu chuyện trước mắt hôm nay đáng làm và phải làm hơn
những chuyện như thế! Các anh đem những chuyện đâu đâu mấy trăm năm về trước
nói với thời đại này nào có ích lợi gì? Riêng tôi, gần 80 tuổi đầu đây cầm lấy
tài liệu nói là bản phúc trình mà cũng không hiểu gì chứ đừng nói ai hết…”. Đó
là chưa kể trước khi vào đề chúng tôi đã manh nha nói cho ngài biết trong đó có
cả quê hương của ngài.
[3] “DTTXHĐV, ĐQC, tr. 367,
chú thích 370.
[4] Con số 195 này là nói
chung Nghệ An (bao gồm cả tỉnh Hà Tĩnh). Nếu tính thêm 30 giáo điểm của Bắc Bố
Chính - cũng có vào thời đó và cũng được nói qua trong phần kết của bản phúc
trình; mặc dầu không được kể rõ tên như ở Nghệ An. Như vậy tổng cộng tất cả là
225 giáo điểm vào thời 1676. Vậy mà theo Lịch Sử Giáo Phận Vinh, 2000 thì cả ba
nơi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chỉ mới 142 giáo xứ chính có tên để được phân
chia phiên thứ chầu lượt hằng năm.
Vậy thử hỏi sau 325 năm, việc
truyền giáo của giáo phận tiến triển nhiều không?! Tuy nhiên cũng không thể dựa
vào con số mà quyết đoán vì do phải trải qua ngần ấy năm trời, xảy ra bao nhiêu
biến cố ly tán trầm trọng chẳng hạn như: bắt đạo, chiến tranh, di cư, thiên
tai…
[5] Là nói theo cách chia địa
lý trước Các Mạng Tháng Tám, năm 1945.
[6] Thực kê có 36 xã
1thêm Bản đồ
truyền giáo địa phận
[7] Những người này đã đóng
góp phần lớn trong việc tái thiếu nhà thờ mới của giáo xứ Mành Sơn.
[8] Đại Nam Nhất Thống Chí - tỉnh
Nghệ An, 1965, tr. 88
[9] Rất tiếc ngôi nhà thờ giáo
họ Trường Cửu này đã bị đập bỏ năm 1999, dưới thời Linh mục … làm quản xứ, sau
đổi ra Hoàng Mai - Yên Hòa.
[10] Hàng Giáo Sĩ Bắc Kỳ thế kỷ
17 và 18, tr. 95, 96
1thêm A.
Launay, Histoire de la Mission du Tonkin - Documents histoiriques, tr. 441 (xem
STXHCRCT, ĐQC, tr. 410).
7 Xem một số
hình ảnh giáo xứ Bảo Nham
8 Một số
hình ảnh giáo xứ Bảo Nham
[11] Xem Album giáo phận Vinh,
tr. 164
[12] Thực kê có 96 xã, thôn
1them Album
GPV, tr.132
2them La Sơn
Phu Tử, Hoàng Xuân Hãn, trang 45, 124, 126, 128. ở
3them LSGPV,
1996, CPV, trang 49 - 61 và LSGPV, 1998, TBC, trang 10 - 26
[13] Tiện đây, chúng tôi xin
ghi một đính chính cần thiết về ngày Nhật Thực này bởi vì sách lịch sử giáo phận
Vinh 1996, trang 51, chú thích 62 ghi: Khoảng 20.8.1629 sánh với ngày 25.8.1629
là ngày Nhật Thực. Còn ở chu thích 63 lại ghi: Năm đó có Nhật Thực vào ngày lễ
thánh Louis Gonzague nhằm ngày 25.8.1629.
[14] Album giáo phận Vinh
tr.57.
2them LSGPV,
1998, trang 239.
[15] LSVQĐN, chương 28, trang
148
[16] Truyện Sáu Ông Phúc Lộc,
trang 1.
1them Les
Missionnaires Francais au Tonkin et au Siam XVIIe-XVIIIe
siècles, tập II Lịch sử Đàng Ngoài,
2them Nhật
Ký Truyền Giáo Của Đàng Ngoài 1684 - 1685 (LSGPV, 1998).
3them Les
Missionnaires Francais au Tonkin et au Siam XVIIe-XVIIIe
siècles, tập II Lịch sử Đàng Ngoài,
4them Sđd
trang 302.
5them Sđd
trang 156, 158, 189, 219…
[17] LSGPV, CVP, 1996, tr. 282
- 284
[18] Adrien Launay, Tokin, tr.
201 (xem LSGPV, TBC, tr.45)
[19] Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ
17 và 18, Néez, trang
[20] Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ
17 và 18, Néez, trang 104 - 105
1them Les
Missionnaires Francais au Tonkin et au Siam XVIIè-XVIIIè
siècles,
[21] LSGPV 1996, CVP, tr. 94 -
96
[22] Truyện Sáu Ông Phúc Lộc Tử
Vì Đạo 1910, tr. 233.
1them Sách
Quarante deux ans sous le soleil de L’Indochine, Tiểu Chủng viện Thừa sai
Abgrall Đoài
[23] LSGPV, TBC, tr. 231
[24] Bản đồ truyền giáo địa phận
[25] Xin xem nhân vật Công
giáo, tập một: giáo dân, tu sĩ, linh mục thế kỷ XVII, Lê Ngọc Bích, trang 141 -
143
[26] Hồi còn nhỏ 15 - 16 tuổi,
tôi thường nghe bác Linh mục Cao Hữu Hân, nguyên cáhnh xứ Trung Nghĩa, Cương
Gián, Cam Lâm, Gia Hòa trước năm 1931 nói đến hai chữ Tả Ao với tư cách là một
nhà địa lý có tên tuổi của địa phương. Vì quá lâu, không nhớ rõ ngài nói những
gì, ngoài việc ngài là nhà địa lý nổi tiếng rất được nhiều người kính trọng. Hầu
hết mộ của các nhà giàu có và các quan lại trong vùng đều đến thỉnh ý của ông,
trước khi xây cất. Bây giờ lớn lên, nghiên cứu bản phúc trình, tôi lại càng
khâm phục. Bởi vì, tên tuổi ông, một con người không Công giáo đã trở thành tên
của một họ đạo thuộc giáo xứ Gia Hòa hiện có hôm nay.
[27] Les Missions Jésuites au
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Thần học Đại học Công giáo Paris 1959, Linh mục Vũ
Khánh Tường, bản đánh máy trang 368 – 369 (xem thêm LSGPV 1998, trang 24)
[28] Les Missionnaires au
Tonkin et au Siam XVIIè - XVIIIè siècles,
[29] Histoire de la Mission du
Tonkin - Documents Historiques (1658 - 1757), Adrien Launay chương 3, trang 93
[30] Lịch sử giáo phận Vinh
1998, Trương Bá Cần, trang 37 - 38
[31] Tên làng xã Việt
[32] Xứ Mỗ Vĩnh trước đây có họ
giáo Hoàng Cầu mà nay không còn nữa. Có thể tác giả lẫn lộn giữa Hoàng Cầu này
là Làng Cầu chăng?
[33] Histoire de la Mission du
Tonkin – Documents Historiques (1658 - 1757), Adrien Launay, sđd tr. 201 (xem
LSGPV 1998, tr. 45).
[34] STXHCRCT, ĐQC tr. 421,
422.
[35] Missions Catholiques
1875, tr. 319 (xem LSGPV 1998, tr. 97).
[36] TLXVN, tr. 101
[37] Xem thêm LSGPV, CVP,
trang 397 - 402
[38] Xem thêm LSGPV, CVP,
trang 125 - 134
[39] Xem thêm LSGPV, CVP,
trang 144 - 145
[40] Thực kê có 19 xã, thôn
[41] Xem DTTXHĐV, ĐQC, tr. 389
[42] Sđd tr, 381
[43] TLXVN, trang 99
[44] LSCGPV, CVP, trang 238,
241
[45] LSGPV, TBC trang 99
Đăng nhận xét