Nguồn Gốc lịch sử hình thành Giáo xứ Thanh Dạ - theo bản phúc trình của Cha già Tấn (I) | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Lời chúc xuân Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích Xứ đạo đầu tiên

Nguồn Gốc lịch sử hình thành Giáo xứ Thanh Dạ - theo bản phúc trình của Cha già Tấn (I)

        Nguồn Gốc lịch sử hình thành Giáo xứ Thanh Dạ - theo bản phúc trình của Cha già Tấn I. Bản phúc trình không ghi ngày tháng. Nhưng theo mốc lịch sử hình thành giáo xứ Thanh Dạ là năm 1914, thì bản phúc trình này được viết vào năm 1920. 

        Đây là một sử liệu hiếm hoi về Giáo xứ Thanh Dạ. Đọc bản phúc trình này, độc giả sẽ thấy được những truân chuyên thử thách trong đời sống đức tin mà cha ông quê hương đã can trường vượt qua như thế nào; đồng thời cũng thấy được "lòng người" như thế nào ở vào thời điểm đó!

        Cách hành văn có dùng nhiều từ theo cung giọng người bản địa; hoặc có một số cách dùng chính tả và hạn từ xưa. Nhưng vì là sử liệu, nên người viết sẽ giữ nguyên như bản gốc (ngoại trừ những chỗ trong ngoặc vuông là do người viết thêm vào để giải thích; hoặc do người viết phỏng đoán, vì lâu ngày quá, chữ đã mờ, không thể đọc được!).

        Dưới đây là trích đoạn (phần nói về họ Thanh Dạ) nội dung bản phúc trình mà Cha Tấn viết trình lên Đức Giám mục Giáo phận Vinh lúc bấy giờ là Đức Giám mục André-Léonce-Joseph Eloy Bắc.

__________________________________


Bẩm trình Đức Cha

CÁC ĐIỀU VỀ XỨ THANH DẠ

I. các điều chung về xứ

1. xứ Thanh Dạ chưa có đổi tên hay là đổi họ trị sở bao giờ. Họ trị sở ở làng Thanh Dạ, tổng Phú Hậu, huyện Quỳnh Lưu, phủ Diện Chu, tỉnh Nghệ An.

2. Đã lập xứ được gần 6 năm. Khi chưa lập thì thuộc về xứ Cẩm Trường. Lúc mới lập có 2 họ, rày cũng còn 2 họ, là họ Thanh Dạ và Cự Tân, mà Cự Tân có 4 xóm ở cách xa nhau, là Cự Tân, Cồn Tro, Đò Hủ và Cát Vàng; xóm Cự Tân xa nhà xứ chừng bảy, tám phút, Cồn Tro [Có nhà thờ] hơn một giừo, Đò Hủ [có nhà thờ] non hai giờ, Cát Vàng hơn hai giờ.

Xưa nay vốn thuộc địa hạt Thuận Nghĩa. Xa sở địa hạt chừng hai giờ.

3. Nhân danh cả xứ được 1875.

4. Mới có cụ Tấn coi xứ được gần 6 năm mà thôi.

5. Của nhà xứ thì bởi hàng xứ liệu. Còn đất ruông thì xứ Cẩm Trường trích lại cho 4 mậu 6 sào, lại có một người Thanh Dạ cúng thêm cho một sào, sau Nhà Chung cho thêm được 130,#00 thì tạm thêm được 5 sào nữa, hóa ra cả thảy được 5 mậu 2 sào. Hằng năm nộp thuế hết 6,#40.

Vườn nhà xứ được 4 sào.

6. Trong nhà xứ có 4 cái nhà: 3 cái xấu, còn nhà phòng thì cũng kha khá, song thấp quá, 4 gian cũng rỗng vừa. Các nhà bằng gộ, trét đất cả.

7. Nhà thờ họ trị sở cũng khá, trong gộ lim, ngoài xây sò, lợp ngói; song bởi bị bạo bổ đi rồi sửa lại, nên xem ra cũng yếu, không được vững vàng cho lắm, lại mậu mực kiểu cách chẳng còn nhằm chi nữa; cũng vừa rỗng cho bổn đạo trong xứ ngồi. Nhà thờ ấy là bởi của công họ được ít nhiều, còn bao nhiêu nữa, là của đi xin các người trong họ trong xứ và của đã đi xin các nơi về, lại của các cụ người làng cúng cho nữa.

Đã để Mình Thánh được hơn 4 năm rồi.

8.Trong xứ có 6 trường học kinh bổn

9. Trong cả xứ đã được mười một đấng chịu chức thầy cả rồi; là cụ Tuế, cụ Triêm, cụ Mĩ, cụ Quí, cụ Thông Triệu, cụ Hoàng, cụ Thông Giám, cụ Miến, cụ Huệ, cụ Biện. Mà mười ông ấy thì thuộc Thanh Dạ cả.

II. Các điều riêng về họ Thanh Dạ

1. Họ Thanh Dạ chưa đổi tên bao giờ; ở riêng một nơi toàn đạo.

2. Gốc tích họ là thể này: xưa có một người ngoại đạo ở làng Quỳnh Đôi gần đây tên Phan Hợp phải đi lánh nhà nước đời Hậu Lê vua Cảnh Hưng, mà ra ở đông Phú Sơn về tỉnh Thanh Hóa, không biết làm sao mà đã lấy được một người đàn bà bên đạo về họ Ba Làng. Nhưng mà hai bên cứ giữ hai đạo như thường. Đến sau có giặc Thằng He dữ tợn lắm, nó đánh giết quân quan nhà nước chết mất đã nhiều, cho nên ai ai cũng lo sợ phải đi đánh giặc ấy lắm. Nỏ hay ông Phan Hợp cũng phải sai đi đánh giặc ấy, thì ông ta kinh khiệp sợ hãi quá sức, cứ năn nỉ với vợ con, thể nào thì trận ni cũng phải chết mà thôi. Khi ấy bà vợ mới yên ủi khuyên bảo ông ấy phải cậy trông Đức Bà phù hộ cho, thì mới khỏi chết được; mà ông ấy cũng nghe theo lời vợ khuyên, thì Bà ấy đưa cho một mậu indu [tức ảnh vải Đức Mẹ] mà đi trận, thì chẳng những là đã được khỏi chết như lời Bà vợ đã khuyên, mà lại cũng đã được thắng trận cả thể nựa, quân giặc phải tan đi; song quan quân nhà cũng chết mất nhiều lắm, nhất là toan quân ông Phan Hợp thì mất gần hết. Yên giặc rồi về, thì vua thưởng cho ông Phan Hợp được chức chưởng lãnh binh. Mà ông ấy biết thật mình đã được khỏi chết lại được chức quan lớn làm vậy, thì là nhờ ơn Đức Bà đã cứu giúp cho mà thooi, cho nên ông ấy mới tin đạo. Khỏi ít lâu thì ông ấy từ chức quan mà về quê; song về làng ở giữa kẻ ngoại cả thì khó giữ đạo lắm, vì nó cứ chê cười nhão báng cách nầy cách khác, cho nên ông ấy mới dời nhà xuống nới đồng hoang, kêu bằng Cồn Dạ mà ở đó cày bừa lằm ăn cùng giữ đạo cho đỡ hơn. Đến sau có đôi người ở trên làng Quỳnh Đôi cũng theo xuống xin ở đó với ông ấy mà cày bừa làm ăn cho dễ, song ông Phan Hợp buộc phải đi đạo mới cho ở, mà người ta cũng phải theo. Dần dần sau người ta thấy dễ làm ăn, nên lại có người các làng lân cận xũng đến xin đi đạo mà ở đó nữa, hóa ra đã thành được xóm có đạo. Đến sau dân Quỳnh Đôi nó thấy ông quan chưởng Hợp đã chết rồi, lại đồng hoang của nó thì kẻ có đạo đã phở thành điền; nên nó mới dũng tình mà làm cho kẻ có đạo phải bỏ đất mà đi, nó thừa thế các quan tư trong làng mình mà quấy quắt làm khổ sở kẻ có đạo nhiều thể nhiều cách… Kẻ có đạo thấy vậy cũng phải cố  công đồng lứa với nhau mà lo liệu cho được lập thành triện thì mới có thể mà ở đó với dân Quỳnh Đôi được. mà phải chịu khó mại cho đến thời Tây Sơn vua Quang Trung nhị niên mới được thành triện, kêu bằng Thanh Dạ trại, rồi đến thời nhà nguyễn vua Minh Mệnh thập nhị niên thì mới liệu xong đất ở. Từ đó về sau thì Quỳnh Đôi mới bớt hà hiếp. Trong các lúc cấm đạo trước thì không ai biết được điều gì hay dở cả. Song đến thời Tự Đức thập tam niên có chỉ ra cấm đạo truyền bắt các Cố các cụ thì có Cố Thanh trốn ở trong họ nầy, các đồ lễ của Người thì phải chôn đi, còn Người thì cũng phải ở dưới hầm, nhưng mà đến sau nó tầm nạ quá lẽ, thế không mần răng được, nên Người đã dạy họ phải cử người thuê thuyền đưa Người về Hồng Công. Qua năm sau lại có cụ Triêm cũng trốn về đây nựa. Mà họ thấy hơi đã yên yên, sợ đồ Cố để dưới đất lâu mà hư đi chăng, thì nhủ nhau đào lên mà phơi. Vì lúc ấy quan bắt khai chân thành, rồi thì sai thục sư đến dạy đơm cúng cho qua chuyện, nên họ phải cử một ít người đàn anh ra mà đứng chịu việc đơm cúng cho qua chuyện, còn bao nhiêu lánh đi, mà thục sư thì ít lâu đến ngày giộ nó mới đến mà bày cho mà cúng xong việc rồi thì nó lại về nhà nó. Chẳng may trong họ có một người xấu nết, nó giận họ vì phạt nó đánh bạc, nên nó lên cáo với quan, có cụ đang trốn ở trong họ, thì quan liền bắt phu các làng lân cận, mà đến bọc họ cả đêm, đến sáng ngày mới vào tầm nạ, phá phách, lục xét, tra khảo cả họ khốn cực lắm; trước hết thì chúng nó bắt được đồ Cố Thanh, vì họ mới phơi chưa kịp cất, mà nó ngỡ là của cụ, nên nó lại đập đánh treo kẹp các Kẻ đàn anh trong họ cách dữ tợn hơn nữa, sau nó lại bắt được hai người Kẻ giảng là thầy Từ, không biết người ở mô, và sau có được làm cụ chăng, còn khi ấy thì theo cụ Triêm về, và thầy Triêm là người họ nầy, mà sau được làm cụ, gọi là cụ Thông Triêm. Bởi đó cho nên chúng nó lại càng làm khốn cực hơn bội phần mà tra cho được cụ. Còn cụ Triêm thì người trốn ở nơi đám lúa trước cửa làng, mà chúng nó cứ tìm đi tìm lại đó mai, song không thấy. Nhưng mà sau người thấy chúng nó làm khốn khổ quá sức, cho nên người mới đứng dậy tỏ mình cho chúng nó bắt đi cho xong, kẻo dân tình phải khổ sở quá. Khi chúng nó vừa thấy cụ thì chúng nó vui mầng quá sức, hò hét reo mầng tuôn đến bắt trói người, rồi chúng nó giải cụ, hai người Kẻ giảng và các Kẻ đàn anh [bị giải] về huyện mà giam. Đến sau thì nó nộp cụ và hai người Kẻ giảng vào tỉnh. Đến năm Tự Đức thập ngụ niên, ngày 14 tháng giêng thì cụ Triêm phải xử tử tại tỉnh, mà hai người Kẻ giảng thì phải đi lưu.

Mà thằng nội công đã cáo cụ thì quan cho nó làm hương mục trong làng, cho nên nó cậy thế mà làm cực cho làng lắm, đến nỗi nó bắt làng phải đào nhà thờ đã chôn lên, mà khiêng sang huyện cho quan làm công đường, làng bất đắc dĩ phải chịu, vì khi ấy nó đăc thế lắm, không nghe thì sợ nó thưa quan làm tội.

Đến rằm tháng tám năm ấy thì có giấy ra truyền bắt trong làng những người có tên bộ thì phải giam, còn các kẻ khác thì phải tháp đi ở lộn lạo trong các làng ngoại đạo; khi ấy cữa nhà, của cải và hoa lợi ngoài đồng thì Quỳnh Đôi cướp lấy hết. Lúc phải tháp vào các làng ngoại đạo, thì nó bắt ép con gái nhà có đạo phải kết bạn với kẻ ngoại, có nhiều người không thể lánh được thì cũng phải chịu, song đến sau được tha về, thì bỏ mà về dần dần, kẻ trước, người sau, có kẻ lại đưa được cả con về theo đạo nữa; chỉ có một người không chịu bỏ mà về, cứ ở với kẻ ngoại mai cho đến già mà chết, dù ai khuyên bảo thể nào cũng không nghe. Còn mấy lúc văn thân Khỉ lên làm hãi kẻ có đạo sau, thì họ Thanh Dã nầy cũng không thiệt hãi chi mấy, vì nhờ ơn Chúa thương cũng chống lại với nó được mấy trận, giết nó nhiều được, cho nên chúng nó không dám đến mà phá phách chém giết như các nơi nữa. Từ ông quan chưởng Hợp xuống lập ở đây cho đến rày đã được chừng 150 năm.

3. Nhân danh cả được 1017. - Rày đông hơn trước. – Trong họ chẳng có của công gì, còn nhà thờ thì hằng năm đến ngày mùa người ta có làm phúc cho ít nhiều lúa, giữ đã được 500 Cường.

4. Số phận bổn đạo: Nó cày ruộng và xiếc mò tôm cá, phải khó nhọc vất vả lắm, song cũng kiếm ăn lần hội được, bớt dói. – Trong họ không có mấy người chữ nghĩa, chỉ được ít người biết trệ trạo vậy mà thôi. – Trong các Kẻ đàn anh thì có mấy người hào cuộc ăn lo việc đời ăn ở kém, hay lừa đảo dối trá dân sự, song cũng không hay kiện cáo nhau. – Trong họ giữ đạo sốt sắng khá, chỉ có ít người lươn khươn hay chơi nhởi bài bạc rượu chè, sửa nhà thờ nhà thánh, nhác xưng tội chịu lễ. – Người ta siêng năng xem lễ và giữ ngày lễ lạy hẳn hoi. – Hầu hết thường xưng tội chịu lễ vài ba tháng một lần; cingx có nhiều người tháng một; còn kẻ mọt tháng đôi ba lần cũng khá; lại có ít nhiều người một l=tuần chịu lễ ba bốn lần nữa.

5. Các trẻ cũng chăm học kinh bổn. Có ba thầy giáo biện dạy chúng nó.

6. Nhà thờ thì là nhà thờ họ trị sở như đã kể trên, còn bàn thờ thì khá tốt, song cũng còn mộc, chưa có sức mà sơn được. Đồ thờ và đàng câu rút [tức là Đàng Thánh Giá] thì đã cũ rách.

Xin xem phần tiếp theo: nói về Giáo họ Cự Tân

Nha Tho Giao xu Thanh Da ngay xua, nhà thờ Giáo xứ Thanh Dạ ngày xưa, lịch sử hình thành giáo xứ Thanh Dạ
Nha Tho Giao xu Thanh Da ngay xua, nhà thờ Giáo xứ Thanh Dạ ngày xưa, lịch sử hình thành giáo xứ Thanh Dạ

Nha Tho Giao xu Thanh Da ngay xua, nhà thờ Giáo xứ Thanh Dạ ngày xưa, lịch sử hình thành giáo xứ Thanh Dạ
phúc trình của cha già Tấn 1 về xứ Thanh Dạ
Trích đoạn bản gốc về Phúc trình của Cha già Tấn I (Cha quản xứ tiên khởi Giáo xứ Thanh Dạ)


Lịch sử Giáo xứ Thanh Dạ, Nguồn gốc xứ Thanh Dạ, Thanh Dã, Lịch sử hình thành xứ Thanh Dạ và Cự Tân,

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgr3JIeR3kk_h-xB5gPYp7rDm9RC56LumWJPjoTfBoC4n_mW0jWN9_5wSQzelzwE0nO_iVa7R2Cx5Orj04fxiIJnwcz7j0nwqkZoDbz-E7RdldZhQuxUP9bDt4ANZSunmKSXBvI6trFmZG7/s1600/Ch%25C6%25B0a+%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t+t%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.