Ở bài trước, người viết đã trích đoạn nói về nguồn Gốc lịch sử hình thành Giáo xứ Thanh Dạ - theo bản phúc trình của Cha già Tấn I (được viết vào năm 1920).
Dưới đây, người viết trích dẫn đoạn kế tiếp trong bản phúc trình (phần nói về họ Cự Tân) của Cha Tấn viết, để trình lên Đức Giám mục Giáo phận Vinh lúc bấy giờ là Đức Giám mục André-Léonce-Joseph Eloy Bắc.
Bẩm trình Đức Cha
CÁC ĐIỀU VỀ XỨ THANH DẠ
III. Các điều riêng về họ Cự Tân
1. Vốn họ Cự Tân người ta cũng có kêu bằng Bến Nậy, vì Kẻ đến ở trước hết thì ở nơi bến sông gọi là Bến Nậy; nhưng mà đến sau khi
viết tên họ thì viết là
Cự Tân là tên chữ cho đẹp, vì Cự Tân thì nghĩa là Bến Nậy, cho nên bây giờ cũng
có Kẻ kêu bằng Bến Nậy.
Họ nầy cũng ở riêng một mình toàn đạo.
2. Về gốc tích họ thì nghe nói thể nầy: Đầu hết có một người ở mô trong
Kinh không biết mắc phải việc gì mà trốn ra ở đây, làm nghề phù thủy, cho nên
người ta kêu bằng ông Đồng. Đến sau ông ấy muốn bỏ nghề phù thủy, song không bỏ
đi được, vì ma quỉ nó quấy quất lắm, cho nên ông ấy mới đi đạo, để cho được bỏ
nghề phù thủy cho ma quỉ khỏi quấy. Khi đã đi đạo rồi thì ông ấy sắm chài lưới
mà làm nghề dưới sông, đến sau thì sonh con đẻ cháu ra nhiều, mà cũng làm nghề
sông cả; lại cũng có ít người bổn đạo ở nơi khác cũng đến ở làm nghề sông nữa,
cho nên mới họp nhau lại mà làm một họ.
- Còn họ đã có từ lúc nào, thì không ai biết cả. – Trong các lúc cấm đạo
khác cũng không ai biết được điều gì; chỉ có ít người còn biết được lúc phân tháp
thì họ Cự Tân này cũng phải bỏ hết cửa nhà của cải mà đi. Còn hai lúc văn thân đánh
phá Kẻ có đạo, thì họ nầy cũng hiệp đồng với họ Thanh Dạ mà chống trả với nó,
khỏi phải chạy.
3. Nhân danh cả họ được 798 người. Rày đông hơn xưa. – Trong họ chẳng có
của công gì cả.
4. Về số phận bổn đạo: Nó vốn làm nghề sông, song rày cũng đã nhiều người
đi cày trại; cũng kiếm ăn lần hồi đi được.
Trong họ không có người chữ nghĩa, chỉ được ít người có biết ít nhiều vậy
mà thôi. – Những Kẻ đàn anh ăn ở khá, có lòng chung chăm lo việc họ. – Trong họ
giữ đạo sốt sắng, siêng năng xưng tội chịu lệ; chỉ phải một người nghiện nha
phiến mà thôi. – Cũng siêng năng xem lễ và giữ ngày lễ lạy tiêm tất. – Thường
xưng tội chịu lễ vài ba tháng một lần; cũng có nhiều người tháng một; lại được ít
nhiều người tuần lễ một lần.
5. Các con trẻ trong họ cũng siêng năng học hành kinh bổn. – có 3 thầy giáo
biện dạy chúng nó.
6. Nhà thờ khá tốt, mới làm, trong gộ lim, ngoài xây sò và gạch ít nhiều,
lợp ngói rồi, song chưa có của mà làm mai luyện và tô bề trong; cũng khá to,
người trong họ ngồi còn dư rộng. Bởi của họ đóng góp được ít nhiều, còn bao
nhiêu nữa là của các người trong họ cúng vào, và của đã đi xin các nơi về nữa,
lại các đấng cũng có giúp cho được ít nhiều. Lại có mấy đám ruộng ông thánh
Phêrô họ đã xin phép Đức Giám mục mà bán đi được ít nhiều nữa.
- Đồ thờ và đàng câu rút [tức là Đàng Thánh Giá] thì đã lâu đời quá giờ xờ
xạo đi cả rồi, còn bàn thờ thì mới xây cũng khá tốt.

Một trang phúc trình về họ Cự Tân của Cha già Tấn viết vào năm 1920 (tài liệu từ Văn Khố Tòa Giám mục Vinh) |
Đăng nhận xét