NHỮNG RỐI LOẠN
TÂM SINH LÝ CỦA TUỔI MỚI LỚN
Dưới đây là một
bài viết được chọn từ Tạp Chí Thế Giới Mới số
408, ra ngày 16.10.2000 đăng trong mục Giáo Dục Giới Tính,
Lê Nguyễn dịch lại từ tạp chí Elle số tháng 9.2000.
Chúng tôi thiết nghĩ
bài báo có thể rất cần thiết để các bạn Huynh Trưởng
và các Giáo Lý Viên tham khảo thêm bên cạnh việc tìm
hiểu Tâm Lý các Lứa Tuổi vừa trình bày ở bài trước.
Lời Tòa Soạn Tạp
Chí Thế Giới Mới:
Tuổi mới lớn là
một trong những giai đoạn quan trọng nhất của đời
người, góp phần xác định một cá thể chưa hoàn toàn
qua khỏi quãng đời thơ ấu, đồng thời chưa có được
những đặc tính của một người thật sự trưởng
thành.
Những biến đổi,
thậm chí rối loạn về Tâm Sinh Lý của lứa tuổi này
cần được bản thân họ và các bậc cha mẹ và thầy cô
giáo hiểu rõ để có thể nghĩ đến những cách cư xử
phù hợp...
1. BIẾN ĐỔI SINH
LÝ Ở TUỔI MỚI LỚN:
Trong
cơ thể con người, nhiều
chất hóa học
đóng những vai trò kỳ thú có thể sánh ngang với những
câu chuyện thần tiên ngoài đời. Chiếc rào chắn ngăn
cách tuổi thơ ngây với lúc trưởng thành là giới hạn
cao nhất mà mỗi con người đều cần phải vượt qua.
Trong
cái lò luyện của tuổi
dậy thì,
người ta nhìn thấy sự sục sôi của chất men hóa học,
và từ đó một con
người mới hình thành.
Ở những xứ nhiệt đới, con gái mới đến tuổi 11 là
đã có thể trải qua thời kỳ đầy những biến động
của tuổi mới lớn, trong khi ở những vùng ôn đới,
thời kỳ này thường diễn ra vào năm 15 – 16 tuổi. Con
trai thường có những diễn biến của tuổi mới lớn
chậm hơn con gái 2 năm.
Sự
biến đổi sinh lý của tuổi mới lớn là bước chuẩn
bị cho cơ thể họ đảm nhiệm chức
năng cơ bản là sinh sản
để duy trì nòi giống. Hầu như không có cơ quan hay mô
nào mà không trải qua những thay đổi sâu sắc. Tim và
phổi phát triển nhanh gấp 3 lần so với những năm trước
đó. Tuyến giáp nằm ở cổ to ra theo tỷ lệ sự phát
triển của cơ thể, trong khi ở lồng ngực, tuyến ức
đầy bí ẩn lại nhỏ dần để sau này biến mất vĩnh
viễn.
Hồi còn nhỏ, các
đầu xương được bọc bằng một lớp sụn, tham gia vào
quá trình tăng trưởng của cơ thể. Đến tuổi dậy thì
và ít lâu sau đó, lớp sụn này bắt đầu chứa calcium,
các đầu xương cứng dần, sự tăng trưởng chậm lại,
cuối cùng thì ngưng hẳn. Ngay cả da cũng thay đổi cấu
trúc, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, các lỗ
chân lông nở rộng ra, dễ dàng làm mồi ngon cho vi trùng
xâm nhập tạo thành mụn.
Tuổi
dậy thì được phát động bởi tuyến
yên –
một bộ phận nhỏ, chỉ bằng hạt đậu Hà-lan, nằm ở
mặt dưới của não. Người ta chưa được rõ lắm về
việc tuyến yên hoạt động như thế nào, nhưng kết quả
hoạt động của nó thì khá rõ: nó tiết ra một lượng
nhỏ hormone
thúc sinh dục
( hormone gonadotrope ) để kích thích hoạt
động của buồng
trứng
ở phái nữ
và của tinh
hoàn ở
phái nam. Thời thơ ấu, những bộ phận này ngủ yên, đến
khi được tuyến yên kích thích, chúng bắt đầu sản
xuất các hormone riêng của chúng.
Ở
một cô gái mới lớn, các
buồng trứng bắt đầu hoạt động
và tiết ra một lượng thật nhỏ chất
oestrdiol,
chỉ bằng 1 / 1.000 khối lượng của một hạt đường
mỗi ngày. Những chất này lại có đủ sức mạnh để
biến một cô bé thành một cô gái sắp bước qua ngưỡng
cửa của sự trưởng thành. Khi đó, cô bắt đầu lớn
nhanh, chiều cao tăng khoảng 8 cm / năm, bỏ những chàng
trai cùng tuổi lại đàng sau.
Về
phát
triển xương,
ở cô gái mới lớn, khung chậu rộng ra, chuẩn bị cho
những lần sinh nở về sau. Các tuyến
vú
phát triển, lúc đầu chậm, rồi càng lúc càng nhanh, dưới
tác động của các hormone. Các
mô ở đường sinh dục dày
lên và vững chắc hơn để có thể “đối phó” với
sự căng thẳng của các lần sinh nở.
Dạ
con từ
kích cỡ của một quả mận thời thơ ấu, đạt đến
kích cỡ của một quả lê. Tuy nhiên, phải chờ khoảng 2
năm từ lúc bắt đầu có những chuyển biến trên để
cơ thể người phụ nữ có thể sẵn
sàng cho việc sinh nở.
Trữ
lượng của buồng trứng cũng là một chi tiết thú vị.
Nó chứa gần 420.000 trứng chưa thành thục, nhưng trong
suốt thời gian sinh nở của một người phụ nữ, chỉ
có từ 400 đến 500 trứng là đạt đến sự thành thục
mà thôi. Xuất phát từ một sự chọn lựa đầy bí ẩn,
vào mỗi kỳ
kinh nguyệt,
chỉ có một trong hai buồng trứng cung cấp cho dạ con một
cái trứng thành thục.
Khoảng
một tuần lễ trước khi trứng rụng, dạ con cũng có
những chuyển biến dưới tác động của các hormone.
Thành dạ con dày ra, trong khi một mạng lưới mạch máu
mới xuất hiện, sẵn sàng để nuôi phôi.
Trong trường hợp không xảy ra sự
thụ thai,
những mạch máu này trở nên vô dụng, chứng tự hủy,
tạo ra kỳ kinh nguyệt đầu tiên của cô gái mới lớn.
Ở
nam giới, những biến đổi sinh lý của tuổi mới lớn
cũng quan trọng không kém. Dưới tác động của những
hormone do tuyến yên tiết ra, tinh hoàn phát triển và trở
nên thành thục. Đến lúc này, nó đảm trách hai chức
năng: tiết
ra testostérone,
còn gọi là hormone nam, để lưu chuyển trong máu, và sản
xuất một lượng tinh trùng
cần cho sự thụ tinh với trứng.
Tác
dụng của testostérone thể hiện rất rõ: hệ
lông
biến đổi, những sợi râu đầu tiên xuất hiện, cơ thể
phát triển với một tốc độ đầy ấn tượng, thường
cao thêm 15 cm / năm và khối lượng tăng hơn 10 kg cũng
trong khoảng thời gian đó.
Testostérone
cũng làm phát
triển tuyến tiền liệt,
một loại kho
trữ chất dịch
giúp cho tinh trùng bơi lội bên trong và tự nuôi sống
chúng. Ở tuổi mới lớn, tuyến tiền liệt từ kích cỡ
một hạt đậu nay to bằng một hạt dẻ, và chàng thiếu
niên đã có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
2. RỐI LOẠN TÂM
LÝ Ở TUỔI MỚI LỚN:
Về
mặt tâm lý, tuổi mới lớn là giai đoạn có những rối
loạn sâu sắc. Lúc ấy, như có
hai nhân vật
cùng tranh nhau một cơ thể duy nhất, và bên nào cũng muốn
chiếm ưu thế. Người thứ nhất muốn bảo tồn những
đặc quyền của thời
thơ ấu;
còn người thứ hai lại thích sử dụng ưu thế của tuổi
trưởng thành.
Được
trang bị về mặt sinh lý như một người trưởng thành,
nhưng lại được định hướng bằng những phản ứng
trẻ con, tuổi mới lớn thường chất chứa lắm điều
rồ dại.
Điều đó rất
nguy hiểm
khi các đối tượng ngồi trước tay lái xe gắn máy, đứng
trên cao phóng xuống giòng sông đang chảy xiết hay lao vào
những hoạt
động tính dục quá sớm.
Các
thế hệ thường không tìm thấy tiếng nói chung. Sự phản
kháng
đối
với cha mẹ và người lớn
không có gì là bất thường khi đứa trẻ sắp bước vào
thế giới của người lớn.
Sinh hoạt của tuổi
mới lớn lắm khi chứa đựng không ít điều kỳ dị.
Các em có thể chôn chân hàng giờ liền trước gương
soi, bị ám ảnh về một hình bóng khác phái nào đó, hay
cắt chải mái tóc theo một kiểu cách ngược đời.
Tư
tưởng của các em lúc nào cũng như sục sôi lên khiến
các em không chú ý mấy đến những gì đang thấy đang
nghe. Các bậc cha mẹ hay thầy cô giáo thường than phiền
là con trai hay học trò của họ như đang sống trên mây,
mơ màng
và lười
biếng.
Điều
này chỉ đúng một phần, vì người ta biết rằng sự
thấp thỏm lo âu của tuổi mới lớn thường kéo theo mệt
mỏi mà những thiếu niên ở độ tuổi này thường dành
phần lớn thời gian cho sự... lo
âu vơ
vẩn thẫn thờ, vì thế, những dấu
hiệu mệt mỏi chán nản
là điều khó tránh khỏi.
Các
cô gái ở tuổi mới lớn cũng thế. Các em cũng gặp
nhiều khó khăn khi phải từ giã tuổi thơ ngây để bước
vào một thế giới còn rất xa lạ. Trước tiên, cái cơ
thể đổi mới hoàn toàn thường mang đến cho các em lắm
điều phiền lụy.
Các em phải che kín bộ ngực đầy vẻ e ấp, cảm thấy
xấu hổ lúc hành kinh, và những điều này khiến các em
trở nên khép
kín, gò mình trong một thế giới chật hẹp và kỳ bí.
Thường
thì các em không
còn hoàn toàn tin vào cha mẹ
nữa. Cũng giống các cậu con trai, các em chỉ chú tâm đến
bản thân mình, mỗi một khiếm khuyết nhỏ của cơ thể
cũng dễ trở thành một bi kịch.
Sở
thích của các cô gái mới lớn cũng thay đổi. Các em
không thích những cậu con trai cùng tuổi nữa. Với họ,
những anh chàng này vẫn còn trẻ con quá. Các em chỉ chú
ý đến những chàng trai lớn tuổi hơn, trông có vẻ già
dặn và hấp dẫn. Một đặc trưng nữa của tuổi mới
lớn, đó là sự tôn
thờ thần tượng, một
ca sĩ, một diễn viên điện ảnh hay một người mẫu
thời trang chẳng hạn...
Tuổi
mới lớn là như thế đó. Những biến đổi, kể cả
những rối loạn về Tâm Sinh Lý là điều khá bình
thường. Vấn đề đối với các bậc cha mẹ hay thầy cô
giáo là nắm vững những trạng thái mới mẻ đó của
con cái hay học trò của mình để đề ra những cách
ứng xử và hướng dẫn thích hợp.
Sự kiên trì và hiểu biết luôn là những yếu tố không
thể thiếu khi đối diện với tuổi mới lớn.
Báo THẾ GIỚI MỚI,
dịch lại từ tạp chí ELLE số tháng 9 năm 2000
Đăng nhận xét