Suy niệm Lời Chúa tuần thứ 2 mùa chay C | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Suy niệm Lời Chúa tuần thứ 2 mùa chay C

10:01:00
-->
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần Thứ Hai Mùa Chay năm C 24.02.2013

Nhìn nhau đi em, để thấy đối gương,”
Tình phản chiếu muôn ngàn tia nhân ái.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Lk 9: 28b-36
Tình nhân ái giữa Thày/trò, lại nói lên một thách thức vẫn tiếp tục nơi Hội thánh, bấy lâu nay. Thử thách, là thách thức để thử xem Hội thánh có muốn quay về lại những tháng ngày thời trước Công đồng Vatican 2, hay không? Thử thách, là thách thức và thử tài cải biến xem có thích hợp với thời đại, để người người còn tiếp tục mà đến nhà thờ. Thử thách, là chấp nhận cung cách “tiếp thị” những gì tốt đẹp lâu nay đưa ra để mọi người chấp nhận mà làm theo.
Thời Công đồng, yếu nhân bên ngoài Hội thánh đã thấy nhiều mô hình gặp thử thách nên biến đổi. Biến đổi, dù tốt/xấu cả về văn minh, văn hoá lẫn ý-thức-hệ. Biến đổi, cả thấy cả ở văn minh Hồi giáo, Ả rập khiến họ biến thành kẻ thù rất đáng sợ, ở nhiều người. Cùng lúc đó, khối Sô Viết khi xưa và nhóm xã-hội chủ-nghĩa hôm nay cũng đã và đang biến đổi. Biến đổi, quả là điều thực sự đã xảy ra. Nhưng, vẫn là chuyện cần nghiên cứu kỹ để biết lý do tại sao như thế.
Đạo Chúa, cũng biến đổi nhiều điều từ việc khăng khăng giữ 10 giới luật khô cứng, sang việc chuyên chăm lo cho người nghèo và tạo công bằng/chính trực gửi đến thế giới. Biến đổi, từ lòng sốt sắng nội tâm qua sự việc can thiệp vào chính trị, ở bên ngoài. Biến và đổi dễ thấy nhất, vẫn là: lòng Đạo khi xưa chuyên chú về những gì là cá nhân hoặc hình thức nay về với tình nhân ái của cộng đồng.
Thêm nữa, biến và đổi còn thấy rõ nơi vai trò của bậc nữ lưu cả bên trong Hội thánh. Biến và đổi, còn là đổi thay nơi động thái và hành xử với giới tính. Biến và đổi, không chỉ mỗi nơi công cuộc thừa tác/phục vụ khi xưa dành nhiều cho nam nhân, nay đã thấy nhường phần cho nữ giới. Không chỉ mỗi thế, biến và đổi còn thấy ở hình thức lẫn hiệu năng phục vụ nay vượt lằn ranh sắc tộc, giới tính, rất sẵn sàng. Và biến đổi, còn thấy rõ ở thái độ và hành xử giữa tôn giáo và khoa học, nữa.
Biến và đổi nay vẫn thấy, một phần không do bởi ý-thức-hệ, chánh-kiến, hoặc bè phái chính trị tạo ra, nhưng còn là động thái chấp nhận đổi thay cả những điều không ai thể hiểu nổi. Theo nhãn giới nào đó, đây lại là chuyện lịch sử Hội thánh Tin Lành, ta học được. Lịch sử đó, còn có động thái đổi thay mang tinh chất rất “Tin Mừng”, như: hành động cải tổ và/hoặc cách hành xử của người Thanh giáo; như: lòng đạo của các vị sống rất sốt sắng như nhóm “Tỉnh thức” chuyên chăm thừa sai/mục vụ hoặc có thái độ triệt để như ở Mỹ, đã thấy quyền của Giáo hội nằm gọn bên trong đảng Cộng Hoà.
Động thái của Đạo Chúa thật ra không chỉ giống mỗi thế, nhưng còn hơn thế nữa. Hơn ở điểm, là: Hội thánh ta nay mang nhiều chất “Tin Mừng” hơn trước. Thật ra, bối cảnh Đạo Chúa nay bớt tính chất thể-chế, giáo điều như dạo trước. Nay bớt nhiều, những động thái cứng ngắc/giáo điều, nhưng quyết liệt hơn bằng những đòi hỏi trở nên tươi mát, về nguồn và đến với nhau nhiều hơn, như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một trong các ví dụ cụ thể. Nói chung, thì niềm tin của người đi Đạo hôm nay đã diễn bày một cách cởi mở, thân thiện và trí thức hơn trước nhiều.
Cũng một chuyển động như thế, lại đã thấy bà con ta nay quan tâm nhiều đến bản sắc chất lượng, hơn là chỉ đặt nặng vào việc đếm số người đi lễ nhà thờ, đọc kinh thôi. Nói cách khác, ngày nay không ai lại hài lòng đủ với những đồng thuận có dàn dựng, hoặc mang tính cóp nhặt, bắt chước. Trái lại, tin vào Đạo phải là niềm tin-yêu đích thực, có bảo chứng, rất hiệu lực. Tin như thế, không chỉ hài lòng với những gì được bậc thày nhào luyện, sơn phết rồi truyền cho đàn em/đệ tử cứ thế mà làm theo hoặc biến nó thành hành động. Nếu chỉ như thế, thì giới đối lập sẽ phản đối bằng động thái ngựợc ngạo, chuyên quấy rối.
Chúa Biến Hình/Hiển Thị” hôm nay, lại đã tạo nên một số thắc mắc/vấn nạn nơi nhiều người. Có những người lại sẽ quan niệm “Biến Hình/Hiển Thị” như một phục sinh/trỗi dậy đích thực thường xảy đến vào lễ Vượt Qua, cũng sắp tới. Thế kỷ qua, Hội thánh đã xử sự rất đúng khi đưa ra cho chúng ta ý nghĩa của “Phục sinh/trỗi dậy” để coi đó như nền tảng của mọi sự việc. Quan niệm như thế, cũng là điều rất phải. Nhưng, có điều là: nhiều người suy chưa đủ và hiểu chưa đúng cung cách suy tư sâu sắc, có chất lượng. Bởi, một số người lại cứ nghĩ, phục sinh/trỗi dậy đã bỏ mất ý nghĩa khổ đau và sự chết, để rồi từ đó xoá bỏ hình ảnh Chúa chịu khổ, rất đau lòng.
Đọc kỹ Tin Mừng hôm nay, ta thấy việc Chúa “Biến hình/Hiển thị” không đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Bởi, môn đệ Chúa rất tin tưởng vào sự việc “biến hình” hoành tráng ấy; và vẫn muốn điều đó xảy ra với Chúa, với mọi người. Có thể, các thánh khi xưa cũng nghĩ rằng Chúa cũng sẽ chấp nhận sự việc này. Và chấp nhận như thế, Ngài không cần đến khổ đau và nỗi chết nữa mà làm gì. Và, có thể, Chúa có lập trường bất đồng với các thánh về chuyện này. Chính vì thế, Ngài mới răn đe các thánh không được tiết lộ cho bất cứ ai biết sự việc vừa xảy ra cho đến khi khổ đau và nỗi chết qua đi trong thành tựu. Xem thế thì, không thể có thành tựu mà không phải trải qua đau khổ và nỗi chết.
Hệt như thế, không thể có vinh quang/rạng ngời mà lại không ngang qua khổ ải thập giá. Bởi thế nên, “biến hình/hiển thị” đích thực phải là sự hiển hiện và biến mất khỏi hình hài sự sống có trỗi dậy từ thập giá. Biến hình/Hiển thị đích thực, phải là giá trị của cuộc giáp mặt/đối đầu với thập giá và chết chóc. Giá trị ấy được viết nơi con người của Đấng đã phục sinh và biến hình cách thực thụ. Và, đó mới đích thực là sự biến hình/hiển thị nơi Ngài.
Biến hình/hiển thị không thể là thực tại ta có thế bán buôn hoặc dàn dựng như một đồng thuận như thế; mà, chỉ có thể đi vào thực chất của nó để rồi tìm ra những gì thực sự diễn bày ở nơi đó. Và từ đó, ta mới hiểu được thế nào là phục sinh/trỗi dậy. Và từ đó, các giá trị như thế mới được viết nơi ta qua kinh nghiệm từng trải.
Người được biến hình/hiển thị thực sự,không là người chỉ xuất hiện trên tranh ảnh của sử hạnh các thánh, nhưng vẫn là người tiếp tục chiến đấu, vẫn ưu tư, đối đầu với những yếu kém của mình ở mọi nơi, như: trên đường phố, tại nhà nếu có nhà; hoặc ở sở nếu có việc. Cả ta nữa, ta không thể nói cho mọi người biết về chính ta cho đến khi nào ta trỗi dậy khỏi tình trạng chết được và đem theo ta những gì mình học được từ kinh nghiệm phục sinh/trỗi tức có biến hình/hiển thị quí báu rất như thế.
Thế nên, mùa Chay này, ta sẽ nguyện cầu cho Hội thánh thôi không dàn dựng hoặc sản xuất ra kẻ tin nơi cơ xưởng có thợ thuyền chuyên chăm làm việc theo giây chuyền nữa. Nhưng, khởi sự làm rạng danh những ai đạt niềm tin ngang qua thực tế khó khăn và hạn chế của mình vì đã biến hình/hiển thị. Đó mới là lễ hội của ta. Đó, mới là hội lễ Biến hình/hiển thị rất đích thực. Cho mọi người.
Trong tinh thần cảm nghiệm như thế, ta lại sẽ ngâm nga lời ca của nhà thơ trên, mà rằng:

“Cảm ơn đời chận cổ ta ngạt thở,
Hạnh phúc là không khí vẫn hằng quanh.
Hạnh phúc là mặt đất giáp bàn chân,
Cảm ơn đời đã treo ta giọng ngược.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Nước Trở Về Lành Lặn)

Cũng có thể, “treo ta giọng ngược” trên thập giá, rất khổ đau. Nhưng, đau khổ ấy vẫn không ngăn ta có lời để tạ ơn đời, tạ ơn người giúp ta sống đích thực một biến hình/hiển thị kéo dài cả cuộc đời. Sống với người. Và, với đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.