Các bài suy niệm Tin Mừng Chúa nhật IV Phục Sinh - năm A
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH – Năm A
CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH
Cầu cho ơn thiên triệu Linh Mục và Tu sĩ
Lời Chúa: Cv 2,14a.36-41; 1Pr 20b-25; Ga 10,1-10
Ảnh: http://www.hdgmvietnam.org |
1. Cửa chuồng chiên
2. Mục tử và Cửa chuồng chiên
3. Cửa chuồng chiên – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.
4. Chúa Chiên Lành – R. Veritas.
5. Mục tử thật - mục tử giả
6. Người Chăn Chiên Lành – Lm. Hồng Phúc
7. “Tôi là cửa cho chiên”
8. Tôi đến để chiên được sống
9. Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên – Lm Trần Ngà
10. Thiên Chúa chọn để loan báo Tin Mừng.
11. Chủ chăn12. Chúa chiên nhân lành
13. Mục tử nhân lành - JNK
14. Chủ chăn
15. Tốt lành16. Tiếng gọi yêu thương
17. Sống dồi dào
18. “Ta là cửa chuồng chiên"
19. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
1.
Cửa chuồng chiên
Ngày nọ, có một du khách viếng thánh
địa, nhìn thấy một chuồng chiên ngoài đồng, anh ta bèn hỏi người mục tử đang
ngồi cạnh đó rằng: Cửa chuồng của anh ở đâu? Người mục tử trả lời: Tôi chính là
cửa chuồng. Đoạn người mục tử kể cho du khách nghe anh ta lùa bầy chiên vào
chuồng mỗi khi chiều xuống như thế nào. Sau đó anh ta nằm chặn ngang lối vào
chật hẹp đó. Không một chú chiên nào có thể bỏ chuồng mà đi ra, cũng chẳng thú
rừng nào có thể đi vào mà không bước qua anh ta.
Từ
câu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay, qua đó Chúa Giêsu tự
sánh ví mình như cửa chuồng chiên và như người mục tử nhân lành. Cả hai hình
ảnh này đều nói lên sự hiểu biết, sự chăm sóc và sự bảo vệ Ngài dành cho chúng
ta, là những con chiên được Ngài hướng dẫn.
Thực
vậy, người mục tử thường phải hiện diện với bầy chiên của mình 365 ngày trong
một năm, và 24 giờ trong một ngày. Người mục tử ấy phải biết rõ chiên mình: con
nào đau, con nào mạnh, con nào có móng mềm, con nào bỏ bầy đi lạc.
Thế
nhưng, hiểu biết về con chiên mà thôi chưa đủ, người mục tử ấy còn phải dám
hiến thân cho bầy chiên của mình, thậm chí dám hy sinh cả mạng sống của mình
nữa, trong những trường hợp hiểm nguy. Chính trong bối cảnh này mà chúng ta có
thể hiểu rõ hơn lời xác quyết của Chúa, khi Ngài nói: Ta là mục tử nhân lành.
Thực vậy, Ngài muốn cho chúng ta hay: mối tương giao và sự hiến thân của Ngài
cho chúng ta cũng giống như mối tương giao và sự hiến thân của người mục tử cho
bầy chiên của mình.
Giống
như người mục tử, Chúa Giêsu luôn hiện diện giữa chúng ta 365 ngày trong một
năm và 24 giờ trong một ngày. Ngài đã từng nói với chúng ta: Này, Thầy sẽ ở
cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Giống
như người mục tử, Chúa Giêsu cũng biết rõ mỗi người chúng ta một cách vừa thân
mật lại vừa sâu xa. Ngài biết ai trong chúng ta đang yếu kém về đức tin, ai
trong chúng ta thường ngã lòng, ai trong chúng ta hay bỏ bầy để đi hoang. Ngài
không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Trái lại, Ngài luôn ở cạnh chúng ta để nâng đỡ,
phù trợ. Và nếu như chúng ta có lầm đường lạc lối, thì chính Ngài sẽ tìm kiếm
chúng ta.
Điều
Thiên Chúa nói với dân riêng của Ngài qua môi miệng tiên tri Isaia, cũng chính
là điều Chúa Giêsu muốn nói riêng với mỗi người chúng ta, đó là: Đừng sợ, Ta đã
gọi ngươi bằng tên riêng của ngươi. Đừng sợ, ngươi rất quý báu đối với Ta. Và
đừng sợ, vì này đây Ta ở với ngươi luôn mãi.
2.
Mục tử và Cửa chuồng chiên
Qua
đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu hai hình ảnh. Hình
ảnh thứ nhất đó là người mục tử.
Trong
Cựu Ước, dân Do Thái thường dành tước hiêu này cho Thiên Chúa. Ngài chính là
người mục tử, đã dẫn dắt họ qua sa mạc, qua biển Đỏ để tiến vào miền đất hứa.
Ngài đã chăm sóc, dưỡng nuôi họ bằng manna, bằng chim cút, bằng suối nước vọt
lên từ tảng đá. Như người mục tử gắn liền số mạng với đoàn chiên, thì Thiên Chúa
cũng và đã luôn ở giữa dân Ngài để chia sẻ những buồn vui gian khổ với họ dưới
sương sớm và nắng chiều.
Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng đã tự sánh ví mình như người mục tử nhân lành. Khác
với những kẻ chăn thuê và giữ mướn, những kẻ trộm cướp và lợi dụng, người mục
tử đích thực chỉ biết phục vụ đoàn chiên và giải thoát đoàn chiên khỏi mọi sự
dữ. Đổi lại, con chiên nghe tiếng người mục tử, hăm hở đi theo và tỏ lòng yêu
mến quyến luyến với người mục tử. Người ấy sẽ đi trước để bảo vệ đoàn chiên.
Còn đoàn chiên thì theo sau một cách ngoan ngoãn, để rồi cuối cùng sẽ đến được
nơi đồng cỏ xanh và nơi dòng suối mát. Chính Ngài đã phán: Ta đến để chúng được
sống và được sống một cách dồi dào. Thực hiện mục đích ấy, Ngài đã phải trả
bằng một giá rất đắt, bằng chính mạng sống của mình.
Hình
ảnh thứ hai, đó là hình ảnh của chuồng chiên. Mỗi khi tổ chức Năm Thánh, thì trong
ngày khai mạc và bế mạc, Đức Giáo Hoàng sẽ chủ sự một nghi lễ đặc biệt, đó là
đóng và mở một cánh cửa lớn nằm bên phải đền thờ thánh Phêrô. Nghi lễ ấy có nền
tảng trong Kinh Thánh tượng trưng cho ơn thánh đổ xuống nhân loại, cho cuộc trở
về toàn thắng của đức vua, cho nơi gặp gỡ của sự bình an và hiệp nhất.
Với
lời khẳng định: Ta là cửa chuồng chiên, ai qua Ta mà vào thì được cứu rỗi,
người ấy sẽ tìm thấy của nuôi thân, Chúa Giêsu muốn nói lên rằng: Nơi Ngài,
chúng ta sẽ gặp gỡ Thiên Chúa và anh em. Nơi Ngài, chúng ta được cứu rỗi và tìm
thấy niềm hạnh phúc Nước Trời.
Còn
chúng ta thì sao? Hãy đến với Đức Kitô và bước đi theo sự dẫn dắt của Ngài, như
lời Thánh Phaolô đã diễn tả: xưa kia anh em là những con chiên lạc, giờ đây anh
em đã trở về cùng vị mục tử Đấng canh giữ linh hồn anh em.
Để
kết luận, tôi xin kể lại mẩu chuyện sau đây: Trời mùa đông giá rét, một đêm nọ, vua thánh Venceslaô đi đến nhà thờ
để viếng Thánh Thể. Viên thị vệ theo hầu xuýt xoa vì giá lạnh, nhưng thánh nhân
bảo: Cứ chịu khó đi theo và đặt bàn chân ngươi lên vết chân ta. Viên thị vệ làm
như vậy và cảm thấy ấm hẳn lên.
Với
chúng ta cũng vậy. Theo dấu chân của vị mục tử nhân lành, chúng ta sẽ được bình
an và hạnh phúc bởi vì Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.
3.
Cửa chuồng
chiên – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.
Cửa có hai công dụng. Để
đóng vào và để mở ra. Có những cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín
phạm nhân. Có những cánh cửa giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao
với thế giới bên ngoài. Có những cánh cửa lò sát sinh nhốt thú vật để giết
chết. Đó là những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại. Có những cánh cửa mở
ra đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui. Có những
cánh cửa mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước cao xa. Có
những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ thân mến. Đó là những
cánh cửa mở ra sự sống.
Hôm nay, Chúa Kitô nói: “Ta là
cửa chuồng chiên”, Người đã tự nhận mình là cánh cửa. Chúa Giêsu là
cánh cửa không phải để đóng kín giam hãm đàn chiên. Nhưng là cánh cửa mở ra.
Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra những chân trời
vô tận.
Thỉnh thoảng ta nghe có dư luân xôn
xao về ngày tận thế. Tất nhiên đó là một tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, đượm mầu
sắc mê tín dị đoan. Nhưng tin đồn đó cũng nói lên một sự thực là: Thế giới mà
chúng ta đang sống là một thế giới hạn hẹp, sinh mạng con người là bèo bọt,
kiếp sống con người là monh manh. Thật đáng buồn nếu con người chỉ có thế, bị
kết án chung thân vào một thân xác mau tan rã, bị giam hãm trong một thế giới
vật chất mau tàn tạ.
Chúa Giêsu Phục sinh đã phá vỡ vòng
vây giam hãm đó. Khi tảng đá lấp cửa mộ lăn ra, Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân
loại một cánh cửa. Cánh cửa đó dẫn vào một không gian vô tận. Từ nay con người
không còn bị kết án chung thân vào thân xác mau tan rã nữa, vì Chúa Giêsu phục
sinh đã mặc lấy thân xác vinh hiển không bao giờ chết. Từ nay con người không
còn bị giam hãm trong thế giới vật chất mau tàn tạ nữa, vì Chúa Giêsu Phục sinh
đã mở lối ra thế giới thần linh, trong đó con người sống trong tự do, không còn
bị ràng buộc trong không gian. Đó là một thế giới mới, thế giới vĩnh hằng,
không bao giờ tàn tạ, thế giới vô biên chẳng có giới hạn.
Khi mở cánh cửa vào thế giới thần
linh, Chúa Giêsu đã đẩy lùi ranh giới của thế giới vật chất đến vô hạn. Khi mở
cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã chắp cánh cho ước mơ của con
người. Ước mơ ấy chẳng còn hạn hẹp trong những hạn chế của vòng vây thế giới,
nhưng bay lên ngang tầm trăng sao để mơ những giấc mơ thần thánh. Khi mở cửa và
thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã giải phóng con người khỏi cảnh ngộ nô lệ vật
chất hư hèn, nâng con người lên cuộc sống tự do của con Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra suối nguồn sự
sống
Thật là vô lý nếu con người sống chỉ
để chết. Thật là vô lý nếu chết là hết. Nếu định mệnh con người là như thế, thà
không sống còn hơn. Mỗi khi vào bệnh viện, ta không khỏi suy nghĩ khi nhìn
những bệnh nhân rên xiết, quằn quại đau đớn hoặc thấy những tấm thân gầy còm,
những khuôn mặt hốc hác. Đó là cái chết đang sống hay là một sự sống đang chết?
Đời sống như thế còn có ý nghĩa gì không?
Chúa Giêsu đã bước vào thế giới kẻ
chết để chiến đấu chống lại thần chết. Người đã chiến thắng. Và khi Người mở
cửa mộ bước ra, Người đã mở cánh cửa dẫn vào một cuộc sống mới. Cuộc sống mới
là một cuộc sống trọn vẹn bởi vì không còn bóng dáng Thần chết. Cuộc sống mới
là một cuộc sống sung mãn bởi vì chẳng còn vết tích của đau khổ, bệnh tật, đói
khát. Cuộc sống mới là một cuộc sống siêu nhiên trong đó con người được nâng
lên làm con Thiên Chúa, được tham dự vào chính sự sống của chúa. Cuộc sống mới
là một cuộc sống hạnh phúc vì được kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong một
tình yêu trọn hảo.
Như thế cuộc sống con người vẫn có một
hướng đi lên, để được nâng cao, để được phong phú, để được hoàn hảo. Chính vì
thế mà dù biết cuộc sống khổ đau, người ta vẫn vui mừng khi một em bé chào đời.
Chính vì thế người ta vẫn ăn mừng sinh nhật, coi đó là ngày trọng đại trong đời
người.
Chính Chúa Giêsu đã biến đổi thân phận
con người. Con người sinh ra không phải để chết, nhưng để sống, sống sung mãn,
sống trọn vẹn, sống vĩnh viễn trong suối nguồn sự sống.
Nhưng để mở ra cho ta những chân trời
vô tận của con Thiên Chúa, chúa Giêsu đã chịu nhận lấy kiếp sống mong manh, phù
du, bèo bọt của con người. Để mở ra cho suối nguồn sự sống, Người đã phải đón
nhận cái chết đau đớn. Người chính là vị Mục tử chân chính đã thí mạng vì đàn
chiên.
Chúa Giêsu quả thật là cánh cửa mở ra
cho đàn chiên đi đến những chân trời xa rộng, đi đến những đồng cỏ xanh tươi,
đi đến những dòng suối trong lành.
Chúa
Giêsu quả là vị mục tử tốt lành luôn chăm sóc đoàn chiên, luôn nuôi dưỡng đoàn
chiên bằng những lương thực bổ dưỡng. Chúa Giêsu đã đến cho ta được sống và
được sống dồi dào.
Đó là cánh cửa duy nhất dẫn đến sự
sống, ta hãy theo sát gót Người. Đó là người mục tử duy nhất, ta hãy nghe tiếng
Người. Hãy đến với Người để Người đưa ta đến những chân trời xa rộng. Hãy đến
với Người để Người băng bó vết thương, xoa dịu nỗi đau và phục hồi sự sống. Hãy
đến với Người để Người đổ tràn tình yêu và sự sống vào tâm hồn ta.
GỢI Ý CHIA
SẺ
1.
Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên. Tôi có theo
vào cửa Người hay tôi đã chọn nhầm cửa khác?
2.
Chúa Giêsu là cánh cửa mở. Tôi có thường đóng
cửa, ngăn không cho người khác vào?
3.
Chúa Giêsu đã hiến mạng sống để mở cửa cho
tôi. Tôi có sẵn sàng hi sinh để mở cửa thêm rộng không?
4.
Chúa Chiên
Lành – R. Veritas.
(Trích trong
‘Sống Tin Mừng’)
Hôm nay là ngày thế giới cầu nguyện
cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Từ hơn ba mươi năm nay, cứ đến mỗi Chúa
Nhật thứ tư Mùa Phục Sinh, Giáo Hội dành riêng một ngày để kêu gọi tất cả các
tín hữu cầu nguyện cho ơn kêu gọi. Nói đến việc cầu nguyện cho ơn kêu gọi linh
mục và tu sĩ, thì có lẽ chúng ta nghĩ đến tình trạng hiện nay tại hầu hết các
nước Tây Phương càng lúc càng có nhiều chủng viện phải đóng cửa, nhiều Dòng tu
trống vắng, số linh mục và tu sĩ già nua thì càng gia tăng. Thế nhưng nói đến
cầu nguyện cho ơn kêu gọi linh mục và tu sĩ tại Việt Nam của chúng ta, thì chắc
chắn ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến không biết bao nhiêu chủng sinh phải
chờ đợi có khi từ hơn hai mươi năm qua mà vẫn chưa được chịu chức. Không biết
bao nhiêu người vì lý lịch mà không được nhận vào danh sách chủng sinh, không
biết bao nhiêu người phải tu chui tu nhủi.
Giáo Hội tại Việt Nam của chúng ta quả
thật không thiếu ơn gọi, Giáo Hội chỉ thiếu tự do để cho các sinh hoạt tôn giáo
được bình thường, để cho cánh cửa các chủng viện và Dòng tu được mở rộng, để
cho sự phục vụ không bị giới hạn. Như vậy đối với chúng ta ngày hôm nay, cầu
nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ thiết yếu là cầu nguyện cho tự do tôn giáo
được nhìn nhận và tôn trọng một cách đầy đủ, để Giáo Hội qua các linh mục và tu
sĩ được quyền phục vụ theo cung cách của Chúa Giêsu.
Chiếm độc quyền phục vụ là một điều
bất công, phục vụ mà không theo Chúa Giêsu thì cũng chỉ là trò lừa bịp mà thôi.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gọi cách phục vụ đó là trộm cướp. Chúng ta
hiểu được giọng điệu gay gắt của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, nếu đặt
vào trong bối cảnh toàn bộ bài diễn văn, thánh Gioan tác giả của bài Tin Mừng
hôm nay cho chúng ta biết rằng, Chúa Giêsu đã lên tiếng trước đám đông nhân
ngày Lễ Cung Hiến Đền Thờ của người Do Thái, đây là Lễ tưởng niệm cuộc kháng
chiến và chiến thắng vẻ vang của anh em nhà Macabê chống lại đế quốc Hy-Lạp vào
thế kỷ II trước Công nguyên. Nhiều người lợi dụng dịp này để hô hào dân chúng
đứng lên chống lại sự cai trị của đế quốc La-Mã, nhưng những người biệt phái
lại bắt lấy cơ hội để xúi giục dân chúng chống lại Chúa Giêsu. Chính trong bối
cảnh này mà Chúa Giêsu đã đọc bài diễn văn về người mục tử nhân lành và đồng
thời tố cáo các hành động mà Ngài gọi là trộm cướp của những người biệt phái.
Quả thực, những người biệt phái cũng hô hào phục vụ và canh tân, nhưng như Chúa
Giêsu đã điểm mặt là họ chỉ chất lên vai người dân không biết bao nhiêu là gánh
nặng còn chính họ thì không lay đến ngón tay.
Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên. Muốn
đi vào đoàn chiên và phục vụ đoàn chiên thì người ta sẽ đi qua cửa chính mà
vào, tất cả mọi lối đi vào khác đều là lối đi của quân trộm cướp. Qua hình ảnh
này, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, chỉ có một cung cách phục vụ duy
nhất đó là phục vụ như Ngài đã phục vụ, nghĩa là sẵn sàng hiến thân cho và vì
tha nhân mà thôi. Ai sống và phục vụ như Chúa Giêsu thì kẻ ấy thuộc về Ngài,
còn ai sống ngược lại cung cách phục vụ của Ngài thì kẻ ấy chỉ là quân trộm
cướp mà thôi.
Cầu
nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin cho Giáo Hội
tại Việt Nam luôn được sống theo cung cách phục vụ của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy
cầu xin cho các Giáo Xứ và các gia đình Việt Nam biết sống tinh thần phục vụ
của Chúa Giêsu, ngõ hầu trở thành mảnh đất phì nhiêu trổ sinh nhiều ơn gọi phục
vụ đích thực trong Giáo Hội. Amen.
Xã
hội hôm nay thật lắm chuyện thị phi! Cuộc đời cứ như: "Vàng thau lẫn
lộn". Hàng thật - hàng già đã khó phân biệt mà người tốt, người xấu càng
khó phân biệt hơn. Có những mặt hàng giả mà như thật. Có người phải ngậm đắng
nuốt cay khi bỏ tiền mua hàng thật nhưng lại phải lấy đồ giả. Có người vì cả
tin nghe người nên bị lừa đến thân bại danh liệt. Kẻ bị lừa tình mà ôm hận suốt
đời. Kẻ bị lừa tiền mà tan hoang cửa nhà. Có kẻ giả nhân giả nghĩa để đánh lừa
đồng loại và vun quén cho bản thân. Kẻ thất đức lại sống trên nhung lụa. Người
công chính phải tù tội lầm than vẫn còn đó trong kiếp người hôm nay. Đó là kết
quả tất yếu của chủ nghĩa thực dụng. Đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích tập
thể. Con người lấy mình làm trung tâm nên mọi sự đều quy về mình. Tìm hạnh phúc
cho mình. Tìm vinh danh cho mình. Vì hạnh phúc của mình nên sẵn sàng bỏ rơi
đồng loại, cho dù đó là cha, là mẹ, cho dù đó là vợ chồng hay con cái. Sự thật
phũ phàng đó đang là căn bệnh trầm kha của xã hội hôm nay. Có biết bao cha mẹ
đã đang tâm giết các thai nhi vì sợ đứa con sinh ra sẽ thêm phần ăn, thêm gánh
nặng cho gia đình. Có biết bao vợ chồng đã đứt gánh giữa đường chỉ vì một mối
tình riêng, một quan hệ bất chính. Có biết bao người con đã bỏ rơi cha mẹ trong
đói khổ, già yếu, bệnh tật vì còn phải lo cho chính bản thân mình. Xem ra thế
giới hôm nay đang thiếu dần hai chữ hy sinh. Không có hy sinh làm sao có ân
nghĩa. Không có ân tình, ân nghĩa nên người ta đâu cần hy sinh và đối xử tốt
với nhau. Câu chuyện "Anh phải sống" của Khái Hưng không còn là văn
học phản ánh hiện thực xã hội hôm nay nữa! Nó chỉ còn là huyền thoại, một dĩ
vãng đã qua.
Chuyện kể rằng: có hai vợ chồng trẻ đi
đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan
mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước trở về. Thình lình một dòng lũ từ
những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một
mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu
kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây trôi qua
lại ồ ạt và mạnh mẽ. Sức lực của chồng xem ra càng đuối dần khi phải gồng mình
để thoát thân và cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã cạn kiệt, nên
đành buông tay ra để mặc cho dòng nước lũ cuốn trôi, chỉ kịp gào thét trong mưa
giông và nước lũ: "anh phải sống để nuôi dạy đàn con".
Tác
phẩm "Anh phải sống" đã một thời đi vào lòng người, vì nó phản ánh
quá trung thực về tình yêu của những con người dám hy sinh cho gia đình, cho
xóm ngõ, cho dân tộc. Nhưng xem ra, tác phẩm này không còn chỗ đứng trong xã
hội hôm nay. Vì giá trị con người hôm qua được đo bằng tấm lòng biết xả thân vì
đồng loại, biết quên mình vì gia đình, vì dân tộc, còn giá trị của con người hôm
nay được cân nhắc bằng tiền bạc và địa vị. Người càng có lắm tiền nhiều của
càng được kính trọng, nể vì. Người càng có địa vị cao càng có nhiều kẻ hầu
người hạ. Có mấy ai dùng quyền để phục vụ vô vị lợi cho tha nhân? Có mấy ai
dùng tiền để mua lấy tình bạn? Thế giới đã đổi thay! Cách sống cũng đổi thay.
Con người chạy theo lợi nhuận. Mọi quan hệ, mọi việc làm đều được cân nhắc
thiệt hơn. Vì quyền lợi của mình mà bỏ rơi đồng loại. Vì lợi ích của mình mà
chà đạp lên danh dự, nhân phẩm người khác. Lòng đại nghĩa hy sinh đã bị chôn
vùi khi đặt quyền lợi mình trên lợi ích của anh em. Lời Chúa hôm nay cho chúng
ta cái nhìn tương phản của hai loại mục tử. Mục tử thật và mục tử giả. Mục tử
thật luôn hết mình vì đàn chiên. Mục tử giả chỉ lo vun quén cho bản thân. Mục
tử thật thì hy sinh cho đàn chiên. Mục tử giả chỉ đến để xén lông chiên. Mục tử
thật luôn tìm kiếm nguồn nước và đồng cỏ xanh tươi cho đàn chiên no đầy. Mục tử
giả chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân mình. Họ sống hưởng thụ, lười
biếng và thiếu trách nhiệm đến sự sống còn của đàn chiên. Chúa Giêsu đưa ra
khuôn mẫu mục tử nhân lành là chính Chúa. Cả cuộc đời không tìm an nhàn cho bản
thân. Ngài dong duổi gió bụi để tìm từng con chiên lạc đưa về ràn. Vì sự sống
của đàn chiên, Ngài sẵn sàng đối phó với sự dữ để bảo vệ đàn chiên. Ngài đã
chấp nhận cái chết để đàn chiên được sống.
Đó
cũng là mẫu gương cho mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều là mục tử của
Chúa khi chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ anh em mình. Mỗi người chúng ta
đều phải có trách nhiệm trước sự an nguy của đồng loại. Mỗi người chúng ta đều
có bổn phận đẩy lùi sự dữ đang hoành hành trong môi trường sống của chúng ta.
Không ai được phép bàng quan trước sự dữ đang bủa vây gia đình, xóm làng của
mình. Không ai được phép vô trách nhiệm trước bữa no bữa đói của cha mẹ, con
cái hay hàng xóm láng giềng. Nếu mỗi người chúng ta đều biết sống có trách
nhiệm với anh em thì dòng đời này sẽ bớt đi những trái ngang, sẽ vơi đi những
giọt nước mắt buồn đau, tủi hờn. Nếu mỗi người chúng ta đều biết đưa vai gánh
đỡ gánh nặng cho anh em, và biết dùng đôi vai làm điểm tựa nâng đỡ anh em, thì
cuộc đời này sẽ là một thiên đàng mà con người đang hưởng nếm những giây phút
ngọt ngào nhất của tình người, của hạnh phúc yêu thương. Đây cũng là điều kiện
để có được sự sống trường sinh. Vì "ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn
ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sống muôn đời.
Nguyện xin Chúa Giêsu mục tử luôn phù
hộ nâng đỡ và giúp chúng ta biết sống hiến thân mạng sống vì anh em. Amen.
6.
Người Chăn Chiên Lành – Lm. Hồng Phúc
Chúa
nhật hôm nay thường được gọi là Chúa nhật Chúa Chiên lành. Gioan Thánh sử mời
gọi chúng ta một vòng qua các ngọn đồi Galilê để chứng kiến một cảnh thanh
bình: các mục tử dẫn bầy chiên ra đồng cỏ xanh tươi bên giòng suối mát.
Trong
lịch sử trước kỷ nguyên, các vì vua chúa và đại tư tế thường được gọi là mục
tử. Pharaon được gọi là người chăn chiên nhân lành. Danh xưng ấy, dân du mục
người Israel thường dành cho Thiên Chúa. Ngài dẫn đưa họ qua Biển Đỏ, qua sa
mạc đến Đất Hứa, như người mục tử gắn liền số mạng với đoàn chiên, vui buồn
gian khổ dưới sương sớm với nắng chiều. Đó là viễn ảnh của một vị mục tử mà
Thiên Chúa sẽ gởi đến là Chúa Giêsu. Hôm nay, khi nhìn thấy cảnh bầy chiên trên
đồi Galilê, Chúa đã tự mô tả mình như một người chăn chiên lành phúc hậu.
Nhiều
lần, Chúa Giêsu tự ví mình là Người Mục tử, nhưng lần này Ngài đã nói tất cả ý
nghĩ. Khác với những người chăn thuê giữ mướn, những người lợi dụng và trộm
cướp, người chăn chiên lành chỉ biết phục vụ đoàn chiên và cứu thoát đoàn chiên
khỏi mọi sự dữ. Đối lại, con chiên nghe tiếng người chăn, hăm hở đi theo và tỏ
tình yêu mến. Người mục tử đi trước để bảo vệ đoàn chiên, đoàn chiên theo sau
ngoan ngoãn và tín nhiệm. Chúa phán: “Ta đến để mọi người được sống và được sống
dồi dào”, cho dầu phải trả một giá rất cao, bằng chính mạng sống mình.
Sau
khi đã tự mô tả là một người mục tử, Chúa Giêsu lại tự ví mình với cửa chuồng
chiên.
Mỗi
một khi Giáo hội tổ chức Năm Thánh, ngày khai mạc và bế mạc, Đức Giáo hoàng đã
chủ sự nghi lễ và đóng một cánh cửa lớn nằm bên phải đền thờ Thánh Phêrô. Nghi
lễ ấy có một quá trình trong Thánh Kinh tượng trưng cho Ơn Thánh Chúa đổ xuống
trên nhân loại (Tv 78, 23; Ml 3, 10); cho cuộc trở về toàn thắng của đức vua
(Tv 24, 7-10); cho nơi gặp gỡ của sự bình an và hiệp nhất (Tv 122).
Hôm
nay Chúa Giêsu tuyên bố: “Ta là cửa chuồng chiên… Ai qua Ta mà vào thì được cứu
rỗi, người ấy ra vào và tìm thấy của nuôi thân”. Nơi Chúa Giêsu, loài người gặp
gỡ Thiên Chúa và loài người cũng gặp gỡ anh em mình. Nhưng con người ta có kẻ
tốt và người xấu, kẻ thánh thiện và người gian hiểm. Đối với đoàn chiên hiền
lành, có kẻ không qua cửa mà đột nhập vào, họ là kẻ trộm cướp, đến để ăn cướp,
để sát hại và phá hủy. Xưa nay, trong Giáo hội cũng có những tên ăn trộm, những
sói dữ đột nhập vào giữa đoàn chiên, nhất là khi họ là sói dữ đội lốt chiên
lành.
Thánh
Phaolô kết luận: “Xưa kia, anh em như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em đã
trở về cùng vị mục tử là Đấng canh giữ linh hồn anh em”.
Và
Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Là con chiên tôi đi theo vết chân
Chúa, tôi chẳng lo sợ gì. Vua Thánh Venceslaô xứ Tiệp Khắc (907-929) một đêm nọ
trời đông giá rét đi đến nhà thờ viếng Thánh Thể. Viên thị vệ theo hầu xuýt xoa
kêu giá lạnh. Thánh nhân bảo: Cứ chịu khó theo và đặt bàn chân ngươi lên vết
chân ta. Viên thị vệ tuân theo và bỗng nhiên cảm thấy ấm áp lạ thường.
Theo
vết chân của vị Mục tử ta sẽ thấy đời ấm áp.
7.
“Tôi là cửa cho chiên”
(Suy niệm của
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu)
Suy
niệm:
Chúng
ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống tươi mới.
Đức
Giêsu là người mục tử chăn chiên. Khác với kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại
và phá hủy, Ngài đến để chiên có sự sống, và có một cách dồi dào (c. 10).
Hãy
nhìn những nét đặc trưng của người mục tử đích thực. Anh đi vào ràn chiên hay
chuồng chiên bằng cửa, đường đường chính chính, chứ không lén lút trèo qua
tường rào (cc. 1-2).
Người
giữ cửa quen anh và mở cửa cho anh. Chiên cũng quen anh và quen tiếng của anh.
Tiếng của anh là dấu hiệu quan trọng để chiên nhận ra và phân biệt anh với
người lạ hay kẻ trộm (cc. 3-5).
Chiên
nghe tiếng của anh (c. 3). nhưng không nghe tiếng người khác (c. 8). Anh trìu
mến gọi tên từng con, vì anh biết rõ chiên của mình. Khi dẫn chúng ra ngoài
chuồng, anh đi trước dẫn đường, chúng yên tâm theo sau chứ không chạy trốn, vì
chúng biết mình đang đi theo ai và sẽ được dẫn đến đâu. Rõ ràng có sự hiểu
nhau, gần gũi giữa chiên và mục tử.
Nhưng
Đức Giêsu không chỉ là Mục tử chăn chiên. Ngài còn tự nhận mình là Cửa cho
chiên ra vào (c. 7. 9). Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Khi Ngài đưa ta đến với Cha,
Ngài nhận mình là Cửa.
Khi
Ngài săn sóc ta, Ngài nhận mình là Mục Tử.” Cửa chuồng chiên nhằm để chiên đi
vào và tìm được sự an toàn. Cửa cũng nhằm để chiên đi ra và tìm được đồng cỏ
nuôi sống. Chỉ ai qua Cửa Giêsu mà vào mới được cứu độ.
Ai
ra vào Cửa Giêsu mới tìm thấy đồng cỏ xanh tươi (c. 9). Cửa Giêsu cũng giúp
phân biệt mục tử giả và thật. Mục tử giả sẽ không dám đến với chiên qua Cửa
Giêsu.
Mong
sao cho Giáo Hội có nhiều mục tử gần gũi với chiên, biết gọi tên từng con chiên
và đem lại cho chiên hạnh phúc. Và mong sao chiên có khả năng nhận ra tiếng nói
của người mục tử.
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa nhận mình là Tấm Bánh, vì Chúa muốn nuôi tâm linh chúng con.
-
Chúa nhận mình là Cây Nho, vì Chúa
muốn trao cho chúng con dòng nhựa sống.
-
Chúa nhận mình là Mục tử nhân lành, vì
Chúa muốn dẫn chúng con đến nơi đồng cỏ.
-
Chúa nhận mình là Cửa, vì Chúa mở cho
chúng con sự phong phú của Nước Trời.
-
Chúa nhận mình là Con Đường, vì Chúa
là Đấng duy nhất dẫn chúng con đến với Chúa Cha.
-
Chúa nhận mình là Ánh sáng, vì Chúa có
khả năng khuất phục bóng tối trong thế gian này.
-
Chúa nhận mình là Sự Thật, vì Chúa vén
mở cho chúng con khuôn mặt của Thiên Chúa.
-
Chúa nhận mình là Sự Sống và là Sự
Sống Lại, vì Chúa không để cho chúng con bị cái chết chôn vùi.
Lạy
Chúa Giêsu,
tạ
ơn Chúa vì mọi điều Chúa định nghĩa về mình đều hướng đến hạnh phúc cho chúng
con, và đều cho chúng con sự sống thâm sâu của Chúa. Xin cho chúng con chấp
nhận Chúa là Anpha và Ômêga, là Khởi Nguyên và là Tận Cùng của cuộc đời mỗi
người chúng con. Amen.
8.
Tôi đến để chiên được sống
Suy Niệm
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu thường
ví mình với điều cụ thể: "Tôi là bánh, là Ánh Sáng, là Đường...”. Trong
bài Tin Mừng hôm nay, Ngài ví mình như Mục tử.
Người mục tử chân chính đi qua cửa mà
vào chuồng chiên. Anh gọi chiên của anh bằng một tiếng gọi riêng, chiên nhận ra
tiếng của anh và đi theo.
Còn mục tử giả hiệu thì trèo tường mà
vào chuồng. Chiên không theo anh ta, nhưng sợ hãi chạy trốn, vì chúng không
nhận biết tiếng người lạ.
Đức Giêsu gọi những mục tử giả hiệu là
trộm cướp. Họ chỉ đến để giết hại và phá hủy đàn chiên.
Còn Ngài đến để chiên được sống, và
sống dồi dào. Giữa chiên và Ngài có một mối dây thân thiết: "Tôi biết
chiên tôi và chiên tôi biết tôi." Chiên đã trở thành điều vô cùng quý giá
đối với Ngài, đến nỗi Ngài dám hy sinh mạng sống mình cho chúng.
Giáo Hội muốn đặc biệt dành Chúa Nhật
thứ 4 Phục Sinh, để cầu nguyện cho ơn gọi linh mục, tu sĩ. Đây là vấn đề sống
còn của Giáo Hội.
Nhiều nơi trên thế giới đang thiếu
linh mục trầm trọng, nhiều nhà thờ phải giao cho giáo dân coi sóc. Cũng có
những dòng tu phải đóng cửa cơ sở của mình vì không có lớp người trẻ kế tục.
Giáo Hội hôm nay cũng như mai ngày vẫn
cần đến sự hướng dẫn của các mục tử để đoàn chiên được sống trong đồng cỏ xanh
tươi.
Giáo Hội vẫn cần đến các tu sĩ sống
đời thánh hiến, để thế giới hiểu được thế nào là tình yêu, thấy được những thực
tại vô hình, và vươn lên khỏi cái tự nhiên, bình thường, hợp lý.
Được làm Kitô hữu là một ơn gọi của
Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu đều có nhiệm vụ làm chứng cho Tin Mừng, nhưng một số
người được mời gọi đặc biệt để dấn thân cách trọn vẹn hơn cho Nước Chúa và bắt
chước Đức Giêsu tận căn hơn.
Chúng ta băn khoăn trước câu hỏi tại
sao Giáo Hội hôm nay thiếu ơn gọi linh mục, tu sĩ.
-
Vì đời tu
không hấp dẫn người trẻ?
-
Vì bầu khí
của thời đại: thực dụng, hưởng thụ, Mất cảm thức về đức tin, xa lạ với Thiên
Chúa?
-
Hay vì chúng
ta chưa có can đảm để cổ võ ơn gọi?
Trong sứ điệp năm 1996 về ơn gọi, Đức
Thánh Cha đã nhắc đến việc phải chăm lo cho mảnh đất nơi hạt giống ơn gọi được
nảy mầm và lớn lên. Mảnh đất đó là cộng đoàn giáo phận và giáo xứ. Ngài đã phác
họa những nét chính của cộng đoàn này như sau:
-
Một cộng
đoàn biết lắng nghe Lời Chúa. Khi đã quen nghe tiếng Chúa trong Thánh Kinh,
người trẻ sẽ dễ nghe được tiếng Chúa mời gọi vang lên từ sâu thẳm của con tim
mình.
-
Một cộng
đoàn biết chuyên tâm cầu nguyện, dành ưu tiên cho đời sống tâm linh, coi trọng
việc cầu nguyện riêng tư, lặng lẽ trước nhan Chúa. Chỉ trong bầu khí trầm lặng
của cầu nguyện, người trẻ mới dám đáp lại tiếng Chúa kêu mời, quên mình để phục
vụ cho lợi ích của tha nhân.
-
Một cộng
đoàn biết hăng say làm việc tông đồ, khao khát làm cho muôn dân trở thành môn
đệ Chúa. Từ đó những bạn trẻ quảng đại sẽ được thúc đẩy dâng trọn đời mình để
làm cho Chúa Kitô được nhận biết.
-
Một cộng
đoàn quan tâm phục vụ người nghèo, chọn đứng về phía những người khổ đau, túng
thiếu. Cộng đoàn này sẽ sản sinh những bạn trẻ biết phục vụ vô vị lợi và hiến
thân vô điều kiện.
Như thế ơn gọi chỉ nảy nở từ vùng đất
màu mỡ. Nó là hoa trái của một Giáo Hội đầy sức sống. Một Giáo Hội mạnh mẽ sẽ
cho nhiều ơn gọi. Nhiều ơn gọi sẽ làm cho Giáo Hội mạnh hơn.
Giới trẻ hôm nay không thiếu lòng
quảng đại, không thiếu lý tưởng và những ước mơ cao cả.
-
Họ cần có ai
đó giúp họ gặp được Đức Giêsu, say mê con người Ngài, và chia sẻ nỗi bận tâm
của Ngài về thế giới.
-
Họ cần có ai
đó giúp họ nghe được tiếng kêu của bao người đói khát chân lý và công lý, giúp
họ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng trái đất thành mái ấm yêu thương.
-
Giới trẻ cần
những người thầy, người bạn dám sống điều mình tin giữa muôn vàn khó khăn và
giúp họ đứng vững trước cơn lốc của cám dỗ.
Giáo Hội thiếu ơn gọi là do lỗi của
mỗi người chúng ta. Cần phải cầu nguyện và cũng cần phải canh tân cuộc sống.
Gợi Ý Chia
Sẻ
1.
Bạn mơ ước một linh mục trong thời đại hôm
nay cần có những phẩm chất nào, để có thể phục vụ hữu hiệu cho Dân Chúa?
2.
Theo bạn, đâu là nét nổi bật trong công việc
phục vụ của các nữ tu ở Việt Nam: ở nhà thương, trường học, trại phong, giáo
xứ?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa
Giêsu, xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, nên
cũng thuộc trọn về con người.
Xin cho
chúng con những linh mục có trái tim biết yêu bằng tình yêu dâng hiến, một trái
tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị
bỏ rơi.
Xin cho
chúng con những linh mục biết cầu nguyện, có tình bạn thân thiết với Chúa để
các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.
Xin cho
chúng con những linh mục thánh thiện, có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm
tho, tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.
Cuối cùng,
xin cho chúng con những linh mục có trái tim của Chúa, say mê Thiên Chúa và say
mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến
với Chúa là Nguồn Sống thật.
9. Chúa Giêsu là cửa chuồng
chiên – Lm Trần Ngà
"Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào
thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăn
trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên tôi được sống và sống
dồi dào”. (Ga 10, 9-10)
ÙÙÙ
Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên. Cửa
đóng lại để bảo vệ chở che. Ban đêm hầu như tất cả mọi nhà đều đóng cửa lại.
Nhà có cửa đóng then cài chắc chắn thì chủ nhà ngủ mới yên giấc và tài sản
trong nhà mới được bảo vệ. Vì thế, khi xây nhà, việc đầu tiên là lắp đặt cửa
ngõ thật vững chắc rồi khoá lại kỹ lưỡng để người nhà được yên giấc về đêm và
của cải được an toàn.
Nhưng tìm đâu trên đời nầy một thứ cửa
đủ vững chắc và kiên cố có thể bảo vệ tâm hồn con người được bình an và giúp
cho linh hồn họ được an toàn trước những đợt tấn công ác liệt của ác thần? Cửa
nào có thể bảo vệ tâm linh con người khỏi bị công phá bởi vô vàn hung thủ của
thế gian?
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tỏ
cho thấy Ngài là thứ Cửa như thế. Ngài nói: "Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào
thì sẽ được cứu", tức là được bảo vệ. Ngài là cửa đóng lại để bảo vệ đoàn
chiên trong chuồng được an toàn, không bị trộm cướp và ác thú giết hại.
Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại
lại có nhiều cạm bẫy của ác thần, nhiều nọc độc của văn hoá sự chết, nhiều cám
dỗ tệ hại lôi kéo nhân loại vào vòng sa đoạ như trong thế kỷ hôm nay.
Vô vàn sách báo xấu xa, phim ảnh đồi
trụy, tư tưởng độc hại, lối sống thác loạn; được quảng bá khắp nơi trên thế
giới, được tung lên mạng lưới điện toán toàn cầu làm sai lệch méo mó lương tâm
con người, khiến họ xem tội ác là chuyện bình thường, xem việc phá thai, mẹ
giết con là điều chính đáng, xem hôn nhân đồng tính là lẽ tự nhiên, xem việc
huỷ hoại đời sống chung thuỷ của vợ chồng là điều đơn giản và cần thiết...
Trước những nguy cơ khủng khiếp như
thế đang đe doạ nhân loại trên khắp thế giới, chỉ có một lá chắn vững chắc, một
cánh cửa an toàn, một thành trì kiên vững là Chúa Giêsu Chúa. Giáo huấn của
Ngài là tấm Cửa che chắn đoàn chiên được an toàn không kẻ thù nào xâm hại được,
nếu chiên của Ngài biết đón nhận giáo huấn của Ngài.
ÙÙÙ
Cửa mở ra để dẫn đưa vào đồng cỏ
thiêng liêng. Không chỉ đóng lại để bảo vệ chở che, Cửa Giêsu còn mở ra để mở
lối cho nhân loại tiến vào đồng cỏ thiêng liêng.
Các vị đại thánh trong Giáo Hội như
Phanxicô Át-xi-di, Phanxicô Xaviê, Têrêxa Hài Đồng Giêsu của những thế kỷ trước
hay những nhân vật tầm cỡ như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêxa
Calcutta thời nay, nhờ được dẫn vào nuôi ăn trong cánh đồng cỏ thiêng liêng nầy
nên đã được trở thành những vĩ nhân của nhân loại và những thánh nhân sáng ngời
trong Hội Thánh.
Nhân loại hôm nay như đàn chiên đói
khát, đói khát lương thực tinh thần cách khẩn thiết, nhưng tiếc thay, còn lắm
người chưa chấp nhận bước qua Cánh Cửa Giêsu để được dẫn vào đồng cỏ tốt tươi.
ÙÙÙ
Lạy Chúa
Giêsu,
-
Nhờ Chúa là
Cửa đóng lại che chắn nên chúng con được bảo vệ khỏi sự xâm nhập và tàn phá của
ác thần;
-
Nhờ Chúa là
Cửa mở ra đồng cỏ xanh, chúng con được nuôi dưỡng sung mãn trong vô vàn ân phúc
của Chúa.
Xin cho nhân
loại hôm nay biết nhìn nhận Chúa là Cửa, là Thành Trì chở che bảo vệ tâm linh
nhân loại và xin cho mọi người nương vào Chúa như Cửa rộng mở vào đồng cỏ
thiêng liêng cho muôn người được lớn lên thành người có đạo đức và phẩm chất
cao đẹp.
10.
Thiên Chúa chọn để loan báo Tin Mừng.
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’ – Radio Veritas Asia)
Anh chị em thân mến,
“Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa
chọn để loan báo Tin Mừng và thông truyền Ơn Cứu Độ”, đó là tựa đề của Sứ Điệp Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gởi đến cộng đoàn chúng ta trong ngày Lễ Chúa Nhật
Chúa Chiên Lành cũng là Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Linh Mục, Tu Sĩ Nam
Nữ. Vậy hôm nay, tôi xin chia sẻ với anh em nội dung sứ điệp này của Đức Giáo
Hoàng.
“Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa
chọn để loan báo Tin Mừng và thông truyền Ơn Cứu Độ”. Vậy là chúng ta đều có
một ơn gọi chung. Dù sống đời sống vợ chồng hay chịu chức thánh, linh mục hay
tu sĩ, tất cả đều được Thiên Chúa chọn để công bố Tin Mừng và chuyển thông ơn
Cứu Độ. Đây không phải là một trách vụ đơn độc, riêng lẻ mà là trách vụ chung
của Giáo Hội (x. LBTM. 60). Đó là ơn gọi chung của Giáo Hội. Cùng với ơn gọi
chung ấy, còn có ơn gọi đặc biệt với những trách nhiệm riêng biệt trong Giáo
Hội. Đó là những ơn gọi tiến đến tác vụ linh mục, ơn gọi đời sống thánh hiến
của các tu sĩ nam nữ hoạt động thừa sai và đời sống chiêm niệm.
Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha đặt
trọng tâm của ơn gọi linh mục, tu sĩ, vào đời sống của cộng đoàn Kitô hữu. Vì
“cũng như hạt giống trổ sinh dồi dào hoa trái nơi mảnh đất tốt thế nào thì ơn
gọi cũng tăng triển và trưởng thành trong cộng đoàn Kitô hữu như vậy”. Chúng ta
phải khởi đi từ các cộng đoàn để chuẩn bị cho một mảnh đất phì nhiêu, cho hạt
giống ơn gọi nẩy mầm, trổ sinh hoa trái. Vì chỉ có các cộng đoàn Kitô hữu sống
động mới có thể làm nẩy sinh các ơn gọi, vun trồng, chăm sóc các ơn gọi và làm
cho các ơn gọi phát triển, như một người mẹ hằng lưu tâm đến hạnh phúc, đến sự
tăng trưởng của các con cái mình. Vì thế, tác nhân chủ động và tiên phong trong
việc cổ võ ơn gọi chính là cộng đoàn Giáo Hội: từ Giáo Hội toàn cầu cho tới
Giáo Hội địa phương, cũng như từ Giáo Hội địa phương cho tới từng giáo xứ và
từng thành phần Dân Chúa (x. Tông huấn Các Mục Tử, số 41).
Ngày nay, trước những thách đố của thế
giới hiện đại, cần phải có nhiều lòng dũng cảm sống Tin Mừng hơn nữa, để dám
dấn thân cổ võ ơn gọi; như Đức Kitô đã kêu mời hãy cầu xin không ngừng để có
những thợ làm vườn nho, cho Nước Chúa được lan rộng khắp nơi (x. Mt 9,37-38).
Hơn lúc nào hết, ngày nay cần phải làm cho mọi thành phần Dân Chúa nhận biết và
xác tín rằng: tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội, không trừ một ai, đều có ân
sủng và trách nhiệm chăm sóc các ơn gọi (x. Tông huấn Các Mục Tử, số 41). Đức
Thánh Cha kêu gọi các cộng đoàn giáo phận và giáo xứ phải dấn thân chăm sóc cho
ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, đặc biệt bằng việc lắng nghe Lời Chúa,
cầu nguyện và phục vụ người nghèo.
Trước hết, cộng đoàn phải biết lắng
nghe Lời Chúa để nhận ra ánh sáng hướng dẫn tâm hồn con người. Khi Kinh Thánh
trở thành sách của cộng đoàn, chúng ta sẽ dễ dàng nghe và hiểu được tiếng nói
của Chúa. Đấng kêu gọi chúng ta. Hơn nữa, cộng đoàn phải biết khẩn khoản cầu
nguyện để có thể thực hiện được ý định của Thiên Chúa. việc cầu nguyện mang lại
sức mạnh giúp ta đón nhận cách tích cực lời mời gọi của Chúa, để dấn thân phục
vụ đời sống tinh thần và vật chất của anh em. Cộng đoàn cũng phải nhạy cảm
trước sứ mạng truyền giáo để đem ơn Cứu Độ đến cho những người chưa nhận biết
Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Nếu cộng đoàn hết lòng sống mệnh lệnh của
Đức Kitô: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho
họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19) chắc chắn cộng
đoàn đó sẽ không thiếu những người trẻ quảng đại muốn dâng hiến đời mình để đảm
nhận trách vụ loan báo Tin Mừng cho con người thời đại. Cuối cùng, cộng đoàn
phải biết mở ra cho việc phục vụ người nghèo. Một mẫu sống khiêm tốn và từ bỏ,
thẳng thắn chọn lựa đứng về phía những người nghèo, dấn thân trợ giúp những anh
chị em túng thiếu và đau khổ. Những điều đó góp phần tạo nên một môi trường
thuận lợi cho ơn gọi nảy sinh, vì phục vụ Tình Yêu là ý nghĩa nền tảng của mọi
ơn gọi.
Thưa anh chị em, trong phần cuối sứ
điệp, một lần nữa, Đức Thánh Cha lại kêu gọi các giám mục, các linh mục Dòng
cũng như Triều, các giáo lý viên và các bạn trẻ phải ý thức trách nhiệm chăm
sóc mục vụ ơn gọi trong cộng đoàn Giáo Hội: Khi làm cho cộng đoàn Giáo Hội sinh
động, các linh mục có thể khơi dậy các ơn gọi, cổ võ các thiếu niên nam cũng
như nữ được Thiên Chúa kêu gọi, hướng dẫn các em qua những hướng dẫn tinh thần
và cuộc sống vui tươi phục vụ anh em.
Các giáo lý viên là những người tiếp
xúc trực tiếp với các thanh thiếu niên, nhất là suốt thời gian chuẩn bị lãnh
nhận các Bí tích khai tâm Kitô giáo, các giáo lý viên cũng có trách nhiệm góp
phần giúp các em sống trọn vẹn lời mời gọi của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha: “Cha
muốn nói với các con, các con thân mến, cha trìu mến lập lại những lời này với
các con: Hãy quảng đại hiến cuộc đời mình cho Đức Kitô. Đừng sợ hãi! Các con
không có gì phải sợ, vì Thiên Chúa là Chúa của lịch sử và của vũ trụ. Hãy để
những khát vọng về những kế hoạch vĩ đại và cao thượng lớn lên trong các con.
Hãy nuôi dưỡng cảm thức về tình liên đới: đó là dấu chỉ Thiên Chúa hành động
nơi tâm hồn của các con. Hãy sẵn sàng sử dụng các tài năng mà Đấng Quan Phòng
đã trao ban cho các con, vì cộng đoàn của các con. Các con càng sẵn sàng dâng
hiến chính mình cho Thiên Chúa và tha nhân, các con sẽ càng khám phá ra ý nghĩa
đích thực của đời sống. Thiên Chúa mong đợi nhiều nơi các con!”.
Thưa anh chị em, tôi xin kết thúc nội
dung tóm lược sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi bằng một lời nguyện
của Đức Thánh Cha: “Lạy Chúa, xin gởi cho chúng con những người hướng dẫn tinh
thần mà cộng đoàn chúng con đang cần: những linh mục thực sự của một Thiên Chúa
sống động, những người được ánh sáng Lời Ngài soi chiếu, để có thể nói về Ngài
và dạy người khác nói với Ngài. Xin hãy làm cho Giáo Hội của Ngài lớn mạnh nhờ
sự phát triển của những con người thánh hiến, những người dâng hiến tất cả cho
Ngài để Ngài cứu độ tất cả mọi người”. Amen.
11.
Chủ chăn
Chủ chăn đi trước và đoàn chiên theo sau.
Một trong những việc người chủ chăn
thường phải làm, đó là đi trước để tìm đường nẻo bảo đảm và an toàn cho đoàn
chiên yên hàn theo sau. Người chủ chăn cần nhìn xa trông rộng xem có thú dữ,
trộm cắp gần kề hay không? Và nhất là phải để ý đến con đường ở trước mặt, vì
có những con đường sẽ dẫn tới vực thẳm nguy hiểm hay rừng rậm vướng chân, có
những con đường sẽ dẫn tới ngõ cụt không lối ra. Người chủ chăn cần phải nghiên
cứu kỹ xem con đường mình sẽ đưa đoàn chiên đi qua đó có khúc quanh nào nguy
hiểm, có hốc đá nào cheo leo, có cỏ dại nào cần nhổ.
Người chăn chiên ở Do Thái không dễ
dàng như người chăn trâu chăn bò ở Việt Nam, vì đất nước họ có quá nhiều sỏi đá
và cát nóng. Nhất là vào mùa hè, người chủ chăn phải dành hết thời giờ ban ngày
để phấn đấu kiếm của ăn cho đoàn chiên. Từ đó chúng ta đi vào đời sống riêng
tư. Có bao giờ chúng ta cảm nghiệm được sự dẫn dắt của Chúa, có bao giờ chúng
ta nhận ra Chúa hằng đi trước mặt chúng ta hay không? Biết bao nhiêu biến cố đã
xảy đến trong cuộc đời và bàn tay Chúa đã dẫn dắt chúng ta vượt qua một cách
bình an mà ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa hay biết.
Đã bao nhiêu lần chúng ta thất bại
trắng tay mà rồi tới ngày hôm nay vẫn chưa phải chết đói. Biết bao nhiêu lần
chúng ta gặp phải những cảnh lo âu, nhưng rồi lại được tai qua nạn khỏi. Chúng
ta có biết rằng đó là bàn tay nhân từ của Chúa đã chăm sóc chúng ta hay không? Xét
mình lại, chúng ta thấy mình không xứng đáng để được hưởng những ơn huệ to lớn
đó mà Chúa đã ban, và chỉ ban riêng cho chúng ta mà thôi.
Chúng ta hãy nghĩ đến trường hợp của
vua Đavid. Từ khi còn là một cậu bé chăn chiên đến khi lên làm vua, đã phải
đương đầu với biết bao nhiêu khó khăn. Một mình tay không đánh nhau với sư tử,
chiến đấu với Goliat, có lúc ông ở kề bên tử lộ nhưng Chúa kéo ông ra khỏi. Sau
này nhớ lại ông mới thấy Chúa đã chăm sóc cho ông quá nhiều và ông đã viết lên
thánh vịnh 23:
-
Ngài dẫn dắt tôi qua những nẻo đường ngay
chính.
Phải, Ngài muốn chúng ta làm những
điều tốt lành. Nếu tuân theo, chúng ta sẽ không bao giờ bị lầm lạc và hối tiếc.
Thế nhưng đôi khi vì thiển cận, vì những hào nhoáng bên ngoài, chúng ta không
thấy được đường nẻo của Chúa, chúng ta chống đối Ngài và làm Ngài buồn lòng.
Có những khi càng xa Chúa, Chúa càng
để chúng ta bị thất bại cay đắng. Trong trường hợp ấy, người con Chúa phải biết
nhận ra mình đã dại dột đi theo ý riêng và phải sớm lo trở về cùng Chúa qua tâm
tình ăn năn thống hối. Còn nếu chúng ta sống công chính mà lại gặp phải buồn
khổ, thì hãy bình tĩnh vì Thiên Chúa đang tinh luyện chúng ta, đang cần sự đóng
góp nhỏ bé của chúng ta.
Hẳn rằng giờ đây trong chúng ta có
những người đang bị ngọn sóng khổ đau vùi dập. Trước mắt là màu đen của tang
chế, màu tím của bệnh tật. Không biết ngày mai sẽ ra sao? Nào cơm ăn áo mặc,
nào tương lai sự nghiệp, nào con cái. Xin hãy đặt trót niềm tin tưởng vào Chúa,
Người chủ chăn tốt lành, Ngài sẽ lo liệu tất cả nếu chúng ta nương cậy nơi Ngài
như một con chiên bé nhỏ. Chúa biết chúng ta không đủ sức đạp đổ những khó
khăn, như vậy Chúa bảo chúng ta hãy đứng vào bày chiên của Ngài, để thấy được Ngài
thực sự là chủ chăn đã hiến mạng sống vì con chiên để nhờ đó con chiên được
sống và sống dồi dào hơn.
12. Chúa chiên nhân lành
Các Giám mục Brazil trong khóa họp
thường niên tháng 11 năm 1995 lên tiếng báo động vì sự ra đi đáng kể của tín
hữu. Số tín hữu quy thuận các giáo phái Tin Lành gia tăng đáng ngại. Hàng giáo
sĩ, tu sĩ nam nữ thì hờ hững với bổn phận. Tín hữu ham vật chất hưởng thụ đã
ngã vào vòng tay tân tư bản, tân cường hào bá và tân địa chủ. Các giáo phái Tin
Lành vung tiền lập xưởng, trả lương hậu hĩ và chỉ thu nhận những ai thuộc giáo
phái của họ. Họ kỳ thị và lạnh lùng trả lời "không có việc" khi thấy
cái mác "Công Giáo" trong đơn xin việc. Họ công khai hóa hứa hẹn cho
việc làm nếu tự nguyện "gia nhập giáo phái chúng tôi".
Chiên bị bỏ rơi nên đi hoang, bị thú
dữ ăn thịt và kẻ cướp dẫn đi là chuyện đương nhiên phải xảy ra. Có trách là
trách các chủ chăn đã không màng đến sự an nguy của chiên. Chuồng thì rách nát
và tan hoang; cửa thì hư hỏng và bỏ ngỏ; thức ăn thì thiếu thốn và không hợp vệ
sinh; sói chưa đến chủ chiên đã bỏ chạy. Với những điều kiện tồi tệ như thế, số
phận của chiên thật thê thảm!.. Ý thức được vấn đề mất chiên mới là bước đầu.
Bước quan trọng kế tiếp là duyệt xét và sửa sai vấn đề mục vụ, đời sống thiêng
liêng, chương trình huấn luyện và vào đời theo mô hình Đức Kitô là Chúa chiên.
Chuyện kể rằng "trong giấc mơ
diễm phúc, Loan được song hành với Chúa bên bờ biển. Chân dẫm trên cát mịn và
êm ái; mặt được làn gió nhè nhẹ ban mai vuốt ve, phổi uống từng ngụm khí trong
lành. Đi được một quãng, Loan nhìn lại sau lưng, thấy những dấu chân của Chúa
và Loan xếp thành từng đôi rất đều đặn, nên hớn hở thưa "Chúa coi kìa, dấu
chân của Chúa và của con sao mà khắn khít và đều quá". Chúa nhìn Loan mỉm
cười. Cơn giông bỗng xuất hiện và thổi mạnh, sóng biển gào thét và đưa những
đợt nước toé tung lên bờ. Loan rùng mình khiếp sợ, nhưng Chúa vẫn bình tĩnh như
không có chuyện gì. Nhìn lại phía sau, lạ quá! Loan không thấy hai dấu chân
song hành nữa mà chỉ còn một nên thưa "Sao chỉ còn có một dấu chân thôi
Chúa?" Chúa thân thương trả lời "Trước con vui vẻ và hạnh phúc. Ta để
con bước theo Ta. Bây giờ con hoảng hốt và mất bình tĩnh nên Ta đã vác con trên
vai. Dấu chân con thấy bây giờ là của Ta đó con ạ!"
Giấc mơ thần tiên này diễn tả tình phụ
tử của Chúa qua hình ảnh Chúa Chiên Nhân Lành. Chúa chăm sóc, yêu thương và bảo
vệ. Chúa thấy rõ tình trạng non yếu và bệnh hoạn, vững mạnh và trưởng thành của
từng chiên. Chúa dẫn chiên đến bờ suối trong lành và vào đồng cỏ xanh tươi.
Chúa xua đuổi sói dữ và hy sinh cứu chiên. Nếu không có cuộc khổ nạn, sự chết
và phục sinh thì hình ảnh Chúa chiên nhân lành vẫn là một giả tưởng. Nhưng với
thánh giá, máu đổ, mộ trống và thân xác hiển vinh, Chúa chứng minh tình lý
tưởng và tuyệt vời của kẻ dám "thí mạng vì người yêu". Đây là dạng
thức tuyệt đỉnh của tình yêu cao thượng mà hàng giáo phẩm, tu sĩ, và giáo dân
phải ước mơ và thực hiện.
Chúng ta thường trách khi Chúa thinh
lặng quá lâu trước cơn khổ và làm ngơ trước những bất công. Chúng ta quên rằng
ơn Chúa vẫn đủ để chúng ta vác thánh giá, chịu đau khổ và theo Chúa. Chúng ta
lại trách oan Chúa khi đang được yên lành ngồi trên vai Chúa dù chưa hoàn hồn,
vẫn còn đau và đang khóc. Chúng ta cướp công Chúa khi được thành công và gặp an
ủi. Chúng ta quá dại khờ vì lời thánh không nghe, đường thánh không theo, lại
tự chọn ngõ cụt, nẻo chết và nơi khổ đi vào. Rồi nhăn nhó chạy tội và đổ lỗi
giống như đám trẻ thơ. Chúng bực bội vì không được leo cây, xài dao và lái xe,
nên tố cha mẹ lỗi thời. Khi lỡ trẹo giò, gẫy chân, đứt tay và đụng xe thì
"tại cha mẹ không cản, không dậy và không khuyên". Chúng quên đi mặt
phụng phịu, cái tâm bất mãn, và đôi mắt trách móc khi cha mẹ dậy dỗ và cấm cản.
Người trần nhận phép trời và người
trần sống kiếp thần thánh là lý tưởng cao vời của tín hữu. Tất cả đang song
hành với Chúa Kitô. Người khoẻ đang vực người yếu. Người lãnh đạo đang xả thân
vì tập thể. Cha mẹ đang hy sinh cho đàn con. Đàn con đang ngoan hiền vâng lời
cha mẹ. Tất cả cùng tiến vào trời là suối mát, là đồng cỏ xanh tươi, là nơi an
nghỉ. Dù hiện giờ chúng ta phải đồng khổ với Chúa (bài đọc 2). Chúng ta hãy
nghe lời chủ chiên để "được sống viên mãn" (Ga 10,10) sống kiên vững,
can trường khôn ngoan và không lạc lối.
13. Mục tử nhân lành - JNK
Câu hỏi gợi
ý:
1.
Đức Giêsu nói: "Ai không đi qua cửa mà
vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp.
Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử". Từ câu này, ta có thể suy
ra phong cách của người mục tử chân chính phải như thế nào?
2.
Người mục tử chân chính phải có đức tính cốt
yếu nào khiến mục tử khác hẳn kẻ chăn chiên thuê hay bọn trộm cắp chiên?
3.
Qua bài Tin Mừng này, Đức Giêsu muốn nói với
chính bạn điều gì? Ngài muốn bạn làm gì và có thái độ nào đối với Ngài?
Suy tư gợi
ý:
1) Người mục tử trong nếp sống của người Do
Thái xưa
Để hiểu được ý nghĩa của bài Tin Mừng
hôm nay, chúng ta cần trở về với nếp sống của người Do Thái thời Đức Giêsu.
Thời ấy, chiên được nuôi theo bầy hàng trăm con tại những đồng cỏ xanh. Mục tử
hay người chăn chiên đi theo bầy chiên và cùng sống với chiên ngày này qua ngày
khác. Ban ngày, mục tử dẫn đàn chiên đi từ đồng cỏ này đến đồng cỏ khác để
chiên ăn cỏ. Ban đêm, để tránh trộm cướp hay thú hoang, và để tránh mưa tránh
rét, mục tử đưa chiên vào một nơi an toàn được gọi là "ràn chiên", thường
là một hang đá hay một khu đất trống có hàng rào bằng đá hoặc bằng cây bao
quanh. Người chăn chiên ngủ ngay trong ràn chiên để bảo vệ chiên, và thường ở
ngay cửa ràn. Mục tử và đàn chiên vì thế gắn bó với nhau rất mật thiết. Mục tử
chỉ biết có chiên của mình, và chiên cũng chỉ biết và chỉ đi theo mục tử của
mình, không chịu theo bất kỳ ai khác.
2) Ý tứ của Đức Giêsu khi nói dụ ngôn này
Đức Giêsu nói dụ ngôn này với người
Pharisiêu, sau khi đối chất với họ về việc Ngài chữa lành người mù từ thuở mới sinh
(Ga 9). Nên nhớ: những người Pharisiêu là những người lãnh đạo tinh thần trong
Do Thái giáo, tức đóng vai trò mục tử đối với đàn chiên. Qua dụ ngôn này, Ngài
muốn cho họ thay hai thái độ trái nghịch nhau giữa Ngài và họ trong cách đối xử
với dân chúng hay các tín đồ tôn giáo. Sự trái nghịch nhau đó được thể hiện qua
cách ứng xử với người mù bẩm sinh.
*
Cách ứng xử của người Pharisiêu:
Khi thấy người mù được chữa lành, thay
vì mừng cho anh ta đã thoát khỏi điều bất hạnh vô cùng lớn lao, những người Pharisiêu
lại có một thái độ thù nghịch và bực tức. Họ tỏ ra không có một chút tình yêu,
lòng thương xót hay sự cảm thông nào đối với người mù được Đức Giêsu chữa lành.
Trái lại, họ đã dùng lề luật để bắt bẻ vị ân nhân đã chữa lành bệnh cho anh ta,
đồng thời gây khó dễ cho anh và gia đình anh vì việc được chữa lành ấy. Đối với
dân chúng, họ không giống như người mục tử đích thực đối với đàn chiên, mà
giống như người chăn chiên thuê. Kẻ chăn chiên thuê không yêu thương gì chiên,
vì chiên không phải là của hắn (x. Ga 10,12-13). Vì thế, trong tôn giáo, những
người Pharisiêu lợi dụng chức vụ lãnh đạo, hướng dẫn để ăn trên ngồi trốc, đè
đầu đè cổ dân chúng (x. Mt 23,5-6). Họ giảng dạy toàn những điều tốt nhưng chỉ
để cho dân chúng làm chứ không phải họ làm (x. Mt 23,2-3). Họ giảng dạy điều
tốt vì chức vụ họ đòi buộc phải làm như vậy, chứ không phải vì lòng yêu mến sự
thiện mà giảng dạy. Đức Giêsu đã tố cáo việc họ lợi dụng tôn giáo để bóc lột
người nghèo, người cô thân cô thế trong xã hội (23,4.14). Nhưng họ vẫn muốn
được mọi người tôn trọng, ca tụng, suy tôn, nên phải giả bộ đạo đức, phải làm
những việc tốt để khoa trương (23,5), và muốn mọi người gọi mình là
"Rabbi" hay "Thầy" (23,6).
*
Cách ứng xử của Đức Giêsu
Đức Giêsu có một thái độ khác hẳn, một
thái độ nhân từ đầy yêu thương đối với mọi người, được thể hiện một cách cụ thể
trong việc Ngài chữa lành người mù. Ngài sống và hành động vì tình yêu chứ
không vì lề luật. Tình yêu và lòng thương xót của Ngài đã thúc bách Ngài bất
chấp luật sa bát, bất chấp sự phản đối và bực tức của người Pharisiêu về việc
lỗi luật của Ngài, bất chấp những hậu quả rất bất lợi có thể xảy đến cho Ngài.
Ngài sẵn sàng hy sinh bản thân để xoa dịu đau khổ, để làm mọi người hạnh phúc. Qua
dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn cho người Pharisiêu thấy thái độ của họ đối với dân
chúng, với các tín đồ tôn giáo mà họ dẫn dắt chẳng khác gì thái độ của kẻ trộm
cướp, của kẻ chăn thuê đối với đàn chiên: chỉ muốn lợi dụng đàn chiên chứ không
hề yêu thương chúng. Còn thái độ của Ngài mới là thái độ người mục tử đích
thật: Ngài yêu thương đàn chiên đến nỗi sẵn sàng "hy sinh mạng sống mình
cho đàn chiên" (Ga 10,11). Nhưng rất tiếc là "họ không hiểu những
điều Người nói với họ".
3. Mục tử nhân lành (mục tử thật) và kẻ trộm
cướp (mục tử giả)
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu
đưa ra một tiêu chuẩn để phân biệt mục tử và kẻ trộm cướp. Mục tử thì đi vào
ràn chiên bằng cửa ràn, nghĩa là với phong thái "đường đường chính
chính". Còn kẻ trộm hay kẻ cướp thì không qua cửa nhưng trèo qua lối khác
mà vào, với phong thái lén lút, giả dối, không đàng hoàng. Mà cửa ràn chiên,
theo bài Tin Mừng hôm nay, lại cũng chính là Đức Giêsu: "Tôi bảo thật các
ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào". Vậy để là mục tử đích thật, người mục
tử phải qua Đức Giêsu mà đến với đàn chiên, nghĩa là phải là người yêu mến
Thiên Chúa, và phục vụ đàn chiên vì Ngài, không vì một động lực nào khác.
Thật vậy, đã là mục tử chân chính thì
tư tưởng, lời nói, hành động lúc nào cũng phải bộc lộ được tính "quang
minh chính đại", hay "đường đường chính chính", luôn luôn thẳng
thắn, trung thực, đáng tin. Người mục tử chân chính ít ra phải là một người
quân tử. Nếu tư tưởng, lời nói và hành động như một kẻ tiểu nhân, thích quanh
co, lén lút, dối trá, sợ sự thật… thì không xứng đáng làm mục tử. Hơn thế nữa,
người mục tử chân chính phải có một tình yêu to tát, để có thể hy sinh đến tận
cùng cho những người mà mình lãnh đạo, hướng dẫn. Đương nhiên để thực hiện ý
định của mình, kẻ trộm cướp - những kẻ không có tình yêu đối với chiên nhưng
lại muốn hưởng những quyền lợi của người mục tử - phải giả làm mục tử. Hắn tìm
đủ mọi cách để chiên đi theo mình. Nhưng chiên "không chịu theo người lạ,
mà chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ", không cảm nhận
được tình thương của hắn. Vì mục tử giả hay kẻ chăn thuê chỉ biết nghĩ đến bản
thân mình, đến cái lợi của mình, không nghĩ gì đến chiên, nên "khi thấy
sói đến, hắn bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn"
(Ga 10,12). Người mục tử đích thực thì yêu thương chiên, sống vì chiên, và sẵn
sàng "hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên" (Ga 10,11) "để cho
chiên được sống và sống dồi dào" (10,10).
4. Đức Giêsu là mục tử tốt lành
Ngoài mục đích đối chất với bọn
Pharisiêu, Đức Giêsu còn dùng hình ảnh rất quen thuộc ấy đối với người Do Thái
để diễn tả sự yêu thương gắn bó giữa Ngài và chúng ta, những kẻ theo Ngài. Như
mục tử tốt lành yêu thương và chăm sóc chiên mình thế nào, Ngài cũng yêu thương
chăm sóc chúng ta như vậy. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã dùng hình ảnh người mục tử với
đàn chiên để diễn tả tương quan giữa Đấng Mê-si-a và dân của Ngài: "Ta sẽ
cho xuất hiện một mục tử để chăn dắt chúng; nó là tôi tớ của Ta: chính nó sẽ
chăn dắt chúng; chính nó sẽ là mục tử của chúng" (Ed 34,23). Ngài chính là
người mục tử được Thánh Vịnh mô tả: "Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng
thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi
tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo
chính vì danh dự của Người. Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì
có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm. Chúa dọn sẵn cho
con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu
con đầy tràn chan chứa. Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc
đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên"
(Tv 23). Vì thế, khi ý thức được Đức Giêsu luôn chăm sóc mình như người mục tử
tốt lành chăm sóc đàn chiên, người Ki-tô hữu có thể hết sức an tâm trước tất cả
mọi giông tố, thử thách trong cuộc đời. Chúng ta hãy tin tưởng vào tình thương
vô biên và chân thật của Ngài, và an tâm phó thác mọi sự cho Ngài, kể cả mạng
sống, hạnh phúc của mình. Nhờ đó cuộc đời ta luôn luôn bình an, vui tươi, hạnh
phúc, và Tin Mừng chúng ta rao giảng mới đúng là tin mừng đích thực (tin thật sự
đem lại vui mừng!)
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, xin
cho con nhận thức được tình thương vô bờ và quyền năng vô biên của Cha, của Đức
Giêsu, để con có thể hoàn toàn tin tưởng và phó thác mọi sự cho Cha, cho Đức
Giêsu. Nhờ đó, con luôn luôn bình an, hạnh phúc bất chấp cuộc đời có sóng gió
đến đâu. Vì con luôn luôn tin tưởng rằng, con được một bàn tay quyền uy và yêu
thương bảo vệ. Mọi biến cố xảy ra, dù thế nào, cuối cùng đều ích lợi cho con.
Amen.
14. Chủ chăn
Ta là chủ
chiên lành.
Trong một
cuộc giao tranh đạo quân của đại tướng Monmouth bị thua chạy một cách thê thảm.
Riêng ông cũng phải lẩn trốn. Ban ngày ông đến náu trong những hang núi, đến
đêm mới dám ra đi. Sau cùng, địch quân cũng đuổi kịp. Ông bí quá, chạy vào căn
lều của người chăn chiên.
Thay vì đóng
cửa không cho ông vào, người chăn chiên đã làm một nghĩa cử cao đẹp. Anh đã đổi
áo của mình cho ông mặc trá hình, rồi thân chinh ra gặp địch quân của đại
tướng.
Người chăn
chiên đã chiến đấu rất anh dũng và cố ý kéo dài cuộc giao tranh để Monmouth có
giờ tẩu thoát. Với thanh kiếm, anh đã cầm chân địch quân trong vòng ba tiếng
đồng hồ, cho đến khi mệt lả, không còn đủ sức chiến đấu nữa thì bị địch quân
giết chết. Lúc đó đại tướng Monmouth đã đi xa rồi.
Trong trận chiến chống trả tội lỗi,
chúng ta luôn bị ma quỉ đuổi bắt, nhưng Chúa Giêsu đã xuống thế làm người. Ngài
đã chiến đấu thay cho chúng ta suốt ba tiếng đồng hồ trên thập giá, cho đến lúc
chính Ngài đã phải chết. Trong khi Ngài chiến đấu với ma quỉ, con người tội lỗi
chúng ta được thoát khỏi quyền lực của ma quỉ. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã có
lý khi tự xưng mình là chủ chiên nhân lành, đã hiến mạng sống vì con chiên.
Ngài nói đi nói lại với chúng ta, Ngài
là chủ chăn nhân lành có nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn chúng ta: Nếu một người có
một trăm con chiên chẳng may lạc mất một con, người ấy lại không bỏ 99 con lại
mà đi tìm con chiên bị lạc mất hay sao. Ta còn nhiều chiên khác chưa thuộc về
đàn này, cả chúng nữa ta cũng phải đem chúng về.
Linh hồn của chúng ta đáng giá chừng
nào, vì Chúa Giêsu đã sẵn sàng hiến mạng sống để cứu lấy nó.
Chúng ta phải luôn ghi lòng tạc dạ
điều này: Trong chúng ta có một cái gì rất giá trị, một cái gì chúng ta phải
chăm sóc và bảo tồn. Để chăn dắt chúng ta, Chúa Giêsu đã phải giáng trần.
Nếu chúng ta cần gì thì hãy đến với
Ngài.
-
Cần đồ ăn ư?
Ngài đã ban chính mình Ngài trong Bí tích Thánh Thể để làm của ăn nuôi sống
linh hồn chúng ta.
-
Cần nước
uống ư? Ngài đã ban cho chúng ta dòng nước trong lành của Bí tích Rửa tội.
-
Cần băng bó
ư? Ngài sẽ chữa lành những vết thương do tội lỗi gây nên bằng Bí tích Giải tội.
-
Cần hướng
dẫn ư? Ngài sẽ đưa chúng ta trở về với Ngài như người chủ chăn đưa con chiên
lạc trở về đàn của mình.
-
Cần che chở
ư? Ngài hiến mạng sống để bảo vệ chúng ta và cho đến ngày hôm nay Ngài còn thực
hiện biết bao việc lạ lùng để nâng đỡ chúng ta.
Linh hồn chúng ta thực là quí giá biết
bao, chính vì thế, chúng ta phải gìn giữ nó, đừng làm những gì khiến nó mất đi
vẻ đẹp tuyệt vời, khiến Chúa Giêsu phải đau lòng.
Người chăn chiên đã chết để cứu mạng
sống cho vị đại tướng. Chúa Giêsu đã chết trên thập giá để cứu rỗi linh hồn
chúng ta, bởi vì Ngài chính là chủ chăn nhân lành đã hiến mạng vì đoàn chiên.
15. Tốt lành
Hình ảnh chuồng chiên là một hình ảnh
rất quen thuộc đối với người dân sinh sống tại vùng Palestine thời Chúa Giêsu.
Đó là những dải hàng rào chắc chắn được quây lại theo hình vuông hay hình chữ
nhật với một cửa ra vào duy nhất. Cứ chiều đến, các chủ đoàn chiên lùa chiên
vào chuồng qua cửa duy nhất này, rồi trao phó việc canh giữ chuồng chiên cho
những người được thuê mướn làm công việc này. Sáng sớm hôm sau, các chủ đoàn
chiên lại đến để đưa chiên ra khỏi chuồng đi ăn nơi những đồng cỏ. Chuồng chiên
là nơi bảo vệ an toàn cho đàn chiên.
Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc
này khi so sánh Ngài với cửa chuồng chiên và người chăn chiên tốt lành để mạc
khải lòng yêu thương chăm sóc của Thiên Chúa đối với con người nói chung, và
nhất là sự chăm sóc bảo vệ của Ngài đối với những ai tin nhận Ngài nói riêng,
vì Ngài là mục tử tốt lành. Thế nào là một mục tử tốt lành? Chính Chúa Giêsu đã
phác họa bằng ba vẻ đẹp:
Ân cần chăm sóc các chiên của mình: Vẻ đẹp này
đã được diễn tả bằng hình ảnh một người thanh niên đang chăn chiên trên một
cánh đồng lớn, có những cỏ non xanh, có những dòng suối mát, và người thanh
niên ấy vác trên vai một con chiên đau bệnh. Sự chăm sóc của Chúa Giêsu mục tử
đó là một vẻ đẹp có sức hấp dẫn.
Sẵn sàng hy sinh, liều mạng cho đoàn chiên: vẻ đẹp này
thường được diễn tả bằng hình ảnh con bồ nông mẹ, nhỏ từng hạt máu của mình vào
miệng những đứa con non nớt để nuôi dưỡng chúng cho đến hạt máu cuối cùng rồi
lăn ra chết. Mẹ chết để cứu đoàn con. Sự hy sinh của Chúa Giêsu mục tử là một
vẻ đẹp có sức đánh động những trái tim khô cứng.
Hiểu biết từng con chiên mình: Vẻ đẹp này
đã được diễn tả bằng hình ảnh một người cha ôm hôn đứa con ngỗ nghịch trở về.
Bởi vì mắt cha nhân từ, hiểu biết sự yếu đuối, dại khờ, nông nổi của đứa con,
và hiểu thiện chí tối thiểu của đứa con mình. Đây là một vẻ đẹp phản ảnh tình
yêu cứu độ của Chúa.
Ba vẻ đẹp trên đây đều nói lên vẻ đẹp
duy nhất của Thiên Chúa, đó là tình thương xót. Tình thương xót là chân dung
của Chúa, là dung mạo của Chúa, là khuôn mặt của Chúa. Vì thế, khi so sánh mình
với người mục tử tốt lành, Chúa Giêsu muốn cho mọi người hiểu rằng: Ngài chính
là tiêu chuẩn, là mẫu mực để xác định sứ mạng đích thực của những người được
gọi và tuyển chọn cộng tác với Ngài trong sứ mạng coi sóc đoàn chiên là cộng
đoàn những kẻ tin Chúa. Những người được chọn cho sứ mạng chăn dắt đoàn chiên
nếu không vào qua cửa là Chúa Giêsu thì không phải là những chủ chăn đích thực.
Nói rõ hơn, những chủ chăn đích thực phải được chính Chúa tuyển chọn.
Điều này đã được thực hiện từ khi Chúa
thiết lập Giáo Hội cho đến ngày nay, như Công đồng Vaticanô II, trong hiến chế
về Giáo Hội đã tuyên bố: “Chúa Giêsu đã chọn các tông đồ và Ngài muốn các người
kế vị, tức là các giám mục, làm chủ chăn trong Giáo Hội cho đến tận thế”. Nhưng
để chức giám mục được duy nhất và không bị phân chia, Chúa đã đặt thánh Phêrô
làm thủ lãnh các tông đồ khác. Vì thế, các Đức Giáo Hoàng là những người kế vị
thánh Phêrô là thủ lãnh hữu hình của toàn thể Giáo Hội. Như vậy, quyền bính
trong Giáo Hội được Chúa trao phó cho Đức Giáo Hoàng, Đấng kế vị thánh Phêrô,
và các Giám mục kế vị các tông đồ. Tuy nhiên, gần gũi chúng ta hơn cả còn có
các linh mục, là những cộng tác viên đã được các giám mục ủy quyền chăm sóc
đoàn chiên.
Do đó, chúng ta thấy sự tương quan
giữa chúng ta và hàng giáo phẩm, tức là giữa đoàn chiên và các vị chủ chăn: qua
linh mục chính xứ, chúng ta liên hệ với giám mục giáo phận. Qua Đức giám mục,
chúng ta liên hệ với Tòa Thánh, với Đức Giáo Hoàng. Như vậy, linh mục là người
thi hành nhiệm vụ chủ chăn trực tiếp với chúng ta, là người sống gần gũi chúng
ta, đáng cho chúng ta thông cảm, chia sẻ, cộng tác và cầu nguyện cho các ngài.
Hy vọng rằng sự liên lạc mật thiết
giữa giáo dân và chủ chăn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo Hội. Nhờ sự
liên lạc đó giáo dân ý thức trách nhiệm của mình hơn, lòng hăng say được phát
triển và góp sức dễ dàng hơn vào công việc của chủ chăn. Phần chủ chăn, nhờ
giáo dân, có thể phán đoán minh bạch và đúng đắn hơn về những vấn đề thiêng
liêng cũng như trần thế. Như vậy, toàn Giáo Hội được vững mạnh và càng ngày
càng tốt đẹp hơn.
16. Tiếng gọi yêu thương
Một vị mục
sư trung thành, đạo đức, đang đau nặng. Anh en tín đồ quì cạnh giường bệnh, cầu
xin Chúa cứu chữa cho ông. Họ nhắc với Chúa rằng ông coi sóc bầy chiên của
Người rất tận tâm và họ lập đi lập lại câu này:”Chúa biết không mục sư yêu mến
Ngài biết bao!”.
Nghe vậy vị
mục sư bèn xoay qua phía họ mà nói:
-
Xin anh em
đừng cầu nguyện như thế. Khi Maria và Matta sai người đi mời Đức Giêsu, thì họ
không nói “Lạy Chúa, này kẻ yêu Chúa” nhưng nói: “Lạy Chúa, này kẻ Chúa yêu
đang bị đau nặng”. Tôi được yên ủi chẳng phải vì tôi yêu Chúa cách bất toàn,
nhưng vì Chúa yêu tôi cách trọn vẹn.
Nhiều khi chúng ta tưởng mình yêu Chúa
nhưng chính Chúa mới là người yêu chúng ta trước, yêu vô điều kiện, và yêu
không bến bờ.
Đức Giêsu chính là mục tử tốt lành,
Người luôn yêu thương đàn chiên, và yêu từng con chiên một. Chính Người yêu
thương chăm sóc đàn chiên nên các con chiên mới được ăn trên đồng cỏ xanh, uống
bên dòng suối mát. Chính Người lưu tâm bảo vệ đàn chiên, nên các con chiên mới
an toàn khỏi kẻ băt trộm, khỏi nanh sói dữ.
Nếu Người đã nói:”Tôi biết các chiên
tôi”, thì phải hiểu là Người biết rõ chúng ta cần những gì cho linh hồn và thể
xác, nên đừng băn khoăn xao xuyến. Hãy tin tưởng ở nơi Người.
Nếu Người đã nói:”Chiên tôi thì nghe
tiếng tôi”, là Người muốn chúng ta chỉ lắng nghe duy nhất tiếng gọi yêu thương
của Người. Đừng nghe theo một tiếng gọi nào khác. Nó có tên là ma quỉ, thế gian
và xác thịt.
Nếu Người đã nói:”Tôi đến để cho chiên
được sống và sống dồi dào”, là Người muốn chúng ta được sống tràn trề bên dòng
suối Lời Chúa và sung mãn với lương thực Thánh Thể của Người. Hôm nay là ngày
cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Chúng ta cần cho có nhiều tâm hồn
quảng đại, biết dấn thân vô điều kiện, và phục vụ vô vị lợi cho đàn chiên Chúa.
Vì đàn chiên không thể thiếu chủ chiên.
Chúng ta cần cổ vũ cho ơn gọi linh mục
và tu sĩ bằng cách khích lệ tinh thần và hỗ trợ tài chánh cho các mầm non ơn
thiên triệu trong Giáo phận và Giáo xứ của mình.Chúng ta cần tích cực dạy cho
con cháu biết lắng nghe lời Chúa, chuyên tâm cầu nguyện, hăng say làm việc tông
đồ, và quan tâm phục vụ người mhèo. Nhờ vùng đất màu mỡ này mà ơn gọi linh mục
và tu sĩ sẽ nảy sinh.
Lạy Chúa,
Chúa là mục tử tốt lành, xin dẫn dắt chúng con đi trên nẻo đường của Chúa, để
chúng con được no thỏa ân tình của Ngài.
Xin ban cho
chúng con những chủ chiên nhân lành, chỉ biết say mê Chúa và say mê con người,
chỉ biết yêu thương, phục vụ, và chăm lo cho đàn chiên Chúa, để chia sẻ với
Chúa nỗi bận tâm về một đàn chiên “được sống và sống dồi dào”.
17. Sống dồi dào
“Ta đến để anh em được sống và sống dồi dào”.
Phải chăng Đức Giêsu đang nói về sự
sống đời đời, hoặc Người cũng nói về cuộc sống này nữa? Tôi không còn nghi ngờ
gì nữa, những lời nói này được áp dụng cho cả cuộc sống của chúng ta trên trái
đất, cũng như cho cả niềm hy vọng của chúng ta đối với cuộc sống đời đời.
Có một giai
thoại dễ thương của Tây Ban Nha như sau: Khi người ta đi đến cổng thiên đàng,
và đang tìm cách đi vào, thì thánh Phêrô hỏi họ bằng một câu hỏi xa lạ. Ngài
nói với mỗi người:”Hãy nói cho ta nghe. Trong khi còn sống trên mặt đất, người
có biết tận dụng tất cả những thú vui trần thế, mà do lòng nhân lành, Thiên
Chúa đã dành sẵn cho ngươi không?”.
Nếu người
nào đáp lại là “Thưa ngài, không ạ”, thì thánh Phêrô liền lắc đầu buồn bã và
nói “Than ôi, hỡi bạn, ta không thể để cho ngươi vào được, không thể vào bất cứ
cổng nào. Làm sao ngươi có thể trông mong mình sẵn sàng vui hưởng được những
vui thú trên thiên đàng, nếu ngươi không tự chuẩn bị cho mình biết đón nhận
được những thú vui đó, thông qua trung gian là những thú vui trần thế? Ta bắt
buộc phải gửi trả ngươi xuống mặt đất, cho đến khi ngươi học hỏi được một cách
tốt hơn”.
Trong quá khứ, người ta có khuynh
hướng đồng nhất đạo Công giáo với những giới hạn và cấm đoán. Nhiều người trong
chúng ta đã được giới thiệu một nền thần học về tách rời khỏi thế giới. Người
ta coi cuộc sống hiện nay như thời gian thử thách. Tính cách thiêng liêng này
đã ngăn chặn niềm vui sống. Tính cách này đưa đến tâm trạng nửa vời, làm cho
chúng ta như thể luôn luôn lưu giữ điều gì đó tụt hậu, luôn luôn sống một cách
quá cẩn thận, đầy sợ hãi, tủn mủn. Trong khi nỗ lực sống tận tụy, đạo đức chúng
ta cũng phải có khả năng vui sống đến mức độ trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, vui sống
trọn vẹn không phải là sống phóng túng.
Cuộc sống là một quà tặng mỏng giòn.
Mỗi giây phút đều dứt khoát mang tính cách duy nhất. Khi ý thức như vậy, chúng
ta sẽ tập trung chú ý vào sự việc đang diễn ra bây giờ. Nhưng mỗi giây phút
cũng rất mau qua. Dòng đời trôi nhanh chóng biết bao! Tính cách mau chóng này
tạo cho cuộc sống nét sâu sắc của nó, và làm cho tất cả mọi nét trong cuộc sống
trở nên càng quí giá hơn.”Bởi vì chúng ta không được vĩnh viễn vui hưởng thế
gian này, mà chỉ được vui hưởng một cách chóng vánh; cuộc sống của chúng ta
giống như việc đem lại sự ấm áp cho chính mình dưới ánh mặt trời”.
Chúa Chiên Lành mong muốn cho chúng ta
có sự sống. Do đó, chúng ta đừng nên quá nhút nhát và sợ hãi. Hãy sống bất cứ
điều gì tự xảy đến với chúng ta, bởi vì mọi sự đều là một món quà từ Thiên
Chúa. Cuộc sống luôn quảng đại với những ai biết đưa cả hai bàn tay ra nắm bắt
nó. “Nếu chỉ hiện hữu mà thôi thì chưa đủ. Trong cuộc sống, ý nghĩa không hệ
tại ở điều mà con người tìm kiếm, mà là ở cảm nghiệm do được sống – đó là trạng
thái phấn khích vì được sống”. Chúng ta được dành cho cuộc sống này. Đây là một
sự kiện mà ai cũng biết rằng những người nào đã vui sống một cách trọn vẹn và
sôi nổi, thì khi chết đi, sẽ không cảm thấy bị lãng phí cuộc đời.”Bạn đừng sợ
hãi rằng cuộc sống của bạn sẽ chấm dứt, cho bằng hãy sợ hãi rằng không bao giờ
được bắt đầu cuộc sống.
Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ của Người bằng
những lời sau đây “Hãy tin vào Tin Mừng”. Mà Tin Mừng là gì? Tin Mừng chính là
“Ta đến để cho anh em được sống và sống dồi dào”.
18.
“Ta là cửa
chuồng chiên"
I. Ý CHÍNH:
Qua dụ ngôn về "Cửa chuồng
chiên" trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã giới thiệu vai trò độc
đáo của Người và phải qua Người mới được ơn cứu độ, vì Người là Đấng ban sự
sống và nuôi dưỡng nhân loại.
II. SUY
NIỆM:
Để giúp hiểu ý nghĩa dụ ngôn này,
chúng ta nên biết rằng:
- Cựu Ước đã báo trước Đấng Thiên sai
sẽ đến như một mục tử Người sẽ chăn dắt (Mk 5, 3) " Ta sẽ cho chỗi dậy một
mục tử duy nhất, Người sẽ chăn dắt chúng" (Ed 34, 23).
- Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã áp dụng
hình ảnh mục tử cho mình. Ngài tự xưng là chủ chăn được sai đến với các chiên
lạc của Israel (Mt 15,24; Lc 19,10). Riêng trong Tin Mừng thánh Gioan, bài
giảng về người chủ chăn nhân lành đã mở đầu Giáo Hội để rồi sau này thánh Phêrô
tiếp tục sứ mệnh chăn dắt đó (Ga 21,16).
1) “Thật, Ta
bảo thật cùng các ngươi":
Đây là một kiểu nói mà thánh Gioan
thường dùng, để nhấn mạnh tính xác thực của một điều gì đã có trước, thực vậy,
dụ ngôn “cửa chuồng chiên" là nối tiếp câu chuyện người mù từ bẩm sinh
được Chúa Giêsu chữa lành, là để minh chứng Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian, vì
vậy phải qua Người mới được ơn cứu độ.
“Ai không qua cửa mà vào chuồng
chiên...":
Ù Chuồng
chiên là hình ảnh quen thuộc của đời sống dân Do thái du mục. Ở đây Chúa Giêsu
nói đến Giáo Hội ở trần gian và nước Chúa ở trên trời, tức là nước siêu nhiên.
Ù Cửa chuồng
chiên: mỗi chuồng chiên chỉ có một cửa chính để chiên ra vào, ai muốn được vào
Giáo Hội để hưởng Nước Trời là ơn cứu độ thì phải qua duy một cửa chính mà
thôi, cửa này chính là Chúa Kitô như Người đã tự nhận: “Ta là cửa chuồng
chiên". Ở đây khi nói đến các mục tử giả hiệu, và theo toàn thể mạch văn,
Chúa Giêsu có ý nhắm tới các người Biệt phái và Ký lục là những kẻ từ lâu đã tự
đặt mình làm thủ lãnh và linh hướng của dân chúng mà không qua vị canh giữ tối
cao, không lãnh nhận từ Thiên Chúa một uỷ nhiệm nào để thi hành sứ mệnh mục tử,
như bọn trộm cướp, họ đã chiếm đoạt đám tín hữu vì háo danh và óc thống trị hơn
là quan tâm đến thiện ích thiêng liêng của tín hữu.
2) "Còn
ai qua cửa mà vào là kẻ chăn chiên":
Ở đây có ý nói đến những mục tử chân
chính vào cửa đàng hoàng vì đã lãnh sứ mệnh.
Ù "Kẻ
ấy sẽ được người giữ cửa mở cho...":
Người mục tử chân chính là người đã
được uỷ nhiệm chính thức. Ở đây Chúa Giêsu muốn nói đến chính sứ mệnh của
Người, vì Người chỉ đến theo lệnh và uỷ nhiệm thần linh mà Người đã nhận từ
Chúa Cha khi chịu phép rửa (Ga 1, 31-34).
Ù "Và
chiên nghe theo tiếng kẻ ấy...":
Chỉ có chiên là những tín hữu đích
thực, mới biết ngoan ngoãn nghe theo tiếng vị mục tử của mình là Đức Giêsu, vì
"Phàm ai nghe và học nơi Cha thì đến với Đức Giêsu bằng đức tin" (Ga
6, 45; 8,47).
Ù "Kẻ
ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên"
Ở đây muốn nói đến những kẻ thực sự
thuộc về chủ chăn và đáp theo tiếng Người gọi và chỉ theo một mình Người, điều
này được biểu lộ qua ơn gọi của các vị tông đồ (Ga 1,35-49) như khi Chúa gọi
Philippê "Hãy theo Ta" (1,43). Qua tiếng gọi đặc biệt này Người
"dẫn ra" tức là kéo họ ra khỏi thế gian (Ga 15,19)
Ù "
Khi đã lùa chiên mình ra ngoài..."
Khi đã kéo họ ra khỏi thế gian, Người
tiên phong dẫn họ tới đồng cỏ là Giáo Hội và tới Chúa Cha. Đặt trọn niềm tin
tưởng vào Người, các con chiên "theo Người" "làm tông đồ Người”
và họ biết tiếng Người: tức là đức tin cho họ một nhận thức thiêng liêng, nhờ
đó họ phân biệt trong tiếng nói của vị mục tử, Chúa Giêsu, một âm vang trung
thực của tiếng nói Cha trên trời, và biết rằng qua miệng của Chúa Giêsu, chính
Chúa Cha đang nói (Ga 14,10).
Ù "Chúng
sẽ không theo người lạ...":
Chính
sự nhận thức thiêng liêng này, tức là đức tin, khiến họ không làm môn đệ những
kẻ chăn chiên xa lòng, chẳng hề được Thiên Chúa uỷ nhiệm vì không nhận ra nơi
họ giọng nói của những kẻ này âm vang của lời Thiên Chúa, nên họ chạy chốn, họ
chạy chốn vì những kẻ chăn chiên giả này đến để mưu sát trộm cắp và tiêu diệt
đàn chiên. Ở đây muốn ám chỉ đến những người lãnh đạo dân Do Thái như các Biệt
phái Luật sĩ đã gieo rắc tai hại cho dân vì những gương xấu và lầm lạc của họ.
3)
"Chúa Giêsu phán dụ ngôn này..."
Những người Biệt phái mà dụ ngôn này
nhắm tới không nhận ra được bài học Chúa Giêsu dậy họ: bởi vì chiên lạ không
nghe tiếng của mục tử chính danh "Các ngươi không tin vì các ngươi không
thuộc đàn chiên của Ta" (Ga 10, 26).
4) "Ta
là cửa chuồng chiên":
Vì những người nghe không nhận thức
được bài học dụ ngôn nên Chúa Giêsu nói thêm và Ngài giải thích bằng cách Ngài
tự nhận mình là cửa chuồng chiên để nêu lên chân lý phải tin nhận vào Ngài mới
được cứu độ, vì chỉ có Ngài là cửa duy nhất của chuồng chiên.
5) "Tất
cả những kẻ đã đến trước...":
Ù "Đến
trước" ở đây không có ý nhắm tới thời gian cho bằng nhắm tới thái độ của
việc làm, bình thường thì sáng sớm người chăn chiên đi thăm chuồng chiên, nếu
có ai đến trước đó, nghĩa là khi còn ban đêm, thì đích thực họ là kẻ trộm cướp,
tìm những lúc tăm tối để là những việc ám muội.
Ù Dùng kiểu
nói "Những kẻ đến trước" ở đây Chúa Giêsu có ý nói đến các Tiên tri
Cựu Ước vì theo thời gian, họ đã xuất hiện trước Chúa Giêsu. Nhưng có thể Chúa
nhắm những người Do thái hoặc dân ngoại tự phụ dùng sức mình mà đem lại cho
nhân loại sự hiểu biết về Thiên Chúa và ơn cứu độ. Nhưng cũng có thể Chúa nhắm
tới những người Biệt phái (Mt 23, 1-36; 9,36; Mc 6,34) và các thủ lãnh tôn giáo
Israel đã gạt dân của họ xa con đường sống, tức là các Do thái đã tàn sát các
Tiên tri, các Tiến sĩ thời Chúa Giêsu để ngăn chận không cho thế hệ của họ đáp
lại lời mời gọi Nước Trời.
6) "Ta
là cửa, ai qua Ta mà vào...":
Chủ đề ‘cửa’ là một chủ đề rất phổ
thông trong truyền thống Do thái (St 28,17; Tv 78,23; Mt 7,13-14).
Ù Kiểu
"Ta là cửa" ở đây Chúa Giêsu muốn nói đến tính cách của ơn cứu độ vì
Ngài nói "Ta là cửa" chứ không nói “Ta là cửa chuồng chiên" như
ở trên.
Ù Chữ
"Cửa" ở đây muốn nói lên ý nghĩa như một lối dẫn đưa vào các thực tại
Thiên Quốc. Khi mở thì chữ "Cửa" diễn tả một thái độ mời gọi, đón
nhận. Khi đóng, đối với bên trong thì diễn tả một sự che chở bảo vệ, đối với
bên ngoài thì diễn tả sự từ chối, thanh lọc.
Ù "Người
ấy sẽ ra vào"; "Ra vào" là kiểu nói Do thái có nghĩa là đi lại
tự do.
Ở đây muốn nhấn mạnh sự cần thiết và
quan trọng của việc phải tin vào Chúa Giêsu Kitô mới đem dân Chúa vào sự sống
bằng cách cho họ tái sinh bởi nước và Thánh Thần (Ga 3,16-17)
Dân Chúa được cứu thoát nhờ Đức Giêsu
giải phóng họ khỏi ách nô lệ của tội lỗi và ma quỷ, họ được vui hưởng tự do
đích thực của con cái trong nhà Cha (Ga 8, 33-34). Cũng trong Chúa Kitô dân
chúng tìm được thức ăn no thoả là bánh và Nước Hằng Sống, có sức dập tắt vĩnh
viễn cơn đói khát thiêng liêng của con người (Ga 6,35; 4,14).
7) “Kẻ trộn
có đến thì chỉ đến để ăn trộm…”
Ù Ở đây Chúa
Giêsu có ý nhắm tới các Ký lục và Luật sĩ. Họ là những mục tử giả hiệu, dù
không được Thiên Chúa uỷ nhiệm, họ vẫn tự cai trị dân Chúa vì họ ưa tìm vinh
quang và quyền lợi bản thân hơn là ưu tiên đến tiện ích cho dân Chúa (Mt
23,4-7).
Ù Họ sát hại
và phá huỷ dân Chúa vì những gương xấu của họ, như chính Chúa Giêsu đã tuyên bố
với họ “khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, vì các ngươi khóa
Nước Trời, chận người ta lại…” (Mt 23,3-13).
8) "Còn
Ta, Ta đến để chúng được sống...":
Chúa Giêsu được sai đến để cứu chuộc
dân Chúa và ban cho dân Chúa của nuôi là Bánh và Nước Hằng Sống.
* Cần lưu ý:
a)
Từ Chúa Giêsu mục tử đến các tông đồ mục tử.
Sau khi về trời công việc chăn dắt
đoàn chiên của Chúa vẫn được tiếp tục "Chúa là mục tử hằng hữu không bỏ
rơi đoàn chiên Chúa, nhưng nhờ các tông đồ Chúa luôn che chở giữ gìn, để đoàn
chiên được hướng dẫn nhờ các vị lãnh đạo Chúa đã đặt làm mục tử coi sóc đoàn
chiên thay thế Con Chúa (Kinh tiền tụng lễ các Tông Đồ).
b)
Ngày Chúa nhật IV Phục Sinh còn gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành (Lý do là
vì các bài Tin Mừng đều trích từ Gioan 10, nội dung nói về Chúa Chiên Lành)
được chọn làm Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu.
III. ÁP
DỤNG:
* Áp dụng theo Tin Mừng:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội
muốn dậy chúng ta phải tin tưởng vào sự nuôi dưỡng che chở và giữ gìn của vị
mục tử tối cao là Chúa Giêsu Kitô, và đồng thời phải biết tuân phục sự hướng
dẫn và chăm sóc của các vị lãnh đạo Chúa đã đặt làm mục tử coi sóc đoàn chiên
thay thế Con Chúa.
* Áp dụng thực hành:
Nghe Lời Chúa nói:
1.
"Ai
không qua cửa mà vào chuồng chiên": Chúa dạy chúng ta phải biết phân biệt
những người chăn chiên "không qua cửa mà vào" tức là những người
không được Giáo Hội chính thức uỷ nhiệm như những giáo sĩ giả, những giáo sĩ
không tuân phục Giáo Hội, hoặc những vị phá giới, đồng thời cũng cần phân biệt
những lý thuyết những ý thức hệ ngược với đường lối Chúa.
2.
Vị mục tử
đích thực là người được Giáo Hội chính thức bổ nhiệm đồng thời phải có tư cách
như tận tâm chăm sóc yêu mến đoàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho đoàn chiên và
nhất là biết hướng dẫn đoàn chiên theo giáo huấn của Chúa.
3.
"Ta là
cửa chuồng chiên" Chúa đòi hỏi ta phải tin và sống theo Chúa Kitô mới được
cứu độ. Chỉ có Chúa Kitô là con đường duy nhất dẫn ta vào sự sống đời đời.
4.
Kẻ trộm có
đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá huỷ. Những ai hướng dẫn ta, lôi
kéo ta, cai trị ta mà không theo đường lối của Chúa, không thông hiệp với Giáo
Hội, thì đều là những kẻ nguy hại cho phần rỗi của ta, nên phải đề phòng và
canh chừng những người đó.
5.
Hãy tin
tưởng và phục tùng những người lãnh đạo đã được Chúa uỷ thác trong Giáo Hội để
chăm sóc đoàn chiên Chúa.
6.
Cầu nguyện
trong ngày Ơn Thiên Triệu.
·
Xin Chúa cho nhiều người quảng đại đi theo
tiếng Chúa gọi.
·
Xin Chúa cho linh mục, tu sĩ trung thành với
ơn gọi.
·
Xin Chúa hướng dẫn lớp trẻ về với ơn gọi.
19. Chú
giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
CỬA CHUỒNG
CHIÊN
"Kẻ nào ngang qua cửa mà vào, kẻ đó mới
là người chăn chiên". Câu này phải dịch vậy vì bản văn Hy lạp
không có mạo từ trước chữ. "Người chăn chiên”, nhưng đúng hơn nên dịch:
"là một người chăn chiên": vì như thế mới thích hợp với hoàn cảnh
thực tế của xứ Palestine, bởi có nhiều người chăn cùng nhốt chiên của mình
trong cùng một chuồng.
"Kẻ ấy gọi tên từng con". Bản văn Hy
lạp viết: katonoma, mà có lẽ đôi khi người ta dịch quá sát chữ là "từng
con bằng tên của nó". Thực ra, ngay cả thời bây giờ, mục tử xứ Palestine
chỉ đặt tên cho những con chiên chính của đàn. Cha Jaussen có kể ra nhiều thí
dụ điển hình trong cuốn Naplouse, tr. 305. Thành thử ở đây nói rằng mỗi con
chiên có một tên riêng thì hơi quá đáng. Một vài tác giả ưa dịch "Kat
onomat” là từng con một" (BJ) hoặc là "riêng từng con" (Jouon).
Dù chọn cách giải thích nào đi nữa, thì ý tưởng chính vẫn là Chúa Giêsu muốn
nhấn mạnh đến chiều kích cá vị trong mối tương quan giữa Người với các môn đồ,
ngược lại với kẻ mị dân chỉ đối xứ với người ta như những đám đông không tên
tuổi.
"Bao nhiêu kẻ đã đến, thảy đều là trộm
là cướp": Đây không có ý nói về các ngôn sứ của Cựu Ước, nhưng là
về những người, trong xã hội Do thái cũng như trong thế giới lương dân, thường
tự hào là kẻ mang lại cho con người sự hiểu biết về các thực tại thần linh và
ơn cứu độ bằng các phương thế riêng của họ.
KẾT LUẬN
Giữa lòng Israel cũng như giữa lòng
Giáo Hội, có hai hạng người: những kẻ thực sự thuộc về đấng chăn chiên, biết
đáp lại tiếng gọi của một mình Người, và những kẻ không hề lại vì họ chẳng bao
giờ thuộc về Đấng ấy.
Ý HƯỚNG BÀI
GIẢNG
1) Thánh Gioan kể lại cho ta một ám
dụ, một kiểu so sánh, điều họa hiếm trong Tin Mừng của ngài. Do đó có thể nghĩ
rằng ngài muốn gán cho ẩn dụ này một tầm quan trọng đặc biệt. Dụ ngôn được nói
cho người Biệt phái và muốn gởi đến họ một sứ điệp thiết yếu.
Biệt phái tự phụ mình là người hướng
dẫn kẻ khác nhân danh Thiên Chúa; họ rất ghen với Chúa Giêsu vì Người được lòng
dân và làm họ mất uy tín. Thành thử giữa Chúa Giêsu và họ, có một sự tranh chấp
ảnh hưởng. Chúa Giêsu sắp nói rõ cho họ biết họ đã ảnh hưởng ra sao và chính
Người đã ảnh hưởng thế nào trên đàn chiên Israel.
2) Chúa Giêsu là cửa vào, Người không
loại bỏ một ai khỏi ơn cứu rỗi. "Người đến để tất cả nhân loại có sự sống
dồi dào", ngay cả những kẻ Biệt phái vốn từ khước Người. Khi xưng mình là
cửa vào, Chúa Giêsu không còn cách nào rõ hơn để xác quyết độc quyền của Người
trong việc thông ban ơn cứu rỗi. Người khẳng định rằng người ta không thể tranh
chấp với Người được, vì Người là cửa cứu rỗi duy nhất mà tất cả phải chấp nhận
đi qua, và không ai có đặc ân được miễn, ngay cả những kẻ xem ra được trao phó
một chức quyền thiêng liêng trong cộng đoàn tín hữu.
3) Giáo huấn này rất quan trọng và
khẩn yếu. Chúng ta có thật sự tin rằng không có một người hướng dẫn nào khác,
một vị Thầy nào khác, một lối đi nào khác cho con người ngoài Chúa Kitô không?
Có nhiều Kitô hữu, khi phải nói lên điều này hôm nay, đều cảm thấy hầu như lúng
túng; họ có cảm tưởng rằng mình tự gán cho mình nhiều đặc ân và đặc quyền trên
những người khác. Vì ước mong hiệp nhất thiếu sáng suốt, vì khoan dung thiếu
quân bình hoặc vì lẫn lộn các giá trị nên họ cảm thấy hầu như hổ thẹn về lòng
tin của họ vào Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, người ta chẳng bảo rằng mọi tôn giáo
đều có giá trị như nhau, mọi học thuyết và mọi Giáo Hội đều chính đáng miễn là
ta thành thật đó sao? Nhưng khi xưng mình là cửa duy nhất, Chúa Giêsu đã dẹp
tan mọi lối biện luận hồ đồ này. Chẳng phải là tất cả mọi người không mang danh
hiệu Kitô hữu cách chính thức đều bị ở ngoài chuồng chiên cả đâu nhưng, Chúa
Giêsu muốn nói rằng ngay cả người ngoại giáo nào có thiện chí, người vô thần
nào cố gắng sống ngay thẳng theo lương tâm, đều đã chỉ nhờ một mình Chúa Kitô
mà được như vậy. Thành ra những ai, thuộc về chuồng chiên của Chúa Kitô mà
không ý thức rõ ràng, đều phải qua cửa vào là chính Người vậy.
4) "Chiên Người, Người gọi từng
con một". Có nghĩa là Chúa biết mỗi một người cách đặc biệt. Người có thể
biết như vậy vì Người là Thiên Chúa. Đó chẳng phải là một sự kiện đánh động
chúng ta cách mãnh liệt đó sao?
Đăng nhận xét